Nhận xét một số yếu tố liên quan với hội chứng chuyển hóa của cán bộ công nhân viên thị xã Phú Thọ

NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN THỊ XÃ PHÚ THỌ

                                        Đỗ Trung Quân, Nguyễn Xuân Thủy, Đỗ Anh Phong

Bộ môn nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội

Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Trung Quân

Ngày nhận bài: 12.9.2017

Ngày phản biện khoa học: 15.9.2017

Ngày duyệt bài: 20.9.2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một hội chứng thường gặp, những người bị mắc hội chứng này có nguy cơ cao bị mắc những bệnh liên quan đến tình trạng vữa xơ mạch máu, một nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý tim mạch. Hội chứng này do một nhóm các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa bao gồm thừa cân hay béo phì, kháng insulin, đái tháo đường, các yếu tố cytokine viêm kết hợp với bệnh tăng huyết áp, di truyền, ít vận động, yếu tố tuổi giới… để tìm hiểu yếu tố then chốt cũng như mối quan hệ, tác động qua lại của các nguyên nhân cũng như những yếu tố thuận lợi gây hội chứng chuyển hóa sẽ có những đóng góp quan trọng trong xác định cơ chế bệnh sinh, từ đó đóng góp quan trọng cho dự phòng và điều trị hội chứng này. Hội chứng chuyển hóa đã được đề cập và nghiên cứu nhiều, tuy nhiên cơ chế bệnh sinh trong hội chứng chuyển hóa vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.

Nhiều công bố cho thấy ngoài vai trò then chốt của đề kháng insulin,  béo phì và rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, chế độ ăn uống, tập thể dục cũng ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tỷ lệ có HCCH càng ngày càng tăng và được một số tác giả quan tâm. Trần Thị Phượng năm 2006 điều tra ở cán bộ công chức tỉnh Hà Nam nhận thấy: tỷ lệ HCCH nói chung chiếm 28,3%, trong đó nam 31,7%, nữ chiếm 19,8%. Các công bố gần đây cho thấy, HCCH có liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau, với tỉ lệ lên tới 60,9% ở bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa HCCH với các rối loạn đường máu, mỡ máu, tìm hiểu một số liên quan với  hội chứng chuyển hóa.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực trạng HCCH theo tiêu chuẩn ATP III và phân tích mối liên quan giữa HCCH và một số thói quen ăn uống, luyện tập thể lực.

Cỡ  mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả

Cỡ mẫu được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả

 

 

tỷ lệ: n = Z

Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu phải đạt được

Z1 – : Mức độ chính xác của nghiên cứu cần đạt dự kiến 95% = 1,96

d: Sai số tuyệt đối của nghiên cứu cần, sử dụng trong nghiên cứu 2%

P: Tỷ lệ HCCH trong cộng đồng dự kiến 20%

Dựa vào công thức trên thì số lượng nghiên cứu là 246 người. Cỡ mẫu trên được nhân với hệ số thiết kế là 2 = 492 người và làm tròn thành 500.

Chọn mẫu: Thị xã Phú Thọ hiện có 2016 cán bộ công chức đang công tác .

Mô tả HCCH theo tiêu chuẩn ATP III ở công chức, viên chức thị xã Phú Thọ

– Xác định các chỉ số: Chiều cao, cân nặng, BMI, vòng eo, tuổi, giới…

– Xác định chỉ số huyết áp.

– Xét nghiệm một số chỉ số sinh hoá: glucose, Triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL.

2.4.1.2. Phân tích mối liên quan giữa HCCH và một số thói quen ăn uống, luyện tập thể lực

– Xác định tỉ lệ mắc HCCH.

– Xác định một số thói quen ăn uống, luyện tập thể lực, đặc điểm công việc.

– Khảo sát mối liên quan giữa HCCH với tuổi, một số thói quen, luyện tập thể lực.

Phỏng vấn trực tiếp: Được thực hiện theo bộ câu hỏi của WHO về thói quen ăn uống, tính chất nghề nghiệp, hoạt động thể lực .

Các chỉ số thu thập

– Tuổi: đối tượng nghiên cứu đang trong độ tuổi làm việc, từ 20-60 tuổi.

– Cân nặng. Chiều cao. Số đo vòng eo.Số đo huyết áp

Định lượng glucose huyết tương: glucose huyết tương người bình thường  lúc đói là 3,9 – 6,4 mmol/l.

Phương pháp định lượng các chỉ số lipid máu:

Định lượng Cholesterol toàn phần (CT): bình thường trong huyết thanh: 3,9 –  5,2 mmol/l

Định lượng triglycerid (TG):  bình thường trong huyết tương : 0,46 – 1,88 mmol/l

Định lượng HDL-C: bình thường của HDL- C trong huyết tương: > 0,9 mmol/l

Định lượng LDL-C: Giá trị bình thường trong huyết thanh: < 3,4 mmol/l.

Xác định tần số tim, mạch, huyết áp, các bệnh mạn tính…

Chẩn đoán HCCH của ATP III 2005 gồm các tiêu chuẩn:

  1. Béo phì bụng: VB ³ 90cm (ở nam); ³ 80 cm (ở nữ) (theo tiêu chuẩn châu Á)
  2. Triglyceride ³ 1,7 mmol/l *
  3. HATT ³ 130 mm Hg và/ hoặc HATR ³ 85 mm Hg *
  4. HDLc < 1,03 mmol/l (nam); < 1,29 mmol/l (nữ) *
  5. Đường huyết lúc đói ³ 5,6 mmol/l *

* Và/ hoặc đối tượng đang được điều trị (Go, TG, HDL-c, HA).

Chẩn đoán xác định HCCH khi có ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn trên.

Quy ước về một số khái niệm trong nghiên cứu : Các tiêu chí này được áp dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cập nhật đến năm 2015.

Người có thói quen ăn nhiều mỡ, ngọt, mặn

– Ăn nhiều mỡ: tiêu thụ thức ăn chế biến theo kiểu xào, rán nhiều mỡ và các loại thịt mỡ, phủ tạng… hàng ngày hoặc ít nhất 4 ngày/tuần.

– Ăn nhiều rau: tiêu thụ ít  nhất 300g/ ngày.

– Ăn nhiều đạm: tiêu thụ ít nhất 1g/kg thể trọng/ ngày.

– Ăn nhiều đường: tiêu thụ ít nhất 16g/ngày.

– Ăn mặn: ³ 5g muối (WHO).

Người có thói quen uống rượu bia: Người thường xuyên uống rượu, mỗi ngày uống trung bình ít nhất 2 chén rượu (30 ml) hoặc một cốc bia (300 ml) .

 Người có thói quen hút thuốc lá:Là người thường xuyên hút thuốc lá hàng ngày.

 Mức độ hoạt động thể lực:            Mức độ hoạt động thể lực được chia thành nhẹ, trung bình, nặng. Trong đó:

– Nhẹ: vận động trung bình 150 phút/tuần với các hoạt động như đi bộ thể dục buổi sáng, tập dưỡng sinh.

– Trung bình-nặng: vận động với thời lượng trung bình ít nhất 150 phút/tuần với các hoạt động như lắc vòng, nhảy dây, đi xe đạp, thể dục thẩm mỹ, chạy, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bơi lội, tennis, tập tạ, võ, thể hình.

Người có thói quen ít hoạt động thể lực

Người không tham gia luyện tập thể dục thể thao và không trực tiếp lao động sản xuất, có nghề nghiệp tĩnh tại.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 866 người, nhóm tuổi 31-40 chiếm tỉ lệ cao nhất (37,4%), nhóm tuổi 51-60 chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,2%).
Nhóm đối tượng cán bộ bệnh viện; giáo viên các trường tiểu học, THCS, THPT, chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3% và 23,3%), thấp nhất ở đối tượng là công thức Thị ủy (20,9%)

Bảng 3.2. Tỷ lệ đối tượng có một số chỉ số sinh hóa vượt quá giới hạn bình thường

Nam giới có tỷ lệ Glucose và Triglycerid tăng cao hơn ở nữ giới (42,8% so với 32,5% và 55,7% so với 36,2%); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001 – c2).

Bảng 3.3. Thực trạng một số thói quen, chế độ ăn liên quan đến HCCH


Bảng 3.
4. Thực trạng một số hành vi lối sống và tiền sử gia đình có người mắc bệnh liên quan đến Hội chứng chuyển hóa

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa theo số lượng yếu tố chẩn đoán

Bảng 3.6.Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa theo nhóm cơ quan

Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm cán bộ công chức thị ủy, 32,0%; tỷ lệ mắc thấp nhất ở đối tượng là cán bộ tại các bệnh viện, 25,4% và cán bộ trường Cao đẳng Y tế, 19,5%.

Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa theo nhóm tuổi

Tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo nhóm tuổi, đặc biệt tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm 51-60 tuổi (44,3%), thấp nhất ở nhóm tuổi 31-40 (14,3%).

Đáng lưu ý là nhóm tuổi dưới 30 không phải là nhóm có số người mắc HCCH thấp nhất (16,7%).

Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa theo một số chỉ số nhân trắc

Bảng 3.9. Liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh liên quan Hội chứng chuyển hóa và tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa

Nguy cơ mắc HCCH ở đối tượng có thành viên trong gia đình mắc các bệnh liên quan đến HCCH (tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…) cao gấp 1,17 lần so với đối tượng không có thành viên trong gia đình mắc bệnh liên quan HCCH. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.10. Liên quan giữa hoạt động thể lực và tỷ lệ mắc HCCH.

Nhóm đối tượng có hoạt động thể lực nhẹ có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 1,64 lần so với nhóm đối tượng hoạt động thể lực vừa và nặng, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy (p<0,05).

Bảng 3.11. Liên quan giữa hành vi hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia  tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa

Nguy cơ mắc HCCH ở người có hút thuốc lá cao hơn so với người không hút thuốc lá 1,86 lần (khoảng tin cậy 95%: 1,45 – 3,35) mối liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Người uống nhiều rượu/bia có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 2,43 lần so với người không uống hoặc uống ít (khoảng tin cậy 95%: 1,29 – 2,52); mối liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Bảng 3.12. Liên quan giữa chế độ ăn và tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa

Nguy cơ mắc HCCH ở đối tượng có chế độ ăn nhiều mỡ, nhiều ngọt và ăn mặn cao hơn gấp 2 lần so với đối tượng có chế độ ăn ít những chất này, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

IV. BÀN LUẬN

Yếu tố tuổi luôn được quan tâm trong các nghiên cứu về HCCH, trong nghiên cứu hiện tại, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đang ở trong độ tuổi lao động và chia thành hai nhóm trên và dưới 40 tuổi để đánh giá mối liên quan với HCCH. Kết quả cho thấy nguy cơ mắc HCCH ở nhóm >40 tuổi cao hơn nhóm ≤40 tuổi là 3,34 lần. Các đối tượng trên 40 tuổi thường có nhiều yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chuyển hóa. Mặc dù tuổi là yếu tố bất khả kháng, tuy nhiên tỉ lệ mắc HCCH dao động tùy theo tiêu chí áp dụng cũng như đặc điểm vùng miền, dân tộc, nghề nghiệp và các đặc điểm cá nhân khác . Điều tra tại 10 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với trên 2000 dân cư sống tại vùng nông thôn, cũng cho thấy dân cư mắc HCCH liên quan với tuổi, giới .

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ mắc HCCH giữa nam giới và nữ giới không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, thậm chí nam giới có xu hướng mắc HCCH cao hơn so với nữ giới. Có thể bởi thiết kế nghiên cứu chỉ giới hạn trong đối tượng là cán bộ công chức, nên mức độ phổ quát cho cộng đồng dân cư là không điển hình. Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh trên các đối tượng (611 người) nội thành cũng cho thấy tỉ lệ mắc HCCH ở nam giới và nữ giới không có sự khác biệt đáng kể (19,5% ở nam và 18,2%) với độ tuổi nghiên cứu chủ yếu từ 35-64 tuổi . Cũng sử dụng tiêu chí ATP III, công bố của Palestine (2011) cho thấy tỉ lệ mắc HCCH của cộng đồng dân cư trong độ tuổi 20-64 là 23% và không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ mắc HCCH giữa nam và nữ giới.

Hình 4.2. Tỉ lệ mắc HCCH phụ thuộc tuổi và giới

* Nguồn: theo Hildrum B (2007). 

Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc HCCH có liên quan chặt chẽ với hoạt động thể  lực.  Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ  người có mức hoạt động thể lực nhẹ có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 1,64 lần so với nhóm đối tượng hoạt động thể lực vừa và nặng, mối liên quan có ý nghĩa thống kê.  Nghiên cứu của Nguyen N.T và cộng sự cho thấy nguy cơ mắc HCCH tăng gấp 5 lần ở những học sinh trung học ít vận động (trung bình dưới 43 phút/ngày) so với học sinh vận động tích cực (trung bình trên 103 phút/ngày).  Luyện tập thể dục đều đặn có thể gia tăng các sợi trong cơ làm tăng độ nhạy cảm với insulin hoặc giảm kháng insulin. Hoạt động thể lực giúp giảm cân nặng và duy trì cân nặng, đồng thời cải thiện độ nhạy insulin, và ảnh hưởng tích cực đến những biến chứng chuyển hóa kèm theo bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa.

Tập thể dục có những tác động chuyển hóa trực tiếp với các lợi ích về hàm lượng insulin, lipoprotein, phân hủy fibrin, độ nhạy cảm insulin, vận chuyển glucose và tăng cường điều chỉnh lipoprotein lipase trong cơ xương cũng như phân bố chất béo và huyết áp. Luyện tập thể chất có rất nhiều tác động đến các mô. Khối lượng cơ xương tăng lên với những thay đổi trong loại sợi cơ, mật độ mao mạch tăng, hàm lượng glucose tăng, tái phân bổ các intramyocyte triglyceride, và tạo ra nhiều enzyme cho quá trình chuyển hóa nhiên liệu oxy hóa . Khối lượng mô mỡ cũng giảm xuống nhưng lại tăng khả năng huy động và sử dụng nhiêu liệu chất béo (trái ngược với các nhiên liệu carbonhydrate). Tỉ lệ mắc HCCH tương quan nghịch với mức độ vận động .

Đối với thói quen hút thuốc, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa người sử dụng với tỉ lệ mắc HCCH. Nguy cơ mắc HCCH ở người có hút thuốc lá cao hơn so với người không hút thuốc lá 1,86 lần, mối liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,05. Weitzman và cộng sự đã chứng minh được một mối liên quan phụ thuộc liều lượng (đã được khẳng định bởi cotinine) giữa khói thuốc và hội chứng chuyển hóa ở thiếu niên ở Mỹ. Phát hiện này cho thấy rằng việc phơi nhiễm với khói thuốc lá có thể chủ động hoặc phơi nhiễm trong môi trường có khói thuốc lá, làm tăng ít nhất 4 lần nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ở những thiếu niên thừa cân, hoặc nguy cơ thừa cân. Cơ chế của sự tăng nguy cơ của hội chứng chuyển hóa này vẫn chưa rõ. Có tới 48,4% những người từng hút thuốc mắc HCCH, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người đang hút (42,7) và những người không hút thuốc (40,0%) trong số 856 nam giới tuổi 21-79 tại Hoa Kỳ . Hút thuốc lá làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm, gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim và co bóp cơ tim. Thuốc lá làm tổn hại tới tế bào nội mô mạch máu gây rối loạn chức năng cũng như vận mạch. Do đó, hút thuốc lá là nguy cơ lớn đối với bệnh lý vữa xơ mạch máu và bệnh lý tim mạch. Hút thuốc làm tăng nồng độ LDL-c và triglyceride và làm giảm HDL-c, tăng độ kháng insulin.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, những người uống nhiều rượu/bia có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 2,43 lần so với người không uống hoặc uống ít. Các nghiên cứu trong nước cũng đồng nhất với kết quả này . Thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới HCCH, trong nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ mắc HCCH ở đối tượng có chế độ ăn nhiều mỡ, nhiều ngọt và ăn mặn cao hơn gấp 2 lần so với đối tượng có chế độ ăn ít chất này. Carbohydrates ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Hấp thu lượng lớn tinh bột đã qua tinh chế và đường gây ra quá trình tăng đường huyết và lượng insulin, nó có thể gia tăng cảm giác đói và có thể gây tăng cao lượng axit béo tự do. Hàm lượng thực phẩm nhiều carbohydrates có thể làm xấu đi rối loạn mỡ máu trong HCCH.

V. KẾT LUẬN

Đặc điểm đối tượng mắc HCCH có chỉ số BMI, vòng bụng, tỷ số vòng bụng/vòng mông, huyết áp cao hơn nhóm không mắc HCCH (p<0,001).

– Đặc điểm đối tượng mắc HCCH có Glucose tăng; HDL-C giảm; Triglycerid tăng cao hơn so với nhóm không mắc HCCH (p<0,001).

– Các yếu tố tuổi cao, ít hoạt động thể lực, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, chế độ ăn nhiều mỡ, nhiều ngọt và ăn mặn là các yếu tố nguy cơ cao gây mắc HCCH ở khối công chức, viên chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alberti G., Zimmet P., Shaw J. (2005), “The metabolic syndrome – a new worldwide definition”, The Lancet, Volume 366, Issue 9491, pp. 1059-1062″.
  2. Allen NE, Beral V, Casabonne D, Kan SW, Reeves GK, Brown A, Green J (2009). Moderate alcohol intake and cancer incidence in women. J Natl Cancer Inst; 101(5):296-305.
  3. Ambrose J, Barua R. The Pathophysiology of Cigarette Smoking and Cardiovascular Disease. JACC Vol. 43, No. 10: 1731-1737. 2004.
  4. Balkau B. (2005), ” Epidemiology of the metabolic syndrome and the RISC study “, European Heart Journal Supplements (2005) 7 (Supplement D), D6–D9.
  5. Binh TQ, Phuong PT, Nhung BT, et al. Metabolic syndrome among a middle-aged population in the Red River Delta region of Vietnam. BMC Endocr Disord 2014; 14: 77.
  6. Birolleau S, Danner D, Laumond S (2011). Identification of smoking status and minimal advice of general practitioners in Noumea and Grand Noumea J Fran Viet Pneu; 02(04): 1-90.
  7. Corinne G. Husten (2009). How should we define light or intermittent smoking? Does it matter? Nicotine Tob Res. 11(2): 111–121.
  8. Bouchard C, Tremblay A, Despres JP et al. The response to exercise with constant energy intake in identical twins. Obes Res 1994; 2:400-410

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …