Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Nghệ An

NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN

CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TỈNH NGHỆ AN

                                BSCK2. Hoàng Nghĩa Nam, TS. BS. Nguyễn Trung Kiên,
ThS. BS. Đặng Trang Huyên

Bệnh Viện Quân Khu 4

 Abstract

To study the metabolic syndrome in 346 elderly patients with blood pressure ≥ 140/90 mmHg in Nghe An province shows: The rate of metabolic syndrome on all items was 60.9%. There is no difference in the rate of metabolic syndrome in 2 patients in group 2 different degrees of hypertension. The most frequently appearing in (metabolic syndrome) in elderly hypertensive patients respectively decreased HDL-c (90%), increased triglycerides (73.4%), increased waist circumference and eventual hyperglycaemia.

Tóm tắt:

Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên 346 bệnh nhân lớn tuổi có huyết áp ≥ 140/90 mmHg tại tỉnh Nghệ An cho thấy: Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trên toàn mẩu là 60,9% Không có sự khác biệt về tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trên 2 nhóm bệnh nhân ở 2 độ tăng huyết áp khác nhau.Thành phần thường gặp nhất xuất hiện trong (HCCH ) ở bệnh nhân THA có tuổi lần lượt là giảm HDL – c (90%), tăng triglycerid (73,4%),  tăng vòng eo và sau cùng là tăng đường huyết.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng chuyển hoá (Metabolic syndrome) là một tập hợp những yếu tố nguy cơ bao gồm: Tăng huyết áp, thừa cân, Rối loạn lipid máu, tăng đường huyết, đề kháng Insulin… Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp với nhau sẽ làm tăng tần suất bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2.

Hội chứng chuyển hóa đang là một vấn đề có tính thời sự, tỷ lệ những người có hội chứng chuyển hóa ngày càng giá tăng không chỉ ở những nước phát triển mà ngay cả ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, người ta coi hội chứng chuyển hóa như một loại dịch lây lan nhanh cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, thói quen sinh hoạt, ăn uống…

Mối liên quan, tác động qua lại tạo thành một vòng xoáy bệnh lý giữa Hội chứng chuyển hóa và Tăng huyết áp đã được chứng mình trong nhiều nghiên cứu. Cũng đã có nhiều nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân Tăng huyết áp cao tuổi, bệnh nhân Đột quỵ não… Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục đích:– Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết tại tỉnh Nghệ An.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Đối tượng nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu trên 346 bệnh nhân tăng huyết áp ở tỉnh Nghệ An.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

– Bệnh nhân tăng huyết áp tại tỉnh Nghệ An, nam ≥ 60 tuổi; nữ ≥ 55 tuổi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

+ Tăng huyết áp: Theo JNC 7 năm 2003.

+ Hội chứng chuyển hóa: Tiêu chuẩn của ATPIII thuộc chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ (NCEP- National Cholesterol Education Program) [1]

: Vòng eo > 90cm ở nam và > 80 cm ở nữ.

Tiêu chuẩn loại trừ:

– Người mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

– Bệnh nhân suy thận, suy tim, suy gan nặng, hôn mê. Có các bệnh năng kèm theo như ung thư, xơ gan. Đối tương không đồng ý tham giá vào nghiên cứu.

2. Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.

III. KẾT QUẢ.

Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tể của nhóm nghiên cứu.

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 62,59 ± 4,15; thấp nhất 55 tuổi, cao nhất 70 tuổi. Vòng bụng trung bình là 84,15 ± 7,67.

Nam chiếm 42,7%, nữ chiếm 57,3%.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh hóa của 2 nhóm nghiên cứu

 Giá trị trung bình của các chỉ số glucose, triglyceride, ở nhóm có HCCH cao hơn và HDL – c thấp hơn nhóm không có HCCH, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

 Bảng 3.3. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa của nhóm nghiên cứu.

Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 60,9%.

 Bảng 3.4. Đặc điểm THA ở nhóm có HCCH.

Tăng HA độ 1 chiếm 52,1%, tăng HA độ 2 chiếm 47,9%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

 Bảng 3.5. Đặc điểm các thành phần ở nhóm có HCCH.

Ở nhóm có HCCH thành phần thay đổi lần lượt là giảm HDL – c chiếm 90%, tăng Triglycerid 73,4%, tăng vòng bụng 66,3% và tăng Glucose máu lúc đói 31,7%.

IV. BÀN LUẬN

Tuổi trung bình của nhóm là 62,59 ± 4,15 vì chúng tôi chọn đối tượng là người cao tuổi nam ≥ 60, nữ ≥ 55. Tỷ lệ nữ mắc HCCH chiếm 57,3% cao hơn ở nam chiếm 42,7%, tỷ lệ này cũng phù hợp nghiên cứu của Tô Viết Thuấn và Trần Hưu Dàng [7].

Giá trị trung bình của các chỉ số glucose, triglyceride, ở nhóm có HCCH cao hơn và HDL – c thấp hơn nhóm không có HCCH, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả này theo chúng tôi là vì tăng glucose, triglycerid và HDL – c thấp là các yếu tố cấu thành hội chứng chuyển hóa, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Võ Thị Hà Hoa và Đặng Văn Trí [6].

Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 60,9%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tô Viết Thuấn và Trần Hưu Dàng [7].

Tăng HA độ 1 chiếm 52,1%, tăng HA độ 2 chiếm 47,9%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tô Viết Thuấn và Trần Hưu Dàng [7].

Ở nhóm có HCCH thành phần thay đổi lần lượt là giảm HDL – c chiếm 90%, tăng Triglycerid 73,4%, tăng vòng bụng 66,3% và tăng Glucose máu lúc đói 31,7%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Võ Thị Hà Hoa và Đặng Văn Trí [6] cũng như nghiên cứu của Phan Hải Phương [5] và Châu Thị Thúy Liễu, Cao Phi Phong [3].

 V. KẾT LUẬN

 – Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp là 60,9%.

– Không có sự khác biệt về tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trên 2 nhóm bệnh nhân ở 2 độ tăng huyết áp khác nhau.

– Thành phần thường gặp nhất xuất hiện trong (HCCH ) ở bệnh nhân THA có tuổi lần lượt là giảm HDL – c (90%), tăng triglycerid (73,4%), tăng vòng eo và sau cùng là tăng đường huyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. ATP III (2004), “Định nghĩa hội chứng chuyển hóa”, Tài liệu dịch từ Diabetes Literature Service, Circulation, 109: pp 433 – 438.
  2. Đào Duy An (2005), “ Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và các rối loạn liên quan ở bn tăng huyết áp”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học hội nghị tim mạch Miền Trung mỡ rộng lần thứ III, tr 682 – 689.
  3. Châu Thị Thúy Liễu, Cao Phi Phong (2010), “Đánh giá Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân nhồi máu não
    động mạch lớn trên lều”. http://www.thankinh.org.
  4. Nguyễn Văn Hoàng, Đặng Van Phước, (2009), “Tần suất hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Long An”, Tạp chí y học thực hành, số 673 – 674, tr 251 – 256.
  5. Phan Hải Phương (2011), “Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp có tuổi”. Tạp Chí Y học Thực Hành – Bộ Y Tế,  số 2(751)/2011, http://www.vn.
  6. Võ Thị Hà Hoa và Đặng Văn Trí (2012), “Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện C Đà Nẵng”, Kỷ yếu các đề tài khao học hội nghị nội tiết & đái
    tháo đường toàn quốc lần thứ VI, tr 727 – 733.
  7. Tô Viết Thuấn và Trần Hưu Dàng (2011), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp”,http://www.bomonnoiydhue.edu.vn.6.83-96

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …