NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN DUNG NẠP
GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN BASEDOW
Đỗ Thị Tính, Phạm Văn Linh
Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
TÓM TẮT
Basedow là bệnh lý cường chức năng tuyến giáp khá thường gặp trên lâm sàng. Tình trạng tăng thừa các hormone tuyến giáp kéo dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn đường máu lúc đói (IFG), suy giảm dung nạp glucose máu (IGT) (các tình trạng được xem như các rối loạn tiền đái tháo đường) và có thể thúc đẩy quá trình hình thành hay làm tăng nặng bệnh lý đái tháo đường. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường ở bệnh nhân Basedow (1) cũng như sự liên quan rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường với nồng độ các hormone giáp, TSH ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu (2). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả tiến hành trong năm 2013 trên các bệnh nhân được chẩn đoán Basedow tại bệnh viên Việt Tiệp Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu: Trên nhóm 87 bệnh nhân Basedow, thấy đa số đối tượng thuộc giới nữ (89,66%) ở độ tuổi từ 20-50 (khoảng 80%). Stress trong cuộc sống là yếu tố có tỷ lệ đáng kể (12,64%) trong số các yếu tố được xác định liên quan tới khởi phát bệnh. Nhóm bệnh nhân Basedow trong nghiên cứu có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng phong phú và điển hình. Tỷ lệ chung rối loạn glucose máu và đái tháo đường là 39,08% trong đó rối loạn glucose máu lúc đói (IFG) là 14,94%; rối loạn dung nạp glucose (IGT) là 20, 69% và đái tháo đường là 3,45%. Có mối quan thuận giữa nồng độ T3, fT4 (r=0,74 và 0,57; p < 0,05) và mối tương quan nghịch giữa nồng độ TSH (r=- 0,53; p<0,05) với glucose máu xác định 2 giờ sau nghiệm pháp tăng đường máu.
Từ khóa: bệnh Basedow, rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF IMPAIRED GLUCOSE TOLERANCE (IGT) IN PATIENTS WITH BASEDOW’S DISEASE
Basedow’s disease a rather common disease characterized by marked and prolonged hyperthyroidism state. That prolonged excess of TSH and thyroid hormones (T3, fT4 could interfere with glucose metabolism and lead to impaired glucose tolerance (IGT) and promote the development or aggravation of diabetes. Objectives: Determine the rate of IGT or diabetes in patients with Basedow’s disease (1) as well as the correlation or association of IGT and diabetes with thyroid hormones and TSH (2). Subjects and methods: Prospective descriptive study conducted in 2013 on 87 patients diagnosed with Basedow’ disease in Viet-Czech Haiphong Hospital. Study results: Among 87 patients with Basedow’s disease included, the majority (89.66 %) were female, aged 20 to 50 (about 80 %). Stress accounted substantial rate (12.64 %) among those determined relevant to the onset of disease. Subjects had variable but typical clinical manifestations and workup. The global rate of subjects having blood glucose disorders or diabetes was 39.08% including impaired fasting glucose (IFG), IGT and diabetes that accounted respectively 14.94; 20,69% and 3.45%. There were positive correlations between concentrations of T3 and fT4 (r = 0.74 and 0.57; p<0.05), and negative correlation between concentrations of TSH (r=-0.53; p<0.05) to those of blood glucose determined 2 hours after provoqued hyperglycemia test.
Keywords: Basedow’s disease, impaired glucose tolerance (IGT), diabetes
Chịu trách nhiệm chính: Đổ Thị Tính
Ngày nhận bài: 20.5.2015
Ngày phản biện khoa học: 24.5.2015
Ngày duyệt bài: 26.5.2015
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Basedow là bệnh lý cường chức năng tuyến giáp khá thường gặp trên lâm sàng. Các hormone tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hóa của tế bào, ảnh hưởng lên chuyển hóa lipid, protid và gluxit ở chiều hướng tăng cường. Trong bệnh lý Basedow, với sự tăng thừa các hormone tuyến giáp và sự giảm của kích giáp tố tuyến yên sẽ dẫn đến rối loạn kiểm soát glucose máu dai dẳng trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng suy giảm dung nạp glucose máu, thúc đẩy đái tháo đường tiềm ẩn trở thành đái tháo đường thực sự. Hơn nữa bệnh lý nội tiết Basedow cũng rất thường đi kèm đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường týp 1 với cơ chế tự miễn dịch. Nhằm có thêm các thông tin thực tế về tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu ở người bệnh với rối loạn tăng cường hoạt động tuyến giáp, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu xác định tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường ở bệnh nhân Basedow điều trị tại bệnh viên Việt Tiệp Hải Phòng trong năm 2013 (1) cũng như mối liên quan rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường với nồng độ các hormone giáp, TSH ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu (2).
2. ĐỐi tưỢng và phương pháp nghiên cỨu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định Basedow điều trị tại bệnh Việt Tiệp Hải Phòng 2013. Bệnh Basedow được chẩn đoán căn cứ trên các biểu hiện lâm sàng cường giáp (như tim nhanh, gầy sút, run tay, nóng bức…) đồng thời có bướu cổ, lồi mắt và các xét nghiệm cận lâm sàng có fT3 tăng, fT4 tăng và TSH giảm. Nghiên cứu không bao gồm các đối tượng đã được chẩn đoán đái tháo đường từ trước.
2.2. Phương pháp nhiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên mẫu nghiên cứu lấy theo chủ đích (không xác suất) là tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Basedow trong thời gian nghiên cứu tại bệnh viện Việt-Tiệp Hải Phòng. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các biểu hiện lâm sàng của cường giáp (như gầy sút cân, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, nóng bức, ra nhiều mồ hôi, tay run, ỉa lỏng, háo khát), bướu cổ, lồi mắt và các dấu hiệu cận lâm sàng từ xét nghiệm glucose máu lúc đói (sáng sớm) kết hợp với nghiệm pháp tăng đường máu nếu đối tượng có glucose máu dưới 7mmol/l (cho bệnh nhân uống 75g glucose pha trong 200ml nước đun sôi để nguội và định lượng glucose máu trước và sau uống glucose 2 giờ). Trên đối tượng có glucose máu trên 7mmol/l, lặp lại xét nghiệm này vào sáng sớm ngày kế tiếp.
Đái tháo đường được chẩn đoán theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1999 với một trong các tiêu chuẩn gồm glucose máu đói trên 7 mmol/l ở cả hai lần xét nghiệm (1), glucose máu 2h sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết trên 11,1mmol/l (2) hay glucose máu tại thời điểm bất kỳ trên 11,1mmol/l, có kèm thêm biểu hiện lâm sàng hoặc đường niệu (3).
Rối loạn glucose máu có thể ở một trong hai tình huống là rối loạn đường máu lúc đói (IFG: impaired fasting glucose) và rối loạn dung nạp glucose máu (IGT: impaired glucose tolerance). Rối loạn đường máu lúc đói là khi đường máu khi đói trong khoảng từ 5,6 tới 6,9 mmol/l và glucose máu 2giờ sau nghiệm pháp tăng đường máu dưới mức 7,8mmol/l. Rối loạn dung nạp glucose máu là trường hợp đường máu khi đói trong khoảng từ 5,6 tới 6,9 mmol/l và glucose máu 2giờ sau nghiệm pháp tăng đường máu trong khoảng từ 7,8 mmol/l tới 11mmol/l.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu trên 87 bệnh nhân Basedow trong đó có 78 bệnh nhân nữ (chiếm 89,66%) và 9 bệnh nhân nam (chiếm 10,34%)
Bảng 1: Phân độ theo nhóm tuổi
Nhận xét: Nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu thuộc giới nữ (gần 90%) và ở độ tuổi từ 20- 50 tuổi chiếm gần 80%
Bảng 2: Tiền sử và yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh
Nhận xét: Nhóm đối tượng nghiên cứu có yếu tố khởi phát bệnh là áp lực công việc (5/11 bệnh nhân), mất người thân (4/11 bệnh nhân), sau sinh con (2/11 bệnh nhân).
Tiền sử ra đình có mẹ và chị gái bị bệnh lý tuyến giáp (di truyền giáp trạng) là 7/11 bệnh nhân chiếm 8,05%.
Kết quả này phù hợp với y văn kinh điển về bênh Basedow thường gặp ở nữ giới có di truyền giáp trạng, độ tuổi từ 20- 50 tuổi và khởi phát sau các stress của cuộc sống.
Bảng 3: Các biểu hiện lâm sàng chính của nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Biểu hiện lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu rất phong phú và điển hình của bệnh cảnh cường giáp: Run tay, bốc hỏa, da nóng ẩm, mồ hôi nhiều, trống ngực (gặp trên tất cả các trường hợp); ăn nhiều (98,85%); gầy sút cân (96,55%). Các biểu hiện về mắt – dấu hiệu đặc trưng cho bệnh Basedow – gặp ở 23 bệnh nhân chiếm 26,44%; trong đó lồi mắt 2 bên chiếm 20/23 bệnh nhân, có 3 bệnh nhân chỉ lồi mắt 1 bên. Nhóm đối tượng nghiên cứu có 20/87 bệnh nhân chiếm 22,99% có phù mềm trước xương chày, đây có lẽ là biểu hiện của suy tim.
Bảng 4: Phân độ bướu giáp
Nhận xét: Gặp 100% đối tượng nghiên cứu có bướu giáp to, chủ yếu là to vừa (độ Ib và độ II gần 90%). Đặc biệt có 25/87 bệnh nhân (28,74%) có tiếng thổi tâm thu tại tuyến giáp, một dấu hiệu khá đặc trưng cho biểu hiện cường giáp.
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm hormone giáp và TSH ở nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Nồng độ T3 và fT4 đều tăng cao hơn so với chỉ số hormone tương ứng ở người bình thường. Trong khi đó, nồng độ TSH ở nhóm nghiên cứu lại giảm rất thấp, chứng tỏ nhóm đối tượng nghiên cứu có biểu hiện cận lâm sàng rất điển hình.
Bảng 6: Kết quả rối loạn Glucose máu và đái tháo đường
Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn glucose máu và đái tháo đường ở nhóm đối tượng nghiên cứu với các độ khác nhau tại thời điểm chẩn đoán là 39,08%, trong đó IGT chiếm tỷ lệ cao nhất 20, 69%; IFG chiếm tỷ lệ 14,94%; có 3 BN chiếm tỷ lệ 3,45% được chẩn đoán ĐTĐ sau làm nghiệm pháp tăng đường máu.
Tỷ lệ rối loạn glucose(tiền đái tháo đường) và đái tháo đường thực sự ở nhóm đối tượng nghiên cứu cao hơn hẳn so với tỷ lệ chung mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường ở người bình thường tại Việt Nam (tỷ lệ RLDN toàn quốc là 7,3% và đái tháo đường 4,1%- theo điều tra quốc gia 2002- 2004). Chứng tỏ cường giáp có ảnh hưởng rõ rệt lên chuyển hóa Glucose máu, làm gia tăng tỷ lệ RLDN Glucose máu và đái tháo đường. Do vậy, ở các bệnh nhân Basedow cần chú ý tìm bệnh lý đái tháo đường và tiền đái tháo đường thông qua xét nghiệm nhiều lần Glucose máu lúc đói, hoặc làm nghiệm pháp gây tăng đường máu bằng đường uống thông thường.
Bảng 7: Liên quan giữa rối loạn Glucose và đái tháo đường với BMI
Nhận xét: Những BN Basedow thừa cân có nguy cơ ĐTĐ và tiền ĐTĐ cao hơn những bệnh nhân không thừa cân (OR=1,51)
Bảng 8: Liên quan giữa rối loạn Glucose máu và ĐTĐ với tăng huyết áp
Nhận xét: Những BN Basedow có tăng huyết áp nguy cơ ĐTĐ và tiền ĐTĐ cao hơn những bệnh nhân không tăng huyết áp (OR=1,54)
Bảng 9: Liên quan rối loạn Glucose máu và ĐTĐ với lồi mắt
Nhận xét: Những bệnh nhân Basedow có lồi mắt nguy cơ đái tháo đường và tiền đái tháo đường cao hơn những bệnh nhân không lồi mắt (OR=1,83)
Bảng 10: Tương quan giữa T3, fT4 và TSH với nồng độ glucose máu xác định tại thời điểm 2 giờ sau nghiệp pháp tăng đường máu
Nhận xét: Kết quả bảng 10 cho thấy có mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa nồng độ hormone giáp T3 và FT4 với tỷ lệ RLDN Glucose máu và ĐTĐ ở BN Basedow nghiên cứu (r= +0,74 và +0,57 với p<0,05); tương quan nghịch giữa TSH và tỷ lệ RLDN Glucose máu và ĐTĐ ở BN Basedow nghiên cứu (r = -0,53, p< 0,05).
Kết quả nghiên cứu phù hợp với tác dụng sinh lý của hormone giáp làm tăng cường chuyển hóa Glucose thúc đẩy đái tháo đường tiềm ẩn trở thành đái tháo đường thực sự; hoặc đây là kết hợp ngẫu nhiên của hai bệnh lý nội tiết thường gặp. Điều nà cần có những nghiên cứu lớn hơn để khẳng định.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 87 BN Basedow điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2013 chúng tôi có các kết luận sau:
Trên nhóm 87 bệnh nhân Basedow, thấy đa số đối tượng thuộc giới nữ (89,66%) ở độ tuổi từ 20-50 (khoảng 80%). Stress trong cuộc sống là yếu tố có tỷ lệ đáng kể (12,64%) trong số các yếu tố được xác định liên quan tới khởi phát bệnh. Nhóm bệnh nhân Basedow trong nghiên cứu có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng phong phú và điển hình với gầy sút, run tay, hồi hộp, tim nhanh (100%), lồi mắt (26,44%), bướu cổ to (100%) hay bướu có tiếng thổi tâm thu (28,74%), T3 và fT4tăng, TSH giảm rõ rệt.
Tỷ lệ chung rối loạn glucose máu và đái tháo đường là 39,08% trong đó rối loạn glucose máu lúc đói (IFG) là 14,94%; rối loạn dung nạp glucose (IGT) là 20, 69% và đái tháo đường là 3,45%. Có mối quan thuận giữa nồng độ T3, fT4 (r=0,74 và 0,57; p < 0,05) và mối tương quan nghịch giữa nồng độ TSH (r=- 0,53; p<0,05) với glucose máu xác định 2 giờ sau nghiệm pháp tăng đường máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Diabetes (2013) University of Maryland. http://umm.edu/health/medical/altmed/diabetes
- Other types of diabetes mellitus – Hyperthyroidism (2013). The living textbook of Diabetes. http://www.diapedia.org/other-types-of-diabetes-mellitus/hyperthyroidism
- Hage M, Zantout MS, Azar ST (2011). Thyroid Disorders and Diabetes Mellitus. Journal of Thyroid Research. http://dx.doi.org/10.4061/2011/439463
- Iitaka M1, Katayama S (2000). Insulin resistance in pituitary, thyroid, and adrenal diseases. Nihon Rinsho. 2000 Feb;58(2):451-5.
- Wu P (2000). Thyroid Disease and Diabetes.http://journal.diabetes.org/clinicaldiabetes.htm
- Kondo Y, Suzuki S, Gomi Y et al (1992) The mechanism of glucose intolerance in patients with Graves’ disease. Nihon Naibunpi Gakkai Zasshi. 1992;68(12):1257-68.
- Custro N, Scafidi V, Costanza G et al (1990). Insulin resistance in patients with Graves’ disease and reduced glucose tolerance. The normalization of fasting insulin secretion in parallel with the restoration of thyroid function. Minerva Med, 81(7-8):523-7.