MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN
1,2Nguyễn Ngọc Tâm, 2Nguyễn Xuân Thanh,
2Phạm Thắng, 1,2Vũ Thị Thanh Huyền
1Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Lão khoa Trung ương
ABSTRACT
Objectives: To assess levels of physical activity in newly diagnosed diabetic patients. Subjects and methods: A descriptive cross-sectional included of 65newly diagnosed diabetic patients. GPAQ (Global Physical Activity Questionnaire) was used to assess the levels of physical activity on newly dignosed diabetic patients. Results: The mean age: 55.9 ± 8.7, female/male: 1.32. The prevalence of sufficient active (meeting WHO recommendations for health) was 49.2%, insignificantly between two genders. Time spent travelling from and to places was 9%. Sedentary time in both genders was 287.2 ± 120.9 minutes/day (4.79 ± 2.1 hours/day) Conclusions: The prevalence of newly diagnosed diabetic patients who meet WHO recommendation was relative low, time spent travelling is short, furthermore sedentary time is long. It is important to develop the program in commune and physical activity on prescription in hospital to improve the levels of physical activity and decrease the sedentary time in newly diagnosed diabetic patients.
Keywords: GPAQ, exercise, sedentary time
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Ngọc Tâm
Ngày nhận bài: 19.9.2016
Ngày phản biện khoa học: 6.10.2016
Ngày duyệt bài: 15.10.2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính đang có tỷ lệ ngày càng gia tăng, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính, mạn tính nghiêm trọng và là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong [1]. Điều này một phần là do sự thay đổi lối sống bao gồm giảm hoạt động thể lực, thời gian tĩnh tại nhiều, kèm theo đó là chế độ ăn không lành mạnh.
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới về việc luyện tập thể lực để có lợi cho sức khỏe đã nhấn mạnh rằng người trưởng thành cần tập 150 phút/tuần với cường độ trung bình hoặc 75 phút/tuần với cường độ cao [2]. Khuyến cáo này đã được chứng minh là có hiệu quả trên nhiều đối tượng mắc các bệnh như: bệnh lý tim mạch, bệnh lý chuyển hóa, loãng xương, ung thư vú,… Đối với bệnh nhân đái tháo đường, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA) năm2016, người bệnh nên tập luyện với cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần, trong ít nhất 3 ngày và ngừng tập không quá 2 ngày liên tục [3].
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay các dữ liệu về mức độ hoạt động thể lực của người mắc đái tháo đường nói chung, đặc biệt là đối tượng bệnh nhân mới phát hiện còn thiếu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường mới được phát hiện. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các biện pháp can thiệp hoạt động thể lực – một biện pháp điều trị nền tảng, hiệu quả và kinh tế cho bệnh nhân đái tháo đường tại cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của ADA 2014 tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu nghiên cứu chính: mức độ hoạt động thể lực, tỷ lệ đạt theo khuyến cáo của WHO, thời gian tĩnh tại
- Chỉ tiêu nghiên cứu phụ: đặc điểm của bệnh nhân về cân nặng, BMI (Body Mass Index), vòng eo, WHR (chỉ số eo hông Waist-Hip-Ratio), tiền sử bệnh, đường máu, HbA1c.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng và hỏi bộ câu hỏi GPAQ theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất nhằm đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi GPAQ (Global Physical Activity Questionnaire) phiên bản 2 để đánh giá về mức độ hoạt động thể lực (HĐTL) của bệnh nhân [4]. Đây là bộ câu hỏi đã được chứng minh là phù hợp khi áp dụng cho đối tượng người Việt Nam. Bộ câu hỏi gồm 16 câu, đánh giá về tần suất (ngày/tuần) và cường độ trên 3 khía cạnh của HĐTL bao gồm: HĐTL khi làm việc, khi di chuyển và khi hoạt động giải trí.
Để đánh giá mức độ HĐTL của bệnh nhân, chúng tôi sử dụng chỉ số MET-phút/tuần [4]. Khi sử dụng bộ câu hỏi GPAQ, quy đổi mỗi phút HĐTL cường độ trung bình tương đương 4 MET-phút, và mỗi phút HĐTL cường độ cao tương đương 8 MET-phút. Mức độ HĐTL được phân loại như sau:
Mức độ HĐTL cao: HĐTL với cường độ cao trong ít nhất 3 ngày/tuần đạt 1500 MET-phút/tuần hoặc HĐTL trong 7 ngày/tuần với cường độ trung bình hoặc cao đạt 3000 MET-phút/tuần.
Mức độ HĐTL trung bình: HĐTL ít nhất 3 ngày HĐTL với cường độ cao trong ít nhất 20 phút/ngày hoặc hoặc ít nhất 5 ngày HĐTL với cường độ trung bình trong ít nhất 30 phút/ngày hoặc HĐTL kết hợp cường độ trung bình và cao đạt ít nhất 600 MET-phút/tuần
Mức độ HĐTL thấp: không đạt 2 mức khuyến cáo trên.
Theo Tổ chức y tế thế giới – WHO, cần HĐTL cường độ trung bình đạt ít nhất 30 phút/ngày và 05 ngày/tuần. Tất cả bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: các đối tượng có mức độ HĐTL trung bình hoặc cao nhóm HĐLT đạt theo khuyến cáo của WHO; nhóm có mức độ HĐTL thấp thuộc nhóm HĐTL không đạt theo khuyến cáo của WHO.
Thời gian tĩnh tại bao gồm thời gian ngồi tựa lưng hoặc nằm (làm việc, xem vô tuyến, đọc sách,…) nhưng không bao gồm thời gian ngủ.
2.5. Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê y học SPSS 20.0. Sử dụng các thuật toán: tính tỷ lệ phần trăm, tính giá trị trung bình. Sử dụng test χ2 để phân tích mối liên quan giữa các biến. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chungcủa đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014 trên 65 bệnh nhân đái tháo đường mới được phát hiện, tỷ lệ nữ/nam là 1,32, tuổi trung bình là 55,9 ± 8,7 năm.
Tiền sử và lý do đi khám bệnh
Bảng 1. Tiền sử và lý do đi khám bệnh của đối tượng nghiên cứu (N = 65)
Có khoảng 1/3 số bệnh nhân có tiền sử gia đình ĐTĐ.Tiền sử đẻ con có cân nặng ≥ 4kg chiếm tỷ lệ 5,4% , không có bệnh nhân có tiền sử đẻ con < 2,5kg.Đa số bệnh nhân không có các triệu chứng của bệnh ĐTĐ typ 2. Triệu chứng thường gặp là mệt, chiếm 50,8%.và 70% không có triệu chứng khát, đái nhiều hoặc không sút cân.
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Giá trị BMIlà 22,36 ± 2,65kg/m2. Trong đó, 29 bệnh nhân BMI ≥ 23 là 44,6%.
Vòng eo trung bình có giá trị trong giới hạn bình thường ở cả nam và nữ. Tỷ lệ có vòng eo tăng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 58,5%.Hầu hết có chỉ số WHRtăng (≥ 0,9 với nam; ≥ 0,8 với nữ), gặp ở 64 BN chiếm tới 98,5%.Giá trị đường máu đói trung bình là 11,0 ± 4,9 mmol/l. Giá trị HbA1c trung bình là 8,9 ± 2,9%
3.2. Mức độ HĐTL của bệnh nhân ĐTĐ mới được phát hiện
Mức độ HĐTL đạt theo khuyến cáo của WHO
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ HĐTL đạt theo khuyến cáo của WHO theo giới (N = 65)
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có mức độ HĐTL đạt khuyến cáo của WHO chiếm 49,2%,ở nam là 57,1% cao hơn so với ở nữ là 43,2% (p > 0,05).
Mối liên quan giữa mức độ HÐTL ðạt theo khuyến cáo và một số chỉ số
Bảng 3. Mối liên quan của mức ðộ HÐTL với một số chỉ số (N = 65)
Tỷ lệ bệnh nhân có các chỉ số BMI, WHR và vòng eo trong giới hạn bình thường ở nhóm HĐTL đầy đủ cao hơn nhóm thiếu HĐTL.Không có sự khác biệt khi so sánh các chỉ số HbA1c, lipid máu và huyết áp của bệnh nhân giữa hai nhóm HĐTL đầy đủ và thiếu HĐTL theo khuyến cáo của WHO.
- Phân bố thời gian HĐTL khi làm việc, đi lại và giải trí:
Biểu đồ 1. Phân bố thời gian HĐTL dành cho làm việc, đi lại và giải trí (N=65)
Trong tổng 100% thời gian HĐTL thì thời gian khi đi lại chiếmít nhất – chỉ chiếm 9%; thời gian khi làm việc chiếm tỷ lệ (54%).
3.3. Thời gian tĩnh tại
Bảng 4. Thời gian tĩnh tại của đối tượng nghiên cứu theo giới (N = 65)
Thời gian tĩnh tại trung bình ở cả hai giới là 287,2 ± 120,9 phút/ngày (tương đương 4,79 ± 2,1 giờ/ngày). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian tĩnh tại giữa 2 giới (p > 0,05).
IV. BÀN LUẬN
Độ tuổi trung bình nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 55,9 ± 8,7 tuổi, nhóm tuổi 50 – 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả này phù hợp với đặc điểm bệnh ĐTĐ typ 2 tiến triển âm thầm, thường được chẩn đoán ở độ tuổi trung niên và cũng là minh chứng rõ ràng hơn cho nhận định tuổi > 45 là một trong 8 yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ typ 2 [5].
Điểm đáng chú ý trong nghiên cứu là bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh chiếm tỷ lệ cao. Triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám thường gặp nhất là mệt, có 33 bệnh nhân chiếm 50,8%. Điều này là do nghiên cứu chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội tiến hành sàng lọc chủ động bệnh ĐTĐ bằng xét nghiệm cho cộng đồng, vì vậy giúp phát hiện bệnh sớm hơn ngay từ khi chưa có triệu chứng.
Hầu hết bệnh nhân có chỉ số eo hông tăng, thể hiện tình trạng thừa mỡ bụng – cũng là một trong các yếu tố thể hiện tình trạng kháng insuin – gặp ở 64 BN chiếm tới 98,5%. Kết quả trên khẳng định hơn nữa đặc điểm nhân trắc học cần lưu ý là với cùng trị số BMI, tỷ lệ béo bụng của người châu Á cao hơn so với người châu Âu [6]. Vì vậy, trong thăm khám lâm sàng cần quan tâm hơn tới vòng eo và chỉ số eo hông ngoài BMI của bệnh nhân.
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có mức độ HĐTL đạt khuyến cáo của WHO tương đương với kết quả nghiên cứu của Trịnh T.H. Oanh và cộng sự tại thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bộ câu hỏi GPAQ [7].Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trang (2013), tỷ lệ có mức độ HĐTL đủ là 60,0% [8]. Tỷ lệ bệnh nhân HĐTL đạt khuyến cáo của WHO theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn gấp hai lần so với nghiên cứu tại khu vực thành thị của Trung Quốc (2005), tỷ lệ này chỉ đạt 21,8% [9]. Bệnh nhân có mức ðộ HÐTL ðầy ðủ theo khuyến cáo của WHO thì các chỉ số BMI, vòng eo, WHR có xu hýớng giảm hõn so với những bệnh nhân có mức ðộ HÐTL không ðầy ðủ. Không thấy có sự khác biệt ở các chỉ số HbA1c và lipid máu giữa hai nhóm, ðiều này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện hoàn toàn trên bệnh nhân ÐTÐ thường đã có các rối loạn trên, vì vậy không thể hiện được rõ nét mối liên quan giữa mức độ HÐTL với các chỉ số này.
Thời gian HĐTL khi làm việc và khi giải trí đóng góp chủ yếu vào HĐTL nói chung, thời gian HĐTL khi đi lại chiếm tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ bệnh nhân không HĐTL khi đi lại chiếm tới 90,8%. Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả đã công bố của Trịnh T.H Oanh (2005) nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh [7] và Hoàng Thu Trang (2013) nghiên cứu tại xã nông thôn của thành phố Hà Nội [8] đều cho thấy thời gian HĐTL khi làm việc và đi lại chiếm tỷ lệ cao. Sự khác biệt này cho thấy phần nào xu hướng thay đổi về mô hình HĐTL ở khu vực thành thị ở Việt Nam sau 10 năm và sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn của thành phố Hà Nội hiện nay. Với phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy đã làm thay đổi hẳn mô hình HĐTL, việc hoạt động khi đi lại giảm hẳn, thay vào đó, HĐTL khi giải trí có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ bệnh nhân có HĐTL khi giải trí qua nghiên cứu chúng tôi chiếm 40,0% cao hơn so với nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh là 13,5% [7]. Sự phổ biến của các câu lạc bộ thẩm mỹ – thể hình, các bể bơi, các lớp yoga,… ngày càng nhiều góp phần làm tăng mức độ HĐTL của người dân.
Thời gian tĩnh tại trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,8 ± 2,1 giờ/ngày, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Âu Bích Thủy tại Cần Thơ là 4,1 giờ/ngày [8]. Theo Tatiana và cộng sự (2011), thời gian tĩnh tại cao hơn 3,29 giờ/ngày là yếu tố dự báo tăng nguy cơ tử vong do nguyên nhân tim mạch cao hơn 64% so với nhóm có thời gian tĩnh tại < 1,57 giờ/ngày [9]. Như vậy, tuy thời gian tĩnh tại theo các nghiên cứu ở nước ta là khác nhau nhưng đều cao hơn 3,29 giờ/ngày. Vì thế cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa và có chiến lược can thiệp cộng phù hợp để không những làm tăng mức độ HĐTL mà còn làm giảm thời gian tĩnh tại trong ngày nhất là cho nhóm bệnh nhân ĐTĐ – một yếu tố nguy cơ tương đương bệnh mạch vành.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường mới phát hiện có mức độ hoạt động thể lực đạt theo khuyến cáo của WHO là 49,2%. Thời gian hoạt động thể lực khi đi lại chiếm tỷ lệ rất thấp trong toàn bộ thời gian hoạt động của bệnh nhân. Cần có thêm các biện pháp giáo dục sức khỏe trong cộng đồng nói chung và kê đơn tập luyện nói riêng cho bệnh nhân đái tháo đường nhằm làm tăng mức độ hoạt động thể lực và giảm thời gian tĩnh tại cho bệnh nhân đái tháo đường mới được phát hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- World Health Organization (WHO)(2014).The top 10 causes of death. Fact sheet 310. Updated 2014.
- World Health Organization (WHO)(2010).Global recommendations on physical activity for health.
- American Diabetes Association (2016).Standards of Medical Care in Diabetes.Diabetes Care, 39, p36-39
- World Health Organization (WHO) (2006). Global Physical Activity Questionaire (version 2.0): Analysis guide. who.int/chp/steps.
- Nguyễn Thị Thu Hương (2013). Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi. Trường đại học Y Hà Nội.Đỗ Trung Quân (2011). Bệnh nội tiết chuyển hóa: Rối loạn lipid và lipoprotein
- Đỗ Trung Quân (2011).Bệnh nội tiết chuyển hóa: Rối loạn lipid và lipoprotein huyết, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Oanh Trinh, Nguyen Do Nguyen, and Hidde P. van der Ploeg and al. (2009). Reliability and Validity of the Global Physical Activity Questionnaire in Vietnam. Journal of Physical Activity and Health, 6(1), 46-53.
- Au Bich Thuy, Leigh Blizzard, and al. (2010). Reliability and Validity of the Global Physical Activity Questionnaire in Vietnam. Journal of Physical Activity and Health, 7, 410-418.