TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Ở NGƯỜI DÂN TỪ 45 ĐẾN 69 TUỔITẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
BS.CKII. Lê Quang Tòa, Đặng Văn Điểm, Dương Ngọc Cẩm Lan, Võ Nguyên Hoà*;
Đoàn Vương Diễm Khánh**
* Trung tâm Nội tiết tỉnh Quảng Ngãi; ** Viện Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế
ABSTRACT
Background: Metabolic syndrome is common disorder and is important problem of public health concerning diabetes mellitus and cardiovascular diseases.
Aims: To examine the prevalence of metabolic syndrome and its associated factors among adults aged from 45 to 69 in Quang Ngai City, Quangngai provice, Vietnam.Methods : This study used cross-sectional study design. A total 600 individuals aged between 45 to 69 in Quang Ngai City was interviewed. Metabolic syndrome diagnosis with criteria of IDF-2005. Multilogistic regression was undertaken for exploring factors associated with metabolic syndrome.
Results: The prevalence of metabolic syndrome was 28%. Female individuals (OR = 3.1; 95% CI: 1.9 – 4.9), had high body mass index (OR = 14.5; 95% CI: 8.4 – 25.0) , personal hypertensive history (OR = 1.7; 95% CI: 1.0 – 2.7), dyslipidemia history (OR = 3.4; 95% CI: 1.9 – 6.0), and history of childbirth ≥ 4.000 grams were associated with higher risk of metabolic syndrome. Conclusions: In this population, metabolic syndrome was common. Sex, body mass index, personal hypertensive history, dyslipidemia history and history of childbirth ≥ 4.000 grams were associated with metabolic syndrome.
Key words: Metabolic syndrome, prevalence, associated factors, Vietnam.
Chịu trách nhiệm chính: Lê Quang Tòa
Ngày nhận bài: 9.6.2016
Ngày phản biện khoa học: 24.6.2016
Ngày duyệt bài: 1.7.2016
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu, là yếu tố nguy cơ chính của cả bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch [2]. Hội chứng chuyển hóa đã và đang trở thành yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, đột quỵ não, bệnh gout. Nguyễn Thị Lan Anh (2010) nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ mắc là 25,09% [1]. Lê Minh Sứ (2010) nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở tỉnh Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ mắc là 21% trong đó nam giới 17,1% và nữ giới 24,7% [11].
Tại Quảng Ngãi, hiện chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa tại cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở đối tượng từ 45 đến 69 tuổi tại thành phố Quảng Ngãi”, với hai mục tiêu sau:
- Xác định tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người dân từ 45 đến 69 tuổi tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở đối tượng
nghiên cứu.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang từ tháng 7-12 năm 2013, xác định tỷ lệ mắc bệnh ở người dân từ 45-69 tuổi đang sinh sống tại thành phố Quảng Ngãi.
2.2. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước tính một tỷ lệ trong quần thể như sau:
Trong đó, n là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý, Z1-a/2:là hệ số tin cậy của nghiên cứu = 1,96, d làđộ chính xác tuyệt đối lấy là 0,05; p = 25,09% theo nghiên cứu tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2010) ở thành phố Đà Nẵng [1]. Tính được cỡ mẫu tổi thiểu cho nghiên cứu
là 288. Do nghiên cứu được thực hiện trên mẫu chùm, nhân cỡ mẫu với hệ số thiết kế là 2 ta có cỡ mẫu tối thiểu là 576, cỡ mẫu thực tế cho nghiên cứu này là n = 600.
2.3. Phương pháp chọn mẫu
Bước 1: Chọn xã/phường nghiên cứu. Lập danh sách 10 phường/xã của thành phố, sau đó chọn ngẫu nhiên bằng bốc thăm 6 phường/xã trong tổng số 10 phường/xã, kết quả gồm: Phường Quảng Phú, Phường Lê Hồng Phong, Phường Trần Phú, Phường Nghĩa Lộ, Phường Nguyễn Nghiêm, Phường Nghĩa Chánh.
Bước 2: Chọn tổ nghiên cứu. Lập danh sách và đánh số thứ tự các tổ của phường được chọn từ 01 đến hết, chọn ngẫu nhiên từ danh sách trên bằng bốc thăm 2 tổ/phường (tổng cộng có 12 tổ được chọn).
Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu. Lập danh sách tất cả những đối tượng trong độ tuổi 45-69 tại 2 tổ của phường đã được chọn ở bước 2, và phân theo giới tính, phân theo 3 nhóm tuổi 45-49, 50-59, 60-69. Tổng cộng 6 phường có 600 đối tượng được chọn vào mẫu nghiên cứu (300 nam và 300 nữ của 3 nhóm tuổi).
2.4. Thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu và thu thập các số liệu gồm tuổi (3 nhóm 45-49; 50-59; 60-69), các đặc trưng chung của đối tượng (giới, nghề nghiệp), tiền sử bệnh (tăng huyết áp, đái tháo đường, gia đình mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu và HCCH), tiền sử sản khoa (sinh con ≥ 4.000 gram, đái tháo đường thai kỳ), các thói quen ăn uống, hút thuốc lá, hoạt động thể lực.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF – 2005[20], khi có béo bụng (vòng bụng ≥ 90 cm ở nam và ≥ 80 cm ở nữ) cộng với ít nhất 2 trong 4 tiêu chí sau: (i)Tăng triglyceride ≥ 1,7 mmol/L (150 mg/dl) hoặc đã có điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc; (ii) Giảm HDL-C: Nam < 1,03 mmol/L (40 mg/dl); Nữ < 1,29 mmol/L (50 mg/dl) hoặc đã có điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc; (iii) Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg hoặc đã điều trị các thuốc hạ huyết áp; (iv) Glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dl) hoặc đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2.
Các biến phân loại có hoặc không gồm: Tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, gia đình mắc ĐTĐ, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, tiền sử sinh con: ≥ 4.000 gram, < 4.000 gram, vàđái tháo đường thai kỳ.
Các biến về hành vi sức khỏe có 2 mức thường xuyên, không thường xuyên:Thức ăn chiên/rán, ăn dầu thực vật, mỡ động vật, nội tạng động vật, rau xanh, nước ngọt, uống rượu/ bia, hút thuốc lá, hoạt động thể lực.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm EPIDATA. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0, sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tỷ lệ, giá trị trung bình) và thống kê phân tích (test chi bình phương để so sánh sự khác biệt giữa 2 hay nhiều tỷ lệ), hồi qui logistic để xác định mối liên quan.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 600 người có độ tuổi từ 45 – 69 tại 06 phường của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
năm 2013.
3.1. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF – 2005
Bảng 3.1.Tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn IDF- 2005
Đối tượng tham gia nghiên cứu mắc HCCH là 28,0%.
3.2. Các yếu tố liên quan đến HCCH
3.2.1. Liên quan giữa đặc trưng chung của đối tượng nghiên cứu và HCCH
3.2.1.1. Liên quan giữa giới tính và HCCH
Bảng 3.2.Liên quan giữa giới tính và HCCH
Tỷ lệ mắc HCCH ở nữ giới cao hơn nam giới, tương ứng là 36,6% và 19,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.2.1.2. Liên quan giữa nhóm tuổi và HCCH
Bảng 3.3. Liên quan giữa nhóm tuổi và HCCH
Nhóm tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc HCCH càng cao. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc HCCH giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
3.2.1.3. Liên quan giữa nghề nghiệp và HCCH
Bảng 3.4.Liên quan giữa nghề nghiệp và HCCH
Tỷ lệ mắc HCCH khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.2.1.4. Liên quan giữa trình độ học vấn và HCCH
Bảng 3.5.Liên quan giữa trình độ học vấn và HCCH
Sự khác biệt về tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm học vấn không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2.1.5. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và HCCH
Bảng 3.6. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và HCCH
Tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm đối tượng có BMI ≥ 23 và BMI < 23, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.2.2. Liên quan giữa tiền sử bệnh, tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu và HCCH
3.2.2.1. Liên quan giữa tiền sử bệnh và HCCH
Bảng 3.7. Liên quan giữa tiền sử bệnh và HCCH
Các nhóm đối tượng có tiền sử bản thân THA, ĐTĐ, gia đình có người mắc ĐTĐ và bản thân bị rối loạn mỡ máu đều có tỷ lệ mắc HCCH cao hơn nhóm đối tượng không có các tiền sử, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Không có sự khác biệt ở nhóm đối tượng có tiền sử và không có tiền sử bệnh tim mạch với tỷ lệ mắc HCCH (p > 0,05).
3.3.2.2. Liên quan giữa tiền sử sản khoa và HCCH
Bảng 3.8. Liên quan giữa tiền sử sản khoa và HCCH (n= 289)
Có sự liên quan giữa tiền sử sinh con ≥ 4.000 gam và HCCH (p < 0,05). Không có sự liên quan giữa ĐTĐ thai kỳ và HCCH (p > 0,05).
3.3.3. Liên quan giữa hành vi sức khỏe và HCCH
3.3.3.1. Liên quan giữa thói quen ăn uống, hút thuốc lá và HCCH
Bảng 3.9. Liên quan giữa thói quen ăn uống và HCCH
Không có sự liên quan giữa thói quen ăn uống và HCCH (p>0,05).
Bảng 3.10. Liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và HCCH (n=302)
Không có sự liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và HCCH (p>0,05).
3.3.3.2. Liên quan giữa hoạt động thể lực và HCCH
Bảng 3.11. Liên quan giữa hoạt động thể lực và HCCH
Không có sự liên quan giữa hoạt động thể
lực và HCCH(p>0,05).
3.2.4. Mô hình hồi qui đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến HCCH
Bảng 3.12. Bảng phân tích hồi qui đa biến logistic các yếu tố liên quan đến HCCH
Sau khi đã hiệu chỉnh với các yếu tố khác, kết quả cho thấy: Nữ giới mắc HCCH cao gấp 3 lần so với nam giới (với p < 0,05), nhóm đối tượng có chỉ số BMI ≥ 23 có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 14,5 lần so với nhóm đối tượng có chỉ số BMI < 23 (p < 0,05), nhóm có tiền sử THA mắc HCCH cao hơn 1,7 lần nhóm không có tiền sử THA (p < 0,05), nhóm đối tượng có tiền sử rối loạn mỡ máu có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 3,4 lần nhóm đối tượng không có tiền sử rối loạn mỡ máu (p < 0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF – 2005
Tỷ lệ mắc HCCH của người dân ở độ tuổi 45-69 tuổi tại thành phố Quảng Ngãi, theo tiêu chuẩn IDF-2005 ở nghiên cứu này là 28% (độ tin cậy là 95%).
Theo một số nghiên cứu tại Việt Nam, có sử dụng bộ tiêu chuẩn IDF, như Nguyễn Thị Lan Anh (2010) nghiên cứu HCCH ở phụ nữ trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng thì tỷ lệ mắc HCCH là 25,09% [1], Bùi Trường Phong (2010) nghiên cứu HCCH ở lứa tuổi trên 20 tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk thì tỷ lệ mắc HCCH là 20,4%, riêng nhóm tuổi trên 40 tuổi tỷ lệ mắc HCCH đến 28,8% [9].Trần Hữu Dàng (2012) nghiên cứuHCCH ở lứa tuổi 40-85 của cán bộ trung cao tỉnh Bình Định thì tỷ lệ mắc HCCH là 40,8
[4], Võ Thị Dễ (2013) nghiên cứu HCCH ở nhóm tuổi 40-59 tỉnh Long An thì tỷ lệ mắc là 22,2% [6], Lê Minh Sứ (2010) nghiên cứu HCCH ở lứa tuổi trên 30 tại Thanh Hóa tỷ lệ mắc HCCH là 21% [161], Nguyễn Viết Quỳnh Thư (2008) tỷ lệ mắc HCCH là 22% ở lứa tuổi trên 20 [12].Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số tác giả khác, do lứa tuổi chúng tôi nghiên cứu trên 45 tuổi.
Theo một số nghiên cứu trên thế giới, có sử dụng bộ tiêu chuẩn IDF-2005, tác giả Ko GTC tại Hồng Công (2007) nghiên cứu HCCH ở lứa tuổi 19-93 thì tỷ lệ mắc là 13,9% [22], tác giả Kwon HS tại Hàn Quốc (2005) nghiên cứu HCCH ở lứa tuổi trên 40 thì tỷ lệ mắc là 24,8% [23], tác giả Deepa M tại Ấn Độ (CURES-34, 2006) tỷ lệ mắc HCCH là 25,8% ở lứa tuổi trên 20 [18], tác giả Ford ES tại Hoa Kỳ (NHANES 1999-2002) tỷ lệ mắc HCCH là 39,0% ở lứa tuổi trên 20 [20]. Điều này cho thấy tỷ lệ mắc HCCH của đối tượng từ 45-69 tuổi tại Quảng Ngãi khá cao, so với một số tác giả khác, tuy có khác nhau về lứa tuổi nghiên cứu, nhưng đây là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay về mô hình bệnh tật của các bệnh rối loạn chuyển hóa.
4.2. Một số yếu tố lien quan đến hội chứng chuyển hóa
4.2.1. Liên quan giữa giới tính và HCCH
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.20), tỷ lệ mắc HCCH ở giới nữ là 36,6%, cao hơn giới nam (19,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, kết quả này cũng phù hợp với phân tích hồi qui đa biến logistic (p < 0,05). Một trong những nguyên nhân khiến nữ giới có tỷ lệ mắc HCCH cao hơn nam giới có thể là do nữ giới có tỷ lệ vòng eo lớn (48,3%) cao hơn nam giới (26,2%), trong tiêu chuẩn của IDF-2005 béo bụng là tiêu chuẩn chính cần phải có, hơn nữa lứa tuổi nghiên cứu của chúng tôi trên 45 tuổi, ở lứa tuổi này, phụ nữ đang ở quanh mãn kinh và đã mãn kinh nên tăng nguy cơ mắc HCCH lên 60% [2]. Kết quả của chúng tôi phù hợp với Võ Thị Dễ nữ giới mắc HCCH (20,0%) cao hơn nam giới (13,5%) (p < 0,05) [6], Nguyễn Viết Quỳnh Thư nữ giới mắc HCCH cao hơn nam giới (24,5% so với 14,4%) (p <0,05) [12], Nguyễn Thị Lan Anh tỷ lệ HCCH ở phụ nữ > 45 tuổi là 25,09% [1], thấp hơn chúng tôi (36,6%). Lê Minh Sứ tỷ lệ HCCH ở nữ (24,7%) cao hơn nam (17,1%) [11], Trần Kim Cúc lứa tuổi trên 60 tuổi nữ (24,2%) cao hơn nam (8,3%) [3], Bùi Trường Phong tỷ lệ HCCH ở nữ (23,0%) cao hơn nam 17,6% [9]. Một số tác giả nước ngoài, như Kwon HS et al ở Hàn Quốc tỷ lệ HCCH ở nữ (30,0%) cao hơn nam (17,6%) [23], Ngược lại, Janus ED ở Úc 2007 nam (33,7%) cao hơn nữ (30,1%) [21],
4.2.2. Liên quan giữa nhóm tuổi và HCCH
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.21), tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc HCCH càng tăng, thấp nhất ở nhóm tuổi 45-49 (20,5%), 50-59 (25,9%), cao nhất ở nhóm tuổi 60-69 (34,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của Hoàng Đăng Mịch tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm 40-49 tuổi là 21,3%; 50-59 tuổi là 25,5%; 60-69 tuổi là 35,8% [7], Bùi Trường Phong nhóm 40-49 tuổi mắc HCCH là 28,8%; 50-59 tuổi là 36,4% [9], Võ Thị Dễ nhóm 40-59 tuổi là 22,2%, nhóm ≥ 60 tuổi là 33,5% [6], Một nghiên cứu nước ngoài, như Deepa M tại Ấn Độ (CURES-34, 2006) tỷ lệ đối tượng mắc HCCH cũng tăng dần theo nhóm tuổi: nhóm 40-49 tuổi là 36,3%, nhóm 50-59 tuổi là 35,5%, nhóm 60-69 tuổi là 43,7% [18].Tuy vậy, mô hình phân tích đa biến logistic trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và HCCH.
4.2.3. Liên quan giữa nghề nghiệp
và HCCH
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.23), tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm đối tượng buôn bán, khác (nghỉ hưu, thất nghiệp và nội trợ) tương ứng là 32,7%; 32,7%, thấp nhất ở nhóm đối tượng cán bộ/công nhân/viên chức và nông dân (tương ứng là 19,2%, 23,8%), sự khác biệt về tỷ lệ mắc HCCH ở các nhóm nghề nghiệp là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 trong mô hình phân tích đơn biến. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Trường Phong, có sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc HCCH ở các nhóm nghề nghiệp (với p < 0,05): Nhóm đối tượng nghỉ hưu, buôn bán, nội trợ có tỷ lệ mắc HCCH là 34,5%, cán bộ/viên chức là 10,5%, lao động chân tay là 17,4% [9]. Nghiên cứu của Hoàng Đăng Mịch cũng cho kết quả tương tự, đối tượng làm nội trợ có tỷ lệ mắc HCCH là 30,0%, nghỉ hưu: 57,6%, cán bộ/viên chức: 26,6% (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05) [7].Tuy vậy, mô hình phân tích đa biến logistic trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và HCCH.
4.2.4. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và HCCH
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.25), tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm đối tượng có BMI ≥ 23 là 46,6%, cao hơn nhóm đối tượng có BMI < 23 mắc HCCH là 8,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, kết quả này cũng phù hợp trong phân tích hồi qui đa biến logistic với p < 0,05. Theo nghiên cứu của Lê Minh Sứ, tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm đối tượng có có BMI ≥ 23 là 28,7%, cao hơn nhóm đối tượng có BMI < 23 mắc HCCH là 20,0% với p < 0,01 [16], phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuy tỷ lệ của tác giả thấp hơn do mẫu nghiên cứu là lứa tuổi trên 30 tuổi, còn chúng tôi là lứa tuổi trên 45 tuổi. Tác giả Trần Thừa Nguyên khi nghiên cứu riêng 137 đối tượng có BMI ≥ 23 thì thấy tỷ lệ mắc HCCH là 16,06% [8], Tỷ lệ mắc HCCH ở nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng ở hai nhóm BMI này lần lượt là 56,7% so với 17,0% (với p < 0,01) [5], ở nghiên cứu của Trần Thị Phượng là 33,6% so với 19,9% (với p < 0,05) [10].
4.2.5. Liên quan giữa tiền sử bệnh
và HCCH
– Tiền sử có tăng HA: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.26), nhóm đối tượng có tiền sử tăng huyết áp có tỷ lệ mắc HCCH là 39,4% cao hơn nhóm đối tượng không có tiền sử tăng HA có tỷ lệ mắc HCCH là 23,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05, kết quả này cũng phù hợp khi phân tích hồi qui đa biến logistic với p < 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Bùi Trường Phong (28,2% so với 18,0%) với
p < 0,05 [9].
– Tiền sử mắc ĐTĐ: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.26), nhóm đối tượng có tiền sử mắc ĐTĐ có tỷ lệ mắc HCCH là 48,1% cao hơn nhóm đối tượng không có tiền sử mắc ĐTĐ có tỷ lệ mắc HCCH là 27,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Bùi Trường Phong (34,8% so với 19,3%) với p < 0,05 [9], Trần Kim Cúc đối tượng có ĐTĐ týp 2 mắc HCCH là 60,9% [3]. Tuy vậy, mô hình phân tích đa biến logistic trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền sử cá nhân mắc ĐTĐ và HCCH.
– Tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.26), nhóm đối tượng có tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ có tỷ lệ mắc HCCH là 42,6% cao hơn nhóm đối tượng không có tiền sử gia mắc ĐTĐ có tỷ lệ mắc HCCH là 26,8%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, phù hợp với nghiên cứu của tác giả Das ở Ấn Độ (36,5% so với 15,5%) với p < 0,001 [17]. Tuy vậy, mô hình phân tích đa biến logistic trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và HCCH.
– Tiền sử mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.26), nhóm đối tượng có tiền sử mắc các bệnh tim mạch có tỷ lệ mắc HCCH là 36,6% cao hơn nhóm đối tượng không có tiền sử mắc các bệnh tim mạch (27,4%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ngược lại, trong nghiên cứu của tác giả Isomaa B ở Phần Lan cho thấy nhóm đối tượng có tiền sử bệnh mạch vành có tỷ lệ mắc HCCH là 21,4% cao hơn nhóm đối tượng không có tiền sử bệnh mạch vành có tỷ lệ mắc HCCH là 5,5% với p < 0,001, nhóm đối tượng có tiền sử nhồi máu cơ tim có tỷ lệ mắc HCCH là 9,0% cao hơn nhóm đối tượng không có tiền sử nhồi máu cơ tim có tỷ lệ mắc HCCH là 2,1% với p < 0,001, và nhóm đối tượng có tiền sử đột quỵ có tỷ lệ mắc HCCH là 4,8% cao hơn nhóm đối tượng không có tiền sử đột quỵ có tỷ lệ mắc HCCH là 1,4% với p < 0,001 [30].
– Tiền sử bị rối loạn mỡ máu: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.26), nhóm đối tượng có tiền sử bị rối loạn mỡ máu có tỷ lệ mắc HCCH là 53,4% cao hơn nhóm đối tượng không có tiền sử rối loạn mỡ máu có tỷ lệ mắc HCCH là 23,6%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, kết quả này cũng phù hợp trong phân tích hồi qui đa biến logistic với p < 0,05, nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Bùi Trường Phong (34,6% so với 19,1%) với p < 0,05 [9].
4.2.6. Liên quan giữa tiền sử sản khoa
và HCCH
– Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.27), nhóm đối tượng phụ nữ có tiền sử sinh con ≥ 4.000 gam có tỷ lệ mắc HCCH là 53,1% cao hơn nhóm đối tượng phụ nữ có tiền sử sinh con < 4.000 gam có tỷ lệ mắc HCCH là 35,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
– Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.27), nhóm đối tượng phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ có tỷ lệ mắc HCCH là 16,7% thấp hơn nhóm đối tượng phụ nữ không có tiền sử ĐTĐ thai kỳ có tỷ lệ mắc HCCH là 35,0%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
4.2.7. Liên quan giữa hành vi sức khỏe và HCCH
4.2.7.1. Liên quan giữa thói quen ăn uống, hút thuốc lá và HCCH
– Liên quan giữa thói quen ăn thức ăn chiên/rán và HCCH: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.28), nhóm đối tượng có thói quen ăn thức ăn chiên/rán có tỷ lệ mắc HCCH là 27,6% thấp hơn nhóm đối tượng không có thói quen ăn thức ăn chiên/rán có tỷ lệ mắc HCCH là 31,1% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
– Liên quan giữa thói quen dùng thức ăn dầu/mỡ và HCCH: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.29), nhóm đối tượng không có thói quen ăn dầu thực vật và mỡ động vật có tỷ lệ mắc HCCH là 31,1% cao hơn nhóm đối tượng chỉ dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn có tỷ lệ mắc HCCH là 29,0% và cao hơn nhóm đối tượng có thói quen dùng cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật để chế biến thức ăn có tỷ lệ mắc HCCH là 14,3% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
– Liên quan giữa thói quen ăn nội tạng động vật và HCCH: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.30), nhóm đối tượng có thói quen ăn thức ăn là nội tạng động vật có tỷ lệ mắc HCCH là 24,1%, thấp hơn nhóm đối tượng không có thói quen ăn thức ăn nội tạng động vật có tỷ lệ mắc HCCH là 28,6% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
– Liên quan giữa thói quen ăn rau xanh và HCCH: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.31), nhóm đối tượng ăn đủ rau xanh có tỷ lệ mắc HCCH là 27,6% thấp hơn đối tượng không ăn đủ rau xanh có tỷ lệ mắc HCCH là 28,9% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Nguyễn Viết Quỳnh Thư (13,8% so với 86,2%) với p > 0,05 [12].
– Liên quan giữa thói quen uống nước ngọt và HCCH:
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.32), nhóm đối tượng có thói quen uống nước ngọt có tỷ lệ mắc HCCH là 14,3% thấp hơn nhóm đối tượng không có thói quen uống nước ngọt có tỷ lệ mắc HCCH là 28,2%, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa thói quen uống nước ngọt và HCCH với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Trong nghiên cứu cắt ngang của Dhingra R trên đối tượng có tuổi trung bình 52,9 tuổi, nhóm đối tượng uống trên 01 cốc nước ngọt chuẩn hàng ngày có tỷ lệ mắc HCCH cao hơn nhóm đối tượng uống dưới 01 cốc chuẩn hàng ngày với (OR = 1,48; 95%CI, 1,30-1,69) [27].
– Liên quan giữa thói quen uống rượu/bia và HCCH: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.33), nhóm đối tượng có thói quen uống rượu/ bia có tỷ lệ mắc HCCH là 22,7% thấp hơn nhóm đối tượng không có thói quen uống rượu/bia có tỷ lệ mắc HCCH là 30,4% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Bùi Trường Phong (18,6% so với 20,8%) với p > 0,05 [9], Trần Hữu Dàng (41,6% so với 39,3%) với p > 0,05 [5], và Santos AC không có sự liên quan giữa thói quen uống rượu/ bia và HCCH với p > 0,05 [24].
– Liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và HCCH:Trong nghiên cứu của chúng tôi (n = 302) nhóm đối tượng có thói quen hút thuốc lá có tỷ lệ mắc HCCH là 20,3% cao hơn nhóm đối tượng không hút thuốc lá có tỷ lệ mắc HCCH là 18,0% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Bùi Trường Phong (23,6% so với 18,9%) với p > 0,05 [9], Trần Hữu Dàng (44,2% so với 38,0%) với p > 0,05 [5], Ngược lại, Nguyễn Viết Quỳnh Thư (15,7% so với 23,8%) nhưng với p > 0,05 [17], và tác giả Santos AC không có sự liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và HCCH với p > 0,05 [24].
4.2.7.2. Liên quan giữa hoạt động thể lực và HCCH
Trong nghiên cứu chúng tôi (Bảng 3.35), nhóm đối tượng không có thói quen hoạt động thể lực có tỷ lệ mắc HCCH là 30,9% cao hơn nhóm đối tượng có thói quen hoạt động thể lực có tỷ lệ mắc HCCH là 27,3%, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Viết Quỳnh Thư (15,9% và 19,6%) thấp hơn nhóm đối tượng có hoạt động thể lực trung bình và nặng có tỷ lệ mắc HCCH tương ứng là 26,1% và 30,8% nhưng với p > 0,05 [12]. Ngược lại, tác giả Trần Thị Phượng nhóm đối tượng không hoạt động thể lực và hoạt động thể lực nhẹ có tỷ lệ mắc HCCH tương ứng là 29,4% và 29,2% cao hơn nhóm đối tượng có hoạt động thể lực trung bình và nặng có tỷ lệ mắc HCCH tương ứng là 23,4%; 18,0% với p < 0,05 [10], Bùi Trường Phong (26,1% so với 12,1%) với p < 0,05 [9].
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 600 đối tượng trong độ tuổi từ 45 – 69 tuổi tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi có một số kết luận sau:
–Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 28%.
– Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, chỉ số khối cơ thể, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử rối loạn mỡ máu, và tiền sử sinh con ≥ 4.000 gram với hội chứng
chuyển hóa.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề : Hội chứng chuyển hóa là bệnh lý phổ biến trên thế giới, là vấn đề sức khỏe toàn cầu, là yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường và tim mạch.Mục tiêu : Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan ở người dân từ 45 đến 69 tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 600 đối tượng từ 45 – 69 tuổi tại thành phố Quảng Ngãi. Các đối tượng được phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF – 2005, sử dụng mô hình hồi qui đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến HCCH. Kết quả:Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của đối tượng từ 45-69 tuổi là 28%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính (OR = 3,1; 95% CI: 1,9 – 4,9), chỉ số khối cơ thể (OR = 14,5; 95% CI: 8,4 – 25) , tiền sử tăng huyết áp (OR = 1,7; 95% CI: 1,0 – 2,7), tiền sử rối loạn mỡ máu (OR = 3,4; 95% CI: 1,9 – 6,0), và tiền sử sinh con ≥ 4.000 gram (p < 0,05) với hội chứng chuyển hóa.Kết luận: Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người dân từ 45-69 tuổi ở thành phố Quảng Ngãi là phổ biến. Có sự liên quan giữa giới tính, chỉ số khối cơ thể, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử rối loạn mỡ máu và tiền sử sinh con ≥ 4.000 gram với HCCH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Thị Lan Anh (2010),Nghiên cứu tình hình hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2009, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y-Dược Huế.
- Lê Văn Chi (2010), “Mãn kinh và hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí Nội khoa, (4), tr.134 – 146.
- Trần Kim Cúc, Nguyễn Trung Kiên, Phạm Văn Lình (2013), “Nghiên cứu thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2011”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (65), tr.334 – 338.
- Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên, Nguyễn Thị Vui (2012), “Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở cán bộ trung cao tại tỉnh Bình Định”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, (8), tr.503 – 510.
- Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên và Nguyễn Thị Vui (2012), “Khảo sát các thành tố của HCCH ở cán bộ trung cao tại tỉnh Bình Định”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường. (8), tr.380 – 386.
- Võ Thị Dễ, Lê Thanh Liêm (2013), “Tần suất và đặc điểm HCCH trong cộng đồng tỉnh Long An năm 2010”, Tạp chí Y học thực hành. (1), tr.13 – 17.
- Hoàng Đăng Mịch (2012), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở ngoại thành Hải Phòng”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, (6), tr.598 – 601.
- Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng, Trần Trung Thông, Ngô Đình Châu (2006), “Nghiên cứu HCCH ở người béo phì với BMI ≥ 23”, Tạp chí Y học thực hành, (548), 412 – 418.
- Bùi Trường Phong (2010), Nghiên cứu tình hình mắc hội chứng chuyển hóa của người trong độ tuổi lao động tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk năm 2009, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y – Dược Huế.
- Trần Thị Phượng, Hoàng Trung Vinh (2006), “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan với HCCH”, Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 429 – 434.
- Lê Minh Sứ, Trịnh Hùng Trường và cộng sự (2010), “Thực trạng hội chứng chuyển hóa ở tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Nội khoa, (4), tr.871 – 878.
- Nguyễn Viết Quỳnh Thư, Lâm Vĩnh Niên và cộng sự (2008), “Hội chứng chuyển hóa ở nhân viên ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ và các yếu tố liên quan”, Hội nghị hội đái tháo đường & nội tiết TP.HCM mở rộng lần V 2008, NXB Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.64 – 73.
- Alberti KGMM, Zimmet P, Shaw J (2006), Metabolic syndrome – a new word – wide definition. A concensus statement from the IDF, Diabetic Medicine, 23, pp.469 – 480.
- Baik I, Shin C (2008), Prospective study of alcohol consumption and metabolic syndrome, Am J Clin Nutr, 87, pp.1455-1463.
- Bhanushali CJ, Kumar K, Wutoh AK et al (2013), Association between Lifestyle Factor and Metabolic Syndrome among African Americans in the United States, Journal of Nutrition and Metabolism,1 – 6.
- Cena H, Fonte ML, Turconi G (2011), Relationship between smoking and metabolic syndrome, Nutrition in Clinical Care, 69(12), pp.745-753.
- Das M, Pal S, Ghosh A (2012), Family history of type 2 diabetes and prevalence of metabolic syndrome in adult Asian Indians, Journal of Cardiovascular Disease Research, 3 (2), pp.104 – 108.
- Deepa M, Farooq S, Datta M et al (2006), Prevalence of metabolic syndrome using WHO, ATP III and IDF definitions in Asian Indians: The Chennai Urban Rural Epidemiology Study (CURES-34), Diabetes Metab Res Rev, 23, pp.127 – 134.
- Dhingra R, Sullivan L, Jacques PF et al (2007), Soft Drink Consumption and Risk of Developing Cardiometabolic Risk Factor and the Metabolic Syndrome in Middle – Aged Adults in the Community, Circulation, 116, pp.480 – 488.