NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
VÀ NGƯỜI NHÀ BẰNG CÔNG CỤ BẢN ĐỒ HỘI THOẠI
Hồ Thị Kim Thanh, Nguyễn Duy Tuấn
Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa trung ương
ABSTRACT
This study aims to evaluate the changes of knowledge and behaviors of DM2 patients and their relatives before and after attending on Conversation Map. 44 old DM2 patients and 88 their relatives are involved, mean age 66 ± 8 yrs and 53 ± 5 yrs. 78.13% think doctor is the key person in managing DM. Cmap help patients and companions think that patients are the key person (66.41%, p=0.0001). Frequency of patients and companions having knowledge of managing DM is increasing from 7.81% (before) ton 79.69% (after), p=0.0001. Level of self confidence also increases from 7.03% to 63.28%. Frequency of knowing at least one DM targets is 64.29% in companions and 43.18% in patients, p=0.022. 26.69% subjects decide to commit treatment plan. Conclusion: C map help patients, companions, doctors, nurses together and undertake decision making as shared, though to varying degrees, encourage participants understanding and be ready for changing as well as action on managing diabetes mellitus disorder.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát hiệu quả thay đổi nhận thức của bệnh nhân đái tháo đường và người nhà bằng công cụ Bản đồ Hội thoại. Đánh giá trước và sau các buổi giáo dục sức khỏe cho 44 bệnh nhân và 88 người nhà bệnh nhân, tuổi trung bình tương ứng là 66 ± 8 và 53 ± 5 tuổi. 78,13% ban đầu cho rằng bác sỹ là người có ảnh hưởng nhất tới việc kiểm soát đái tháo đường, sau tư vấn, đa số nhận thấy bản thân người bệnh chính là người quan trọng nhất để kiểm soát đái tháo đường (66,41%, p=0,0001). Tỷ lệ đối tượng biết phải làm gì để kiểm soát đái tháo đường đã tăng từ 7,81% (trước) lên 79,69% (p=0,0001). Sự tự tin về khả năng tự kiểm soát đái tháo đường tăng lên từ 7,03% thành 63,28%. 64,29% người nhà bệnh nhân biết ít nhất 1 trong 9 mục tiêu để kiểm soát đái tháo đường, cao hơn tỷ lệ ở nhóm bệnh nhân (43,18%) với p=0,022. Kế hoạch được lựa chọn nhiều nhất là tuân thủ điều trị chiếm tỷ lệ 26,69%. Kết luận: Bản đồ hội thoại đã giúp đối tượng đưc[ tư vấn hiểu biết cụ thể mục tiêu và cách làm, tự tin hơn, có động lực hơn và sẵn sàng cho việc tự kiểm soát đái tháo đường.
Từ khóa: bản đồ hội thoại, đái tháo đường, giáo dục bệnh nhân
Chịu trách nhiệm chính: Hồ Thị Kim Thanh
Ngày nhận bài: 5/7/2017
Ngày phản biện khoa học: 20/7/2017
Ngày duyệt bài: 31/7/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe khẩn cấp nhất của thế kỷ 21. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 415 triệu người trưởng thành tuổi từ 20 – 79 bị đái tháo đường vào năm 2015, và dự kiến con số này sẽ lên tới 642 triệu người vào năm 2040 [1].
Việt Nam là một quốc gia đang có nền kinh tế xã hội tăng trưởng nhanh, cùng những thay đổi về lối sống đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 chung của toàn thế giới [2]. Năm 1990 điều tra tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 tương ứng là 1,2%, 0,96% và 2,52% [3].
Theo điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở các đối tượng 30 – 64 tuổi tại các thành phố lớn là 7 – 10%. Như vậy chỉ sau 10 năm, tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 đã tăng lên trên 300% [4]. Giáo dục tự kiểm soát đái tháo đường [5] là nền tảng nâng cao hiệu quả kiểm soát đái tháo đường.
Một trong các công cụ Giáo dục tự kiểm soát đái tháo đường cho bệnh nhân là sử dụng Bản đồ Hội thoại Đái tháo đường (Diabetes Conversation MapsTM), được soạn thảo bởi Tổ chức Healthy Interactions phối hợp với Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế. Công cụ này đã được sử dụng tại hơn 110 quốc gia, dịch sang 35 ngôn ngữ với hơn 200 chuyên viên trên thế giới.
Bản đồ Hội thoại Đái tháo đường là công cụ gồm những hình ảnh trực quan, thông qua thảo luận để hiểu biết về bệnh và cách kiểm soát, khuyến khích người bệnh học hỏi lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn và cách giải quyết khi chung sống với bệnh đái tháo đường [6].
Bản đồ Hội thoại cũng giúp bệnh nhân ý thức được trách nhiệm của bản thân, hiểu biết hơn về đái tháo đường, cải thiện kỹ năng cũng như hành vi của bệnh nhân về lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện [7,8,9].
Những người tham gia có tỷ lệ hài lòng cao hơn và muốn tiếp tục tham gia sinh hoạt Bản đồ Hội thoại hơn so với phương pháp giáo dục thông thường [10,11]. Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân theo dõi bệnh lý võng mạc sau sinh hoạt Bản đồ Hội thoại đã tăng 210% và tỷ lệ khám bàn chân cũng tăng 125% [12,13]. Các nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ, Ý, Isarel, Nhật Bản, Australia cho thấy tăng tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát tốt đái tháo đường, giảm HbA1c, giảm đường huyết đói và giảm đường huyết sau ăn khi được giáo dục bằng Bản đồ Hội thoại [12-17].
Lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam, với đặc thù của Bệnh viện Lão khoa Trung ương có rất nhiều bệnh nhân cao tuổi, cần sự chăm sóc và hỗ trợ của người nhà, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục bệnh nhân đái tháo đường và người nhà bằng công cụ Bản đồ Hội thoại” với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả thay đổi nhận thức của bệnh nhân đái tháo đường và người nhà bằng công cụ Bản đồ Hội thoại tại khoa Nội tiết chuyển hóa, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chuẩn lựa chọn:
– Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị nội trú và người nhà bệnh nhân tại Khoa Nội tiết chuyển hóa, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Hà Nội.
– Đồng ý tham gia nghiên cứu.
– Không mắc các bệnh gây mất khả năng giao tiếp và nhận thức.
– Bệnh nhân đái tháo đường không quá 75 tuổi, đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết chuyển hóa, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
– Người nhà của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết chuyển hóa, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Tiêu chuẩn loại trừ:
– Các đối tượng nặng, rối loạn ý thức.
– Không đi lại được
2. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu: dịch tễ học mô tả, cắt ngang.
– Sử dụng 2 bộ công cụ trước và sau khi các đối tượng tham gia sinh hoạt Bản đồ Hội thoại. Bộ công cụ được phát triển bởi Tổ chức Healthy Interactions
– Phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 13.0
3. Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu tuân thủ các qui tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Các đối tượng nghiên cứu đồng thuận tham gia và có thể rút lui bất kỳ khi nào. Thông tin về đối tượng cũng như kết quả nghiên cứu được bảo mật theo qui định.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực hiện giáo dục bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi bằng công cụ Bản đồ hội thoại, đánh giá trước và sau các buổi giáo dục sức khỏe cho 44 bệnh nhân và 88 người nhà bệnh nhân, với tuổi trung bình tương ứng là 66 ± 8 và 53 ± 5 tuổi. Các thay đổi nhận thức, hiểu biết của nhóm nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1: Lựa chọn người kiểm soát đái tháo đường cho bệnh nhân (n=128)
Trước khi tham gia buổi sinh hoạt, phần lớn đối tượng nghiên cứu cho rằng bác sỹ là người có ảnh hưởng nhất tới việc kiểm soát đái tháo đường của họ chiếm tỉ lệ 78,13%; sau khi kết thúc buổi học chỉ có 14,84% lựa chọn bác sỹ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0001). 4,68% đối tượng thấy rằng bản thân người bệnh là người kiểm soát đái tháo đường tốt nhất đã tăng thành 66,41% sau buổi sinh hoạt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0001).
Bảng 3.2: Sự thay đổi mức độ hiểu biết và sự tự tin trong kiểm soát đái tháo đường (n=128)
Trước buổi sinh hoạt, có 24,22% đối tượng hoàn toàn không biết phải làm gì để kiểm soát đái tháo đường, sau buổi sinh hoạt số người hiểu biết cần làm gì đã đạt 79,69%.
39,84% người không tự tin để kiểm soát đái tháo đường đã thay đổi nhận thức sau buổi sinh hoạt, 68,74% người cảm thấy tự tin và rất tự tin để kiểm soát bệnh.
Bảng 3.3: Hiểu biết về mục tiêu kiểm soát đái tháo đường (n=128)
Có 64,29% đối tượng là người nhà bệnh nhân biết ít nhất 1 trong 9 mục tiêu kiểm soát đái tháo đường được học bao gồm: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 2 giờ, HbA1c, vòng eo, huyết áp, cholesterol toàn phần, LDL, HDL và triglycerides; cao hơn tỷ lệ ở nhóm đối tượng là bệnh nhân là 43,18% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,022).
Biểu đồ 3.1: Kế hoạch kiểm soát đái tháo đường
Kế hoạch được lựa chọn nhiều nhất là tuân thủ điều trị chiếm tỷ lệ 26,69%.
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 128 người gồm 44 bệnh nhân đái tháo đường và 84 người nhà bệnh nhân tại khoa Nội tiết chuyển hóa, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương. Việc lựa chọn thêm người nhà bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu là do đặc thù của người bệnh cao tuổi, trong quá trình điều trị rất cần đến sự hỗ trợ của người nhà.
Đây cũng là điểm khác biệt so với các nghiên cứu khác về Bản đồ Hội thoại khi tất cả các đối tượng tham gia đều là bệnh nhân đái tháo đường. Việc giáo dục tự kiểm soát đái tháo đường đóng một vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân biết phải làm gì để tự chăm sóc cho bản thân [18].
Bằng việc trao đổi thông tin, thảo luận với những người khác trong buổi sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của điều phối viên, những người tham gia buổi tư vấn với Bản đồ Hội thoại có thể thu nhận những thông tin cần thiết. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đối tượng biết phải làm những gì để kiểm soát đái tháo đường đã tăng từ 7,81% trước buổi sinh hoạt lên 79,69% sau khi được tư vấn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0001).
Hầu hết các đối tượng nghiên cứu ban đầu đều cho rằng bác sỹ là người có ảnh hưởng nhất tới việc kiểm soát đái tháo đường (78,13%). Sau khi tư vấn, đa số nhận thấy bản thân người bệnh chính là người quan trọng nhất để kiểm soát đái tháo đường (66,41%, p=0,0001).
Đồng thời với sự thay đổi quan điểm trên, sự tự tin về khả năng tự kiểm soát đái tháo đường cũng tăng lên (từ 7,03% thành 63,28%). Nghiên cứu của Ciardullo A.V. và cộng sự về hiệu quả giáo dục của Bản đồ Hội thoại tại Italy cũng cho kết quả tương tự [19]. Sau khi có những thông tin và kiến thức chính xác, những người tham gia đã cảm thấy tự tin hơn rằng họ có thể thay đổi lối sống hàng ngày và có cuộc sống tốt hơn với bệnh đái tháo đường.
Nghiên cứu tại Trung Quốc cũng cho thấy sau giáo dục bằng Bản đồ Hội thoại, các đối tượng trở nên tự tin hơn, có trách nhiệm với bản thân hơn, mong muốn thay đổi cuộc sống và mức độ sẵn sàng thực hiện cũng tăng lên [20].
Để có thể kiểm soát được đái tháo đường, việc đặt ra được các mục tiêu là một phần không thể thiếu. Nhờ đặt ra được mục tiêu mà bệnh nhân có thể tập trung hơn và hiểu được sẽ phải làm những điều gì tiếp theo. Nghiên cứu của Langford A.T. và cộng sự (2007) cho thấy việc đặt ra được mục tiêu giúp quá trình kiểm soát đái tháo đường hiệu quả hơn [21].
Trong nghiên cứu này mục tiêu được đề cập chính xác nhiều nhất bao gồm: đường máu sau ăn (46,78%), đường máu lúc đói (42,18%), huyết áp (35,94%). 84 người nhà tham gia nghiên cứu, có 64,29% người biết ít nhất 1 trong 9 mục tiêu để kiểm soát đái tháo đường bao gồm: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 2 giờ, HbA1c, vòng eo, huyết áp, cholesterol toàn phần, LDL, HDL và triglycerides; cao hơn tỷ lệ ở nhóm bệnh nhân (43,18%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,022).
Do nhóm người nhà trẻ hơn, khỏe mạnh, minh mẫn, dễ tiếp thu và trí nhớ tốt hơn so với nhóm bệnh nhân. Như vậy khi hiểu biết chính xác, họ sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn. Tuy những mục tiêu được nêu ra trong buổi sinh hoạt chỉ là các con số chung, nhưng đây là nền tảng để mỗi người tham gia đặt ra được mục tiêu cho riêng mình. Để nâng cao được kiến thức của người bệnh thì việc giáo dục không phải chỉ thực hiện một lần mà phải thực hiện nhiều lần và liên tục. Sau buổi sinh hoạt, tỷ lệ đối tượng đồng ý với việc họ có thể chuyển mục tiêu kiểm soát đái tháo đường thành kế hoạch hành động tăng lên 38,28%.
Sự thay đổi này cũng được ghi nhận qua nghiên cứu của Reaney M. và cộng sự (2013) [22]. Kế hoạch được các đối tượng đưa ra bao gồm là tuân thủ điều trị (29,69%), chế độ vận động (20,31%), chế độ ăn (17,19%). Nghiên cứu của Jirkovska J. và cộng sự (2015) cũng có kết quả tương tự: thay đổi chế độ ăn (28,5%), chế độ vận động (27,5%) và tuân thủ điều trị (19,0%) [23].
Nghiên cứu bước đầu cho thấy tác động khả quan của công cụ Bản đồ hội thoại, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác động lâu dài trên việc kiểm soát đường máu và các chỉ số mục tiêu sau 1 năm.
V. KẾT LUẬN
Sơ bộ đánh giá, việc giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đái tháo đường bằng Bản đồ hội thoại đã giúp họ hiểu biết cụ thể mục tiêu, cách làm, tự tin hơn, có động lực hơn và sẵn sàng cho việc tự kiểm soát đái tháo đường.
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Lão khoa trung ương đã tạo điều kiện cho chúng tôi thu thập số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- International Diabetes Federation (2015). The global picture, International Diabetes FederationDiabetes Atlas, 7th edition, Brussels, p50 – 54.
- Shaw J.E., Sincre R.A., Zimmet P.Z. (2010). Global estimates of the prevalence of diabetes for 2010 and 2030, Diabetes Res Clin Pract, 87, p4-14.
- Tạ Văn Bình (2006). Dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt nam các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Hoàng Kim Ước (2008). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý đái tháo đường trong phạm vi toàn quốc. Một số công trình nghiên cứu khoa học thực hiện tại Viện nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Wild S., Roglic G., Green A., et al (2004).Global prevalence of diabetes: estimates for the year 2000 and projections for 2030. Diabetes Care, 27, p1047–1053.
- American Diabetes Association (2013). Standards of medical care in diabetes – 2013. Diabetes Care, 36 (Suppl. 1), S11–S66.
- Nguyen T.T., Vo K.Y., Shingate M.N., et al (2010). Group Visits Using Journey for Control and Conversation Maps as a Better Model for Improved Clinical Outcomes and Patient Satisfaction. Poster Presented at American Diabetes Association 70th Scientific Session: 2010, June 25-29; P-1044.
- Ghafoor E., Riaz M., Eichorst B., et al (2015). Evaluation of Diabetes Conversation Map™ Education Tools for Diabetes Self-Management Education, Diabetes Spectrum, 28(4), p230 – 235.
- Lin C.W., Wu W.Y., Li Y.P., et al (2012). Introduce Maps to Effectively Improve the Blood Glucose Control, Journal of Diabetes Investigation, 3(1), p240.
- Wu Y.C., Yang Y.S., Huang C.N., et al (2013). Comparing a Structured Diabetes Education Program (Conversation Map™) to Usual Care Education on Self-Management and Self-Care Behaviors in Poorly Controlled Type 2 Diabetes Mellitus. Oral presentation at American Diabetes Association 73rd Scientific Session: 2013, June 21-25; Chicago IL; OR-304; page A78.
- Grenci A. (2010) Applying New Diabetes Teaching Tools in Health-Related Extension Programming, The Journal of Extension (JOE), 48(1).
- Anne B.B (2008). Conversation Maps in Canada: the First 2 Years, Diabetes Spectrum, 21(2), p139 – 142.
- Sunny C., Ekene E.Y. (2013). Diabetes Conversation Maps in Nigeria: A new socioeducational tool in dabetes care, Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, 17(6), p1009 – 1011.
- Survey of United Kingdom healthcare providers done by Healthy Interactions, February 2011.
- Khazrai Y.M., Deffudis G., Di Rosa C., et al (2014). Conversation Maps™, Effective Tool for Type 2 Diabetes Treatment. Poster presented at the American Diabetes Association 75th Scientific Sessions: 2014, June 21-25; Chicago, IL; P-697.
- Merom A., Fried I.Y., Ben-David R., et al (2013). Conversation Map™ workshops as education tools to improve glycemic control in type 2 diabetes patients. Poster presented at International Diabetes Federation (IDF) World Diabetes Congress: 2013, December 2-6; Melbourne, Australia; P-1572.
- Australian Diabetes Educator Association Limited. (2014). Benefits of Credentialed Diabetes Educators to people with diabetes and Australia. Deloitte Access Economics, p1-25.
- Rickheim P.L., Weaver T.W., Flader L. (2002). Assessment of group versus individual diabetes education, Diabetes Care, 25, p269–274.
- Ciardullo A.V., Daghio M.M., Fattori (2010). Effectiveness of the kit Conversation Map in the therapeutic education of diabetic people attending the Diabetes Unit in Carpi, Italy. Recenti Prog Medicina, 101, p471–474.
- Yaofang S., Wanping D., Li Y. (2014). Feedback ofConversation Map® from 6 Hospitals in China. Oral presentation at Expert Trainer Training, Hong Kong, China.
- Langford A.T., Sawyer D.R., Gioimo (2007). Patientcentered goal setting as a tool to improve diabetes self-management, Diabetes Educ, 33(Suppl. 6), S139–144.
- Reaney M., Zorzo E.G., Golay A. (2013). Impact of Conversation Map™ education tools versus regular care on diabetes-related knowledge of people with type 2 diabetes: a randomized, controlled study, Diabetes Spectrum, 26, p236–245.
- Jirkovska J. and Stefankova J. (2015). Education of Conversation Map Tools: Feedback from Diabetic Patients to Healthcare Professionals. Poster presented at International Diabetes Federation (IDF) World Diabetes Congress: 2015, November 30 – December 4, Vancouver, Canada, 0505-P.