Giá trị của hội chứng MDRD trong đánh giá mức lọc cầu thận ở bệnh nhân hội chứng thận hư người lớn

GIÁ TRỊ CỦA CÔNG THỨC MDRD TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC LỌC CẦU THẬN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGƯỜI LỚN

Trần Hoàng Thái Dương*, Hoàng Thị Thu Hương**

         *Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quãng Nam,

**Trường Đại học Y Dược Huế

ABSTRACT

Value of Modification of Diet in Renal Disease (MDRD) for evaluating glomerular filtration rate (GFR) in nephrotic syndrome patients

Objectives : Aims of study is evaluate glomerular filtration rate (GFR) by traditional, Cockcroft – Gault, MDRD and Mawer formular in nephrotic syndrome patients. Methods: We evaluate in 30 nephrotic syndrome patiens (21 male and 9 femal) of Nephrology and Rheumatology – Hue central hospital from June 2012 to June 2013. Results: show that: mean GFR (ml/phút/1,73m2) of traditional formular is 67,94 ± 30,52, of MDRD is83,20 ± 33,39, of Cockcroft – Gaultis 88,64 ± 39,17 and of Mawer is 88,26 ± 43,68. There are relations in the pairs of formulars, especially between MDRD and traditional formular (r=+0,84).

Chịu trách nhiệm chính: Trần Hoàng Thái Dương

Ngày nhận bài: 15.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 210.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Có nhiều kỹ thuật để đánh giá chức năng lọc cầu thận: đơn giản là dựa vào định lượng các chất urê, creatinin, cystatin C trong máu, chính xác hơn là tính hệ số thanh thải các chất creatinin, inulin, các chất đồng vị phóng xạ,… trong đó hệ số thanh thải creatinin kinh điển đánh giá chính xác mức lọc cầu thận qua định lượng nồng độ creatinin máu và creatinin niệu trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên có những khó khăn nhất định trong việc thu nước tiểu 24 giờ.

Từ năm 1976, Cockcroft và Gault đã đưa ra công thức ước đoán hệ số thanh lọc creatinin chỉ dựa vào creatinin máu, cân nặng và tuổi. Từ đó đến nay đã có nhiều tác giả khác như Gates, Jelliffe, Mawer,… đã đưa ra các công thức tính hệ số thanh lọc creatinin khác. Nhìn chung các công trình này giúp đánh giá nhanh hệ số thanh thải creatinin để biết được mức lọc cầu thận nhằm phục vụ cho thực tế lâm sàng [3].

Gần đây Levey A đã phát triển công thức Modification of Diet in Renal Disease (MDRD) hiệu chỉnh theo diện tích da cơ thể, được chứng minh là chính xác hơn so với công thức Cockcroft-Gault dù cả hai đều sử dụng đến nồng độ creatinin máu, tuổi và giới tính để ước lượng mức lọc cầu thận. Tuy nhiên công thức tính hệ số thanh thải creatinin Cockcroft-Gault còn dựa trên cân nặng của bệnh nhân nên sẽ không chính xác ở những bệnh nhân bị phù như trong hội chứng thận hư, suy thận hay ở những bệnh nhân béo phì,…. Vì vậy việc ứng dụng công thức MDRD trong đánh giá mức lọc cầu thận chủ yếu dựa trên nồng độ creatinin máu bệnh nhân được đánh giá là khá hữu ích vì tính toán đơn giản hơn, không phụ thuộc cân nặng và dễ áp dụng rộng rãi trong lâm sàng [3].

Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về sử dụng các phương pháp đánh giá hệ số thanh thải. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thái (1994), Nguyễn QuốcKính (1999) về sử dụng nồng độ creatinin máu, độ thanh lọc creatinin 24 giờ hoặc công thức Cockcroft-Gault,nghiên cứu của Trần Thị Bích Hương (2003) về ứng dụng công thức Cockcroft – Gault, Jellife, nghiên cứu của Võ Tam và cộng sự (2009) đánh giá mức lọc cầu thận bằng công thức MDRD trên bệnh nhân suy thận mạn. Nhưng vẫn còn khá ít nghiên cứu ứng dụng của công thức này trên bệnh nhân hội chứng thận hư. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát giá trị của công thức MDRD trong đánh giá mức lọc cầu thận ở bệnh nhân hội chứng thận hư người lớn” nhằm hai mục tiêu sau:

  • Xác định mức lọc cầu thận bằng công ước thức tính hệ số thanh thải creatininMDRD và một số công thức ước đoán khác so với công thức kinh điển trên bệnh nhân hội chứng thận hư.
  • Khảo sát mối tương quan giữa công thức MDRD và một số công thức ước đoán khác và với công thức kinh điển.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán HCTH vào điều trị tại Khoa Nội Thận –Cơ xương khớp tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

  • Các bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
  • Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định Hội chứng thận hư.
  • Các bệnh nhân Hội chứng thận hư mới khởi phát, chưa điều trị.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định Hội chứng thận hư của bệnh nhân được dựa vào tiêu chuẩn của ngành thận học thế giới, được áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, do các nhà thận học Việt Nam đưa ra và đã áp dụng trong nước gồm:

  • Phù.
  • Protein máu < 60 g/l, albumin máu < 30g/l.
  • Protein niệu ≥3,5 g/24 giờ
  • Cholesterol máu > 250 mg% hoặc > 6,5 mmol/l.
  • Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.

Trong đó tiêu chuẩn 2 và 3 là bắt buộc, còn ba tiêu chuẩn kia là không bắt buộc

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

-Bệnh nhân bị các bệnh lý thận, tiết niệu khác.

– Bệnh nhân bị béo phì,bệnh nhân phù do suy dinh dưỡng, suy tim, xơ gan.

– Các bệnh nhân HCTH đã  điều trị.

– Các bệnh nhân HCTH có các yếu tố liên quan làm tăng nồng độ creatinin máu giả tạo (sử dụng kháng H2 và Trimethoprim,…).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Thực hiện nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.

– Tất cả số liệu thu thập được ghi vào phiếu điều tra có sẵn và được đưa vào máy vi tính để xử lý số liệu phương pháp thống kê y học, chương trình MedCal và Exel 2003.

3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

3.1. Đặc điểm chung

3.1.1. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1.1. Tỷ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới

Số lượng bệnh nhân nam có 21 người, chiếm 70%, số lượng bệnh nhân nữ có 9 người, chiếm 30%. Tỷ lệ bệnh nhân nam /nữ bằng 2,33.

Bảng 1.2.Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1.3. Đặc điểm về cân nặng của đối tượng nghiên cứu

3.2. Kết quả mức lọc cầu thận tính bằng các công thức tính

Bảng 1.4. Kết quả mức lọc cầu thận  theo các công thức

MLCT trung bình của nhóm nghiên cứu cao nhất theo công thức Cockcroft – Gault (88,64 ± 39,17ml/phút/1,73 m2), sau đó là đến công thức Mawer (88,26 ± 43,68ml/phút/1,73 m2), công thức MDRD (83,20 ± 33,39ml/phút/1,73 m2) và thấp nhất là theo công thức kinh điển (67,94 ± 30,52ml/phút/1,73 m2).

3.3. Mối tương quan giữa mức lọc cầu thận tính bằng các công thức tính

3.3.1. Tương quan giữa mức lọc cầu thận tính bằng các công thức tính với công thức kinh điển

MLCT tính bằng công thức MDRD và công thức kinh điển tương quan chặt chẽ nhất so với sự tương quan của MLCT tính bằng công thức Cockcroft – Gault và công thức Mawer với công thức kinh điển.

3.3.2. Tương quan giữa mức lọc cầu thận tính bằng các công thức tính với cân nặng

3.3.2.1. Tương quan giữa mức lọc cầu thận tính bằng công thức kinh điển và công thức MDRD với cân nặng

-MLCT tính bằng công thức kinh điển, công thức MDRD và cân nặng không có sự tương quan với nhau (p > 0,05).

3.3.2.2. Tương quan giữa mức lọc cầu thận tính bằng công thức Cockcrotf – Gault và công thức Mawer với cân nặng

MLCT tính bằng công thức Mawer tương quan với cân nặng hơn so với độ tương quan của MLCT tính bằng công thức Cockcroft – Gault với cân nặng.

2. BÀN LUẬN

Công thức MDRD được phát triển từ một nghiên cứu trên 1628 bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính có MLCT từ 5 đến 90 ml/phút/1,73 m2[7], [8]. Chúng ta biết rằng chức năng thận tỷ lệ với kích thước thận, kích thước thận lại tỷ lệ  với diện tích bề mặt cơ thể (BSA) nên cần phải hiệu chỉnh MLCT theo BSA khi muốn so sánh MLCT ước đoán của bệnh nhân với MLCT chuẩn. Theo đó công thức MDRD vốn đã được hiệu chỉnh theo BSA có thể dùng để xác định chức năng thận mà không cần đến cân nặng hay chiều cao như những công thức khác [1], [2], [5], [10].

Trong nghiên cứu của chúng tôi: công thức kinh điển và công thức MDRD tương quan chặt chẽ với nhau theo hệ số r = 0,84 (Bảng 3.8), sự tương quan này là mạnh hơn sự tương quan giữa các công thức Cockcroft – Gault, công thức Mawer với công thức kinh điển (hệ số tương quan r lần lượt là 0,79  và 0,71).

Bên cạnh đó, công thức MDRD không sử dụng biến cố cân nặng nên không bị ảnh hưởng nhiều đến giá trị MLCT như công thức Cockcroft – Gault, công thức Mawer [4], [6], [9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với điều này: hệ số tương quan với cân nặng cao nhất là ở công thức Mawer (r = 0,56) rồi đến công thức Cockcroft – Gault (r = 0,41), công thức MDRD  và công thức kinh điển không có tương quan với cân nặng ( p > 0,05).

3. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng công thức MDRD trên 30 bệnh nhân hội chứng thận hư người lớn chưa điều trị, chúng tôi có một số kết luận sau:

5.1. Hệ số thanh thải trung bình tính theo công thức MDRD và các công thức ước đoán khác so với công thức kinh điển ở bệnh nhân hội chứng thận hư

  • So với hệ số thanh thải creatinin trung bình tính theo công thức kinh điển là 67,94 ± 30,52 ml/phút/1,73m2 thì công thức MDRD cho giá trị mức lọc cầu thận gần đúng nhất và bằng 83,20 ± 33,39 ml/phút/1,73m2.
  • Công thức Cockcroft – Gault có hệ số thanh thải creatinin trung bình là 88,64 ± 39,17ml/phút/1,73m2 và công thức Mawer là 88,26 ± 43,68 ml/phút/1,73m2.

5.2. Mối tương quan giữa công thức MDRD và một số công thức ước tính khác so với công thức kinh điển

  • Có sự tương quan chặt chẽ giữa từng cặp công thức, trong đó công thức MDRD tương quan chặt chẽ với công thức kinh điển nhất (hệ số tương quan r = 0,84) trong khi các công thức Cockcroft – Gault và công thức Mawer tương quan với công thức kinh điển yếu hơn (hệ số tương quan r lần lượt là 0,79 và 0,71).

TÓM TẮT

Nghiên cứu với mục tiêu xác định mức lọc cầu thận bằng công ước thức tính hệ số thanh thải creatinin MDRD và một số công thức ước đoán khác so với công thức kinh điển trên bệnh nhân hội chứng thận hư cũng như khảo sát mối tương quan giữa công thức MDRD và một số công thức ước đoán khác và với công thức kinh điển.Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân hội chứng thận hư chưa điều trị tại Khoa Nội Thận – Cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013, gồm 21 nam và 9 nữ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng: Hệ số thanh thải creatinin trung bình tính theo công thức kinh điển là 67,94 ± 30,52 ml/phút/1,73m2 theo công thức MDRD là 83,20 ± 33,39 ml/phút/1,73m2 sau đó đến công thức Cockcroft – Gault với 88,64 ± 39,17 ml/phút/1,73m2 và công thức Mawer là 88,26 ± 43,68 ml/phút/1,73m2.Có sự tương quan chặt chẽ giữa từng cặp công thức, trong đó công thức MDRD tương quan chặt chẽ với công thức kinh điển nhất (r = 0,84).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trương Phương Hà (2009), Đánh giá chức năng thận bằng công thức MDRD ở bệnh nhân suy thận mạn, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Dược Huế.
  2. Trần Thị Bích Hương (2010), “Ứng dụng EGFR trong thực hành lâm sàng đánh giá chức năng lọc cầu thận”, Tạp chí Y hoc thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, tr. 613 – 620.
  3. Võ Phụng, Võ Tam (2012), Bệnh Thận – Tiết niệu, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 54 – 70, tr. 137 – 151.
  4. Phạm Minh Sơn, Đoàn Huyền Vi (2004), Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng các công thức Cockcroft – Gault, Jelliffe, Mawer, Bjornsson, Gates, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y khoa Huế.
  5. Võ Tam (2005), “Đánh giá chức năng lọc cầu thận bằng các công thức ước đoán : Cockcroft – Gault, Jelliffe, Mawer, Bjornsson, Gates”, Tạp chí Y học Thực hành, số 6, tr. 82 – 85.
  6. Võ Tam (2005), “Đánh giá chức năng lọc cầu thận bằng các công thức ước đoán : Cockcroft – Gault, Jelliffe, Mawer, Bjornsson, Gates”, Tạp chí Y học Thực hành, số 6, tr. 82 – 85.
  7. Buitrago F., Calvo J.I., Gomez-Jimenez C., et al (2008), “Comparison and agreement of the Cockcroft – Gault and MDRD equations to estimate glomerular filtration rate in diagnosis of occult chronic kidney disease”, Nefrologia, vol 28(3), pp.301 – 310.
  8. Pierrat A., Gravier E., Saunders C., et al, (2003), “Predicting GFR in children and adults: A comparison of the Cockcroft – Gault, Schwartz, and Modification of Diet in Renal Disease formulas”, Kidney International, vol 64, pp.1425 – 1436.
  9. Poggio E.D., Wang X., Greene T., et al, (2005), “Performance of the Modification of Diet in Renal Disease and Cockcroft-Gault Equations in the Estimation of GFR in Health and in Chronic Kidney Disease”, J Am Soc Nephrol, vol 16, pp.459 – 466.
  10. Suarez A.L., Robles M.B., Gonzalez J.E., et al, (2010), “Comparison of the MDRD and the CKD – EPI equations to estimate the glomerular filtration rate in the general population”, Med Clin, vol 134(14), pp.617 – 623.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …