TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THEO HƯỚNG DẪN
CỦA HIỆP HỘI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG QUỐC TẾ NĂM 2012
Cao Mỹ Phượng và cộng sự
Sở Y tế Tỉnh Trà Vinh
ABSTRACT
Objects: Describing results of treated diabetes patients management in 8 General Hospitals in Travinh Province based on 17 indicators in Global Guideline for Type 2 Diabetes of International Diabetes Federation, 2012. Subjects and method: Patients diagnosed Type 2 Diabetes, examined and treated at General Hospitals in Travinh province from 01/2014 to 09/2014. Study method: A cross sectional study. Results: Of the 986 type 2 diabetes inpatients, the majority inpatients are from 40 – < 70 years-old: 64.9% and ≥70 years-old: 31.4%. All of new type 2 diabetes patients haven’t been managed. No diabetes patients were treated with GLP-1 RA. A number of diabetes patients were received formal diabetes education (77.4%) and MNT counseling (97.7%). Only 32.9% diabetes inpatients had at least one HbA1c value measured in the past year. The diabetes patients treatment hadn’t been hightly effective, the percentage of people with diabetes with HbA1c < 7.0% is very low: 15.4% and with HbA1c > 9.0% is very hight: 42.3%. The percentage of diabetes patients who have been control blood pressure are 46.3%; still remaining 4.7% diabetes patients with hypertension hadn’t been cured. The rate of diabetes patients with LDL cholesterol ≥ 3,0mmol/l haven’t treated with lipid – lowering medications: 28,0%. The percentage of people with type 2 diabetes who smoke is 7.1%. The percentage of people with diabetes having an eye or one foot examination is very low: 4.9% or 3.3%. Not any people with diabetes had at least one measurement for microalbuminuria. 24.3% didn’t have one creatinine measurement. Conclusion: All of General Hospitals in Travinh province haven’t been plans for diabetes outpatients. There haven’t been any these hospitals done 17 indicators in Global Guideline for Type 2 Diabetes of International Diabetes Federation, 2012. Indicators done haven’t perfectly completed.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kết quả quản lý bệnh nhân đái tháo đường được điều trị tại 8 Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh theo 17 chỉ số của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế 2012. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 được khám và điều trị tại các BVĐK trong tỉnh. Thời gian nghiên cứu 1/2014 – 9/2014. Phương pháp nghiên cứu: ngang mô tả.Kết quả nghiên cứu: Trong 986 người điều trị nội trú số người tuổi 40 – < 70 chiếm đa số (64,9%) và ≥70 tuổi là 31,4%, chưa quản lý được bệnh nhân được phát hiện mới. Không có bệnh nhân nào được điều trị bằng thuốc GLP-1 RA. Đa số người ĐTĐ được tập huấn hướng dẫn điều trị (77,4%) và tư vấn liệu pháp dinh dưỡng (97,7%). Chỉ có 32,9% người ĐTĐ có ít nhất một lần xét nghiệm HbA1c trong năm. Hiệu quả điều trị chưa cao, tỷ lệ người ĐTĐ với HbA1c < 7,0% rất thấp là 15,4% và với HbA1c > 9,0% là rất cao: 42,3%. Tỷ lệ kiểm soát tốt HA là 46,3%, vẫn còn 4,7% người ĐTĐ có tăng HA nhưng không được điều trị. Tỷ lệ người ĐTĐ týp 2 có LDL cholesterol ≥ 3,0mmol/l không được điều trị bằng thuốc hạ lipid: 28,0%. Có 7,1% người ĐTĐ hút thuốc lá cần khuyên ngưng hoặc giảm dần. Tỷ lệ người ĐTĐ được khám mắt và chăm sóc bàn chân rất thấp: 4,9% và 3,3%; không có người nào có được xét nghiệm Microalbumin niệu. 24,3% chưa được xét nghiệm creatinine. Kết luận: Tất cả các bệnh viện chưa có kế hoạch quản lý bệnh nhân ngoại trú. Chưa có bệnh viện nào thực hiện đủ 17 tiêu chí theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế. Những tiêu chí thực hiện được cũng chưa đầy đủ.
Chịu trách nhiệm chính: Cao Mỹ Phượng
Ngày nhận bài: 20.4.2015
Ngày phản biện khoa học: 24.4.2015
Ngày duyệt bài: 26.4.2015
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý, điều trị bệnh nhân đái tháo đường đang được ngành y tế và xã hội quan tâm. Những nghiên cứu gần đây tại tỉnh Trà Vinh cho thấy phần lớn bệnh nhân được phát hiện đái tháo đường khi đã có biến chứng. Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế đang phát triển mô hình hữu ích để hỗ trợ các nước cần thiết kế một chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường quốc gia. Năm 2012, Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế đã đề xuất 17 chỉ số để quản lý bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Những chỉ số này giúp quản lý bệnh nhân được tốt hơn góp phần giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng, cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Để đánh giá hiệu quả quản lý bệnh nhân đái tháo đường trong tỉnh, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình quản lý bệnh nhân đái tháo đường được điều trị theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế năm 2012’’ với mục tiêu: Mô tả kết quả quản lý bệnh nhân đái tháo đường được điều trị tại 8 Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh theo 17 chỉ số của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế 2012.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Quần thể đích
Quần thể cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh
2.1.1.2. Quần thể nghiên cứu
Đối tượng được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 khám và điều trị tại 8 các BVĐK trong tỉnh Trà Vinh.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại 8 Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh Trà Vinh
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu là 12 tháng. Hồi cứu số liệu tại các bệnh viện từ tháng 1/2013 – 12/2013.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách chọn mẫu, cỡ mẫu
Chọn mẫu trọn. Chọn tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ týp 2 được điều trị tại 8 Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh.
2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu qua phiếu điều tra, hồi cứu lại hồ sơ bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện qua sổ sách quản lý và hồ sơ bệnh án.
Xử lý số liệu bằng chương trình Excel 2013.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả kết quả Quản lý bệnh nhân Đái tháo đường được điều trị nội trú tại 8 Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh theo 17 chỉ số của IDF 2012.
3.1.1. Sàng lọc và chẩn đoán
Tổng số người được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 có điều trị nội trú trong năm 2013 tại 8 BVĐK trong tỉnh là 986 người. Tuổi trung bình là 63 (16 – 96 tuổi). Có 37 người có tuổi dưới 40 (3,8%), 640 người tuổi từ 40 đến dưới 70 (64,9%), và 309 người từ 70 tuổi trở lên (31,4%). Tổng số người được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 có điều trị ngoại trú trong năm 2013 là 21.247 lượt người. Tỷ lệ % người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 mới trong năm 2014 không thống kê được.
3.1.2. Chăm sóc, điều trị
Bảng 3. 1. Các phương pháp điều trị
người ĐTĐ týp 2 trong năm
Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 tham gia điều trị hàng năm chỉ áp dụng một biện pháp điều trị là rất thấp.
3.1.3. Giáo dục
Bảng 3.2. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 được
tập huấn chính thức trong năm
Đa số người ĐTĐ týp 2 được tập huấn hướng dẫn điều trị (77,4%).
3.1.4. Chăm sóc về tâm lý
Bảng 3.3. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 được cảm thấy khỏe mạnh sau điều trị trong năm
Số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không cải thiện sau điều trị thấp.
3.1.5. Quản lý lối sống
Bảng 3. 4. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 được tư vấn liệu pháp dinh dưỡng
Đa số người bệnh ĐTĐ týp 2 đều được tư vấn liệu pháp dinh dưỡng.
3.1.6. Kiểm soát đường huyết
Bảng 3.5. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 được kiểm soát đường huyết theo HbA1c
Chỉ số về kiểm soát đường huyết với HbA1c > 9,0% là rất cao.
3.1.7. Theo dõi lâm sàng
Bảng 3.6. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có ít nhất 1 lần được xét nghiệm HbA1c
Có 67,1% người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 không được xét nghiệm HbA1c.
3.1.8. Tự theo dõi
Bảng 3.7. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú được điều trị bằng insulin hàng ngày
Không có số liệu về điều trị bằng insulin hàng ngày ngoại trú.
3.1.9. Điều trị kiểm soát đường huyết
Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 chỉ được điều trị bằng chế độ ăn với HbA1c < 7,0% là 25/324 người, chiếm 7,7%;tỷ lệ người ĐTĐ týp 2 không được điều trị bằng insulin với HbA1c ≥ 9,0% là 50,0%.
3.1.10. Kiểm soát huyết áp
Bảng 3.8. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 cóHA≤ 130/80 mmHg
Tỷ lệ kiểm soát tốt huyết áp là 46,3%.
Bảng 3.9. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 không được điều trị bằng thuốc hạ áp với HA ≥140/90 mmHg.
Tỷ lệ người ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp nhưng không được điều trị là 4,7%.
3.1.11. Bảo vệ nguy cơ tim mạch
Bảng 3.10. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có LDL cholesterol ≥ 3,0mmol/l (115mg/dl) không được điều trị bằng thuốc hạ lipid
Tỷ lệ người ĐTĐ týp 2 có LDL cholesterol ≥ 3,0mmol/l không được điều trị bằng thuốc hạ lipid là 28,0%.
Bảng 3.11. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có hút thuốc
Có 7,1% (70/986) người ĐTĐ týp 2 hút thuốc lá.
3.1.12. Khám sàng lọc mắt
Bảng 3.12. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có được khám mắt trong năm
Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có được khám mắt trong năm rất thấp.
3.1.13. Tổn thương thận
Tại các bệnh viện trong tỉnh Trà Vinh, không có người ĐTĐ týp 2 có được xét nghiệm Microalbumin niệu trong năm.
Bảng 3.13. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có ít nhất 1 lần xét nghiệm creatinine (và eGFR)
Vẫn còn 24,3% chưa được xét nghiệm creatinine trong năm.
3.1.14. Chăm sóc bàn chân
Bảng 3.14. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có được khám bàn chân trong năm
Tỷ lệ % người được chăm sóc bàn chân là 3,3%.
3.1.15. Tổn thương thần kinh
Bảng 3.15. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có triệu chứng thần kinh trong năm
Chỉ có 1,4% người ĐTĐ týp 2 được phát hiện có triệu chứng thần kinh.
3.1.16. Quản lý người cao tuổi
Tổng số người ĐTĐ týp 2 ≥ 70 tuổi là 309 người.
Bảng 3.16. Các phương pháp điều trị người ĐTĐ týp 2 ≥ 70 tuổi trong năm
Hầu hết người ĐTĐ týp 2 ≥ 70 tuổi được áp dụng chế độ ăn cho người ĐTĐ (96,8%). Có 57,6% người ở lứa tuổi này đang được điều trị bằng thuốc hạ áp.
3.1.17. Chăm sóc bệnh nhân nội trú
Tại tất cả các bệnh viện trong tỉnh, hầu hết các bệnh nhân nhập viện đều có kế hoạch chăm sóc trong lúc nằm viện. Không có số liệu về bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện.
3.1. Kết quả Quản lý bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 được điều trị ngoại trú tại 8 Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh theo 17 chỉ số của IDF 2012
Tất cả các Bệnh viện chưa có kế hoạch quản lý bệnh nhân ngoại trú, chưa có số liệu về bệnh nhân phát hiện mới trong năm.
4. BÀN LUẬN
4.1. Kết quả Quản lý bệnh nhân Đái tháo đường được điều trị nội trú tại 8 Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh theo 17 chỉ số của IDF 2012.
4.1.1. Sàng lọc và chẩn đoán.
Tất cả các bệnh viện trong tỉnh Trà Vinh chỉ quản lý được số lượt điều trị ngoại trú trong năm 2013 là 21.247 lượt người. Không có quản lý được bệnh nhân được phát hiện mới. Điều này cần được quan tâm hơn để quản lý bệnh nhân được tốt hơn.
4.1.2. Chăm sóc, điều trị
Chăm sóc và điều trị người ĐTĐ týp 2 cần phải phối hợp giữa chế độ ăn và thuốc. Tuy nhiên, tại các bệnh viện vẫn còn bệnh nhân chỉ được áp dụng điều trị bằng một biện pháp. Không có bệnh nhân nào được điều trị bằng thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 và ức chế DPP-4.
4.1.3. Giáo dục
Theo số liệu thống kê đa số người ĐTĐ týp 2 được tập huấn hướng dẫn điều trị (77,4%). Tuy nhiên, chưa có chương trình cụ thể và phù hợp.Theo IDF 2012, giáo dục cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bao gồm giáo dục tự quản lý, chăm sóc những nhu cầu cơ bản hàng ngày. Giáo dục qua những nhóm bệnh nhân ĐTĐ, giảng viên là những người có chuyên môn và chương trình đảm bảo phù hợp văn hóa, sinh lý, dân tộc và tình trạng bệnh.
4.1.4. Chăm sóc về tâm lý
Số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không cải thiện sau điều trị là 48 người (4,9%) tại các Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh có thể là bệnh nhân nặng đã có nhiều biến chứng. Cần giáo dục cho bệnh nhân ĐTĐ những bài học đặc biệt như hành vi sức khỏe, điều trị bằng insulin tự tiêm, giảm trầm cảm, rối loạn về ăn uống và suy giảm chức năng nhận thức.
4.1.5. Quản lý lối sống
Đa số người bệnh ĐTĐ týp 2 đều được tư vấn liệu pháp dinh dưỡng.Sự sản xuất insulin được kích thích liên tục bởi chế độ ăn nhiều carbohydrate sẽ làm giảm nhanh hơn khả năng tiết insulin và khởi phát sớm ĐTĐ týp 2.
4.1.6. Kiểm soát đường huyết
67,1% người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 không được xét nghiệm HbA1c.Đa số các bệnh viện huyện chưa trang bị máy xét nghiệm HbA1c nên chưa thực hiện xét nghiệm này cho bệnh nhân nội trú mặc dù đây là một xét nghiệm rất cần thiết để theo dõi điều trị bệnh nhân ĐTĐ. Chỉ số về kiểm soát đường huyết với HbA1c > 9,0% là rất cao: 42,3%.
Kết quả trên cũng tương tự một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy đa số các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 kiểm soát đường huyết kém, 80,8% số bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém (HbA1c> 7,5%).
4.1.7. Theo dõi lâm sàng
Trong nghiên cứu này, chỉ có 32,9% người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có ít nhất 1 lần xét nghiệm HbA1c trong năm và 67,1% người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 không được xét nghiệm HbA1c trong năm.
4.1.8. Tự theo dõi
Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú được điều trị bằng insulin hàng ngày trong năm là 26,4%. Không có số liệu về điều trị bằng insulin hàng ngày ngoại trú. Hầu hết các bệnh viện chưa quản lý được số bệnh nhân ngoại trú điều trị bằng insulin và có tự theo dõi.
4.1.9. Điều trị kiểm soát đường huyết
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 chỉ được điều trị bằng chế độ ăn với HbA1c < 7,0% là rất ít; tỷ lệ người ĐTĐ týp 2 không được điều trị bằng insulin với HbA1c ≥ 9,0% là 50,0%. Metformin và Sulfonylureas là thuốc phổ biến và có giá thành thấp. NPH insulin và insulin người hỗn hợp rất có ích trong điều trị thay thế. Liều insulin cũng nên giảm nếu giảm tiêu thụ carbohydrate và giảmtổng lượng calories đưa vào cơ thể.
4.1.0. Kiểm soát huyết áp
Vẫn còn 4,7% người ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp nhưng không được điều trị. Nếu phát hiện HA những lần khám trước bình thường hoặc đang điều trị thuốc hạ áp phải xem xét nguyên nhân gây tăng HA thứ phát. Nếu phát hiện do thận, rối loạn điện giải, hoặc những yếu tố khác nên bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ áp khi HA trên 130/80 mmHg. Tất cả những người có bệnh tim mạch nên được điều trị bằng thuốc hạ HA.
4.1.11. Bảo vệ nguy cơ tim mạch
Những người ĐTĐ týp 2 có tiền sử bệnh tim mạch nên được điều trị bằng thay đổi lối sống, liều thấp aspirin (hay chopidogrel), statin và thuốc hạ HA trừ khi có chống chỉ định. Thuốc kháng kết tập tiểu cầu không dùng thường xuyên cho những người không có bằng chứng về bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn, kiểm soát HA, khuyên bỏ thuốc lá. Điều trị statin cho những người có nguy cơ cao trừ khi có chống chỉ định. Thêm finofibrate khi triglycerides >2.3 mmol/lvà có HDL.c thấp. Tỷ lệ người ĐTĐ týp 2có LDL cholesterol ≥ 3,0mmol/l khôngđượcđiều trị bằng thuốc hạ lipid khá cao.
4.1.12. Khám sàng lọc mắt
Nghiên cứu này cho thấytỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 được khám mắt trong năm rất thấp. Điều này cần được chú ý hơn trong quản lý bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại các bệnh viện.
4.1.13. Tổn thương thận
Tại các bệnh viện trong tỉnh Trà Vinh, không có người ĐTĐ týp 2 có được xét nghiệm Microalbumin niệu trong năm. Tỷ lệ % người ĐTĐ týp 2 có ít nhất 1 lần xét nghiệm creatinine là 75,7%. Vẫn còn 24,3% chưa được xét nghiệm creatinine trong năm.
Mặc dù có thể điều trị suy thận bằng lọc thận hay ghép thận nhưng cách điều trị này rất tốn kém và hạn chế. Người ta ước tính rằng khi test thử bằng que có một lần dương tính thì 90% sẽ suy thận trong vòng 9 năm nhưng khoảng thời gian này có thể kéo dài gấp đôi nếu điều trị HA tốt.
Mục tiêu này có thể khó khăn đạt được ở người già và HA của những người này đạt ≤ 140/80 mmHg cần phải uống nhiều thuốc và can thiệp lối sống hợp lý. Đo HA ở những người có tổn thương thận là cần thiết.
4.1.14. Chăm sóc bàn chân
Hướng dẫn quản lý ĐTĐ của IDF 2012 khuyến cáo rằng khám thường xuyên người có nguy cơ và quản lý tiến triển những vết loét và nhiễm trùng bàn chân có thể giảm chi phí và tàn phế.
Hướng dẫn cho bệnh nhân tự chăm sóc bàn chân để giảm nguy cơ, và can thiệp mạch máu khi có thiếu máu cũng là những khuyến cáo phổ biến. Tỷ lệ % người được chăm sóc bàn chân là 3,3%.Vấn đề này cần phải triển khai tốt hơn ở các bệnh viện.
4.1.15. Tổn thương thần kinh
Chỉ có 1,4% người ĐTĐ týp 2 được phát hiện có triệu chứng thần kinh trong nghiên cứu này. Loại trừ nguyên nhân không do ĐTĐ là quan trọng vì khoảng 10% trường hợp tổn thương thần kinh ở người ĐTĐ. Nguyên nhân này bao gồm tiếu vitamin B12, thiểu năng tuyến giáp và suy thận cũng như ngộ độc thuốc và uống nhiều rượu.
4.1.16. Quản lý người cao tuổi
Tổng số người ĐTĐ týp 2 ≥ 70 tuổi là 309 người. Đa số đều được áp dụng chế độ ăn. Số người được điều trị bằng insulin khá cao 59,2%.
Điều trị bằng thuốc uống thường gây nguy cơ hạ đường huyết, suy thận và gây khó khăn cho điều trị. Điều trị hạ HA được xem xét khi HA ≥ 140/90 mmHgở người 70 – 80 tuổi, và ≥ 150/90 nếu tuổi > 80. HA mục tiêu là <140/90 mmHg ở người 70 – 80 tuổi, và < 150/90 nếu tuổi > 80.
4.1..7. Chăm sóc bệnh nhân nội trú
Theo IDF (2012):
(1) Tất cả bệnh nhân ĐTĐ nhập viện nên được chẩn đoán xác định là ĐTĐ trong bệnh án và có một quy trình theo dõi đường huyết mà tất cả nhân viên y tế đều có thể thực hiện được.
(2) Thiết kế chương trình tập huấn cho nhân viên y tế gồm:
- Hệ thống quản lý và phối hợp chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ nội trú.
- Phối hợp giữa các nhân viên bệnh viện những yếu tố cảnh giác cho người ĐTĐ.
- Thiết lập chiến lược phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân ĐTĐ mà có thể tự quản lý được.
- Kế hoạch theo dõi sau khi ra viện.
(3) Cung cấp kiến thức cho người ĐTĐ và nhân viên bệnh viện
(4) Đảm bảo phòng xét nghiệm có thực hiện: đường huyết tương, HbA1c, Huyết học cơ bản và sinh hóa, và lipid; vi sinh học, X quang và chẩn đoán hình ảnh khác.
(5) Bệnh nhân có đường huyết cao trong bệnh viện nhưng chưa được chẩn đoán trước đó nên có kế hoạch xét nghiệm theo dõi và chăm sóc lúc ra viện.
(6) Khuyến khích tự theo dõi ĐTĐ, chọn lựa thức ăn, tự xét nghiệm, điều chỉnh liều insulin, những cảnh báo thông thường.
4.2. Kết quả Quản lý bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 được điều trị ngoại trú tại 8 Bệnh viện Đa khoa trong tỉnh theo 17 chỉ số của IDF 2012
Tất cả các bệnh viện chưa có kế hoạch quản lý bệnh nhân ngoại trú, chưa có số liệu về bệnh nhân phát hiện mới trong năm. Số lượt người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tái khám trong năm 2014 có tăng hơn 2013. Tuy nhiên, số liệu này còn rất thấp so với tỷ lệ ĐTĐ trong cộng đồng.
KẾT LUẬN
Trong 986 người điều trị nội trú số người tuổi từ 40 đến dưới 70 chiếm đa số (64,9%) và từ 70 tuổi trở lên chiếm 31,4%. Tất cả các bệnh viện trong tỉnh Trà Vinh chỉ quản lý được số lượt điều trị ngoại trú trong năm 2013 là 21.247 lượt người, chưa quản lý được bệnh nhân được phát hiện mới.
Không có bệnh nhân nào được điều trị bằng thuốc GLP-1 RA. Mặc dù hiện nay thuốc GLP-1 RA và ức chế DPP-4 có lợi trong quản lý bệnh nhân đái tháo đường týp 2 qua theo dõi HbA1c.
Đa số người đái tháo đường týp 2 được tập huấn hướng dẫn điều trị (77,4%)và tư vấn liệu pháp dinh dưỡng (97,7%).Tuy nhiên, chưa có chương trình cụ thể.
Chỉ có 32,9% người đái tháo đường týp 2 có ít nhất một lần xét nghiệm HbA1c trong năm. Hiệu quả điều trị chưa cao, tỷ lệ người đái tháo đường týp 2 với HbA1c < 7,0% rất thấp là 15,4% và với HbA1c > 9,0% là rất cao: 42,3%.
Tất cả những người đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị đều được đo huyết áp.Tỷ lệ kiểm soát tốt huyết áp là 46,3%, vẫn còn 4,7% người đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp nhưng không được điều trị.
Vẫn còn tỷ lệ cao người đái tháo đường týp 2có LDL cholesterol ≥ 3,0mmol/l không được điều trị bằng thuốc hạ lipid: 28,0%. Có 7,1% người đái tháo đường týp 2 hút thuốc lá cần khuyên ngưng hoặc giảm dần.
Tỷ lệ người đái tháo đường týp 2 được khám mắt và chăm sóc bàn chân rất thấp: 4,9% và 3,3%; không có người nào có được xét nghiệm Microalbumin niệu.Vẫn còn 24,3% chưa được xét nghiệm creatinine.
Tất cả các bệnh viện chưa có kế hoạch quản lý bệnh nhân ngoại trú, chưa có số liệu về bệnh nhân phát hiện mới. Số lượt người tái khám trong năm 2014 có tăng hơn 2013. Tuy nhiên số liệu này còn rất thấp so với tỷ lệ đái tháo đường trong cộng đồng.
KIẾN NGHỊ
– Đối với các bệnh viện trong tỉnh Trà Vinh:
+ Triển khai quản lý bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân được phát hiện mới, cần có thông tin về thuốc GLP-1 RA sử dụng điều trị đái tháo đường týp 2; phải có chương trình tập huấn hướng dẫn điều trị, chế độ ăn cụ thể; cần giáo dục cho bệnh nhân những bài học đặc biệt như hành vi sức khỏe, tự tiêm insulin, giảm trầm cảm, cải thiện rối loạn về ăn uống và sủy giảm chức năng nhận thức
+ Trang bị máy xét nghiệm HbA1c; cần quản lý được số bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng insulin và có tự theo dõi; điều trị tích cực tăng huyết áp và rối loạn lipid máu cho bệnh nhân đái tháo đường; cần có kế hoạch chăm sóc sau ra viện.
+ Tăng cường khám mắt, bàn chân, thần kinh, xét nghiệm phát hiện suy thận sớm và quản lý tốt người đái tháo đường cao tuổi.
– Đối với Sở Y tế cần triển khai Chương trình Quản lý bệnh nhân Đái tháo đường từ khi mới phát hiện trong toàn tỉnh. Triển khai quản lý bệnh nhân đái tháo đường theo 17 tiêu chí hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế cho các bệnh viện trong tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Đức Hùng (2012), “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường có kiểm soát tại bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn, http://baolangson.vn.
- Nguyễn Thy Khuê (2014), Lựa chọn điều trị cho bệnh nhân Đái Tháo Đường type 2, Khuyến cáo năm 2012 của Liên Đoàn Đái Tháo Đường Quốc Tế (International Diabetes Federation), http://hoiyhoctphcm.org.vn, ngày 20/11/2014
- Phạm Vân Thúy, Nguyễn Đỗ Huy, Ninh Thị Nhung (2013), “Kết quả quản lý, điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện tuyến huyện, tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Y học thực hành số 2.
- “Thực trạng kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhập viện điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai”. http://thuvienykhoa.vn/. Ngày 19/11/2014.
- Tổ chức Y tế thế giới, Quản lý gánh nặng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, http://www.wpro.who.int, 19/11/2014.
- Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes (ACCORD) Trial (2008), Effects of intensive glucose lowering in type 2 diabetics, N Engl J Med; 358:2545-59.
- Dean L., McEntyre J. (2004), “The Genetic Landscape of Diabetes”, US National Library of Medicine – National Institute of Health, Bookshelf ID. NBK. 1671, 7/7/2004.
- Deborah Young-Hyman, Mark Peyrot (2012), Psychosocial Care for People with Diabetes. p.1.
- Diabetes Australia (2013), “Diabetes Management in General Practice”, Guidelines for Type 2 Diabetes, National Diabetes Services Scheme, p. 82.
- Timothy Reid, MD (2012), “Choosing GLP-1 Receptor Agonists or DPP-4 Inhibitors: Weighing the Clinical Trial Evidence”, American Diabetes Association(R) Inc., http://clinical.diabetesjournals.org/content/30/1/3.full, 20/11/2014.
- Metzger BE, Lowe LP, Dyer AR, et al.; HAPO Study Cooperative Research Group. Hyperglycemia and adverse pregnancy outcomes. N Engl J Med 2008;358: 1991–2002
- Metzger BE, Gabbe SG, Persson B, et al.; International Association of Diabetes and Pregnancy StudyGroups Consensus Panel. International association of diabetes and pregnancy study groups recommendations on the diagnosis and classification of hyperglycemia in pregnancy. Diabetes Care 2010;33:676–682
- O’Sullivan EP, Avalos G, O’Reilly M, DennedyMC,GaffneyG, Dunne F; Atlantic DIP collaborators. Atlantic Diabetes in Pregnancy (DIP): the prevalence and outcomes of gestational diabetes mellitus using new diagnostic criteria. Diabetologia 2011;54:1670–1675
- Ackermann RT, Finch EA, Brizendine E, Zhou H, Marrero DG. Translating the Diabetes Prevention Program into the community. The DEPLOY Pilot Study. Am J Prev Med 2008;35:357–363
- Nathan DM, Davidson MB, DeFronzo RA,et al.; American Diabetes Association. Impaired fasting glucose and impaired glucose tolerance: implications for care. Diabetes Care 2007;30:753–759
- DREAM Trial Investigators. Incidence of diabetes following ramipril or rosiglitazone withdrawal. Diabetes Care 2011; 34:1265–1269
- Ratner RE, Christophi CA, Metzger BE, et al.; Diabetes Prevention Program Research Group. Prevention of diabetes in women with a history of gestational diabetes: effects of metformin and lifestyle interventions. J Clin Endocrinol Metab 2008;93:4774–4779