Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2022

Phạm Yến Nhi

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện ĐKTT Tiền Giang

 

DOI: 10.47122/VJDE.2023.60.6

ABSTRACT
Malnutrition and some factors related to malnutrition of patients in intensive care unit of Tien Giang
General Hospital in 2022

Background: Malnutrition affects disease status, increases the risk of infection, increases the length of hospital stay, increases the rate of re-admission to the ICU, and increases the risk of death. Therefore, nutritional screening, nutritional assessment, and adequate nutrition for patients in general and critically ill patients in intensive care units in particular are very important. Bowel dysfunction, increased energy expenditure, increased metabolism lead to an increased risk of malnutrition in patients. Assessing the nutritional status of patients in the intensive care units helps to assess the treatment progress, disease prognosis, and make a timely nutritional
intervention plan to prevent the patient from becoming too malnourished.
Objective: (1) Determining the malnourished status
of patients in the ICU. (2) Investigate some factors related to malnutrition of patients in ICU.
Method: a cross – sectional
study.
Results: 150 cases were selected. Gender: female/male: 62.7%/37.3%. Mean age: 57.2 ± 15.2. Co-morbidities: 3.3. Ventilated patients: 60.7%. Mortality rate: 67.1%. Underweight according to BMI: 20%. Patients with anemia: 60%. Patients with low albumin: 72%. Patients with malnutrition according to SGA: 63%, mild level: 42%, severe level: 21%. The rate of malnutrition of male patient is
57%, lower than one of women with 67%, p=0.7. The rate of malnutrition of over 60 year old patients was 71%, higher than one of under 60 year old patients with 45%, p=0.23. The rate of malnutrition of ventilated patients is 65%, higher than the non-ventilated group with 59%, p=0.17. Patients with multiple comorbidities have a higher rate of malnutrition than patients with only 1 comorbidities (72%/9%), p=0.03. Dead patients have a higher rate of malnutrition than living patients (65%/30%), p=0.045.
Conclusion: The rate
of patients with underweight according to BMI is 20%. The rate of malnutrition of patients according to SGA is 63%. Patients
with multiple comorbidities have a higher rate of malnutrition than the group with 1 comorbidity (p=0.03). Patients who died
had a higher rate of malnutrition than those who lived (p=0.045).

Keywords: malnutrition, Subjective global assessment of nutritional status (SGA)
TÓM TẮT
Đặt vấn đề
: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới tình trạng bệnh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tái nhập khoa hồi sức tích cực, làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, sàng lọc dinh dưỡng, đánh giá dinh dưỡng, cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh nói chung và người bệnh nặng, nguy kịch tại các khoa hồi sức tích cực nói riêng là rất quan trọng. Rối loạn chức năng ruột, tăng tiêu hao năng lượng, tăng chuyển hoá dẫn tới tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bệnh. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh tại các khoa hồi sức tích cực giúp cho việc đánh giá diễn biến điều trị, tiên lượng bệnh, đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời, tránh để người bệnh bị suy dinh dưỡng quá nặng. Mục tiêu: (1) Xác định tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. (2) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: 150 trường hợp được chọn. Giới tính: nữ/nam: 62,7%/37,3%. Tuổi trung bình: 57,2 ± 15,2. Số bệnh đồng mắc trung bình: 3,3. Tỉ lệ thở máy: 60,7%. Tỉ lệ tử vong: 67,1%. Tỉ lệ bệnh nhân nhẹ cân theo BMI là 20%. Tỉ lệ bệnh nhân có thiếu máu là 60%. Tỉ lệ bệnh nhân có giảm Albumin là 72%. Tỉ lệ bệnh nhân có suy dinh dưỡng theo SGA là 63%, trong đó mức độ nhẹ là 42%, nặng 21%. Tỉ lệ của nam giới suy dinh dưỡng theo SGAlà 57%, thấp hơn ở nữ giới 67%, p=0,7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo SGA ở bệnh nhân >60 tuổi là 71% cao hơn nhóm <60 tuổi 45%, p=0,23. Tỉ lệ bệnh nhân thở máy có suy dinh dưỡng là 65%, cao hơn nhóm không thở máy 59%, p=0,17. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo SGA ở nhóm bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc là 72% cao hơn so với nhóm chỉ có 1 bệnh kèm theo 9%, p=0,03. Nhóm bệnh nhân tử vong có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm sống với tỉ lệ 65% so với 30%, p=0,045. Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân nhẹ cân theo BMI là 20%. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo SGA là 63%. Bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm có 1 bệnh đồng mắc (p=0,03). Bệnh nhân tử vong có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm sống (p=0,045).

Từ khóa: suy dinh dưỡng, phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (SGA).

Tác giả liên hệ: Phạm Yến Nhi

Email: [email protected]

Ngày nhận bài: 20/3/2023

Ngày phản biện khoa học: 23/3/2023

Ngày duyệt bài: 25/3/2023

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới tình trạng bệnh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tái nhập khoa hồi sức tích cực, làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, sàng lọc dinh dưỡng, đánh giá dinh dưỡng, cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh nói chung và người bệnh nặng, nguy kịch tại các khoa hồi sức tích cực nói riêng là rất quan trọng. Rối loạn chức năng ruột, tăng tiêu hao năng lượng, tăng chuyển hoá dẫn tới tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bệnh. Ngày nay, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bao gồm sàng lọc, đánh giá, lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng là rất cần thiết. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh tại các đơn vị hồi sức tích cực dao động 38% – 78%.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh tại các khoa hồi sức tích cực giúp cho việc đánh giá diễn biến điều trị, tiên lượng bệnh, đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời, tránh để người bệnh bị suy dinh dưỡng quá nặng. Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang hàng ngày có khoảng 30 người bệnh, trong đó người bệnh cao tuổi chiếm tỉ lệ khá cao trong số người được điều trị tại khoa, là người thường mắc nhiều bệnh phối hợp, nguy cơ cao suy dinh dưỡng, teo cơ, biến chứng nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  1. Xác định tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực -Chống độc.
  2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các bệnh nhân
điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc từ tháng 1/2022 đến tháng 10/2022.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiêng cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu:

Với p = 35,7% (tần suất suy dinh dưỡng theo phương pháp đánh giá SGA của bệnh nhân tại khoa Hồi sức truyền nhiễm, bệnh viện Trung ương quân đội 108.
Phương pháp chọn mẫu: Xây dựng bộ

Bảng kiểm đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp SGA: Phỏng vấn và khám lâm sàng. Bộ câu hỏi điều tra tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh: Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn người bệnh. Thực hiện thu thập số liệu sau 48 giờ người bệnh nhập viện (đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm cận lâm sàng theo quy định). Sau khi người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Phương pháp xử lí số liệu: theo phương pháp thống kê y học và phần mềm SPSS 16.0.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sau thời gian thu thập số liệu, chúng tôi ghi nhận 150 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn.

Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân

Nhận xét: Người bệnh tại các khoa hồi sức tích cực đa phần lớn tuổi, 70% trên 60 tuổi, có nhiều bệnh đồng mắc, trung bình trên 3 bệnh nên có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, tử vong. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành nhằm đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng cho người bệnh. Tổng số 150 người từ 42 – 94 tuổi điều trị tại bệnh viện đa khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

3.1 Tình hình suy dinh dưỡng của bệnh nhân

Biểu đồ 1. Phân độ dinh dưỡng theo BMI

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân nhẹ cân là 20%

Biểu đồ 2. Tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có thiếu máu là 60%

Biểu đồ 3. Tỉ lệ giảm Albumin

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có giảm Albumin là 72%

Biểu đồ 4. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng theo SGA

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có suy dinh dưỡng theo SGA là 63%, trong đó mức độ nhẹ là 42%, nặng 21%.

Tỉ lệ nguy cơ theo điểm SGA là 63%. Tỉ lệ thiếu máu là 60%, tỉ lệ suy dinh dưỡng theo albumin là 72%. Kết quả này gần với kết quả của Lê Thị Phương Thúy (2019) thực hiện tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đống Đa, tỉ lệ suy dinh dưỡng là 50%.

Do đó, người bệnh tại khoa ICU có nguy cơ suy dinh dưỡng cao, cần sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dưỡng kịp thời.

3.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng

Bảng 2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng dinh dưỡng

Nhận xét: Tỉ lệ của nam giới suy dinh dưỡng theo SGA là 57%, thấp hơn tỉ lệ này ở nữ giới (67%). Tương tự, tỉ lệ suy dinh dưỡng theo SGA cũng cao hơn ở nhóm trên 60 tuổi, nhóm bệnh nhân thở máy so với nhóm còn lại. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo SGAở nhóm bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc là 91% cao hơn so với nhóm chỉ có 1 bệnh kèm theo, tỉ lệ này là 4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,03. Nhóm bệnh nhân tử vong có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm sống với tỉ lệ 65% so với 30%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,45.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ về suy dinh dưỡng đều có xu hướng tăng lên theo thời gian nằm viện. Với cách đánh giá bằng SGA thì xu hướng này rất rõ rệt, nói cách khác, thời gian nằm viện càng lâu thì nguy cơ suy dinh dưỡng càng cao. Do vậy, các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng SGA không chỉ nên được áp dụng giúp phát hiện sớm người bệnh cần quan tâm về dinh dưỡng đồng thời áp dụng để xác định được nguy cơ suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện để có biện pháp phòng chống sớm và kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí cho người bệnh và xã hội.

4. KẾT LUẬN

Tỉ lệ bệnh nhân nhẹ cân theo BMI là 20%. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo SGA

là 63%.

Bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm có 1 bệnh đồng mắc (p=0,03).

Bệnh nhân tử vong có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm sống (p=0,045).

5. KIẾN NGHỊ

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng SGA cho bệnh nhân nên trở thành một hoạt động thường quy trong bệnh viện vào thời điểm lúc nhập viện và theo diễn biến nằm viện.

Tiếp tục có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn về tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của người bệnh trong bệnh viện.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Văn Vũ (2015), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn, Luận án tiến sĩ y học Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Nguyễn Đỗ Huy và Nguyễn Nhật Minh (2012), “Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành, 6(874), 3-6.
  3. Nguyễn Đỗ Huy (2009), “Các chỉ số liên quan tới dinh dưỡng của bệnh nhân theo tình trạng dinh dưỡng tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Y tế Công cộng. 28(28), 40-45.
  4. Lương Ngọc Khuê, Hoàng Văn Thành và Hà Thanh Sơn (2015), Thực trạng công tác dinh dưỡng tiết chế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Báo cáo hội nghị dinh dưỡng lâm sàng toàn quốc.
  5. 5. Lý Hoàng Phượng và cộng sự (2011), “Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân, thân nhân bệnh thận mạn về chế độ ăn bệnh lý”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 233-239.
  6. Lê Thị Phương Thúy (2019), “Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh thở máy tại Khoa hồi sức tích cực-chống độc, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2019” Tạp chí Y học.
Print Friendly, PDF & Email

About dacdien

Check Also

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ăn qua sonde tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĂN QUA SONDE TẠI KHOA HỒI …