NGHIÊN CỨU CÁC THÀNH PHẦN CỦA ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Phạm Tuấn Dương*, Quách Hữu Trung**, Trần Thị Thu Hương*
*Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bộ CôngAn, Bệnh viện 19/8 Hà Nội
SUMMARY
Research arterial stiffness in patients with type 2 diabetes
Rationales: Cardiovascularcomplicationsarethe leading causeof deathin patients withtype 2 diabetes. Arterial stiffness(Pulse Wave Velocity – PWV, Pulse Pressure – PP, Ankle Brachial Index – ABI…) isacardiovascularrisk factorsshould be assessedaccording totheprofessionalguidance. Pulse wave velocity (PWV), pulse pressure (PP), Ankle Brachial Index (ABI) is the index of arterial stiffness were investigated for damage organ trade asymptomatic hypertension in humans under the guidance of the European heart Association / European Society of hypertension (ESH / ESC) 2007-2013. Carotid-femoral pulse wave velocity (cfPWV) is the “gold standard” to assess aortic stiffness has independent predictive value for cardiovascular events fatal and non-fatal in hypertensive patients. The value of brachial- ankle Pulse Wave Velocity (baPWV) >1450 cm/sec is equivalent to the threshold cfPWV >1200 cm/sec. Thestudyshowed thatincreasedarterial stiffnessin patientshavinghypertension, diabetes, obesity…andis related tocardiovascularevents(myocardial infarction, cerebral stroke, cardiovascularmortality…). Objectives: Assessarterial stiffnessin patients withtype 2 diabetesandthe correlationbetweenarterial stiffnessparameterswithclinical, subclinical. Subjectsandmethods:Studyon231peopleaged 45 to65 years(116 type 2 diabetesand115control group) examinationat the19-8hospital onMay2016.The methoddescribedcross-sectionalstudy. Arterial stiffnessmeasured by brachial-ankle Pulse Wave Velocity (baPWV), pulse pressure(PP), Ankle Brachial Index (ABI). The subjectswereexaminedclinically, preclinicaltestingandmeasuringindicators ofarterial stiffnessusing aVP-1000Plus machine (Omron). Research datawereprocessedusingSPSS18.0software. Results: Arterial stiffnessofpatientswith type 2 diabetesincreasedsignificantlycomparedwith the control group(baPWV 1517.79 ±250,55 cm/scompared to1236.95±99,48 cm/swithp<0.001, PP49,89±8.52 mmHg compared to 46.93±6.93mmHgwithp<0.005). HbA1C>6.5% correlatedwithincreasedbaPWV>1450 cm/s[OR = 4.2(1,68- 10.26), p <0,001]. In patients withdiabetes, arterial stiffnesscorrelateswithincreasedtriglycerides[OR = 3.2(1.48 to 6.89), p <0,05], withincreasedwaist circumference[OR 4.03(1.79 to 9.07), p <0,001]. In thediabeticgrouphadhypertension, highbaPWVwas significantly higherthannon-diabetic hypertensivegroup(1623.30 ±285,51 cm/scompared to1443.32±192,25 cm/swithp<0.001). In thediabeticgrouphadmetabolic syndrome, baPWVwas significantlyincreasedcompared with thosewithoutdiabetes,metabolic syndrome(1560.12 ±282.65cm/scompared to1463.95±191.89cm/s, p<0.005). ABIsignificant reductioninCholesterolandLDL-group increasedcomparedwithgroupCholesterolandLDL-C normal (1.09 ±0.07versus1.12±0.07, p<0.05), (1.09±0.07 versus1.12±0.07,p<0.05). Conclusions: Arterial stiffnessincreasedsignificantlyin patients withtype 2 diabetes. Increasedarterial stiffnessis correlatedwithincreasedblood pressure, increasedwaist circumference, dyslipidemia(increased cholesterol, LDL-C andtriglyceridesincrease), increasedHbA1C, havemetabolic syndrome. Inclinical practicetestsneed tomeasurethereflectionfactorofarterialstiffnessfor screeningfortype 2 diabetespatients. Needbetter controlof bloodglucose, blood pressureandbloodlipiddisordersand reducewaistlineto helpreducethe risk ofcardiovascular complicationsin patients withtype 2 diabetes.
Keywords: Arterial stiffness, type 2diabetes, the metabolic syndrome.
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tuấn Dương
Ngày nhận bài: 14.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 26.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Độ cứng động mạch được miêu tả là sự giảm khả năng mở rộng và co nhỏ của động mạch để đáp ứng với sự thay đổi của áp lực mạch [1]. Tăng độ cứng động mạch có thể tăng tần suất mắc bệnh và tử vong do tim mạch vì nó làm tăng huyết áp tâm thu, giảm huyết áp tâm trương, tăng áp lực mạch, tăng hậu gánh thất trái dẫn tới phì đại thất trái và suy tim trái. Cùng với đó, huyết áp tâm trương giảm làm giảm lượng máu cung cấp cho hệ thống mạch vành trong kỳ tâm trương, gây thiếu máu cơ tim và nguy hại cho tim. Độ cứng động mạch được coi là 1 yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh lý tim mạch [1] và được đưa vào trong các hướng dẫn chuyên ngành [2]. Có nhiều phương pháp để đánh giá độ cứng động mạch nhưng không có phương pháp nào coi là ưu thể vì đều có những vấn để liên quan đến cách đo lường và cách giải thích [3]. Tuy nhiên một vài thông số đánh giá độ cứng động mạch có thể dễ dàng ứng dụng trong lâm sàng đó là huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, áp lực mạch, huyết áp trung bình, vận tốc sóng mạch và chỉ số cổ chân cánh tay [4].
Vận tốc sóng mạch động mạch cảnh-đùi (Carotid femoral PWV – cfPWV) là “tiêu chuẩn vàng” để đo độ cứng động mạch chủ và có giá trị tiên đoán độc lập cho biến cố tim mạch gây tử vong và không tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp. Ngưỡng cfPWV >12m/s đã được đề xuất trong các hướng dẫn của Hội tim mạch châu Âu/Hội tăng huyết áp châu Âu (ESH/ESC) 2007-2013 như một ước tính thận trọng về sự thay đổi quan trọng của chức năng động mạch chủ ở bệnh nhân trung niên tăng huyết áp. Một tuyên bố chuyên gia đồng thuận gần đây đã điều chỉnh giá trị ngưỡng này đến 10m/s. Hạn chế lớn của cfPWV là phương pháp kém chính xác và khó chuẩn hóa khi đo vận tốc sóng mach dọc theo động mạch chủ. Vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân (baPWV) lả giải pháp được lựa chọn trong thực tế vì đã khắc phục được các nhược điểm trên. Đo baPWV là dễ dàng, thòi gian đo ngắn và có thể đo lại nhiều lần. Trong hơn một thập kỷ qua, biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Á. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu thuần tập được tiến hành trong dân số chung với tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh thận giai đoạn cuối và các cá nhân có nguy cơ cao khác đã chỉ ra rằng cứ 1 m/s tăng thêm của baPWV có liên quan với tăng 12% nguy cơ biến cố tim mạch. Do đó, Hiệp hội Tuần hoàn Nhật Bản đã đề xuất rằng ngưỡng baPWV >1800 cm/s là một ngưỡng cho thể loại có nguy cơ cao. Giá trị của baPWV >1450 cm/giây tương đương với ngưỡng cfPWV >1200 cm/giây cũng được đề nghị theo nghiên cứu của Tanaka khi nghiên cứu đánh giá độ cứng động mạch qua so sánh hai phương pháp đo baPWV và cfPWV trên 2287 người năm 2009.
Độ cứng động mạch tăng gặp trong các bệnh có liên quan đến tình trạng vữa xơ mạch máu như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì, đái tháo đường [5]…Với mục đích đánh giá độ cứng động mạch trên bệnh nhân đái tháo đường týp2 đồng thời tìm mối liên quan giữa độ cứng động mạch với các thông số lâm sàng, cận lâm sàng, chúng tôi đã tiến hành để tài “Nghiên cứu các thành phần của độ cứng động mạch trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2”với 2 mục tiêu:
- Đánh giá độ cứng động mạch trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
- Tìm mối liên quan giữa độ cứng động mạch ở bệnh nhân ĐTĐ với các chỉ số lâm sàng cận lâm sàng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu trên 231 người khám sức khỏe cán bộ cao cấp từ 45 đến 65 tuổi (116 người ĐTĐ týp2 và 115 người nhóm chứng) tại bệnh viện 19-8.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
- Địa điểm và thời gian: tại bệnh viện 19-8 tháng 5/ 2016
- Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu:
- Đái tháo đường được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn của ADA 2010.
- Chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa theo Tổ chức Y tế thế giới WHO 1999.
- Tăng huyết áp được chẩn đoán theo tiêu chuẩn JNC VII.
- Tiêu chuẩn tăng mỡ máu theo ATP III 2004.
2.3.Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 18.0
III. KẾT QUẢ:
3.1.Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 2 nhóm ĐTĐ và nhóm chứng
NTa thấy không có sự khác biệt về tuổi, BMI, vòng bụng, vòng mông, WHR và các chỉ số lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
3.2.Mối liên quan giữa độ cứng động mạch với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:
3.2.1 Mối liên quan giữa độ cứng động mạch và ĐTĐ:
Bảng 2: Các thông số của độ cứng động mạch trên 2 nhóm ĐTĐ và nhóm chứng
Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng cũng như cận lâm sàng nhưng các thông số của độ cứng động mạch nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm chứng với p< 0,05
3.2.2 Mối liên quan giữa độ cứng động mạch và THA trên nhóm ĐTĐ:
Bảng 3:Độ cứng động mạch trên 2 nhóm ĐTĐ- THA và ĐTĐ không THA
Các thông số của độ cứng động mạch trên nhóm ĐTĐ có THA tăng hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ không có THA với p < 0,05, ngoại trừ giá trị ABI ( p> 0,05).
3.2.3 Mối liên quan giữa độ cứng động mạch và HbA1C trên nhóm ĐTĐ:
Bảng 4: Mối liên quan giữa vận tốc sóng mạch cánh tay–cổ chân với HbA1C
Cá nhân cóHbA1C > 6,5% sẽ có tăng độ cứng động mạch ( tiêu chuẩn Ba PWV≥ 1450 cm/s) gấp 4,2 lần so với các cá nhân có HbA1C ≤ 6,5.
3.2.4 Mối liên quan giữa độ cứng động mạch và vòng bụng trên nhóm ĐTĐ:
Bảng 5: Mối liên quan giữa vận tốc sóng mạch cánh tay–cổ chân với vòng bụng
Cá nhân có vòng bụng tăng sẽ có tăng độ cứng động mạch ( tiêu chuẩn Ba PWV≥ 1450 cm/s) gấp 4,03 lần so với các cá nhân có vòng bụng bình thường.
3.2.5 Mối liên quan giữa độ cứng động mạch và hội chứng chuyển hóa:
Bảng 6: Các thông số của độ cứng động mạch trên 2 nhóm ĐTĐ có HCCH
và nhóm ĐTĐ không có HCCH
Độ cứng động mạch liên quan tới hội chứng chuyển hóa. Trong 116 bệnh nhân ĐTĐ có 65 bệnh nhân ĐTĐ có HCCH, 51 bệnh nhân ĐTĐ không có HCCH. Các thông số của độ cứng động mạch ở nhóm ĐTĐ có HCCH tăng hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ không có HCCH với p <0,05 ngoại trừ giá trị ABI (p> 0,05).
3.2.6 Mối liên quan giữa độ cứng động mạch và bilan lipid:
Bảng 7: Mối liên quan giữa ABI và Cholesterol trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ
Bảng 8: Mối liên quan giữa ABI và
LDL- Cholesterol trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ
ABI ( Chỉ số cổ chân cánh tay) giảm hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm ĐTĐ tăng Cholesterol và tăng LDL- Cholesterol so với nhóm ĐTĐ không có tăng Cholesterol và LDL- Cholesterol với p< 0,05.
Bảng 9: Các thông số của độ cứng động mạch trên 2 nhómĐTĐ,tăng TG và nhóm ĐTĐ, không tăng TG
Độ cứng động mạch tăng hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm ĐTĐ tăng TG so với nhóm ĐTĐ có TG bình thường với p< 0,05.
Bảng 10: Mối liên quan giữa Ba PWV
và TG
TG tăng sẽ có tăng độ cứng động mạch (tiêu chuẩn ba PWV ≥ 1450 cm/s) gấp 3,2 lần so với các cá nhân có TG bình thường.
IV. BÀN LUẬN:
Độ cứng động mạch của nhóm bệnh tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng (baPWV 1517,79 ± 250,55cm/s so với 1236,95 ± 99,48cm/s với p <0,001, PP 49,89 ± 8,52 mmHg so với 46,93 ± 6,93 với p<0,005). Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt cao hơn so với nghiên cứu của Liu và cộng sự năm 2011 (baPWV nhóm bệnh 1678 cm/giây so với 1583 cm/giây; p= 0.018). Sự khác biệt này có thể do chọn mẫu và cách chọn nhóm chứng của chúng tôi khác với Liu (có 767 người tham gia trong đó có 413 người bệnh ĐTĐ và 354 người trong nhóm chứng, nhóm chứng được lấy ngẫu nhiên từ những người sinh sống tại tỉnh Chiết Giang- Trung Quốc; còn nhóm chứng của chúng tôi từ những cán bộ cao cấp đến khám tại bệnh viện 198). (7)
Độ cứng động mạch liên quan đến HbA1C: HbA1C >6,5% liên quan với tăng baPWV >1450 cm/giây [OR=4,2 ( 1,68- 10,26)]. Trong nghiên cứu của Yuhong Chen và cộng sự 2009, baPWV cũng có liên quan với mức HbA1C (1715±314 so với 1851±335 cm/s,với p<0.0001). Nhưng có sự khác biệt giữa 2 nghiên cứu. Nghiên cứu của Yuhong Chen 2009 nghiên cứu trên nhóm ĐTĐ có tăng huyết áp, nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm ĐTĐ, có hoặc không có THA. (9)
Độ cứng động mạch liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid: độ cứng động mạch có liên quan với tăng Triglycerid [OR=3,2 (1,48-6,89)], ABI giảm có ý nghĩa ở nhóm tăng Cholesterol và LDL-C so với nhóm có Cholesterol và LDL-C bình thường (1,09±0,07 so với 1,12±0,07. p<0,05), (1,09±0,07 so với 1,12 ±0,07. p< 0,05).
Tăng đường máu ở bệnh ĐTĐ kích thích tổng hợp các sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation (advanced glycation end products AGEs). AGE liên kết ngang trong thành mạch máu làm gia tăng quá trình cứng của thành mạch máu và sự xơ hóa của các động mạch lớn (8). Có mối tương quan giữa tăng đường huyết, xơ vữa động mạch và rối loạn chức năng nội mạc. Tăng đường huyết làm tăng tình trạng glycat hóa tất cả các protein làm tăng liên kết chéo giữa các sợi protein làm dày lớp mô nền ngoại bào thành mạch máu tăng biểu lộ các phân tử kết dính ở lớp nội mạc mao mạch cùng với rối loạn chuyển hóa lipid trong ĐTĐ (Tăng TG, giảm HDL-Cholesterol và tăng tiểu phân LDL nhỏ tỷ trọng cao) góp phần vào quá trình xơ vữa động mạch.Quá trình chuyển hóa ở gan, LDL nhỏ tỷ trọng cao dễ dàng bị glycat hóa trong môi trường glucose huyết tăng cao làm LDL bị glycat hóa tồn tại lâu hơn trong máu, bị bắt giữ trong thành mạch máu và bị oxy hóa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xơ vữa động mạch. (9)
Nhóm ĐTĐ có THA, baPWV cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ không THA (ba PWV 1623,30 ± 285,51 >1450 cm/giây so với 1443,32 ± 192,25 >1450 cm/giây với p< 0,001). PP tay trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ không THA ( 53,9 ± 10,43 mmHg so với 47,0 ±5,36 mmHg với p < 0,001). PP chân trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ không THA (74,59 ±13,7 mmHg so với 63,6 ± 9,62 mmHg với p< 0,001). Kết quả thấp hơn kết quả nghiên cứu của Yuhong Chen và cộng sự (1779±341 cm/giây so với 1691 ±342 cm/giây p< 0,001). Sự khác biệt này có thể là do Yuhong Chen chọn mẫu lớn hơn chúng tôi 1000 bệnh nhân, trong khi mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 116 bệnh nhân. (9)
Như chúng ta đã biết bình thường thì Nitric oxide (NO), prostacyclin của nội mạc mạch máu làm dãn mạch, có tính kháng viêm, chống tăng sinh tế bào, và ức chế sự hình thành huyết khối (cùng với t-PA, TFPI tiết ra từ tế bào nội mạc). Trên những bệnh nhân tăng huyết áp thì có sự giảm NO do giảm sản xuất NO, và tăng quá trình ức chế NO đã được tiết ra.Dưới ảnh hưởng của tăng huyết áp các tế bào nội mạc chết theo chương trình (apoptosis) nhiều hơn tạo điều kiện cho hình thành mảng xơ vữa động mạch Cơ chế chính làm quá trình nội mạc mạch chết theo chương trình nhiều hơn là sự tăng tạo angiotensin II nhiều trong máu và trong mô tế bào. Chính vì vậy tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch và tăng dần độ cứng động mạch. (10)
Nhóm ĐTĐ có hội chứng chuyển hóa, baPWV tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ không có hội chứng chuyển hóa (1560,12 ±282,65 cm/giây so với 1463,95 ± 191,89 cm/giây, p< 0,005). Độ cứng động mạch có liên quan đến tăng vòng bụng trong nhóm ĐTĐ [OR 4,03 (1,79-9,07)]. Vòng bụng to do tăng mô mỡ dưới da và do mỡ nội tạng. Các Acid béo tự do, các cytokine, PAI-1 (plasminogen activator inhibitor – 1)… được phóng thích ra từ các mô mỡ dư thừa đều tạo điều kiện cho sự gia tăng kháng Insulin, tăng khả năng gây viêm của lớp tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các mảng xơ vữa làm tăng độ cứng thành mạch máu. Hội chứng chuyển hóa bao gồm nhiều yếu tố phức tạp, đan xen lẫn nhau : Kháng Insulin, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp…trong đó kháng Insulin là yếu tố trung tâm chi phối và chịu sự tác động trở lại của các yếu tố khác. Các yếu tố như kháng insulin, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, tăng huyết áp đều có cơ chế bệnh sinh gây tăng độ cứng động mạch nên hội chứng chuyển hóa liên quan đến độ cứng động mạch và các biến cố tim mạch là điều tất yếu.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua khảo sát 231 bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện 19-8 cho thấy độ cứng động mạch tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm đái tháo đường so với nhóm chứng. Trong nhóm đái tháo đường týp2, tăng huyết áp, Hba1C > 6,5, tăng Triglyceride, tăng Cholesterol, tăng vòng bụng và đặc biệt nhóm có Hội chứng chuyển hóa độ cứng động mạch tăng hơn có ý nghĩa thống kê. Trong thực hành lâm sàng cần đưa xét nghiệm đo các yếu tố phản ánh độ cứng của động mạch để sàng lọc cho bệnh nhân đái tháo đường týp2. Cần kiểm soát tốt glucose máu, huyết áp và tình trạng rối loạn lipid máu đồng thời giảm số đo vòng bụng để góp phần giảm bớt nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp2.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên bệnh nhân đái tháo đường týp2 (ĐTĐ). Độ cứng động mạch – arterial stiffness bao gồm các thành phần như vận tốc sóng mạch, áp lực mạch, chỉ số cổ chân-cánh tay…là một yếu tố nguy cơ tim mạch cần được đánh giá theo các hướng dẫn chuyên ngành. Vận tốc sóng mạch (Pulse Wave Velocity – PWV), áp lực mạch (Pulse Pressure – PP), chỉ số cổ chân cánh tay (Ankle Brachial Index – ABI) là các chỉ số của độ cứng động mạch cần được khảo sát về tổn thương cơ quan đích không triệu chứng ở người tăng huyết áp theo hướng dẫn của Hội tim mạch châu Âu/Hội tăng huyết áp châu Âu (ESH/ESC) 2007-2013. Vận tốc sóng mạch động mạch cảnh-đùi (carotid femoral PWV – cfPWV) là “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá độ cứng động mạch chủ có giá trị tiên đoán độc lập cho biến cố tim mạch gây tử vong và không tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp. Giá trị của vận tốc sóng mạch cánh tay cổ chân (brachial – ankle Pulse Wave Velocity – baPWV) >1450 cm/giây tương đương với ngưỡng cfPWV >1200 cm/giây. Các nghiên cứu cho thấy tăng độ cứng động mạch gặp trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… và có liên quan tới các biến cố tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tử vong do tim mạch…). Mục tiêu: đánh giá độ cứng động mạch trên bệnh nhân ĐTĐ týp2 đồng thời tìm mối liên quan giữa độ cứng động mạch với các thông số lâm sàng, cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 231 người từ 45 đến 65 tuổi (116 người ĐTĐ và 115 người nhóm chứng) khám tại Bệnh viện 19-8 tháng 5/2016. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Độ cứng động mạch được đánh giá bằng vận tốc sóng mạch cánh tay-cổ chân (brachial-ankle Pulse Wave Velocity- baPWV), áp lực mạch (Pulse Pressure-PP), chỉ số cổ chân cánh tay (ABI). Các đối tượng đều được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và đo các chỉ số đánh giá độ cứng động mạch bằng máy VP-1000Plus (Omron). Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả:độ cứng động mạch của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng (baPWV 1517,79 ± 250,55 cm/giây so với 1236,95 ± 99,48 cm/giây với p <0,001, PP 49,89 ± 8,52 mmHg so với 46,93 ± 6,93 mmHg với p<0,005). HbA1C > 6,5% tương quan với tăng baPWV >1450 cm/giây [OR=4,2 (1,68- 10,26), p <0,001]. Trên bệnh nhân ĐTĐ, độ cứng động mạch có tương quan với tăng Triglycerid [OR=3,2 (1,48-6,89), p <0,005], với tăng vòng bụng [OR 4,03 (1,79-9,07), p <0,001]. Ở nhóm ĐTĐ có THA, baPWV cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ không THA (1623,30 ± 285,51 cm/giây so với 1443,32 ± 192,25 cm/giây với p< 0,001). Ở nhóm ĐTĐ có hội chứng chuyển hóa, baPWV tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ không có hội chứng chuyển hóa (1560,12 ±282,65 cm/giây so với 1463,95 ± 191,89 cm/giây, p <0,005). ABI giảm có ý nghĩa ở nhóm tăng Cholesterol và LDL-C so với nhóm có Cholesterol và LDL-C bình thường (1,09±0,07 so với 1,12±0,07; p<0,05), (1,09±0,07 so với 1,12 ±0,07; p<0,05).Kết luận: độ cứng động mạch tăng có ý nghĩa trên bệnh nhân ĐTĐ týp2. Tăng độ cứng động mạch có tương quan với tăng huyết áp, tăng vòng bụng, rối loạn lipid máu (tăng Cholesterol, tăng LDL-C và tăng Triglycerid), tăng HbA1C, có hội chứng chuyển hóa. Trong thực hành lâm sàng cần đưa xét nghiệm đo các yếu tố phản ánh độ cứng của động mạch để sàng lọc cho bệnh nhân ĐTĐ týp2. Cần kiểm soát tốt glucose máu, huyết áp và tình trạng rối loạn lipid máu đồng thời giảm số đo vòng bụng để góp phần giảm bớt nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp2.
Từ khóa: độ cứng động mạch, đái tháo đường týp2, hội chứng chuyển hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Role of arterial stiffness in cardiovascular disease -Marina Cecelja and Phil Chowienczyk JRSM Cardiovascular Disease 2012.
- Guidelines 2013 Guidelines for the Management of Arterial Hypertension. The Task Force for the Management of Arterial Hypertension of the European Society of Hypertension (ESH) and of the European Society of
Cardiology (ESC). - O,Roukle MF et al. Clinical applications of arterial stiffness, definitions and reference values. Am J Hypertens 2002, 15: 426-444.
- Assessment of arterial stiffness in clinical practice I.S. MACKENZIE, I.B. WILKINSON and J.R. COCKCROFT From the Clinical Pharmacology Unit, University of Cambridge, Addenbrooke’s Hospital,Cambridge, and Department of Cardiology, University of Wales College of Medicine,University Hospital, Cardiff,
- Woolam GL, Schnur PL, Vallbona, Hoff HE: The pulse wave velocity as an early indicator of atherosclerosis in diabetic subjects. Circulation 1962: 25: 533-539.
- Alberti, KGMM; Zimmet (1999). “Definition, Diagnosis, and Classification of Diabetes Mellitus and its Complications”. World Health Organization. pp. 32–33. Retrieved 25 March 2013.
- Determinants of arterial properties in Chinese type-2 diabetic patients compared with population-based controls.Liu YP1, Li Y, Richart T, Zhu Y, Thijs L, Jin Y, Zhang YF, Sheng CS, Chen YH, Wang JG, Zhan WW, Staessen JA.
- Y. Naka, L.G. Bucciarelli, T. Wendt, L.K. Lee, L.L. Rong, R.Ramasamy, S.F. Yan, A.M. Schmidt, RAGE axis: animal models and novel insights into the vascular complications of diabetes. Arterioscler. Thromb. Vasc. Biol.24, 1342–1349 (2004).
- Association of arterial stiffness with HbA1c in 1,000 type 2 diabetic patients with or without hypertension. Yuhong ChenÆ Yun HuangÆ Xiaoying LiÆ Min XuÆ Yufang BiÆ Yu ZhangÆ Weiqiong GuÆ Guang Ning.
- Shingo Tanaka, Hidehiro Kaneko, Hiroto Kano (2016). The predictive value of the borderline ankle-brachial index for long-term clinical outcomes. Atherosclerosis 250 (2016) 69-76.