Nghiên cứu chức năng tuyến giáp trong hội chứng thận hư ở trẻ em

NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP

TRONG HỘI CHỨNG THẬN HƯ Ở TRẺ EM

Hồ Quang Tiến1, Hoàng Thị Thủy Yên2, Lê Thỵ Phương Anh3

1. Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh

2. Trường Đại học Y Dược Huế

ABSTRACT

Research on the thyroid function

in children with nephrotic syndrome

This observational study was conducted to evaluate the thyroid function in children with nephrotic syndrome during nephrosis and remission. It was carried over one year from  1/ 2016 to December 2016 at the Department of Paediatrics, Hue University Hospital. Objective: To find out the thyroid function of nephrotic children during nephrosis and remission.Method: The prospective follow up study. Results:The study was carried out on 40 children with nephrotic syndrome from 1- 15 years old. Thyroid profile was done during nephrosis (initial attack or relapse) and remission.The incidence of hypothyrodism in nephrotic syndrome was 35% (14/40), among which 7.5% (3/40) was hypothyroidism, 27.5% (11/40) was subclinical hypothyroidism.The study showed the correlation between the concentration of serum protein,  albuminemia and thyroid function. The concentration of serum  protein in the hypothyroid  group was 42.38 ± 4.30 g/l, lower than the normal group (48.82 ± 9.81 g/l), p<0.05. The level of albuminemia in hypothyroid patients was 12.03 ± 2.32 g/l, significantly lower than normal thyroid function group 15.03 ± 3.04 g/l, p< 0,05. All of the hypothyroid group normalized the thyroid function during remission.Conclusion:This study suggests that children with nephrotic syndrome commonly have a state of subclinical hypothyroidism during proteinuria although they are clinically euthyroid  which improves with remission and needs no treatment.

Keywords: hypothyroidism, nephrotic syndrome, FT4,TSH.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá chức năng giáp ở bệnh nhi hội chứng thận hư  (HCTH) trước và sau điều trị lui bệnh với liệu pháp corticoid tại khoa Nhi, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 1/2016 đến 12/2016.Mục tiêu: Đánh giá chức năng tuyến giáp ở trẻ mắc HCTH giai đoạn  trước và sau lui bệnh với liệu pháp corticoid. Phương pháp: Theo dõi dọc.Kết quả:Nghiên cứu 40 bệnh nhi được chẩn đoán HCTH từ 1 tuổi đến 15 tuổi tại khoa Nhi, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thấy tỷ lệ suy giáp là 35% (14/40) trong đó 7,5 % (3/40) suy giáp, 27,5% (11/40) suy giáp dưới lâm sàng. Có mối liên quan giữa nồng độ protein máu, albumine máu với chức năng giáp. Nồng độ protid máu nhóm có suy giáp là 42,38 ±4,30 g/l,  thấp hơn nhóm chức năng giáp bình thường là 48,82 ± 9,81 g/l , p< 0,05. Nồng độ Albumine máu nhóm có suy giáp là 12,03 ±2,32 g/l, thấp hơn nhóm chức năng giáp bình thường là 15,03 ±3,04 g/l với sự khác biệt có ý nghĩa ,p < 0,05. Trong nhóm suy giáp, 100% bệnh nhi có chức năng tuyến giáp trở lại bình thường khi điều trị HCTH lui bệnh.Kết luận:Bệnh nhi hội chứng thận hư đa số biểu hiện suy giáp dưới lâm sàng. Chức năng tuyến giáp trở lại bình thường khi điều trị HCTH lui bệnh. Không cần bổ sung Thyroxine cho bệnh nhi HCTH.

Từ khóa: suy giáp, hội chứng thận hư, FT4, TSH.

Chịu trách nhiệm chính:Hồ Quang Tiến

Ngày nhận bài: 01/4/2019

Ngày phản biện khoa học: 16/4/2019

Ngày duyệt bài: 30/4/2019

1.ĐẶT VÂN ĐỀ

Hội chứng thận hư ở trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mạn tính thường gặp ở trẻ em mà nguyên nhân phần lớn là vô căn (90%).Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, 90% trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi. Bệnh diễn tiến mạn tính với các đợt tái phát và gây thất thoát một lượng lớn chất đạm qua nước tiểu trong đó có cả hormon thyroxin (T4) và thyroid binding globulin (TBG).Sự thất thoát này có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tuyến giáp cùng sự phát triển của trẻ và có mối liên quan nào giữa mất hormon giáp này với sự rối loạn thể dịch trong bệnh HCTH.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều ghi nhận có suy giáp ở bệnh nhân HCTH. Mattoo TK  năm 1994, đã nhận thấy hiện tượng suy giáp ở một số bệnh nhi mắc bệnh hội chứng thận hư [11. Tuy nhiên các nghiên cứu khác lại nhận thấy hiện tượng suy giáp nhẹ, thoáng qua ở những bệnh nhi HCTH không được điều trị do mất một phần các hormon T4, T3, FT4, FT3 và TBG [4], [6].

Để góp phần tìm hiểu vấn đề này, đề tài “Nghiên cứu chức năng tuyến giáp trong hội chứng thận hư ở trẻ em” được thực hiện để đánh giá chức năng tuyến giáp của bệnh nhi trước khi điều trị prednisolon để tìm hiểu mức độ suy giáp ở bệnh nhi HCTH .

Mục tiêu:

  1. Đánh giá chức năng tuyến giáp của bệnh nhi mắc hội chứng thận hư.
  2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến suy giáp ở bệnh nhi hội chứng thận hư

2.ĐỐI TƯỢNG  VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán HCTH tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 1/2016 đến 12/2016

2.1.1. Tiêu chuẩn  chọn bệnh

– Bệnh nhi được chẩn đoán HCTH lần đầu theo tiêu chuẩn[10].

Protein niệu >50mg/kg/24giờ, hoặc protein niệu/creatinin niệu (mg/mmol) > 200.

Albumin máu giảm < 25g/l.

Protid máu <60g/l.

Phù

– Hội chứng thận hư tái phát [10]:

Protein niệu >50mg/kg/24giờ hoặc protein niệu/creatinin niệu (mg/mmol) > 200 hoặc albustix≥ 3+ trong 3 ngày liên tiếp kèm theo phù hoặc không ít nhất sau 2 tuần ngừng thuốc.

– Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

– Bệnh nhân HCTH đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp như thuốc kháng giáp, hormon giáp….

–  Bệnh nhi HCTH mắc bệnh lý vùng dưới đồi – tuyến yên, như  khối u tuyến yên, hoặc các bệnh lý tuyến giáp như: không có tuyến giáp, bệnh Basedow, u tuyến giáp, bệnh Hashimoto, suy giáp hoặc cường giáp trước khi khởi phát của hội chứng thận hư.

– Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu theo dõi dọc.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:Cỡ mẫu thuận tiện.Chọn tất cả bệnh nhi HCTH đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế và Khoa Nhi Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

Có 40 bệnh nhi HCTH được chọn vào nghiên cứu.

2.2.3. Định nghĩa và tiêu chuẩn xác định một số biến nghiên cứu

– Hội chứng thận hư đơn thuần: không có các dấu hiệu cao huyết áp, không tiểu máu, không suy thận [10].

– Hội chứng thận hư không đơn thuần : tăng huyết áp, và hoặc tiểu máu, và hoặc suy thận [10].

– Suy giáp dưới lâm sàng: TSH tăng (5 < TSH < 10 μUI/ml), FT4 bình thường [3].

– Suy giáp : TSH tăng (TSH ≥10μUI/ml), FT4 giảm (FT4< 10 pmol/l), [3].

– Chức năng giáp bình thường: TSH bình thường, FT4 bình thường, [3].

2.3.4. Quá trình điều trị [10]

Tất cả bệnh nhi sau khi được chẩn đoán hội chứng thận hư thì cho điều trị theo phác đồ với prednisolone liều 2mg/kg/ngày uống hàng ngày trong giai đoạn tấn công (tối đa 60 mg) chia 2 lần.

HCTH lui bệnh : Khi lâm sàng hết phù và  protein niệu âm tính 3 ngày liên tiếp thì điều trị đủ 6 tuần rồi chuyển sang điều trị duy trì.

2.3.5. Thời điểm nghiên cứu

Thời điểm T0: thời điểm lúc bệnh nhân vào viện.Thời điểm T2: thời điểm BN HCTH được điều trị lui bệnh, hết phù và protein niệu âm tính.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp:

– Số liệu thu thập theo bộ câu hỏi có sẳn được ghi vào phiếu điều tra thống nhất. Các kết quả thu thập được làm tròn hai chữ số sau dấu phẩy.

– Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm Medcalc 11.0.

3. KẾT QUẢ

3.1.  Đặc điểm chung

Bảng 3.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo độ tuổi

Bảng 3.2.Phân bố nhóm nghiên cứu theo giới 

Bảng 3.3. Phân bố nhóm nghiên cứu theo địa dư 

Bảng 3.4. Phân loại HCTH theo tiến triển

Bảng 3.5. Phân loại HCTH theo lâm sàng

3.2. Đánh giá chức năng giáp của bệnh nhi HCTH.

Bảng 3.6. Phân loại chức năng giáp trong HCTH trẻ em

Nhận xét:
Suy giáp trong nhóm HCTH thời điểm T0 là 14/10 (là 35% (14/40) trong đó 7,5 % (3/40) suy giáp, 27,5% (11/40) cas là suy giáp dưới lâm sàng.

Giai đoạn T2 khi điều trị HCTH lui bệnh, tất cả 40 bệnh nhi đều có chức năng giáp trong giới hạn bình thường. 

Bảng 3.7. Nồng độ TSH trong thời gian điều trị

Nhận xét:

T0:Nồng độ TSH trung bình trong nhóm  suy giáp tăng cao rõ rệt, cas tăng cao nhất là 16,81 µIU/ml. Giá trị trung bình  TSH là 4,22  µIU/ml.

T2: TSH  trung bình là 2,76 ± 0,65.

Bảng 3.8. Nồng độ FT4 theo chức năng giáp giai đoạn

Nhận xét:

T0: Nồng độ FT4 trung bình trong nhóm  suy giáp  giảm rõ so vói nhóm chức năng giáp bình thường.

T2: FT4  trung bình là 18,45 ± 4,62pmol/l 

3.3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan  đến suy giáp ở bệnh nhi HCTH

Bảng 3.9. Liên quan giữa nhóm tuổi và chức năng giáp

Nhận xét: Không có sự khác biệt về chức năng giáp ở các độ tuổi khác nhau,
p > 0,05.

Bảng 3.10.Liên quan giữa giới tính và chức năng giáp

Nhận xét: Không có sự khác biệt về chức năng giáp giữa hai giới nam và nữ,
p > 0,05

Bảng 3.11.Liên quan giữa mức độ phù và chức năng giáp.

Nhận xét: Không có sự khác biệt về phân loại chức năng giáp với các mức độ phù khác nhau, p > 0,05.

Bảng 3.12.Liên quan giữa thể tích nước tiểu và chức năng giáp.

Nhận xét: Không có sự khác nhau về chức năng giáp ở thể tích nước tiếu khác nhau, p > 0,05.

Bảng 3.13.Liên quan giữa tiến triển HCTH và chức năng giáp.

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của phân loại chức năng giáp với phân loại HCTH lần đầu và HCTH tái phát, p > 0,05.

Bảng 3.14.Liên quan giữa phân loại HCTHtheo lâm sàng và chức năng giáp.

Nhận xét: HCTH đơn thuần có tỷ lệ bệnh nhi suy giáp cao, p < 0,05.

Bảng 3.15.Liên quan giữa nồng độ Protein niệu trung bình và chức năng giáp

Nhận xét: Nồng độ protein niệu giữa nhóm có suy giáp và nhóm chức năng giáp bình thường không có sự khác biệt, p>0,05.

Bảng 3.16.Liên quan giữa nồng độ Protid máu trung bình và chức năng giáp

Nhận xét: Nồng độ protid máu giữa nhóm có suy giáp thấp hơn nhóm chức năng giáp bình thường với sự khác biệt có ý nghĩa , p < 0,05.

Bảng 3.17.Liên quan giữa nồng độ Albumin máu (g/l)và chức năng giáp

Nhận xét:Nồng độ Albumine máu máu giữa nhóm có suy giáp thấp hơn nhóm chức năng giáp bình thường với sự khác biệt có ý nghĩa , p < 0,05.

4.BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung

4.1.1. Tuổi nhóm nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, theo bảng 3.1 cho thấy, độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 8,92 ± 3,68 tuổi, thấp nhất là 2 tuổi, cao nhất là 15 tuổi.Kết quả trên là  tương đương với một số nghiên cứu trong và ngoài nước [4], [7].

4.1.2. Phân bố theo giới

Trong nghiên cứu này, theo bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn ở nữ. Tỷ lệ nam/ nữ trong nghiên cứu này là 3/1. Sự khác biệt về giới cũng cho kết quả tương tự với các kết quả nghiên cứu khác [1],[2],[3],[9], [10].

4.1.3. Phân bố theo địa dư

Theo nghiên cứu này, trong bảng 3.3, cho thấy bệnh gặp ở nông thôn nhiều hơn thành phố,với tỷ lệ nông thôn/thành phố xấp xỉ 3/1. Điều này có thể giải thích do nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại tuyến trung ương, bệnh nhi ở nông thôn kiến thức về y học còn thấp, khó tiếp cận với các phương tiện chẩn đoán sớm nên việc chẩn đoán ra bệnh thường chậm trễ hơn, khi có triệu chứng nặng thường được chuyển lên các tuyến trên để chẩn đoán và điều trị. Trong khi đó ở thành phố, trẻ thường được đi khám khi mới bắt đầu có triệu chứng, được phát hiên bệnh sớm hơn, và có thể  được theo dõi điều trị tại các trung tâm y tể hoặc bác sĩ tư.

4.1.4. Phân loại hội chứng thận hư.

Trong nghiên cứu này theo bảng 3.4, nhóm bệnh nhân HCTH tái phát chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm bệnh nhân HCTH lần đầu, tỷ lệ HCTH tái phát/HCTH lần đầu xấp xỉ 1,7/1, Kết quả nghiên cứu này có chút khác biệt đối với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Dung tiến hành năm 2004 trên 62 bệnh nhi HCTH với tỷ lệ HCTH lần đầu/HCTH tái phát xấp xỉ 1/1 [1]. Điều này được giải thích do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại tuyến trung ương, nên bệnh nhân vào viện chủ yếu là bệnh nặng, tái phát lui lại nhiều lần, tiếp đón bệnh nhân từ các tuyến dưới chuyển lên, còn những bệnh HCTH lần đầu thường được giữ lại điều trị tại tuyến dưới nhiều hơn.

4.2.  Đánh giá chức năng tuyến giáp của bệnh nhi hội  chứng thận hư

Bảng 3.6 cho thấy đa số bệnh nhi hội chứng thận hư ( 26/40) có chức năng tuyến giáp bình thường (65%), có 3/40 đử tiêu chuẩn chẩn đoán suy giáp với TSH tăng và FT4 giảm ( 7,5%) và  11/40 ( 27,5%)suy giáp dưới lâm sàng. Tỷ lệ suy giáp chung là 35%. Kết quả tương tự một số nghiên cứu trong và ngoài nước.Nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Dung thực hiện năm 2004 trên 62 bệnh nhi HCTH ghi nhận có 69% trường hợp giảm T3, 54,8% trường hợp giảm T4, 40,7% trường hợp giảm FT4, 16,7% trường hợp tăng TSH trên 10 µIU/ml, thấy có tình trạng suy giáp trên cận lâm sàng trong nghiên cứu, tuy nhiên trên lâm sàng biểu hiện của suy giáp không rõ có thể do thời gian mất đạm còn ngắn, dữ trữ hormon giáp còn đủ dùng trong thời gian 3 tháng, cần theo dõi định kỳ chức năng tuyến giáp ở bệnh nhi nghi ngờ để có thể phát hiện suy giáp sớm và điều trị kịp thời [1].

Hoàng Thị Thủy Yên tiến hành năm 2002 trên 32 bệnh nhi HCTH tiên phát có nhóm chứng với tuổi, giới, nhận thấy ở bệnh nhi HCTH nồng độ TSH tăng, ngược lại T4 và FT4 giảm, và đưa ra khuyến cáo cần đánh giá định kỳ chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân HCTH để tránh bỏ sót suy giáp kết hợp với HCTH do mất TBG và T4 qua nước tiểu [4]. Năm 2013, Phạm Thị Phương nghiên cứu 61 bệnh nhi HCTH, có đối chứng trên 38 người khỏe mạnh, cho thấy nồng độ FT3, FT4 trung bình ở nhóm nghiên cứu thấp hơn so với nhóm chứng, nồng độ TSH trung bình ở nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng, có 29,5% bệnh nhân giảm FT3, 27,9% bệnh nhân giảm FT4, và 21,3% bệnh nhân tăng TSH [2].Nghiên cứu của Mattoo TK năm 1994 [11], và gần đây của Iglesias P năm 2009 [] cũng cho thấy hiện tượng suy giáp ở một số bệnh nhi mắc HCTH. Ito S và cộng sự ở bệnh nhi HCTH có sự giảm TBG, T4, FT4 và tăng TSH do có sự mất TBG và T4 qua nước tiểu [9]. Theo Gilles và cộng sự nồng độ TSH cao hơn ở những BN mắc bệnh thận có protein niệu cao khi so sánh với nhóm chứng [6]. Hội chứng thận hư gây ra mất nước tiểu của protein huyết tương trung bình (40- 200 kDa) và các protein liên kết hoocmon như globulin gắn thyroxine (TBG), transthyretin và albumin dẫn đến giảm hormon tuyến giáp

4.2.1. Nồng độ TSH  ở bệnh nhi hội chứng thận hư

Theo nghiên cứu này, nồng độ TSH trung bình trong 3 cas suy giáp  tăng cao  nhất , giá trị trung bình 14,57 ± 2,24, cas tăng cao nhất là 16,81 µIU/ml. Nhóm suy giáp dưới lâm sàng có giá trị TSH là 8,70 ± 3,17.  Cả 3 cas suy giáp và 11 cas suy giáp dưới lâm sàng này đều được xét nghiệm nồng độ TSH sau giai đoạn điều trị tấn công lui bệnh và đều có giá trị ngưỡng bình giáp.

Kết quả nghiên cứu tương tự với những nghiên cứu của một số tác giả khác, nghiên cứu của  Lê Thị Ngọc Dung cho kết quả tăng nhẹ nồng độ TSH, nồng độ TSH là 5,80 ± 4,9 µIU/ml [1]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Thủy Yên  bệnh nhi HCTH có nồng độ TSH là 7,26 ± 0,74 µIU/ml, cao hơn so với nhóm chứng 2,3 ± 0,84 µIU/ml  [4], nghiên cứu của Phạm Thị Phương năm 2013 trên 61 bệnh nhi HCTH có nhóm chứng cho thấy nồng độ TSH máu trung bình là 3,96 ± 2,45 µIU/ml, cao hơn so với nhóm chứng [2]. Các nghiên cứu khác đều  ghi nhận tăng nồng độ TSH ở bệnh nhân HCTH [6], [7],[8],[9],[11],[12].

4.2.2. Nồng độ hormon giáp FT4 ở bệnh nhi hội chứng thận hư

Theo nghiên cứu này, nhóm suy giáp có nồng độ FT4 thấp hơn nhóm bình giáp nhưng không có sự khác biệt, p  >0,05. Giá trị trung bình là 13.45 ± 4,32 pmol/l. Tương tự kết quả của Lê Thị Ngọc Dung nồng độ FT4 là 12.09 ± 6.04 pmol/l [1],  và các nghiên cứu khác [ 2],[4].Tình trạng biến đổi hormone giáp trên bệnh nhân hội chứng thận hư chủ yếu là suy giáp nhẹ và thoáng qua, điều này có thể giải thích bởi nguyên nhân suy giáp là do mất hormone giáp và các protein vận chuyển qua đường tiểu, do màng lọc cầu thận bị tổn thương, thời gian mất ngắn do bệnh nhân được điều trị bệnh nguyên HCTH, cải thiện protein niệu mất đi. Đồng thời cơ thể có lượng hormone giáp dự trữ đủ cho cơ thể dùng trong một thời gian [8],[9].

4.3. Liên quan giữa phân loại chức năng giáp với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng thận hư

4.3.1.Liên quan giữa tuổi, giới và chức năng giáp

Trong nghiên cứu này, không có sự khác biệt về chức năng giáp ở các độ tuổi khác nhau, và giới khác nhau, p>0,05, điều này có thể giải thích là tổn thương màng lọc cầu thận không phụ thuộc vào tuổi và giới nên không có sự khác biệt về lượng hormon giáp mất qua đường tiểu.Trong nghiên cứu này, có 2 bệnh nhi HCTH nhỏ tuổi, < 2 tuổi, có 1 cas suy giáp, được theo dõi nồng độ TSH,FT4 được xét nghiệm lại sau điều trị lui bệnh ở giới hạn bình thường. Trong các hướng dẫn điều trị HCTH trẻ em có khuyến cáo bổ sung hormon giáp cho trẻ nhỏ tuổi,  vì độ tuổi này tốc độ phát triển cơ thể, sự phát triển của bộ não rất nhanh, mà sự phát triển này phụ thuộc vào sự cung cấp đủ hormon giáp, hormon giáp kiểm soát các gen điều khiển protein của myelin và neuron.  Do đó, cần tầm soát  chức năng giáp để điều trị  cho trẻ.

4.3.2. Liên quan giữa triệu chứng phù và chức năng giáp

Không có sự khác biệt về chức năng giáp ở bệnh nhân vào viện với các mức độ phù khác nhau (p>0,05), điều này được giải thích bởi không có sự khác nhau giữa nồng độ protid máu và albumin máu.Điều này có nghĩa là không thể dựa vào mức độ phù lúc vào viện của bệnh nhân HCTH mà kết luận bệnh nhân có khả năng suy giáp hay không.

4.3.3.Liên quan giữa thể tích nước tiểu và chức năng giáp

Không có sự khác biệt về chức năng giáp ở bệnh nhân vào viện với thể tích nước tiểu  khác nhau (p>0,05). Điều này được giải thích bởi không có sự khác nhau giữa nồng độ protid máu và albumin máu, và kết quả này cũng phù hợp với kết quả không có sự khác biệt về chức năng giáp ở bệnh nhân vào viện với các mức độ phù khác nhau.

Điều này có nghĩa là không thể dựa vào thể tích nước tiểu lúc vào viện của bệnh nhân HCTH mà kết luận bệnh nhân có khả năng suy giáp hay không.

4.3.4. Liên quan giữa phân loại HCTH và chức năng giáp

Theo kết quả nghiên cứu này, tỷ lệ suy giáp cao hơn ở nhóm HCTH  đơn thuần so với nhóm HCTH không đơn thuần, p < 0,05. Tương tự một số nghiên cứu khác [4], [7]. Điều này được giải thích trong HCTH đơn thuần mất nhiều hormon giáp qua nước tiểu do mất nhiều protein vận chuyển hơn ở thể HCTH kết hợp [4],[5], [11].Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê ở nhóm HCTH lần đầu với tái phát(p>0,05), kết quả nghiên cứu này có chút khác biệt với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Dung với ưu thế suy giáp ở nhóm HCTH tái phát [1], điều này có thể giải thích bệnh nhân HCTH của nghiên cứu này được theo dõi ngoại trú bằng que thử nước tiểu, tái phát  được phát hiện khi protein niệu dương tính từ 3+ trong 3 ngày liên tiếp, trước khi phù xuất hiện. HCTH lần đầu vào viện thường đã qua các chẩn đoán và điều trị khác rồi mới được chuyển tuyến lên, nên việc bệnh diễn biến nặng hơn.

4.3.5.Liên quan giữa nồng độ protein niệu, protid máu và albumin máu với chức năng giáp

Trong nghiên cứu này, không có sự khác biệt về nồng độ protein niệu giữa nhóm biến đổi nồng độ hormone giáp và nhóm chức năng giáp bình thường (p>0,05).

Tuy nhiên nồng độ trung bình của Protide máu, Albumine máu nhóm HCTH suy giáp thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm HCTH không rối loạn chức năng giáp. Điều này có thể giải thích nhóm HCTH giảm protide máu và albumine máu có suy giáp do giảm protein vận chuyển vận chuyển và các dạng hormon giáp liên kết với các protein. Tuy nhiên , Lê Thị Ngọc Dung không thấy có sự khác biệt về nồng độ FT4 và TSH giữa hai nhóm prorein máu < 50g/l và nhóm protein máu >50g/l, cũng như không có sự khác biệt về FT4 và TSH giữa hai nhóm albumin máu >20g/l và albumin máu <20g/l [1]. 

KẾT LUẬN

1.Chức năng giáp ở bệnh nhi mắc hội chứng thận hư:Tỷ lệ bệnh nhi hội chứng thận hư có suy giáp là 35% (14/40) trong đó 7,5 % (3/40 ) suy giáp , 27,5% (11/40) cas là suy giáp dưới lâm sàng.

  1. Liên quan giữa phân loại chức năng giáp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng thận hư. Nhóm HCTH đơn thuần có tỷ lệ suy giáp cao hơn cao ý nghĩa thống kê p < 0,05.Nồng độ protid máu nhóm có suy giáp là 42,38 ±4,30 g/l thấp hơn nhóm chức năng giáp bình thường là 48,82 ± 9,81 g/l , p < 0,05.Nồng độ Albumine máu máu nhóm có suy giáp là 12,03 ±2,32 g/l  thấp hơn nhóm chức năng giáp bình thường là 15,03 ±3,04 g/l với sự khác biệt có ý nghĩa , p < 0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Thị Ngọc Dung (2005), “Khảo sát chức năng tuyến giáp ở trẻ bị hội chứng thận hư”,Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 9, số 1, tr. 83 – 87.
  2. Phạm Thị Phương (2013), “Khảo sát nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát”, Tạp chí y học thực hành, 878 (8), tr. 14 – 16.
  3. Mai Thế Trạch (2014),”Bệnh lý tuyến giáp dưới lâm sàng”, Nội tiết đại cương, Nhà xuất bản y học, tr. 175 – 183.
  4. Hoàng Thị Thủy Yên (2002), “Đánh giá chức năng tuyến giáp ở bệnh nhi hội chứng thận hư tiên phát”, Nhi khoa 2002, Tập 10, tr. 527 – 531.
  5. Amit D, Roxana C, Irit K, Danit B, Miriam D ( 2011) ”Hypothyroidism in children with steroid-resistant nephrotic syndrome”, Nephrol Dial Transplant (2011) 0: 1–5
  6. Gilles R, M Den Heijer, A.H Ross et al (2008), “Thyroid function in patients with proteinuria”, Netherlands Journal of Medicine, 66, 11, pp. 483-485.
  7. Gopal B, Anjali M, ( 2012) ” Interactions between thyroid disorders and kidney disease”,Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, Vol 16 , Issue 2.
  8. Iglesias P, J J Diez (2009), “Thyroid dysfunction and kidney disease”, European Journal of Endocrinology, 160, pp. 503- 515.
  9. Ito S, Kano K, Ando T, Ichimura T (1994),”Thyroid function in children with nephrotic syndrome”, Pediatric Nephrology,8, pp. 412- 415.
  10. KDIGO (2012), “Steroid-sesitive nephrotic syndrome in children”, KDIGO Clinical Practice Guideline for Glomerulonephritis, 163-171.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …