DỰ BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CHƯA ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Ở THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG 10 NĂM
Nguyễn Khắc Minh1, Nguyễn Hóa2, Nguyễn Ngọc Ánh2, Nguyễn Xuân Hương1, Trần Thị Diệp Hà1, Đoàn Thị Ngọc Trâm1, Trần Anh Quốc1, Đỗ Ích Thành2
1Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
2Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Đà Nẵng
DOI: 10.47122/vjde.2022.56.10
ABSTRACT
Risk prediction model for undiagnosed type 2 diabetes mellitus using finnish diabetes risk score (findrisc) among adult population of urban and rural areas in Da Nang city
Objectives: To predict the risk of type 2 diabetes (T2D) in next 10 years among adult population aged 30 years and older in Da Nang city. Method: A cross-sectional descriptive method was carried out over 1.788 people aged 30 years and older randomly selected in Da Nang city, the FINDRISC score was utilized after adjusted BMI and waist circumference to forecast an increasing incidence of risk of T2D in the next 10 years. Results: The prevalence of T2D accounted for 7.4%. Over 1.655 people who have not had the disease, risk classification according to the scale of FINDRISC shows that 16.5% of the subjects have medium to very high risk for T2D. It is projected that by 2030 the incidence of type 2 diabetes will increase by 6.1% in urban areas and 4.7% in rural areas. Conclusion: The results of the study show a rapid increase in the incidence of diabetes in the next 10 years. It is necessary to apply the adjusted Asian FINDRISC score to predict the risk of diabetes for the community through community screening programs.
Keywords: type 2 diabetes, FINDRISC, Danang.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 trong 10 năm ở người trưởng thành từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Đà Nẵng. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang trên 1.788 người dân từ 30 tuổi trở lên được chọn ngẫu nhiên tại thành phố Đà Nẵng, thang điểm FINDRISC được sử dụng có điều chỉnh vòng bụng và BMI để dự báo ĐTĐ trong 10 năm. Kết quả: Nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang tiến hành trên mẫu năm 2020: Tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2: 7,4% (Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chưa được chẩn đoán 55,6%). Trên 1.655 người trưởng thành chưa mắc bệnh, phân loại mức độ nguy cơ theo thang điểm FINDRISC cho kết quả 16,5% số đối tượng có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 từ trung bình đến rất cao; Dự báo tỷ lệ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 đến năm 2030 sẽ tăng thêm 6,1% ở thành thị và 4,7% ở nông thôn. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng rất nhanh về tỷ lệ đái tháo đường trong 10 năm tới. Thang điểm FINDRISC có điều chỉnh theo chuẩn Châu Á nên sử dụng phổ biến để dự báo nguy cơ mắc ĐTĐ qua chương trình sàng lọc tại cộng đồng người dân.
Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, FINDRISC, Đà Nẵng.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Khắc Minh
Ngày nhận bài: 01/9/2022
Ngày phản biện khoa học: 1/10/2022
Ngày duyệt bài: 28/10/2022
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương đương 1 trong 11 người lớn đang sống với bệnh ĐTĐ trong năm 2015.
Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh ĐTĐ (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1%. Nhiều người đang sống với bệnh ĐTĐ týp 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ.
Đến khi được chẩn đoán, thường đã kèm theo các biến chứng của bệnh. Thật lạc quan, thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được 70% ĐTĐ týp 2 và ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ của ĐTĐ.
Xác định nguy cơ tiến triển ĐTĐ ở người trưởng thành trong cộng đồng sẽ giúp cho ngành y tế thành phố Đà Nẵng có cái nhìn tổng quát, là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống ĐTĐ giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra đánh giá mức độ nguy cơ còn giúp cho cộng đồng có thể kiểm soát được mức độ nguy cơ cá nhân, tăng cường phòng ngừa và có chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý.
Thang điểm FINDRISC đánh giá nguy cơ tiến triển bệnh ĐTĐ týp 2 dựa vào 8 tiêu chuẩn là tuổi, BMI, vòng bụng, vận động thể lực hàng ngày, chế độ ăn nhiều rau quả, sử dụng thuốc hạ huyết áp, tiền sử có lần phát hiện tăng glucose máu và tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ được Hội đái tháo đường Phần Lan đề xuất năm 2003 [6] và được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới [7].
Thang điểm FINDRISC được Schawarz P.E và Li J. cho rằng là công cụ có sẵn để dự báo ĐTĐ týp 2 trong cộng đồng người da trắng, nhưng có thể thay đổi các chỉ số cho phù hợp khi áp dụng trên các dân tộc khác nhau [8].
Thang đo được áp dụng trên cộng đồng tại một số quốc gia của Châu Á và Đông Nam Á với sự thay đổi tiêu chí vòng bụng và BMI cho phù hợp với người Nam Á. Tại Việt Nam thang đo cũng đã được sử dụng từ năm 2010 tại tỉnh Trà Vinh và ở người Khmer tỉnh Hậu Giang cũng đã cho được một số kết quả dự báo mắc ĐTĐ 10 năm tới rất tốt và có hiệu quả ứng dụng cho cộng đồng cao.
Vì vậy chúng tôi áp dụng thang đo FINDRISC có điều chỉnh BMI và vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á tại thành phố Đà Nẵng nhằm dự báo với 2 mục tiêu chính như sau:
- Dự báo tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 trong 10 năm ở người trưởng thành trên 30 – 69 tuổi tại thành phố Đà Nẵng.
- Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan trong và ngoài thang điểm FINDRISC ở nhóm đối tượng chưa mắc bệnh đái tháo đường.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quần thể nghiên cứu: toàn thể người dân từ ≥ 30 tuổi có hộ khẩu và đang sinh sống tại 30 xã phường thuộc thời điểm nghiên cứu, tại các quận huyện thành phố Đà Nẵng.
- Đối tượng nghiên cứu: 1.788 người trưởng thành ≥ 30 tuổi tại 30 cụm xã phường, những đã mắc ĐTĐ được loại ra, còn lại 1.655 người chưa mắc bệnh (tiền ĐTĐ + bình thường) xác định bằng xét nghiệm máu tĩnh mạch G0, G2 chúng tôi đưa vào nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang [1],[5]
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng cho một tỷ lệ [1]:
Trong đó : n là số đối tượng cần nghiên cứu; Z²(1-α/2) =1,962 với độ tin cậy 95%; p= 0,0542 (với p là tỷ lệ ĐTĐ: 5,42% ở người Việt Nam theo điều tra dịch tễ học năm 2012 của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự [12]); d=0,02: là sai số lựa chọn. Cỡ mẫu tối thiểu n= 493.
Chúng tôi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu chùm, hệ số thiết kế mẫu của chúng tôi chọn là 3, lấy dư 10% và tổng cộng chúng tôi mời vào nghiên cứu là 1.800 người, thực tế là 1.788 người.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu chùm nhiều giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Chọn xã/phường: Mỗi xã/phường là 1 cụm điều tra. Chọn ngẫu nhiên 30/56 cụm vào nhóm nghiên cứu bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn (50% số xã phường).
+ Giai đoạn 2: Chọn thôn/tổ: Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 30% số thôn/tổ trong mỗi xã/phường theo kích thước của từng xã/phường vào diện nghiên cứu (trung bình mỗi phường có 40 tổ và mỗi xã có 12 thôn).
+ Giai đoạn 3: Chọn đối tượng: Lập danh sách khung mẫu bao gồm các đối tượng từ ≥30 tuổi tại thôn/tổ được chọn (sinh từ 1990 – 1951). Chọn đối tượng điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, số đối tượng được chọn theo tỷ lệ mẫu.
2.2.2. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
Bộ công cụ: chúng tôi sử dụng thang điểm FINDRISC có điều chỉnh vòng bụng và chỉ số khối cơ thể cho người Châu Á.
Kỹ thuật thu thập số liệu: chúng tôi tiến hành thu thập số liệu trên quần thể mẫu nghiên cứu, bao gồm cân đo các chỉ số nhân trắc, huyết áp bằng các công cụ đã được chuẩn hóa, lấy máu tĩnh mạch lần 1 vào buổi sáng khi chưa dung nạp glucose, những người có đường máu tăng sẽ được hẹn lấy máu tĩnh mạch lần 2 tại phòng xét nghiệm, phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi soạn sẵn.
2.2.3. Thang điểm đánh giá nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới
Chúng tôi sử dụng thang điểm Hội Đái tháo đường Phần Lan đề xuất năm 2001 (FINDRISC) có điều chỉnh BMI và vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á [6].
Theo 8 tiêu chuẩn: tuổi, BMI, vòng bụng, hoạt động thể lực hằng ngày từ 30 phút trở lên, thường ăn rau quả, đã có lần được kê toa thuốc hạ huyết áp, đã có lần phát hiện tăng đường huyết, có người thân được chẩn đoán ĐTĐ ( týp 1 hoặc týp 2). Phân độ BMI dành cho người Châu Á.
Theo TCYTTG, nguy cơ bệnh ĐTĐ týp 2 và tim mạch người Châu Á tăng khi BMI ≥ 23 kg/m2 và phân loại như sau: BMI < 18,5 kg/m2: nhẹ cân; 18,5 kg/m2 – < 23 kg/m2: nguy cơ chấp nhận được; 23 kg/m2 -< 27,5 kg/m2: nguy cơ tăng; ≥ 27,5 kg/m2: nguy cơ cao [2],[5],[10]
Mức đánh giá của vòng bụng là 0, 3, 4 điểm, mỗi mức cách nhau 8 cm tương đương thang điểm FINDRISC. Mức cao nhất là điểm cắt tiêu chuẩn vòng bụng to của người Châu Á (90 cm đối với nam và 80 cm với nữ) thay cho điểm cắt tiêu chuẩn vòng bụng to của người Châu Âu trong thang điểm FINDRISC (102 cm đối với nam và 88 cm đối với nữ) [2],[5],[10].
Các biến số chính để đánh giá nguy cơ tiến triển và mối liên quan đến tình hình đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu trong chuyên đề như: tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông, BMI, vận động thể lực hàng ngày, thói quen thường xuyên ăn rau củvà trái cây, đã có lần được kê toa thuốc hạ áp, tiền sử tăng đường máu, tiền sử thân nhân mắc đái tháo đường.
Theo điều tra toàn quốc năm 2012, tỷ lệ mắc ĐTĐ gia tăng theo tuổi, ở tuổi 45 trở lên tỷ lệ mắc ĐTĐ gấp 4,42 lần so với dưới 45 tuổi, chính vì vậy chúng tôi ưu tiên tập trung vào những người 45 tuổi để đánh giá tỷ lệ mắc ở nhóm này trong 10 năm tới để có biện pháp khuyến cáo và tư vấn kịp thời.
Thang đo FINDRISC sử dụng phương pháp gán điểm cho từng yếu tố nguy cơ và mức độ nguy cơ của biến số để đánh giá mức độ nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2.
Bảng 1. Thang điểm FINDRISC có điều chỉnh BMI và vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á [5],[6]
Tổng điểm cao nhất của thang đo FINDRISC là 26 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Căn cứ vào số điểm trên, các tác giả đã phân loại mức độ nguy cơ và dự báo nguy cơ phát triển ĐTĐ týp 2 trong 10 năm của cá nhân và cả cộng đồng như sau: nguy cơ của cộng đồng bằng tổng nguy cơ của các cá nhân.
Dựa vào tổng số điểm đánh giá nguy cơ từ thấp đến cao và dự báo nguy cơ đái tháo đường trong 10 năm tới.
Bảng 2. Nguy cơ tiến triển đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới
“Nguồn: Tuomilehto J. and Lindström J. (2001) [6]”
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được làm sạch, sau đó nhập trên Epidata 3.1, sử dụng SPSS 20.0 để phân tích. MedCalc để xác định điểm cắt, diện tích dưới đường cong (AUC), độ nhạy, độ đặc hiệu của thang đo FINDRISC.
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi được sự chấp thuận của Hội đồng nghiên cứu khoa học Sở Khoa học Công nghệ Đà Nẵng và Hội đồng đạo đức Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường týp 2 tại thành phố Đà Nẵng năm 2018
Bảng 3.1. Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường
|
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường týp 2 theo cũ và mới
Nhận xét: Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ týp 2 ở người ≥ 30 tuổi tại trên quần thể mẫu nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng là 7,4% (thành thị chiếm 89,5%, nông thôn 10,5%); tiền ĐTĐ 14,4%. Tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ không được chẩn đoán trên toàn thành phố là 55,6%.
3.2. Nguy cơ và dự báo nguy cơ tiến triển đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới
3.2.1. Các yếu tố nguy cơ của thang điểm FINDRISC
Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Nhóm 45 – 54 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 40,2%, thấp nhất ≥ 65 tuổi: 4,0%, tuổi trung bình tham gia: 48,76 ± 9,18
Bảng 3.3. Đặc điểm về vòng bụng và tỷ lệ béo phì dạng nam của đối tượng
Nhận xét: Tỷ lệ béo phì dạng nam ở nữ giới chiếm 52,7% cao hơn nam giới 30,4%, vòng bụng ở nữ tăng, trung bình 80,15 ± 8,3.
Bảng 3.4. Đặc điểm về BMI và tỷ lệ thừa cân – béo phì của đối tượng
Nhận xét: Tỷ lệ thừa cân chiếm tỷ lệ cao cả hai giới, trung bình chỉ số BMI là 23,64 ± 3,35.
Bảng 3.5. Đặc điểm về huyết áp động mạch của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Trung bình HA tâm thu và huyết áp tâm trương ở nam giới đều ở mức cao hơn nữ giới.
Bảng 3.6. Tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới 39,1% cao hơn ở nữ giới 21,7%, tỷ lệ tăng huyết áp chung 28,4%.
Bảng 3.7. Tỷ lệ mức độ sử dụng thuốc hạ huyết áp của đối tượng
Nhận xét: Chỉ có 44,9% nam giới và 40,9% nữ uống thuốc hạ huyết áp đều đặn.
Bảng 3.8. Một số yếu tố nguy cơ khác trong thang điểm FINDRISC
Nhận xét: mức hoạt động thể lực ≥ 30 phút/ngày chiếm tỷ lệ cao 68,5%; tiền sử tăng đường máu 9,0%; tiền sử thân nhân mắc đái tháo đường chiếm tỷ lệ 18,5%.
3.2.2. Dự báo nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới
3.2.2.1. Một số yếu tố liên quan trong và ngoài thang điểm FINDRISC ở đối tượng chưa mắc bệnh đái tháo đường
Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan người chưa mắc ĐTĐ trong và ngoài thang điểm FINDRISC
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn ROC giữa FINDRISC châu Á với các YTNC trong thang điểm ở người chưa mắc ĐTĐ
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn ROC giữa FINDRISC châu Á với các YTNC ngoài thang điểm ở người chưa mắc ĐTĐ
Nhận xét: Điểm cắt tối ưu xác định đái tháo đường là 10 điểm (độ nhạy: 53,4; độ đặc hiệu: 77,6; p<0,001); Điểm cắt tối ưu xác định tiền đái tháo đường là 6 điểm (độ nhạy: 84,9; độ đặc hiệu: 38,7; p<0,001);
3.2.2.2. Phân loại nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới
Bảng 3.10. Phân loại nguy cơ tiến triển ĐTĐ trong 10 năm tới theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh theo mức đường huyết
Nhận xét: tỷ lệ nguy cơ cao ở người dân có chỉ số đường huyết bình thường thấp chiếm tỷ lệ 3,7%, ở người dân có chỉ số đường huyết ở mức tiền ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao 14,7%.
Bảng 3.11. Phân loại nguy cơ tiến triển ĐTĐ trong 10 năm tới theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh theo khu vực sinh sống
Nhận xét: tỷ lệ nguy cơ cao ở người dân sinh sống ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ cao 5,6%, rất cao 0,2%; khu vực nông thôn mức cao chỉ chiếm 3,5%.
3.3.3. Dự báo tỷ lệ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới
Bảng 3.12. Dự báo tỷ lệ tiến triển ĐTĐ týp 2 trong 10 năm tới theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh theo mức đường huyết
Nhận xét: dự báo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh sẽ tăng thêm 5,3% ở người có chỉ số đường huyết bình thường và 10,0% ở người tiền đái tháo đường vào năm 2030.
Bảng 3.13. Dự báo tỷ lệ tiến triển ĐTĐ týp 2 trong 10 năm tới theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh theo khu vực sinh sống
Nhận xét: dự báo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh sẽ tăng thêm 4,7% số ở người sống ở khu vực nông thôn và 6,1% ở người sống ở khu vực thành thị vào năm 2030.
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu ngang tiến hành trên 1.788 người dân ≥ 30 tuổi, được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2018 cho kết quả tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ týp 2 là 7,4% (thành thị 89,5%, nông thôn: 10,5%), có đến 55,6% số người bệnh không được chẩn đoán; tiền ĐTĐ là 14,4%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Đà Nẵng cao hơn điều tra toàn quốc năm 2012: 5,42%.
Dự báo nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh BMI và vòng bụng
Thang điểm dự báo ĐTĐ có điều chỉnh BMI và vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á trong 10 năm tới thì nhóm đối tượng có nguy cơ cao, rất cao tiến triển thành ĐTĐ là 5,8% ở thành thị và 3,5% ở nông thôn. So với nhóm có nguy cơ trung bình và thấp thì ở cả 2 khu vực tỷ lệ này thấp hơn nhiêu, vì vậy không chỉ tập trung can thiệp ở nhóm nguy cơ cao mà cần phải can thiệp cho cả cộng đồng cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức cho người dân.
Phân loại nguy cơ theo chỉ số đường huyết thì nhóm có chỉ số đường huyết bình thường (<5,6mmol/l) có nguy cơ cao, rất cao tiến triển thành ĐTĐ là 3,7% thấp hơn nhóm có chỉ số đường huyết ở mức tiền ĐTĐ ở mức cao 14,7%, rất cao 0,4%. Do vậy chúng ta cần ưu tiên tập trung phát hiện và kiểm soát sớm ở nhóm người có mắc tiền đái tháo đường để làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ trong tương lai.
Phân loại nguy cơ theo khu vực sinh sống, nhìn chung nhóm đối tượng ở thành thị có nguy cơ từ trung bình 11,4% và nguy cơ cao 5,6% cao hơn hẳn khu vực nông thôn – miền núi với tỷ lệ nguy cơ trung bình 7,4% và cao 3,5%.
Theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh BMI và vòng bụng thì dự báo tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người ≥ 30 tuổi sẽ tăng thêm 6,0% số người mắc vào năm 2030. Trong đó 4,7% là ở nông thôn và 6,1% ở thành thị. Tỷ lệ mắc được dự báo ở thành thị cao hơn nông thôn. Hay nói cách khác tỷ lệ lưu hành của bệnh ĐTĐ tại địa phương vào năm 2030 là 13,4% (chưa loại bỏ số người tử vong do ĐTĐ đến năm 2030).
Dự báo tỷ mắc ĐTĐ ở nhóm có chỉ số đường huyết bình thường (<5,6mmol/l) sẽ tăng thêm 5,3% vào năm 2030 và nhóm 5,6 – 6,9 mmol/l) là 10,0% hay nói cách khác tỷ lệ lưu hành ở nhóm tiền ĐTĐ tiến triển thành ĐTĐ sẽ là 17,4% và nhóm bình thường (<5,6mmol/l) là 12,7% vào năm 2030.
Theo một nghiên cứu tại Trà Vinh, trên 341 người tiền ĐTĐ thang điểm FINDRISC dự báo tỷ lệ bệnh sẽ tăng 3,3% vào năm 2020 và tỷ lệ này ở người ≥ 45 tuổi cho quần thể nghiên cứu đến năm 2020 là 13,6%. Đã điều chỉnh BMI và vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á [5].
Theo một nghiên cứu tại Hậu Giang, các yếu tố liên quan đến tiến triển ĐTĐ trong 10 năm tới tại cộng đồng theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh, cho thấy nhóm người dân tộc Khmer mắc tiền ĐTĐ tỷ lệ cao 41,6% ở mức nguy cơ thấp nhẹ; nguy cơ trung bình 36,5% và ở nguy cơ cao 16,8%. Ước tính có 13,39% sẽ tiến triển thành ĐTĐ ở nhóm người dân tộc Khmer bình thường (không mắc ĐTĐ và không mắc tiền ĐTĐ) có trên 55,3% ở mức nguy cơ thấp nhẹ; mức nguy cơ trung bình là 33,8% và số người dân mức nguy cơ cao tỷ lệ là 8,3%. Ước tính cho thấy có 8,26% sẽ mắc ĐTĐ [2]
Các biến trên thang điểm FINDRISC là một công cụ sàng lọc tốt cho những điều tra ngang tiếp cận bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán, rối loạn glucose lúc đói, giảm dung nạp glucose và hội chứng chuyển hóa trong dân số Hy Lạp [11]. Schawarz P.E., Li J. và cộng sự cho rằng FINDRISC là công cụ có sẵn tốt nhất để dự báo ĐTĐ týp 2 trong cộng đồng người da trắng, nhưng có thể thay đổi các chỉ số BMI, vòng bụng cho phù hợp khi áp dụng trên các dân tộc khác nhau [8]. Tại Nhật Bản, Shuichi Katoh và cộng sự (2007) đã sử dụng thang điểm FINDRISC để dự báo nguy cơ ĐTĐ týp 2, trong đó thông số BMI và vòng bụng đã được thay đổi cho phù hợp với người dân Nhật Bản. Theo TCYTTG (2003), Thang điểm FINDRISC là mẫu của một công cụ được thiết kế để xác định những người có nguy cơ tiến triển ĐTĐ mà không cần phải xét nghiệm. Thang điểm ≥ 9 có độ nhạy 77%, độ đặc hiệu 66%, giá trị tiên đoán dương là 7% trong một nhiên cứu thuần tập 10 năm [9].
Một số yếu tố liên quan trong và ngoài thang điểm FINDRISC trên đối tượng chưa mắc ĐTĐ
Qua khảo sát các yếu tố liên quan dựa vào điểm cắt của đường cong ROC trên đối tượng chưa mắc ĐTĐ, kết quả cho thấy vòng bụng, chỉ số khối cơ thể và có thường xuyên ăn rau củ và trái cây hàng ngày là 3 yếu tố liên quan trong thang điểm FINDRISC. Giới tính, cân nặng và hút thuốc lá là yếu tố liên quan ngoài thang điểm FINDRISC.
Thang điểm này đánh giá được mức độ nguy cơ cho từng nhóm đối tượng, do vậy có thể sử dụng thang điểm này để sử dụng vào quản lý sức khỏe và can thiệp cho từng nhóm đối tượng.
Trong nghiên cứu này chúng tôi phát hiện giới tính và cân nặng là các yếu tố liên quan đến khả năng tiến triển ĐTĐ trong 10 năm ngoài thang điểm FINDRISC.
5. KẾT LUẬN
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 1.788 đối tượng ≥ 30 tuổi tại 30 xã phường thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có thể đưa ra một số kết luận như sau:
- Dự báo tỷ lệ ĐTĐ týp 2 tại thành phố Đà Nẵng trong 10 năm tới ở người ≥ 30 tuổi cho quần thể nghiên cứu sẽ tăng thêm 6,0%. Khu vực nông thôn miền núi sẽ tăng thêm 4,7% và khu vực thành thị sẽ tăng thêm 6,1% vào năm
- Dự báo tỷ mắc ĐTĐ ở nhóm có chỉ số đường huyết bình thường (<5,6mmol/l) sẽ tăng thêm 5,3% vào năm 2030 và nhóm tiền ĐTĐ là 10,0% hay nói cách khác tỷ lệ lưu hành ở nhóm tiền ĐTĐ tiến triển thành ĐTĐ là 17,4% và nhóm bình thường (<5,6mmol/l) là 12,7% vào năm 2030.
- Vòng bụng, chỉ số khối cơ thể và có thường xuyên ăn rau củ và trái cây hàng ngày là 3 yếu tố liên quan trong thang điểm
- Giới tính, cân nặng và hút thuốc lá là yếu tố liên quan ngoài thang điểm FINDRISC.
- Trong nghiên cứu này chúng tôi phát hiện giới tính và cân nặng là các yếu tố liên quan đến khả năng tiến triển ĐTĐ trong 10 năm ngoài thang điểm FINDRISC.
- Thang điểm này đánh giá được mức độ nguy cơ cho từng nhóm đối tượng, do vậy có thể sử dụng thang điểm này để sử dụng vào quản lý sức khỏe và can thiệp cho từng nhóm đối tượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đinh Thanh Huề (2004), Phương pháp dịch tễ học, NXB Y học, tr. 74
- Nguyễn Văn Lành, Nguyễn Văn Tập và cs (2013), “Dự báo nguy cơ đái tháo đường theo thang điểm Findrisc ở đồng bào người dân tộc Khmer tại tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII (số 7), tr.82
- Nguyễn Văn Lành, Nguyễn Văn Tập (2013), “Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp”. Tạp chí Y học dự phòng Việt Nam, Tập XXIII (số 6 ), 142.
- Trần Văn Nhật, Tôn Thất Thạnh, Nguyễn Hoá và cs (2008), “Thực trạng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở Đà Nẵng”. Tạp chí y học thực hành, NXB Bộ Y tế (số 616 – 617), tr. 319.
- Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Hải Thủy, Đinh Thanh Huề (2012),“Thang điểm FINDRISC và dự báo nguy cơ đái tháo đường trong 10 năm trong cộng đồng”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Q 1. số 6, tr.2-10.
- Lindstrom J. and Tuomilehto J. (2003), “The Diabetes Risk Score, A practical tool to predict type 2 diabetes risk”, Diabetes Care, Vol. 26, p. 725.
- Lindstrom J. et al (2006), “Sustained reduction in the incidence of type 2 diabetes by lifestyle intervention: Follow- up of the Finnish Diabetes Prevention Study”, The Lancet, Vol. 368, pp. 1673, 11/11/2006.
- Schwarz PE., Li J., Linstrom J. et al (2009), “Tool for predicting the risk of type 2 diabetes in daily practice”, Pubmed 19021089, pp.86, 2/2009
- World Health Organisation/International Diabetes Federation (2003), “Screening for Type 2 Diabetes”, Report of a World Health Organisation and International Diabetes Federation meeting”, Department of Noncomunicable Disease Management, Geneva, pp. 1, 9,12, 14,16.
- WHO Expert Consultation (2004), “Appropriate Body Mass index for Asian Populations and Its implications for policy and intervention strategies”, The Lancet, Vol. 363, January 10, 2004, p.
- Makrilakis K., Liatis S., Grammatikou S., Perrea D., Stathi C., Tsiligros P, Katsilambros N (2011), “Validation of the Finnish Diabetes Risk Score (FINDRISC) questionnaire for screening for undiagnosed type 2 diabetes, dysglycaemia and the metabolic syndrome in Greece”, Pubmed, Diabetes Metab., Vol.37(2), pp. 144, 151.