NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE MÁU Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
TS. Nguyễn Thu Hương
Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên
ABSTRACT
STUDY THE BLOOD HOMOCYSTEINE CONCENTRATION IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS PATIENT
Blood homocysteine concentrations may be altered in type 2 diabetes mellitus patients. The object of the study was to determine the alteration of homocysteine concentrations in 61 type 2 diabetes mellitus patients compared with 28 healthy controls. Results showed that: the mean blood homocysteine concentrations were increased significantly in type 2 diabetes mellitus patients. The patients with homocysteine concentrations counted for 45,9%. Homocysteine concentrations were irrespectively different between patient subgroups below 60 ages and above 60 ages. The male patients had homocysteine concentration significantly higher than the female.
Keywords: Type 2 diabetes mellitus, blood homocysterine concentration
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thu Hương
Ngày nhận bài: 1.1.2016
Ngày phản biện khoa học: 15.1.2016
Ngày duyệt bài: 1.2.2016
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Homocysteine – chất trung gian trong chuyển hóa methionin, liên kết chu trình methionin (chu trình methyl) và chu trình folate – là một amino acid chứa nhóm sulfur được hình thành sau quá trình khử nhóm methyl của methionin, có thể tái methyl hóa thành methionin hoặc chuyển nhóm sulfur thành cystathion. HCy được xác định là yếu tố tiên lượng, góp phần gia tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân nói chung, tử vong do biến cố tim mạch nói riêng có hoặc không có ĐTĐ kèm theo . Đái tháo đường (ĐTĐ) gây rối loạn thứ phát quá trình chuyển hóa HCy theo xu hướng tăng HCy. Khoảng 13 – 36% BN ĐTĐ có biểu hiện tăng nồng độ HCy máu, liên quan tình trạng suy giảm chức năng thận, giảm Vitamin B12 và/hoặc folate máu, hội chứng kháng insulin…. Tăng HCy máu được xem là YTNC độc lập của bệnh mạch vành, liên quan chặt chẽ với tiên lượng bệnh tim mạch ở ĐTĐ týp 2, tăng nguy cơ xuất hiện MAU, bệnh thận mạn , bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại vi và thần kinh tự động do ĐTĐ. Mục tiêu: nghiên cứu nồng độ HCy máu ở BN ĐTĐ týp 2.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
89 đối tượng chia 2 nhóm: 61 BN ĐTĐ týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 1/2015 đến tháng 11/2015 thuộc nhóm nghiên cứu so sánh với 28 người khỏe mạnh thuộc nhóm chứng, có độ tuổi trung bình và tỷ lệ giới tương đương nhau.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
– Nhóm chứng: tuổi > 30, được xác định là những người khỏe mạnh, đồng ý tham gia nghiên cứu.
– Nhóm bệnh: tuổi > 40, được chẩn đoán xác định ĐTĐ týp 2 (lần đầu hoặc đã điều trị, có hoặc không có các biến chứng mạn tính của ĐTĐ) theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA – 2013), đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.
Đang có biến chứng cấp tính ĐTĐ: hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan ceton, nhiễm toan acid lactic, nhiễm khuẩn cấp….
2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang, mô tả so sánh có đối chứng.
* Nội dung nghiên cứu:
– Đối với nhóm chứng:
+ Khai thác tiền sử sức khỏe, khám lâm sàng, xét nghiêm cận lâm sàng, chiều cao, cân nặng
+ Xét nghiệm HCy máu trên máy AxSYM của hãng Abbott (Hoa Kỳ) tại khoa Hoá Sinh – Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên.
Nồng độ homocysteine máu được xác định dựa trên nguyên lý miễn dịch huỳnh quang đối lưu. Đơn vị: µmol/l.
– Đối với nhóm bệnh:
+ Hỏi bệnh sử, các biện pháp điều trị, khám lâm sàng các cơ quan, chiều cao, cân nặng.
+ Xét nghiệm các chỉ số huyết học, sinh hóa máu (ure, creatinin, glucose, HbA1c, Na+, K+, Ca2+, Cl-), sinh hóa nước tiểu (10 chỉ tiêu, MAU), XQ tim phổi, điên tâm đồ.
+ Xét nghiệm định lượng nồng độ HCy máu như nhóm chứng.
* Xử lý số liệu: bằng chương trình phần mềm Epi-Info 7.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới, một số chỉ số nhân trắc của hai nhóm
– Tỷ lệ BN nam ĐTĐ týp 2 cao hơn nữ, sự khác biệt chưa có ý nghĩa (p > 0,05). Đặc điểm về tuổi, giới của hai nhóm phân bố tương đương nhau (p > 0,05).
– Cân nặng và BMI trung bình của BN cao hơn so với nhóm chứng, nhưng chỉ sự khác biệt BMI trung bình có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
– Tỷ lệ BN ĐTĐ týp 2 thừa cân (BMI ≥ 23kg/m2) cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,05).
Bảng 3.2. So sánh nồng độ HCy máu giữa hai nhóm
Nhóm bệnh có nồng độ HCy máu cao hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ týp 2 dựa vào giá trị tuyệt đối nồng độ HCy máu so với giá trị trung bình của nhóm chứng
45,9% trường hợp tăng nồng độ HCy máu (28 bệnh nhân), 11,5% trường hợp (7 bệnh nhân) giảm nồng độ HCy máu.
Bảng 3.4. Liên quan nồng độ HCy với nhóm tuổi.
Giá trị trung bình nồng độ HCy ở BN £ 60 tuổi và > 60 khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.5. Liên quan nồng độ HCy với giới
Giá trị trung bình nồng độ HCy ở bệnh nhân nam cao hơn so với BN nữ (p < 0,05)
4. BÀN LUẬN
Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh ĐTĐ. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi 50 trở lên. Khi cơ thể lão hóa, chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời thay đổi về chuyển hóa glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. BN ĐTĐ trong nghiên cứu thuộc các nhóm tuổi khác nhau song có tỷ lê và tuổi trung bình tương đương nhóm chứng, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê phân bố giới giữa 2 nhóm [6], [8].
Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của ĐTĐ týp 2, liên quan sự đề kháng insulin trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Kháng insulin và béo phì ở các mức độ khác nhau đều gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và ĐTĐ. Kết quả BMI trung bình và tỷ lệ thừa cân ở BN ĐTĐ trong nghiên cứu cũng phù hợp một số nghiên cứu trong nước của và trong khu vực châu Á [7].
Giá trị nồng độ Vit B12 (pg/ml), folate (ng/ml) và HCy (µmol/l) máu ở người bình thường và bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thay đổi tùy theo từng nghiên cứu. Kết quả khảo sát nồng độ HCy máu trong nghiên cứu của chúng tôi trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và nhóm chứng cũng tương đương một số tác giả trong nước, có khác biệt so với các nghiên cứu trên thế giới [5], [6].
Bảng 4.1. Nồng độ HCy máu ở người bình thường
Kết quả cho thấy giá trị nồng độ HCy máu ở nhóm ĐTĐ týp 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
Bảng 4.2. Nồng độ HCy máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Tỷ lệ tăng HCy máu ở bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu là 42,6%, cao hơn nhiều so với kết quả của một số tác giả khác có lẽ một phần do giá trị cut–off tham chiếu của nhóm chứng thấp hơn. Tăng glucose máu mạn tính gây tăng HCy máu hoặc ngược lại hiện nay vẫn chưa hoàn toàn rõ. Nghiên cứu Framingham Offspring 1991 – 1998 cho thấy tăng HCy máu và MAU đều làm gia tăng insulin máu và hội chứng kháng insulin [9]. Một vài nghiên cứu đã nêu giả thiết về vai trò của kháng insulin như một YTNC độc lập gây tăng HCy máu [7], [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ HCy máu giữa 2 thân nhóm tuổi ≤ 60 và > 60 có sự khác biệt, tăng dần theo nhóm tuổi, nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Lê Nguyễn Thùy Khanh (2003) so sánh nồng độ HCy máu của 44 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tuổi trên 60 và 6 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tuổi dưới 60 thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (11,67 ± 4,52 so với 12,51 ± 4,27 µmol/l, p > 0,05) [1]. Có thể các đối tượng ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi có lứa tuổi tương đối tập trung (chủ yếu thuộc nhóm tuổi ≥ 50), kèm theo tác động của các rối loạn chuyển hóa do bệnh ĐTĐ nên giá trị nồng độ HCy máu thay đổi theo tuổi chưa rõ. Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy giới có tác động rõ nét đến nồng độ HCy máu ở BN theo xu hướng giảm ở BN nữ so với BN nam. Có thể nam giới có một số thói quen ít gặp hơn so với ở nữ giới như hút thuốc lá, uống rượu, dùng café.. Đây là các yếu tố liên quan gây giảm hấp thu folate, ngược lại lạm dụng rượu, nghiện thuốc lá, uống nhiều café có thể làm tăng HCy máu thông qua tác động trung gian lên sự cân bằng vitamin B6, B12, folate trong cơ thể. Mặt khác nữ thường tuân thủ tốt hơn chế độ ăn của người ĐTĐ (ít mỡ, đạm động vật, nhiều rau xanh) nên nồng độ Hcy thấp hơn nam. Tuy nhiên, sự khác biệt nồng độ HCy máu giữa nam và nữ trong nghiên cứu là chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Giải thích kết quả này, có thể là do những rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã tác động lên nồng độ HCy, do vậy ảnh hưởng của giới lên nồng độ HCy máu đã thay đổi so với những gì đã có.
KẾT LUẬN
Khảo sát nồng độ HCy máu ở 61 BN ĐTĐ týp 2 so sánh với 28 người khỏe mạnh nhận thấy:
– Nồng độ trung bình HCy máu cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.
– Tỷ lệ BN có nồng độ HCy máu tăng (≥ 11,56 µmol/l) là 45,9%.
– Giá trị trung bình nồng độ HCy máu ở BN tuổi > 60 và ≤ 60 khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
– Giá trị trung bình nồng độ HCy ở bệnh nhân nam cao hơn so với bệnh nhân nữ (p < 0,05)
TÓM TẮT
Ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, nồng độ homocysteine (HCy) máu có thể biến đổi và là yếu tố nguy cơ (YTNC) đối với bệnh động mạch vành (ĐMV. Mục tiêu: Nghiên cứu nồng độ HCy máu ở 61 BN ĐTĐ týp 2 so sánh với 28 người khỏe mạnh thuộc nhóm chứng. Kết quả cho thấy: BN ĐTĐ týp 2 có nồng độ trung bình HCy máu tăng, BN biểu hiện tăng HCy máu là 45,9%. Nồng độ HCy máu ở BN tuổi > 60 và ≤ 60 khác biệt chưa có ý nghĩa. BN nữ có nồng độ trung bình HCy máu thấp hơn so với BN nam (p < 0,05).
Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, nồng độ homocysteine máu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Nguyễn Thùy Khanh, Mai Thế Trạch, Phạm Hoàng Phiệt (2003), “Khảo sát nồng độ homocystein ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 7, Phụ bản số 3 2003, trang 155-160.
- Huỳnh Văn Nhuận (2007), “Đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu bằng chạy thận nhân tạo ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối”, Tạp chí Y học thực hành, Số 9/2007, trang 125-128.
- Dương Thị Tuyết, Nguyễn Thị Hương, Phạm Thiện Ngọc (2008), “Nồng độ homocystein máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Tập 53, Số 1 2008, trang 71-76.
- Phạm Thị Thu Vân, Phạm Thiện Ngọc, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2011), “Khảo sát nồng độ Homocystein, CRP huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 phát hiện lần đầu”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 384, Số 2 2011, trang 26-32.
- Buysschaert M., Dramais A.S., Wallemacq P.E., Hermans M.P. (2000), “Hyperhomocysteinemia in Type 2 Diabetes: Relationship to macroangiopathy, nephropathy, and insulin resistance”, Diabetes Care. 2000 Dec; 23(12): pp.1816-22.
- Chico A., Pørez A., Córdoba A. et al (1998), “ Plasma homocysteine is related to albumin excretion rate in patients with diabetes mellitus: a new link between diabetic nephropathy and cardiovascular disease ?”, Diabetologia.1998 Jun; 41(6): pp.684-93.
- Ebesunun M.O., Obajobi E.O. (2012), “Elevated plasma homocysteine in type 2 diabetes mellitus: a risk factor for cardiovascular diseases ”, Pan Afr Med J.2012;12:48.
- El Oudi M., Aouni Z., Ouertani H. et al (2010), “Effect of lipopenic and hypotensive treatment on homocysteine levels in type 2 diabetics”, Vasc Health Risk Manag.2010 May 25; 6: pp.327-32.
- Meigs J.B., Jacques P.F., Selhub J. et al (2001), “Fasting Plasma Homocysteine Levels in the Insulin Resistance Syndrome – The Framingham Offspring Study”, Diabetes Care 24: pp.1403-1410, 2001.
- Selhub J, Miller JW. The pathogenesis of homocysteinemia: interruption of the coordinate regulation by S-adenosylmethionine of the remethylation and transsulfuration of homocysteine. Am J Clin Nutr 1992; 55: 131-8.
- Champe PC, Harvey RA, Ferrier DR. Amino acid degradation and synthesis. In: Biochemistry. 4th ed. Philadelphia Lippincott Williams and Wilkins; 2008.261-76.
- Powers AC. Diabetes Mellitus. In: Longo DL, Fauci AS, Kasper DL, Hauser SL, Jameson JL, Loscalzo J, editors. Harrison’s Principles of Internal Medicines. 18thed.New York: McGraw-Hill; 2008.p.2969.
- Kajbaf F, Ghaffari MA, Kajbaf MJ. Reduced serum homocysteine levels in diabetic patients. Iran J Pathol 2012; 7(1): 14-18.
- Ramachandran, Snehalata. Epidemiology of heart disease in type 2 diabetes. Current Science 2002; 83(12):1.
- Rodger W, Non-insulin-dependent (type II) diabetes mellitus CMAJ. Dec 15, 1991; 145(12): 1571–1581.
- Umpierrez GE, Smiley D and Kitabchi AE. Ketosis-prone type 2 diabetes. Ann Intern Med; 144: 350-57.
- Annis AM, Caulder MS. And Cook ML : Family history, diabetes and other demographic and risk factors among participants of the national health and nutrition examination survey 1999-2002. Preventing Chronic Disease 2: 1-12.
- Pijl M, Henneman L, Claassen L. Family history of diabetes: exploring perceptions of people at risk in the Netherlands. Preventing Chronic Disease 2009; (6): 128-40.
- Martin SC, Rauz S, Marr JE, Martin N, Jones AF, Dodson PM. Plasma total homocysteine and retinal vascular disease. Eye 2000; 14 (4): 590-3.
- El Oudi M, Aouni Z, Ouertani H, Mazigh C, Machghoul S. Effect of lipopenic and hypotensive treatment on homocysteine levels in type 2 diabetics Vasc Health Risk Manag 2010; 6: 327-32.
- Ebesunun MO, Obajobi EO. Elevated plasma homocysteine in type 2 diabetes mellitus: a risk factor for cardiovascular diseases. Pan Afr Med J 2012; 12: 48.
- Ali I, Khan IU, Baloch MK, Mustafa G. Comparative lipid profile studies in cardiac and diabetic conditions. Pak J Pharm Sci 2004; 17(1): 25-30.
- Taylor R, Agius L. The biochemistry of Diabetes. Biochem J 1998; 250: 625-40.
- Jacques PF, Bostom AG, Wilson PWF et al. Determinants of plasma total homocysteine concentration in the Framingham offspring cohort. Am J Clin Nutr 2001; 73: 1526-33.
- Nygoard O, Vollset SE. Refsum H et al. Total plasma homocysteine and cardiovascular risk profile. The Hordaland Homocysteine study. JAMA 1995; 274: 1526-33.