Ngừa “Mắt máy tính” mùa đại dịch COVID-19 !

        NGỪA “MẮT MÁY TÍNH” MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19 !

        TS.BS Trần Bá Thoại

BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

 

I. LỜI MỞ

Cùng với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, nhu cầu học hành, làm việc online gia tăng mạnh, với những hệ lụy kèm theo như “bệnh ngồi lâu”, “bệnh văn phòng”, đặc biệt là “hội chứng mắt máy tính”

Hội chứng mắt máy tính là gì?  Nguyên nhân ra sao ? Tác hại thế nào ? Làm sao phòng trị ?

II. TỔNG QUAN

Hội chứng mắt máy tính (computer vision syndrome, CVS) là một nhóm bệnh lý mắt và thị lực liên quan đến việc sử dụng máy tính thường xuyên trên 2 giờ mỗi ngày.

Độ trầm trọng của hội chứng gia tăng thuận theo với thời lượng sử dụng máy tính.

                           

    Theo các nghiên cứu của Hội Trắc thị Hoa Kỳ (American Optometric Association,  AOA), có đến 75% người thường xuyên sử dụng máy vi tính gặp các rối loạn chức năng về mắt CVS.

Các triệu chứng thường gặp của CVS là: căng thẳng về mắt hay mệt mỏi thị giác, khô mắt, cảm giác rát mắt, chói sáng, nhìn mờ, đau đầu và mỏi vai, mỏi cổ và lưng

Theo một nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội, nguyên nhân được kể đến là do giảm gần 40% tần số chớp mắt (từ 14 lần/phút xuống còn 6-7 lần), khiến mắt bị khô. Hơn nữa, khi dùng máy tính, mắt có khuynh hướng mở to hơn nên cũng nhanh khô, không đủ nước mắt và độ trơn để loại sạch bụi.

III. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

  Hội chứng mắt máy tính được xác định qua các dấu chứng sau:

* Mỏi mắt

* Mờ thị giác,

* Khô mắt,

* Đau đầu,

* Đau cổ và đau vai,

* Chóng mặt

Mức độ các dấu hiệu của hội chứng thị giác phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sử dụng mắt, thời lượng nhìn, và chất lượng màn hình máy tính.

Người có các bệnh rối loạn khúc xạ như caanjthij, viễn thị và loạn thị, mắt mất tập trung hoặc phối hợp, và những thay đổi của mắt do lão hóa: như lão thị, đều có thể dễ bị hội chứng mắt máy tính hơn.

Với những ca bị hôị chứng mắt máy tính tạm thời (thoáng qua) các triệu triệu chứng sẽ giảm sau khi ngừng sử dụng máy tính.

Nếu không được giải quyết, khắc phục nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng sẽ tiếp tục tái diễn và thường tăng mức độ trầm trọng hơn khi tiếp tục sử dụng máy tính để học tập, lao động trong tương lai.

IV. NGUYÊN NHÂN

Hội chứng mắt máy tính thường xuất hiện khi mắt phải làm việc, điều tiết trong những điều kiện như:

* Ánh sáng văn phòng làm việc yếu

* Độ chói của màn hình máy tính quá cao.

* Ngồi làm việc với máy vi tính sai tư thế.

* Ngồi không đúng khoảng cách

* Chưa điều chỉnh các vấn đề thị giác

V. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

Hội chứng mắt máy tính CVS tuy không phải là bệnh nặng, những cần giải quyết đa dạng và đúng căn nguyên cụ thể khách và chủ quan.

 1. CHĂM SÓC MẮT

Người không có bệnh lý khúc xạ, không đeo kính mắt, có thể sử dụng thêm kính chuyên dụng cho người sử dụng máy tính.

Ngoài  đã đeo kính, cần khám và sử dụng kính “thuốc” thích hợp để sử dụng máy tính.

Một số người có vấn đề về tập trung thị giác khi sử dụng máy tính, cần theo một khoa hướng dẫn điều trị thị lực cần thiết để cải thiện khả năng thị giác.

2. SỬ DỤNG MÁY TÍNH

Cần lưu ý các yếu tố như chế độ sáng, độ thích hợp của ghế ngồi, vị trí các vật dụng tài liệu liên quan, vị trí màn hình, và cách sử dụng thời gian nghỉ

2.1.Vị trí của màn hình máy tính

Hầu hết mọi người đều thấy thoải mái hơn khi xem máy tính với hướng mắt nhìn xuống. Tối ưu nhất, màn hình máy tính nên được đặt dưới tầm mắt từ 15 đến 20 độ (khoảng 4 hoặc 5 inches) đo từ trung tâm của màn hình và từ 20 đến 28 inches từ mắt.

2.2. Văn phòng phẩm, tài liệu liên quan 

Những vật liệu này nên được đặt phía trên bàn phím và dưới màn hình sao cho phù hơp và bạn dễ dàng tìm được.

   2.3. Ánh sáng

   Chọn vị trí màn hình để tránh ánh sáng chói, đặc biệt là từ ánh sáng trên cao hoặc từ cửa sổ. Sử dụng mành hoặc rèm trên cửa sổ và thay thế các bóng đèn bàn với các bóng công suất thấp hơn.

2.4. Kính chống chói

Nếu không có cách nào để giảm thiểu tia chói từ nguồn ánh sáng, nên sử dụng một bộ lọc ánh sáng chói cho màn hình. Các bộ lọc này làm giảm lượng ánh sáng phản xạ từ màn hình.

 

2.5. Vị trí ngồi

                         

                                 Tư thế ngồi máy tính chuẩn

 

Ghế phải có đệm tiện nghi và phù hợp với cơ thể. Chiều cao ghế phải được điều chỉnh để chân của bạn phẳng ngang trên sàn nhà. Nếu ghế có tay dựa, nên điều chỉnh để chúng nâng đỡ cánh tay bạn trong khi đang gõ phím.

Tư thế ngồi chuẩn theo AOA

 

  2.6. Nghỉ ngơi

Để khỏi mỏi mắt, cần cho mắt có khoảng nghỉ khi sử dụng máy tính. Thường cho mắt được nghỉ 15 phút sau mỗi 2 giờ sử dụng máy tính. Có thể áp dụng quy tắc 20-20-20 để khỏi mỏi mắt: Ngồi máy tính 20 phút, nghỉ nhìn vào khoảng không xa 20 feet (6 mét), trong 20 giây.

 

                    Quy tắc 20-20-20 khi dùng máy tính (nguồn AOA)

 

2.7. Chớp (nhấp nháy) mắt

Để tránh bị khô mắt do sử dụng máy tính, nên chớp mắt thường xuyên, để  mắt luôn được ẩm ướt, giúp ngăn ngừa khô mắt, thường gặp trong hội chứng thị giác máy tính

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Computer vision syndrome

https://en.wikipedia.org/wiki/Computer_vision_syndrome

[2] Computer vision syndrome

https://www.aoa.org/healthy-eyes/eye-and-vision-conditions/computer-vision-syndrome?sso=y

[3] What Is Computer Vision Syndrome?

https://www.webmd.com/eye-health/computer-vision-syndrome

[4] What is digital eye strain?

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/c/computer-vision-syndrome.html

[5] 7 Ways to Ease Computer Vision Syndrome

https://www.healthline.com/health/eye-health/computer-vision-syndrome

 

About ngannguyen

Check Also

Cocktail kháng thể đơn dòng trị COVID-19

EVUSHELD: COCKTAIL KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG TRỊ COVID-19 TS.BS Trần Bá Thoại I. LỜI MỞ …