Liên quan giữa nồng độ leptin huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ trên đối tượng thừa cân béo phì

LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ LEPTIN HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ  TRÊN ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN BÉO PHÌ

Trần Minh Triết, Diệp Thị Thanh Bình,Nguyễn Hải Thủy*

 Bệnh viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, *Trường Đại Học Y Dược Huế

ABSTRACT

RELATIONSHIP BETWEEN SERUM LEPTIN LEVELS AND OTHER RISK FACTORS IN OVERWEIGHT SUBJECTS

 ABSTRACT

Aims : to determine the serum leptin levels from overweight subjects and evaluate the relationship between serum leptin concentrations and other risk factors. Methods :. Fasting blood,  serum leptin, blood  glucose,  HbA1c, insulin  and  lipid  profiles and hsCRP were studied in a total 68 overweight subjects.Results : The median of serum leptin levels in overwweight subjects were significantly higher than that of the control group ( 11 ng/mL vs median 3.9 ng/mL, p < 0.05). Insulin and hsCRP were positively correlated with serum leptin concentration. The associated factors of hyperleptinemia were female, abdominal obesity, pre-hypertension and metabolic syndrome. Conclusions: serum leptin concentrations were higher in overweight subjects and associated with insulinemia, hsCRP levels, female, abdominal obesity, pre-hypertension and metabolic syndrome

Keywords : serum leptin, obesity, overweight.

TÓM TẮT

Mục tiêu : khảo sát mối liên quan nồng độ leptin huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ trên đối tượng thừa cân béo phì. Phương pháp : nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 68 đối tượng thừa cân béo phì. Các dữ liệu thu thập bao gồm các yếu tố về nhân trắc, huyết áp và các bệnh lý chuyển hóa. Xét nghiệm nồng độ leptin huyết thanh, đường huyết,  HbA1c, bilan lipid, insulin máu và hsCRP. Kết quả : Trung vị nồng độ leptin huyết thanh nhóm thừa cân béo phì cao hơn nhóm chứng (11.0 ng/mL so với là 3.9 ng/mL,  P<0,05). Nồng độ leptin tương quan với insulin và hsCRP (p=0.05 và 0.01). Gia  tăng nồng độ leptin máu liên quan đến giới nữ, béo bụng, tiền tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa. Kết luận : Nồng độ leptin huyết thanh  tăng ở đối tượng thừa cân béo phì và liên quan đến hội chứng chuyển hóa, nhất là nữ giới .

Từ khóa : leptin huyết thanh, thừa cân, béo phì

I. ĐẠI CƯƠNG [7],[9],[3] :

Béo phì đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn toàn cầu.Tỉ lệ thừa cân béo phì ở Viết Nam cũng ngày một gia tăng. Hậu quả của béo phì thường liên quan đến đái tháo đường típ 2, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp và các biến cố tim mạch. Sự phát hiện ra leptin từ năm 1994 trên những chú chuột ob bị khiếm khuyết tổng hợp leptin bẩm sinh đã mở ra một hướng mới trong điều trị béo phì bằng hormon tái tổ hợp. Leptin là một hormon được tiết ra từ mô mỡ và có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn và tăng tiêu thụ tăng lượng, giúp bệnh nhân giảm cân. Leptin không chỉ tác động trên chuyển hóa năng lượng mà còn tác động trên các mô ngoại vi và ảnh hưởng đến các yếu tố chuyển hóa như insulin, nồng độ glucose máu và hệ thống tim mạch [6]. Tuy nhiên, vấn đề ứng dụng leptin trong thực hành lâm sàng gặp nhiều khó khăn vì hầu hết tất cả các bệnh nhân béo phì đều có nồng độ leptin máu tăng cao và hiện tượng đề kháng leptin [8], [5]. Hiện tượng đề kháng leptin có thể dẫn đến nhiều hậu quả trên tim mạch và các rối loạn chuyển hóa khác. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về leptin cũng như các yếu tố liên quan đến nồng độ leptin máu, nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Liên quan giữa nồng độ leptin huyết thanh và một số  yếu tố nguy cơ trên  đối tượng thừa cân béo phì”

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu quan sát: cắt ngang, mô tả và phân tích.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Những đối tượng đến khám tổng quát tại phòng khám tổng quát bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM bị thừa cân béo phì (BMI 23 ≥ kg/m2).

Nhóm chứng là nhóm không bị thừa cân và đồng ý tham gia nghiên cứu.

3. Chọn mẫu :

Chọn mẫu thuận lợi các đối tượng đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu.

4. Thu thập số liệu và các biến số :

Các biến số

Giới, BMT, vòng eo (cm) , vòng hông (cm), huyết áp (mmHg), đường huyết đói (mg%). Insulin đói (microU/ml). Chỉ số HOMA – IR . Cholesterol toàn phần (mmol/L), triglyceride (mmol/L), HDL –c (mmol/L), LDL – c (mmol/L) và leptin máu (ng/mL)  .

Phân tích thống kê: Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê STATA 10.0.

III. KẾT QUẢ :

68 đối tượng thừa cân béo phì và 26 đối tượng có chỉ số BMI bình thường (nhóm chứng) ghi nhận như sau

Nồng độ leptin huyết thanh :  Ở nhóm chứng, tứ phân vị trên của nồng độ leptin là 12.8 ng/mL, do đó chúng tôi xác định tăng leptin máu là khi nồng động leptin máu ≥ 12.8 ng/mL

Bảng 1 : Đặc trưng cơ bản của nhóm nghiên cứu :

Nồng độ leptin máu trên người thừa cân béo phì cao hơn hẳn nhóm không thừa cân (trung vị 11.0 ng/mL so với 3.9ng/mL) có ý nghĩa thống kê dù cho 2 nhóm không có sự khác biệt về tuổi, giới. Ở nhóm thừa cân béo phì, các chỉ số nhân trắc về câng nặng, BMI, vòng eo, vòng hông, chỉ số eo/hông cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bình thường. Các chỉ số xét nghiệm cho thấy nhóm thừa cân béo phì có nồng độ cholesterol toàn phần, hsCRP, Insulin, HOMA_IR cao hơn nhóm bình thường có ý nghĩa thống kê và tỉ lệ béo bụng, đề kháng insulin, hội chứng chuyển hóa cũng nhiều hơn ở nhóm thừa cân béo phì.

Bảng 2 : So sánh các yếu tố liên quan giữa 2 nhóm  tăngvà không leptin máu:

Tỉ lệ tăng leptin máu trong nhóm thừa cân béo phì là 44.1%.

Ở nhóm tăng leptin máu, chúng tôi ghi nhận chiều cao thấp hơn, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm thừa cân mà không có tăng leptin máu. Nồng độ insulin máu và HsCRP ở nhóm tăng leptin cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tăng leptin (trung vị là 12.4 µU/mL so với 9.7 µU/mL và 12.5 nmol/L so với 6.0 nmol/L).

Mối tương quan giữa nồng độ Leptin máu và nông độ insulin, hsCRP

Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ leptin máu và nồng độ insulin cũng như nồng độ hsCRP ghi nhận hệ số tương quan (Spearman’s) lần lượt là 0.34 và 0.31 (cả hai đều có ý nghĩa thống kê).

 

 

Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến hiện tượng tăng leptin máu trên những đối tượng thừa cân:

Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiện tượng tăng leptin máu bao gồm : giới nữ, béo phì, béo bụng, tiền tăng huyết áp và  hội chứng chuyển hóa.

IV. BÀN LUẬN:

1. Nồng độ leptin:

Nồng độ leptin máu trong nghiên cứu của chúng tôi có trung vị là 11 ng/mL. So với một số nghiên cứu khác, nồng độ leptin có sự dao động tùy thuộc đối tượng, dân số nghiên cứu. Ví dụ trong nghiên cứu của Sawsan Hassan Mahassni và cộng sự tại Ả Rập nồng độ leptin máu trung bình ở người thừa cân, béo phì lần lượt là 4.39 và 5.77 ng/mL [11], trong khi đó một nghiên cứu khác của Ahsan Kazmi ghi nhận nồng độ leptin máu ớ nhóm béo phì là 52.8 ± 24.6 ng/mL và ở người không béo phì là 12.7 ± 6.1 ng/mL [1]. Một nghiên cứu khác của Ehsan Bahrami ghi nhận nồng độ leptin máu ở thanh thiếu niên thừa cân 13.1 ± 14.3 ng/mL [2]. Hiện tại trong nước chưa có nhiều các nghiên cứu khảo sát nồng độ leptin máu, trong khi các nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy nồng độ leptin máu còn dao động, điều này có thể do xét nghiệm leptin máu còn chưa được chuẩn hóa tại các phòng xét nghiệm, cũng như tùy thuộc vào đối tượng tham gia nghiên cứu như trẻ em, thanh thiếu niên, thừa cân, béo phì.

2. Các yếu tố liên quan đến nồng độ
leptin máu :

Tuy kết quả nồng độ leptin máu còn dao động ở các nghiên cứu nhưng hầu hết đều ghi nhận nồng độ leptin máu cũng như hiện tượng tăng leptin máu liên quan mật thiết với nồng độ insulin máu, chỉ số HOMA-IR, hiện tượng đề kháng insulin, thừa cân béo phì và bép phì vùng bụng và giới nữ thường có nồng độ leptin máu cao hơn nam giới. Điều này cũng tương tự trong nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Sawsan ghi nhân nồng độ leptin máu có liên quan đến tình trạng thừa cân, vòng eo [10]. Nghiên cứu của Darina  thì ghi nhận nồng độ leptin máu có liên quan mật thiết với chỉ số BMI [4] trong khi tác giả Ahsan Kazmi ghi nhận nồng độ leptin máu ở nhóm nữ giới cao hơn hẳn nam giới và không bị ảnh hưởng bởi tuổi [1]. Các số liệu tại Iran cho thấy nồng độ leptin máu cao hơn có ý nghĩa thông kê ở những đối tượng béo phì vùng bụng so với những người bình thường [2]. Một nghiên cứu lớn với hơn 1200 người tại Trung Quốc ghi nhận chỉ số BMI có liên quan mạnh với nồng độ leptin máu và người có đề kháng insulin thì nồng độ leptin máu sẽ cao gấp đôi người không có hiện tượng đề kháng insulin [11].

Nghiên cứu còn một số mặt hạn chế như số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu còn hạn chế, phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên sự khác biệt và mối liên quan giữa một số yếu tố với leptin máu chưa có ý nghĩa thống kê. Trong tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục thựa hiện đề tài nghiên cứu này với số lượng mẫu nhiều hơn cũng như phân tích sâu hơn nữa về mối liên quan giữa các yếu tố và nồng độ leptin máu và xem xét các ảnh hưởng của hiện tượng đề kháng leptin chọn lọc (tăng leptin máu trên bệnh nhân thừa cân béo phì) đến các yếu tố chuyển hóa và tim mạch.

V. KẾT LUẬN

Có sự gia tăng nồng độ leptin máu ở người thừa cân béo phì  với trị số trung vị là 11.0 ng/mL (0.4 – 69.4 ng/mL) cao hơn so với nhóm người không thừa cân (trung vị là 3.9 ng/mL). Nồng độ leptin huyết thanh tương quan với nồng độ insulin (r=0.34, p =0.05) và hsCRP (r=0.31, p=0.01). Hiện tượng tăng leptin máu có liên quan với hội chứng chuyển hóa, tiền tăng huyết áp, béo bụng và nhất là nữ giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ahsan Kazmi, A. S. (2013). Serum Leptin values in the healthy obese and non-obese subjects of Rawalpindi. Journal of Pakistan Medical Association, 63.
  2. Bahrami E, M. P. (2014). Insulin and leptin levels in overweight and normal-weight Iranian adolescents: The CASPIAN-III study. Journal of research in Medical Sciences, 19, 387-390.
  3. Cuong, T. Q., Dibley, M. J., Bowe, S., Hanh, T. T. M. & Loan, T. T. H. (2006). Obesity in adults: an emerging problem in urban areas of Ho Chi Minh City, Vietnam. Eur J Clin Nutr, 61(5), 673-681.
  4. Darina Petrášová, Izabela Bertková. (2014). Biomarkers associated with obesity and overweight in the Roma population residing in Eastern Slovakia. Central European Jourmal of Public Health, 22, S18-s21.
  5. Haynes, W. G. (2005). Role of leptin in obesity-related hypertension. Experimental Physiology, 90(5),
    683-688.
  6. Kelesidis, T., Kelesidis, I., Chou, S. & Mantzoros, C. S. Narrative review: the role of leptin in human physiology: emerging clinical applications. Ann Intern Med, 152(2), 93-100.
  7. Margetic, S., Gazzola, C., Pegg, G. G. & Hill, R. A. (2002). Leptin: a review of its peripheral actions and interactions. Int J Obes Relat Metab Disord, 26(11), 1407-1433
  8. Mark, A. L., Correia, M. L., Rahmouni, K. & Haynes, W. G. (2002). Selective leptin resistance: a new concept in leptin physiology with cardiovascular implications. J Hypertens, 20(7), 1245-1250
  9. Moran, O. & Phillip, M. (2003). Leptin: obesity, diabetes and other peripheral effects–a review. Pediatr Diabetes, 4(2), 101-109.
  10. Sawsan Hassan Mahassni, R. B. S. (2013). Obesity and CRP, Adiponectin, Leptin, and Lipid Profile in Saudi Arabian Adolescent Females. Journal of Basic & Applied Sciences, 9, 500-509.
  11. Zuo H, S. Z., Yuan B, Dai Y, Wu G, et al. (2013). Association between Serum Leptin Concentrations and Insulin Resistance: A Population-Based Study from China. PLoS ONE 8(1): e54615. doi:10.1371/journal.pone.0054615.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …