Đánh giá thể tích nước tiểu tồn dư qua siêu âm bàng quang ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

ĐÁNH GIÁ THỂ TÍCH NƯỚC TIỂU TỒN DƯ QUA SIÊU ÂM
BÀNG QUANG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Đinh Công Mạnh*, Vũ Bích Nga**, Trần Hồng Quang***

* Trường ĐH Y Hà Nội. ** Bộ môn Nội – Đại học Y Hà Nội, *** Đại học y tế công cộng

ABSTRACT

ASSESSING THE POST-VOID RESIDUAL (PVR) VOLUME BY USING BLADDER ULTRASOUND IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS

Background: Diabetic Bladder dysfunction referring to bladder problems caused by diabetic autonomic neuropathy Aims. To identify proportion and related factors to post-void residual (PVR) volume in type 2 diabetic patients. Methods: cross-sectional descriptive study by using bladder ultrasound to assess the  postvoid residual (PVR) volume in 86 type 2 diabetic patients at Department of Endocrinology and Diabetes- Bach Mai hospital, Department of General internal medicine and Endocrinology clinic – Hanoi medical university hospital from Mar/2014 – Sep/2014. Results: Proportion of post-void residual (PVR) volume present in 29.1% of diabetic patients. There is a relationship between post-void residual (PVR) volume with duration of DM, HbA1c, peripheral neuropathy and clinical symptoms of lower urinary tract.

Keywordspost-void residual (PVR) volume, type 2 diabetes

Chịu trách nhiệm chính: Đinh Công Mạnh

Ngày nhận bài: 01.10.2015

Ngày phản biện khoa học: 15.10.2015

Ngày duyệt bài: 05.11.2015

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường máu (ĐM) mạn tính được đặc trưng bởi rối loạn Glucid, lipid, protid kết hợp với giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng của insulin và/hoặc bài tiết insulin. Tỷ lệ bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Năm 2011 theo báo cáo của hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) toàn thế giới có khoảng 365 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, dự báo trong 20 năm tới con số này sẽ lên đến 500 triệu người và mỗi năm có khoảng 7 triệu người mắc ĐTĐ [1].

Song song với tỷ lệ gia tăng nhanh chóng của bệnh là sự gia tăng các biến chứng do ĐTĐ gây ra, nó đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, một số các biến chứng mạn tính nguy hiểm thường gặp như: Bệnh mắt ĐTĐ, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu lớn, bệnh mạch máu ngoại vi…, việc phát hiện các biến chứng này thường muộn nên để lại các di chứng nặng nề [2].

Tần suất bệnh lý thần kinh tăng tỷ lệ thuận với thời gian và tình trạng kiểm soát đường huyết. Những bất thường về rối loạn chức năng co bóp của bàng quang là một trong những biểu hiện bệnh lý của hệ thống thần kinh tự động ở bệnh nhân ĐTĐ, đây là một biểu hiện rối loạn thần kinh nội tạng ĐTĐ được mô tả cách đây 60 năm.

Tuy nhiên biến chứng thần kinh tự động tiết niệu ít được nghiên cứu. Đây là biến chứng thường gây ra rối loạn về tiết niệu, thường biểu hiện tổn thương bàng quang sớm, nhưng biểu hiện lâm sàng chậm ở giai đoạn mất bù gọi là bệnh lý bàng quang ĐTĐ [3]. Theo Nguyễn Thị Nhạn (2003) nghiên cứu bệnh lý thần kinh tự động bàng quang trên 44 bệnh nhân ĐTĐ thì kết quả tỷ lệ khá cao có ứ trệ nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu hết [4]. Wagner và Hu [5], [6] báo cáo rằng tổng chi phí của việc điều trị cho rối loạn chức năng bàng quang tại Hoa Kỳ vào năm 2000 là hơn 2,6 tỷ USD.

Trong các nguyên nhân gây rối loạn chức năng bàng quang thì nguyên nhân do ĐTĐ ngày càng có xu hướng ra tăng. Cho đến nay, ở nước ta việc nghiên cứu nước tiểu tồn dư (VPR) nhằm đánh giá rối loạn chức năng bàng quang do ĐTĐ hầu như chưa có. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2” nhằm mục đích:

Xác định tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm.

Nhận xét một số yếu tố liên quan tới nước tiểu tồn dư ở nhóm đối tượng nghiên cứu.

II. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội tiết – ĐTĐ BV Bạch Mai ; Khoa Nội tổng hợp và phòng khám Nội tiết – ĐTĐ bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 03/2014 đến 09/2014.

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Tiêu chuẩn loại trừ:

  • BN đã được chẩn đoán có rối loạn thần kinh tự động bàng quang do các nguyên nhân khác như: Chấn thương sọ não, chấn thương cột sống thắt lưng
  • BN có phì đại tuyến tiền liệt
  • BN có sỏi đường tiết niệu
  • BN có u bàng quang
  • BN dị dạng tiết niệu bẩm sinh
  • BN đang sử dụng thuốc chống trầm cảm
  • BN nghiện rượu
  • Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Cách tiến hành:

Hỏi bệnh: các bệnh nhân được hỏi các thông tin về hành chính, tiền sử gia đình về bệnh ĐTĐ, tiền sử bệnh nhân, tiền sử có điều trị bệnh lý đường tiết niệu, khai thác thời gian bị rối loạn tiểu tiện, khai thác hoàn cảnh khởi phát.

Khám lâm sàng: tìm các triệu chứng thực thể của bệnh.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

– Định lượng đường máu tĩnh mạch lúc đói: định lượng ĐM bằng phương pháp enzym so màu trên máy phân tích tự động.

– Định lượng HbA1c:

– Định lượng creatinin máu

– Tổng phân tích nước tiểu.

– Định lượng protein niệu 24 giờ

– Công thức máu.

– Điện tâm đồ.

Xử lý số liệu: số liệu thu thập được từ nghiên cứu xử lý theo phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS 20

III. KẾT QUẢ  

Đặc điểm về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 59,3 ± 12,03 tuổi. Có 45 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 52,3% và có 14 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 47,7%.

Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi giới

Tỷ lệ bệnh nhân có thể tích tồn dư nước tiểu

Biểu đồ 1. Tỷ lệ thể tích tồn dư nước tiểu

Trong tổng số 86 BN nghiên cứu có 25 người có nước tiểu tồn dư chiếm 29,1%. Còn 61 BN chiếm 70,9% tổng số nghiên cứu không có nước tiểu tồn dư hoặc có nhưng lượng nước tiểu tồn dư < 50ml.

Tìm hiểu mối liên quan của tồn dư nước tiểu với một số yếu tố khác

Liên quan với nhóm tuổi: Các bệnh nhân ở nhóm tuổi >65 có tỷ lệ mắc tồn dư nước tiểu cao nhất (30,8%). Ở nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi không tìm thấy bệnh nhân nào có tồn dư nước tiểu. Khi so sánh tình trạng tồn dư nước tiểu giữa các nhóm tuổi trên, chúng tôi không thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p=0,432)

Bảng 2: Liên quan giữa tồn dư nước tiểu với nhóm tuổi

Liên quan với giới tính:

Bảng 3: Liên quan giữa tồn dư nước tiểu với giới tính

Tỷ lệ có tồn dư nước tiểu của 2 giới nam và nữ trong đối tượng nghiên cứu lần lượt là 35,6% và 22,0%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới với (p> 0,05).

 Liên quan với thời gian mắc bệnh:

Bảng 4: Liên quan giữa tồn dư nước tiểu với thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh trung bình trong nhóm có tồn dư nước tiểu là 11,8 ± 6,20 năm, nhóm không có tồn dư nước tiểu là 2,9 ± 2,95 năm. Sự khác biệt về thời gian phát hiện bệnh trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với (p<0,001).

Liên quan với HbA1c:

Bảng 5: Liên quan giữa tồn dư nước tiểu với HbA1c

Kết quả nghiên cứu cho thấy với nhóm BN có HbA1c > 7% tỷ lệ có tồn dư nước tiểu là 36,8%, nhóm có HbA1c ≤ 7 có tỷ lệ có VPR là 13,8%. Có sự khác biệt giữa các nhóm HbA1c với tồn dư nước tiểu là có ý nghĩa thống kê. (với p<0,05).

Liên quan với bệnh lý thần kinh ngoại vi:

Bảng 6: Liên quan giữa tồn dư nước tiểu với bệnh lý thần kinh ngoại vi

Trong nhóm bệnh nhân có tồn dư nước tiểu thì tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý thần kinh ngoại vi là 68,6% cao hơn nhiều so với bệnh nhân không có bệnh lý thần kinh ngoại vi là 2%. Sự khác biệt về tỷ lệ giữa tồn dư nước tiểu và không tồn dư nước tiểu ở trong nhóm có có bệnh lý thần kinh ngoại vi và không có bệnh lý thần kinh ngoại vi là có ý thống kê (với p< 0,001).

Liên quan với triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới:

Bảng 7: Liên quan giữa tồn dư nước tiểu với triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới

Trong đó nhóm tổn dự nước tiểu 13 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng chiếm 92,9% và nhóm BN không có nước tiểu tồn dư và không có triệu chứng là 12 người chiếm 16,7%. Trong nhóm không có nướ c tiểu tồn dư chỉ có 1 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới. Sự khác biệt về tỷ lệ giữa tồn dư nước tiểu và không tồn dư nước tiểu ở nhóm có và không có triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới là có ý thống kê. Với (p< 0,001).

V. BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi gồm 86 bệnh nhân, tập trung chủ yếu ở nhóm > 40 tuổi, trong đó nhóm 40 – 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (65,1%), đây là nhóm vẫn nằm trong độ tuổi lao động, là trụ cột chính trong gia đình, vì vậy việc xác định sớm các biến chứng do bệnh gây nên là rất quang trọng. Nhóm lứa tuổi cao > 65 tuổi chiếm 30,2% tổng số nghiên cứu và tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59,3 ± 12,03. Tuổi trung bình các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhạn (2003) [4] “nghiên cứu bệnh lý thần kinh tự động bàng quang ở bệnh nhân đái tháo đường” với tuổi trung bình là 54,6 ± 7,2.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ về giới là khá đều nhau: nam 45 người chiếm (52,3%), tỷ lệ bệnh nhân nữ 41 người (47,7%) tổng số nghiên cứu.

Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh

Nhóm bệnh nhân mới được phát hiện bệnh chiếm tỷ lệ 40,7% tổng số đối tượng nghiên cứu, chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường thường xuất hiện sau một thời gian bị bệnh chứ không có ngay khi phát hiện bệnh. Sở dĩ có tỷ lệ bệnh nhân mới phát hiện bệnh cao như vậy là do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là cả phòng khám và khoa điều trị Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, là nơi mà bệnh nhân thường lựa chọn đi khám để phát hiện bệnh, không phải là tuyến chuyển bệnh nhân bảo hiểm như một số bệnh viện tuyến trung ương khác. Còn các nhóm 5-10 năm và trên 10 năm lần lượt là 17,4%, 19,8%. Thời gian mắc bệnh trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 5,5 ± 5,81 (bệnh nhân từ mới mặc bệnh cho đến lâu nhất là 30 năm).

Đặc điểm về kiểm soát đường máu và nồng độ HbA1C

Trong nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu, đường máu lúc đói và HbA1c của các đối tượng nghiên cứu còn ở ngưỡng cao: có 84,9% số bệnh nhân có đường máu đói lớn hơn 7,0 mmol/l và HbA1c trên 7% là 66,2%. Đường máu đói trung bình và HbA1c trung bình chung của cả nhóm nghiên cứu, lần lượt là 14,3 ± 7,32 mmol/l và 8,5 ± 2,34 đều nằm trong ngưỡng kiểm soát kém. Điều này cho thấy đa số các bệnh nhân đái tháo đường vào viện vì kiểm soát đường máu kém. Tuy nhiên cũng do một phần tỷ lệ bệnh nhân mới phát hiện (thông thường bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng mới đi khám lúc đó thì đường máu và HbA1c đã rất cao) trong nghiên cứu là cao nên cũng góp phần làm tăng đường máu đói và nồng độ HbA1c.

Tình trạng nước tiểu tồn dư ở bệnh nhân đái tháo đường

Trong tổng số 86 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chúng tôi xác định được 25 người có tồn dư nước tiểu chiếm 29,1%, tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh với các nghiên cứu khác thì đều có sự khác biệt. Tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn (2003) [4] được thực hiện trên 44 bệnh nhân, trong đó 18 đái tháo đường typ1 có 72,22%, 26 đái tháo đường typ2 có 53,84%. Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [7] thực hiện trên 144 bệnh nhân cho kết quả 92,31% typ1 có tồn dư nước tiểu và typ2 là 87,69%. Sự khác biệt về tỷ lệ này chúng tôi nhận thấy có 2 lý do chính đó là:

– Đối tượng của chúng tôi là những bệnh nhân tại phòng khám (tỷ lệ mới phát hiện bệnh cao) và cả bệnh nhân nằm điều trị trong khoa. Còn nghiên cứu của 2 nhóm tác giả trên là lựa chọn bệnh nhân nằm trong khoa điều trị nên thường thời gian mắc bệnh dài hơn và các biến chứng mạn tính do đái tháo đường xuất hiện nhiều hơn.

– Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tồn dư nước tiểu khi lượng nước tiểu trong bàng quang sau đi tiểu là ≥ 50ml [8],[9],[10]. Còn nghiên cứu của 2 tác giả trên chỉ đánh giá có hay không tồn dư nước tiểu trong bàng quang.

Liên quan của tồn dư nước tiểu với một số yếu tố

Trong nghiên cứu này chúng tôi không tìm thấy mối liên quan của tồn dư nước tiếu với các yếu tố như tuổi, giới. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [7].

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có tồn lưu bàng quang tăng dần theo thời gian mắc bệnh. Đặc biệt khi thời gian mắc bệnh trên 10 năm thì tỷ lệ này là rất cao (82,2%), từ 5-10 năm là (53,3%) dưới 5 năm là (10,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). So với nghiên cứu của Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [7] bệnh nhân mắc bệnh trên 10 năm là 91,84%. Nguyễn Thị Nhạn (2005) [4] nhóm mắc bệnh trên 10 năm là 83,6%. Như vậy kết quả của chúng tôi thấy phù hợp kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì 36,8% bệnh nhân có tồn dư nước tiểu khi kiểm soát đường máu kém, 13,8% bệnh nhân có tồn dư nước tiểu khi kiểm soát đường máu tốt (p < 0,05). Điều đó chứng tỏ rằng khi cân bằng Glucose máu kém thì nguy cơ biến chứng thần kinh xảy ra là cao và điều này đã được đề cập đến trong nhiều y văn [11],[12],[13].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 68,6% bệnh nhân có bệnh lý thần kinh ngoại vi có tồn dư nước tiểu. Với kết quả trên chúng tôi nhận thấy khi đã có biến chứng thần kinh tự động tim mạch hoặc biến chứng thần kinh ngoại biên thì tỷ lệ biến chứng thần kinh tự động bàng quang là rất cao (p<0,05).

Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả 25 bệnh nhân có tồn dư nước tiểu thì trong đó 13 bệnh nhân (52%) có triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới và 44% bệnh nhân tồn dư nước tiểu không có triệu chứng. Từ bảng 7 cho thấy trong nhóm bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới có tới 92,9% có tồn dư nước tiểu (p < 0,001). Với kết quả này chúng tôi thấy phù hợp với 2 nghiên cứu trước đó của Phan Thanh Bính, Nguyễn
Hải Thủy (2005) [7] và Nguyễn Thị Nhạn (2003) [4].

VI. KẾT LUẬN

Qua khảo sát đánh giá nước tiểu tồn dư bàng quang ở 86 bệnh nhân ĐTĐ bằng siêu âm, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

– Trong nghiên cứu của chúng tỷ lệ bệnh nhân có tồn dư nước tiểu là 29,1%.

  • Thời gian phát hiện đái tháo đường tỷ lệ có tồn dư nước tiểu nhóm > 10 năm cao 82,2%. Có sự khác biệt giữa các nhóm theo thời gian mắc bệnh (p<0,001).
  • Có sự khác biệt giữa các nhóm kiểm soát HbA1c tốt và kém (p<0,05).
  • Có mối liên quan giữa tồn dư nước tiểu với hạ huyết áp tư thế (p<0,001).
  • Có mối liên quan giữa tồn dư nước tiểu với Bệnh lý thần kinh ngoại vi (p<0,001).
  • Có mối liên quan giữa tồn dư nước tiểu với triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới (p<0,001)
  • Không có mối liên quan giữa tồn dư nước tiểu với các yếu tố: Tuổi người bệnh, giới tính.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm và nhận xét một số yếu tố liên quan tới nước tiểu tồn dư ở nhóm đối tượng nghiên cứu. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 86 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường (ĐTĐ) bệnh viện Bạch Mai; Khoa Nội tổng hợp và phòng khám Nội tiết – ĐTĐ, bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 03/2014 đến 09/2014. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tồn dư nước tiểu là 29,1%. Tìm thấy mối liên quan giữa tồn dư nước tiểu với một số yếu tố của người bệnh như thời gian mắc bệnh, HbA1c, Bệnh lý thần kinh ngoại vi và triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới.

Từ khóa: tồn dư nước tiểu, đái tháo đường, týp 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. IDF (International Diabetes Federation) (2011), IDF report
  2. Tạ Văn Bình (2006), “Nghiên cứu theo dõi biến chứng đái tháo đường ở bệnh nhân đến khám lần đầu tại Bệnh Viện Nội Tiết”, Dự án hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, NXB.Y học, Hà Nội, tr.11 – 19.
  3. Nguyễn Thị Nhạn (2012), “Bệnh lý bàng quang đái tháo đường” Kỷ yếu toàn văn các đề tại khoa học Đại hội nội tiết và đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ 6, tạp chí y học thức hành, (07), tr.99-107.
  4. Nguyễn Thị Nhạn (2003), “Nghiên cứu bệnh lý thần kinh tự động bàng quang ở bệnh nhân đái tháo đường” Kỷ yếu toàn văn các đề tại khoa học Đại hội nội tiết và đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ 3, tạp chí y học thực hành, (507-508), tr.806-809.
  5. Wagner TH, et al. Health-related consequences ofoveractive bladder. Am J Manag Care 2002;8(19 Suppl):S598–607.
  6. Hu TW, et al. Costs of urinary incontinence and overactive bladder in the nited States: a comparative study. Urology 2004;63(3):461–5.
  7. Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005), “Nghiên cứu hình thái, kích thước thận và thể tích tồn lưu bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường”, kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học, tạp chí y học thực hành 14, tr.198-212.
  8. American Institute of Ultrasound in Medicine. Effect of remicturitional Bladder Volume on the Accuracy of Postvoid Residual Urine Volume Measurement by Transabdominal Ultrasonography Rate of Bladder Fullness Is of Great Importance for Preventing False-Positive Residue Diagnosis • J Ultrasound Med 2006; 25:831–834
  9. Goode PS, Locher JL, Bryant RL, et al. Measurement of postvoid residual urine with portable transabdominal bladder ultrasound scanner and urethral catheterization. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct 2000;11:296-300
  10. Diane K. Newman (2003), “Using the Blandder Scan for blandder volume assessment”, Internet, pubmed.com, maritime women’s blandder health.htm,pp.1-9.
  11. Nguyễn Bá Việt (2005), “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường typ 2 dựa vào nồng độ Glucose và HbA1c” Kỷ yếu toàn văn các đề tại khoa học Đại hội nội tiết và đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ 3, tạp chí y học thức hành, (507-508), tr.623-627.
  12. Nguyễn Thị Nhạn (2003), Nghiên cứu biến chứng thần kinh tự động tim mạch bằng trắc nghiệm của Edwing ở BN đái tháo đường, luận án TS Y học, Trường đại học Y khoa Huế.
  13. Jean-Philippe Azulay, Jean Pouget (2001), “Neoropathy diabetes”, La revue du praticiem, (51), p.1783-1787.
  14. T.E. Johansen.The role of imaging in urinary tract infections World J Urol, 22 (2004), pp. 392–398.
  15. F. Browne, C. Zwirewich, W.C. Torreggiani (2004). Imaging of urinary tract infection in the adult. Eur Radiol, 14 (2004), pp. E168–E183.
  16. Kawashima, A.J. Le Roy Radiologic evaluation of patients with renal infections Infect Dis Clin N Am, 17 (2003), pp. 433–456.
  17. H. June, M.D. Browning, P. Smith, D.J. Wenzel, R.S. Pyatt, L.M. Checchio, et al. Ultrasonography and computed tomography in severe urinary tract infection. Arch Intern Med, 145 (1985), pp. 841–845
  18. M. James, H.J. Testa.Imaging techniques in the diagnosis of urinary tract infection.Curr Opin Nephrol Hypertens, 3 (1994), pp. 660–664
  19. M. Kaplan, A.T. Rosenfield, R.C. Smith. Advances in the imaging of renal infection. Helical CT and modern coordinated imaging. Infect Dis Clin North Am, 11 (1997), pp. 681–705
  20. Kawashima, C.M. Sandler, S.M. Goldman. Imaging in acute renal infection BJU Int, 86 (Suppl 1) (2000), pp. 70–79
  21. K. Wang, F.R. Chang, B.Y. Yang, C.L. Lin, C.C. Huang The use of ultrasonography in evaluating adults with febrile urinary tract infection. Ren Fail, 25 (2003), pp. 981–987
  22. van Nieuwkoop, B.P. Hoppe, T.N. Bonten, T.W. Wout, N.J. Aarts, B.J. Mertens, et al. Predicting the need for radiologic imaging in adults with febrile urinary tract infection. Clin Infect Dis, 51 (2010), pp. 1266–1272
  23. Freundlich, R.W. Thomsen, L. Pedersen, H. West, H.C. Schønheyder Aminoglycoside treatment and mortality after bacteraemia in patients given appropriate empirical therapy: a Danish hospital-based cohort study.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …