Đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015

Nguyễn Đình Hợp*, Nguyễn Thanh Bình*, Nguyễn Văn Hoàn*

*Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

TÓM TẮT

Mục tiêu:Xác định tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại Nghệ An và  tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp: Điều tra cắt ngang 2965 đối tượng, độ tuổi 30-69 tại tỉnh Nghệ An năm 2015. Tất cả các đối tượng được phỏng vấn thu thập thông tin cá nhân, đo các chỉ số nhân trắc và huyết áp, xét nghiệm đường máu lúc đói (G0) và làm nghiệm pháp dung nạp glucose (G120). Kết quả: Tỷ lệ mắc ĐTĐ là 7.13%, tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 33.08%.  Tỷ lệ bệnh đái tháo đường gia tăng tỷ lệ thuận theo tuổi, các YTNC như chỉ số khối cơ thể, vòng eo và HA có liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường với p < 0.05.

Chịu trách nhiệm chính: Ngô Văn Hùng

Ngày nhận bài: 11.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 24.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tốc độ phát triển bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) cùng với các biến chứng do bệnh gây ra là một báo động cho mọi quốc gia, đặc biệt tại Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng bệnh ĐTĐ cao nhất, cứ 20 người trưởng thành Việt Nam có 01 bệnh nhân ĐTĐ. Năm 2002 tỷ lệ ĐTĐ chung là 2.7% đến năm 2012, tỷ lệ ĐTĐ chung trên toàn quốc là 5.7% ( tăng 211%).

Ở Nghệ An tỷ lệ bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐtại các thời điểm nghiên cứu năm 2005 (3,0% và 13,2%), năm 2010 (5,36% và 19,3%),(tăng 178% và 146%).Đăc biệt tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ tăng cao nhất ở khu vực thành thị. Những cá nhân có cá yếu tố nguy cơ cao như tăng huyết áp, thừa cân béo phì, ít hoạt động thể lực, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh đái tháo đường cần thực hiện tầm soát.  Đến năm 2015,để nhằm mục đích xác định lại tỷ lệ và tốc độ phát triển của bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ, chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu:

  1. Xác định tỷ lệ, tốc độ phát triển bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại Nghệ An.
  2. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ chính với bệnh đái tháo đường.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Người trưởng thành tuổi từ 30 đến 69 tuổi của 21 huyện/thị/thành phố thuộc tỉnh Nghệ An, số lượng nam và nữ tương đương nhau.

2. Phương pháp nghiên cứu và chon mẫu điều tra:

2.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Phương pháp chọn mẫu :

2.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Tiến hành chọn mẫu thành nhiều bước.

– Chọn cỡ mẫu điều tra: Toàn tỉnh chia ra 3 vùng sinh thái (Miền núi cao; vùng núi thấp và thành thị, đồng bằng ven biển sau đây gọi là vùng đồng bằng), mỗi vùng 10 cụm. Sử dụng công thức tính cỡ mẫu điều tra địch tễ học với các tỷ lệ bệnh ước đoán, độ chính xác tuyệt đối d, hệ số thiết kế DE và độ tin cậy 95%:

Chọn được n = 965 đối tượng điều tra/vùng, lấy tròn 1000 đối tượng

Cỡ mẫu cho 3 vùng sinh thái trong toàn tỉnh là 3000.

–  Chọn cụm điều tra theo 3 vùng sinh thái: Sự dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên PPS (Probability proportionate to size ) cho từng vùng sinh thái, tổng số có 10 cụm/ vùng sinh thái, toàn tỉnh có 30 cụm, mỗi cụm chọn 100 đối tượng 30- 69, cụm ở đây chính là xã, phường.

-Chọn đối tượng điều tra: Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống.

2.3 Tiêu chuẩn loại trừ: Những người đang mắc bệnh cấp tính, tâm thần, đang dùng các thuốc có ảnh hưởng đến đường máu, có thai hoặc từ chối tham gia điều tra.

2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu và các tham số cần thu thập:

– Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra dùng chung một mẫu đã soạn sẵn, tại các trạm y tế xã/phường

– Thời gian thu thập từ 5 – 10 giờ sáng, các đối tượng đều được xét nghiệm đường máu ít nhất sau ăn là
8 giờ.

3. Tiêu chuân và kỹ thuật áp dụng:

– Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường: theo tiêu chuẩn
WHO 1998

– Nghiệm pháp dung nạp gluocse theo đúng quy định của WHO 1998

– Địa điểm thực hiện: tại các địa điểm khám điều tra

– Kỹ thuật:  Máy và que thử xét nghiệm glucose máu của hãng Johnson & Johnson

4. Xử lý số liệu

– Sử dụng phần mềm EPIDATA và SPSS để xử lý số liệu. Phân tích số liệu theo mục đích nghiên cứu. 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Biểu đồ1: Phân bố đối tưởng nghiên cứu theo nhóm tuổi

Đối tượng nghiên cứu độ tuổi 50- 59 chiêm số lượng cao nhất

Biểu đồ 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính

Tỷ lệ nam – nữ gần tương đương nhau: Namchiếm 49.52%, nữ chiếm 50.48 %

Bảng 1.  Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể

Tỷ lệ các đối tượng có BMI thừa cân là 32.6 %, gầy là 12.8 %. không có sự khác biệt giữa các vùng miền.

Bảng 2:  Đặc điểm về tăng huyết áp

Tỷ lệ tăng huyết áp không chêch lệch giưa các vùng và không có ý nghĩa thông kê.

Biểu đồ 3: Phân bố đối tượng theo trình độ văn hóa từng vùng sinh thái

Học vấn của các vùng có sự phân bố không đồng đều, trình độ THCS-THPT chiếm tỷ lệ cao 64.58 %, tiểu học 25.91 % và trung câp trở lên chiếm 9.51 %

Biểu đồ 4: Phân bố đối tượng theo loại hình lao động

Nghề nghiệp liên quan đến hoạt động thể lực hàng ngày là 74.66% , còn lao động nhẹ là 25,34%

3.2. Tỷ lệ mắc Đái tháo đường và tiền đái tháo đường.

         

Biểu đồ 5: Tỷ lệ chung toàn tỉnhNghệ An 2015

 

Tỷ lệ đái tháo đường 7.13%, tỷ lệ tiền đái tháo đường là 33.08%

Biểu đồ 6: Tỷ lệ mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường năm 2010 và 2015

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường năm 2015 (7,13%),  tăng 133,3% so với năm 2010 (5,36%), tăng 237,6% so với 2005 (3,0%). Tỷ lệ  tiền đái tháo đường năm 2015 (33.08%),  tăng 146% so với năm 2010  (19.3%), tăng 250,6% so với 2005 (134,2%)

Biểu đồ 7 : Tỷ lệ mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường theo vùng và toàn tỉnh

Tỷ lệ mắc đái tháo đường tại vùng núi cao, vùng núi thấp, đồng bằng và ven biển lần lượt là: 4.82%, 8.04%, 8.52%. Tỷ lệ được chẩn đoán tiền đái tháo đường của các vùng theo thứ tự trên lần lượt là: 31.93%, 36.22%, 31.06%. .

Biểu đồ 8: Tỷ lệ ĐTĐ và Tiền ĐTĐ phân bố theo nhóm tuổi

Tỷ lệ đối tượng bị ĐTĐ và tiền ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi trên 60 tuổi 11.98% và 40.05 %. Thấp nhất ở khoảng tuổi 30-49.

Biểu đồ 9: Phân bố tỷ lệ ĐTĐ và Tiền ĐTĐ theo giới.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam gới cao hơn nữ giới, nhưng tỷ lệ được chẩn đoán tiền đái tháo đường ở nữ giới cao hơn nam giới.

3.3 Mi liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh ĐTĐ

Bảng 3: Mi liên quan giữa tuổi và bệnh ĐTĐ

Những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ typ2 cao hơn những người dưới 45 tuổi.

Bảng 4: Mối liên quan giữa THA và bệnh ĐTĐ

Tỷ lệ được chẩn đoán ĐTĐ typ2 ở người tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao hơn ở đối tượng có huyết áp
bình thường.

Bảng 5: Mi liên quan giữa BMI và bệnh ĐTĐ

Tỷ lệ đối tượng người bị đái tháo đường có BMI ≥23 cao hơn so với những đối tượng có BMI < 23 lần lượt là 7.53% với 6.77%

Bảng 6: Mi liên quan giữa vòng eo và bệnh ĐTĐ

Tỷ lệ người bị đái tháo đường ở người có có vòng eo nguy cơ chiếm tỷ lệ cao hơn so với người có vòng eo bình thường

Bảng 7: Mi liên quan giữa tiền sử gia đình và bệnh ĐTĐ

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở các đối tượng có tiền sử gia đình và các đối tượng không có tiền sử gia đình gần tương đương nhau.

IV. KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường toàn tỉnh

– Tỷ lệ đái tháo đường trên toàn tỉnh Nghệ An năm 2015 là 7.13% tăng 133,3% so với năm 2010 (5,36%) và tăng 237% so với 2005 (3,0%)

– Tỷ lệ tiền đái tháo đường là 33.08% tăng 171% so với năm 2010 (19,3%), tăng 250,6% so với năm 2005 (13,2%)

2. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường

– Tỷ lệ bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh tỷ lệ thuận với tuổi.

– Các YTNC như chỉ số khối cơ thể, vòng eo và HA có liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường với p <0.05

Tài liệu tham khảo

  1. Mai Thế Trach, Nguyễn Thị Khuê (2007), Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học – TP Hồ Chi Minh.
  2. Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2013), Báo cáo hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch 2013.
  3. Nguyễn Văn Hoàn và cộng sự (2007), “Điều tra tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 và các yếu tố nguy cơ tại Nghệ An”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần60 thứ 3.
  4. Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá và Nam Định”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3.
  5. Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyển và cộng sự (2007), “Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3.
  6. Vũ Huy Chiến và cộng sự (2007), “Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 tại một số vùng dân cư tỉnh Thái Bình”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3.
  7. Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007), “Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở người 30 tuổi trở lên tại Thành phố Quy Nhơn”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3.
  8. Trần Văn Nhật và cộng sự (2008), “Thực trạng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở Đà Nẵng”, Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617).
  9. Lê Minh Sứ (2010), “Thực trạng bệnh đái tháo đường ở Thanh Hoá”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3.
  10. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011), “ Nội tiết- Đái tháo đường”, Hướng dẫn chuẩn đoán vầ điều trị bệnh nội khoa, Nxb Y học, Hà Nộ.
  11. World Health Organization(1999): Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and its Complications: Report of a WHO Consultation. Part 1: Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus. Geneva, World Health Org.
  12. 12. International Diabetes Federation. The IDF consensus worldwide definition of the metabolic syndrome. 5-14-2005.
  13. Tripathi BK, Srivastava AK. Diabetes mellitus: complications and therapeutics. Med Sci Monit. 2006; 12(7): RA130–147.
  14. Chen L, Magliano DJ, Zimmet PZ. The worldwide epidemiology of type 2 diabetes mellitus–present and future perspectives. Nat Rev Endocrinol. 2011; 8(4): 228–236.
  15. Zhang PH, Chen ZW, Lv D, et al. Increased risk of cancer in patients with type 2 diabetes mellitus: a retrospective cohort study in China. BMC Public Health.2012; 12: 567.
  16. Gastaldelli A. Role of beta-cell dysfunction, ectopic fat accumulation and insulin resistance in the pathogenesis of type 2 diabetes mellitus. Diabetes Res Clin Pract. 2011; 93(1): S60–65.
  17. Ismail-Beigi F. Pathogenesis and glycemic management of type 2 diabetes mellitus: a physiological approach. Arch Iran Med. 2012; 15(4): 239–246.
  1. Zhao Y, Jiang Z, Guo C. New hope for type 2 diabetics: Targeting insulin resistance through the immune modulation of stem cells. Autoimmun Rev.2011; 11: 137–142.
  1. Wild S, Roglic G, Green A, et al. Global prevalence of diabetes: estimate for the year 2000 and projections for 2030. Diabetes Care. 2004; 127(5): 1047–1053.
  2. Diamond J. Medicine: diabetes in India. Nature. 2011; 469: 478–479.
  3. Yang W, Lu J, Weng J, et al. Prevalence of diabetes among men and women in China. N Engl J Med. 2010; 362: 1090–1101.
  4. Weigensberg MJ, Goran MI. Type 2 diabetes in children and adolescents. Lancet. 2009; 373: 1743–1744.
  1. Poulsen P, Grunnet LG, Pilgaard K, et al. Increased risk of type 2 diabetes in elderly twins. Diabetes. 2009; 58(6): 1350–1355.
  1. Sanghera DK, Blackett PR. Type 2 diabetes genetics: beyond GWAS. J Diabetes Metab. 2012; 3(198): pii6948.
  2. Poulsen P, Kyvik KO, Vaag A, et al. Heritability of type II (non-insulin- dependent) diabetes mellitus and abnormal glucose tolerance: a population- based twin study. Diabetologia. 1999; 42: 139–145
  1. Kobberling, JTH. Emperical risk figures of first degree relatives of non-insulin dependent diabetes. London: Academic Press; 1982.
  2. Sladek R, Rocheleau G, Rung J, et al. A genome-wide association study identifies novel risk loci for type 2 diabetes. Nature. 2007; 445(7130): 881–885.
  3. Frayling TM, Timpson NJ, Weedon MN, et al. A common variant in the FTO gene is associated with body mass index and predisposes to childhood and adult obesity. Science. 2007; 316(5826): 889–894.
  1. Scott LJ, Mohlke KL, Bonnycastle LL, et al. A genome-wide association study of type 2 diabetes in Finns detects multiple susceptibility variants. Science. 2007; 316(5829): 1341–1345.
  1. Saxena R, et al. Genome-wide association analysis identifies loci for type 2 diabetes and triglyceride levels. Science. 2007; 316(5829): 1331–1336.
  2. Zeggini E, Weedon MN, Lindgren CM, et al. Replication of genome-wide association signals in UK samples reveals risk loci for type 2 diabetes. Science, 2007; 316(5829): 1336–1341.
  1. Steinthorsdottir V, Thorleifsson G, Reynisdottir I, et al. A variant in CDKAL1 influences insulin response and risk of type 2 diabetes. Nat Genet. 2007; 39(6):770–775.

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …