Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với tình trạng thừa cân béo phì, bilan lipid và chỉ số sơ vữa trên bệnh nhân tăng huyết áp

NGHIÊN  CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ FERRITIN

HUYT THANH VỚI TÌNH TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ, BILAN LIPID

VÀ CHỈ SỐ SƠ VỮA TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

                               Trần Hữu Thanh Tùng, Trần Hữu Dàng

Trường Đại  học Y Dược Huế

ABSTRACT

Study in association between serum ferritin concentration with overweight and obesity status, lipid profiles and atherosclerosis index in patients with hypertension

Objectives: To evaluate the association between serum ferritin concentrations with BMI, lipid profile and  atherosclerosis index in hypertensive patients. Subjects and methods: The study of 72 patients with hypertension are treated at the department of general internal geriatric Hue Central Hospital, patients were excluded diseases causing increased ferritin and measured weight, height , BMI, lipid profile testing and atherogenic index. Results: Ferritin in patients with overweight, obesity patients was higher (p <0.05), the rate of increase in ferritin in high atherosclerosis index patients was higher than those of lowgh atherosclerosis index patients, average ferritin levels in hypertensive patients with TG increase was higher in hypertensive patients did not increase TG, the percentage increased ferritin unrelated to TC, HDL-C and LDL-C. Conclusions: The concentration of serum ferritin is associated with BMI, atherosclerosis, and TG index in hypertensive patients.

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với BMI, bilan lipid và chỉ số sơ vữa trên bệnh nhân THA. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu trên 72 bệnh nhân THA nằm điều trị tại khoa nội tổng hợp lão khoa bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân được loại trừ các bệnh lý gây tăng ferritin và được đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số BMI, xét nghiệm bilan lipid và tính chỉ số xơ vữa. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ  tăng ferritin ở bệnh nhân TCBP cao hơn bệnh nhân không TCBP (p<0,05), tỷ lệ tăng ferritin ở nhện nhân có chỉ số xơ vữa cao cao hơn ở bệnh nhân có chỉ số sơ vữa thấp, nồng độ feritin trung bình ở bệnh nhân THA có tăng TG cao hơn ở bệnh nhân THA không tăng TG, tỷ lệ tăng ferritin không liên quan với TC,HDL-C và LDL-C. Kết luận: Nồng độ ferritin huyết thanh có liên quan với BMI, chỉ số xơ vữa và TG ở bệnh nhân THA.

Chịu trách nhiệm chính: Trần Hữu Thanh Tùng

Ngày nhận bài: 4/7/2017

Ngày phản biện khoa học: 15/7/2017

Ngày duyệt bài: 30/7/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) hiện đang là mối quan tâm chung của toàn nhân loại khi đây là một căn bệnh rất thường gặp, bệnh THA gây các biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận…Bệnh còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hóa của cơ thểnhư tăng glucose máu, rối loạn lipid máu. Tình trạng thừa cân béo phì và rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ kinh điển với bệnh THA, bên cạnh đó gần đây trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã cho thấy có một mối liên hệ nhất định giữa THA và nồng độ ferritin huyết thanh, có sự tương quan giữa ferritin huyết thanh với lượng glucose máu đói, tăng Cholesterol máu và tăng huyết áp.

Một nghiên cứu của C E Wrede và cộng sự còn cho thấy: ferritin huyết thanh tăng cao ở những bệnh nhân có BMI cao, tăng Cholesterol máu, tăng huyết áp tâm thu [7].

Để góp phần làm rõ hơn mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và nồng độ ferrtin huyết thanh chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với tình trạng thừa cân béo phì, bilan lipid và chỉ số sơ vữa trên bệnh nhân THA”.

1.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Trong thời gian từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 09 năm 2016 tại Khoa Nội Tổng Hợp – Lão Khoa và khoa Sinh Hóa Bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi đã tiến nghiên cứu đề tài này với các nội dung sau.

1.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân THA đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế sẽ được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm nồng độ ferritin huyết thanh, bilan lipid, tính chỉ số xơ vữa.

1.1.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán THA

– Bệnh nhân được chẩn đoán Tăng huyết áp theo tiêu chuẩn Chẩn đoán tăng huyết áp: Dựa vào tiêu chuẩn của ESH/ESC 2013.

+ Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp khi bệnh nhâncó huyết áp ≥ 140/90 mmHg [5].

 Bệnh nhân có độ tuổi ≥18 tuổi;

– Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

 THA nguyên phát : sau khi không xác định được nguyên nhân gây THA.

1.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân có độ tuổi < 18 tuổi;

 Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu;

 Bệnh nhân có các bệnh lý dẫn đến tăng huyết áp thứ phát như: các bệnh lý về thận, cầu thận….

 Bệnh nhân có các bệnh lý làm thay đổi ferritin huyết thanh như:  Các bệnh lý về gan, bệnh thiếu máu…

1.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Các bệnh phân phù hợp tiêu chuẩn chẩn đoán và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

1.2.2. Phương pháp chọñu

Chọn mẫu thuận tiện

1.2.3. Các biến số nghiên cứu

1.2.3.1. BMI

Dựa vào bảng phân loại thể lực theo chỉ số cơ thể (BMI) của WHO 2000, áp dụng cho Châu Á .

Phân thành 2 nhóm: nhóm bệnh nhân thừa cân béo phì (BMI≥23) và không thừa cân béo phì(BMI<23)

1.2.3.2. Bilan Lipid

Đánh giá các mức độ  rối loạn lipid máu theo Hội tim mạch Việt Nam (2010) [3] và chọn các ngưỡng nồng độ lý tưởng của TC là 5,1 mmol/L, TG là  1,7 mmol/L, LDL-C là 2,6mmol/L, HDL-C là 1,5mmol/L.

1.2.3.3. Chỉ số xơ vữa

Tỷ TC/HDL-C là cao khi có giá trị >5[6]

Tỷ LDL-C/HDL-C là cao khi có giá trị >3.5[2]

1.2.2.4. Định lượng ferritin huyết thanh

Giá trị bình thường lấy theo phòng xét nghiệm Bệnh viện Trung ương Huế:

– Nam: 12 – 280 ng/Ml

– Nữ: 12 – 150 ng/mL 

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.Nồng độ ferritin huyết thanh và BMI

Bảng 1. Nồng độ ferritin huyết thanh và thừa cân béo phì

Bảng 2. Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh và thừa cân béo phì

Nồng độ ferritin huyết thanh và bilan lipid

Bảng 3. Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh theo TG

Bảng 4. Tỷ  lệ tăng ferritin huyết theo  Cholesterol toàn phần

Bảng 5. Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh theo LDL-C

Bảng 6. Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh theo HDL Cholesterol

2. Nồng độ ferritin huyết thanh và chỉ số xơ vữa

Bảng 7. Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh theo TC/ HDL-C

Bảng 8. Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh theo tỷ LDL Cholesterol/ HDL-Cholesterol

III. BÀN LUẬN

Tình trạng thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ kinh điển đối với bệnh tăng huyết áp, Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ ferritin huyết thanh trung bình

 

ở bệnh nhân THA có thừa cân béo phì cao hơn ở bệnh nhân không thừa cân béo phì, kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu  của Mee Kyoung Kim và cộng sự [8], khi chỉ số BMI trung bình tăng khi nồng độ trung bình ferritin huyết thanh tăng.

Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy, tỷ lệ tăng ferritin ở bệnh nhân THA có thừa cân béo phì cao hơn ở bệnh nhân không thừa cân béo phì.

Chỉ số sơ vữa bao gồm tỷ lệ TC/HDL-C và LDL-C/HDL-C là một con số có thể hỗ trợ dự báo nguy cơ mắc xơ vữa động mạch của cá thể, chỉ số xơ vữa cao cho thấy nguy cơ tim mạch khá cao.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở bệnh nhân THA có chỉ số xơ vữa tăng cao bao gồm cả 2 chỉ số TC/HDL-C và LDL-C/HDL-C đều có tỷ lệ tăng ferritin cao hơn so với nhóm bệnh nhân THA có chỉ số xơ vữa không cao, sự liên quan của nồng độ ferritin huyết thanh với chỉ số xơ vữa phần nào làm rõ hơn mối liên quan giữa ferritin với các nguy cơ tim mạch đặc biệt là với xơ vữa động mạch.

1. KẾT LUẬN

Nồng độ ferritin nhóm thừa cân béo phì là 442,54±309,04 ng/ml cao hơn nhóm  không thừa cân béo phì là 299,16 ±259,18 ng/ml (p < 0,05)..

Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh ở người thừa cân béo phì là 80% và không thừa cân béo phì là 48,6% ( p < 0,05)..

Không thấy có sự liên quan giữa tình trạng tăng ferritin huyết thanh với các yếu tố như  giới tính, thời gian phát hiện TC, LDL-C,HDL-C ( p> 0,05).

 Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh ở bệnh nhân có tỷ TC/HDL >5 là 93,8 % và ≤5 là 55,4% ( p < 0,05).

 Tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh ở bệnh nhân có tỷ LDL-C/HDL-C >3,5 là 100% và ở ngưỡng ≤3,5 là 58,7%  ( p < 0,05)..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Hữu Dàng (2011), “Béo phì”, Bệnh béo phì, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 72-73.
  2. Lê Thanh HảiNghiên cứu thay đổi nồng độ Lipid huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não” đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Y dược Huế
  3. Phạm Mạnh Hùng (2011) “Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch” Hội tim mạch Việt Nam tr 8-10
  4. Nguyễn Thị Ý Nhi (2014) “ Đánh giá đề kháng insulin qua nghiệm pháp dung nạp Glucose ở bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính” Luận văn thạc sĩ y học – Đại học Y Dược Huế
  5. ESH/ESC (2013) “2013 ESH/ESC Guidelines for the management of arterial hypertension” Journal of Hypertension pp1281  – 1357
  6. Heart and Stroke Foundation (2007) “Living with Cholesterol” Cholesterol and healthy living  pp1-18
  7. Wrede C E, Buettner R, Bollheimer L C và cộng sự (2006) “Association between serum ferritin and the insulin resistance syndrome in a representative population” pp333-340
  8. Mee Kyoung Kim, Ki Hyun Baek, Ki-Ho Song và cộng sự (2011) “Increased Serum Ferritin Predicts the Development of Hypertension Among Middle-Aged Men” Ferritin and Hypertension Risk  pp492-497.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …