Đánh giá ảnh hưởng của một số biến chứng đến chất lượng sống bệnh nhân đái tháo đường type 2

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIẾN CHỨNG ĐẾN

CHẤT LƯỢNG SỐNG BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Đào Thị Dừa, Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Duy Thành, Trần Thị Cẩm Tú

 Bệnh viện Trung ương Huế

ABSTRACT

Evaluate the influence of some complications on the quality of life in type 2 diabetic patients

Background: Diabetes is characterized by chronic hyperglycemia and causes many complications that significantly affect the quality of life of patients. Objectives: 1/To evaluate the quality of life of patients with type 2 diabetes through the Short Form 36 questionnaire. 2/To survey the influence of some complications on the quality of life in type 2 diabetic patients. Subjects and Methods: 328 patients were diagnosed with diabetes according to the American Diabetes Association, 2014. Research by the method described cross, convenient sampling. Results: Quality of life of type 2 diabetes patients was 50.58 ± 20.59 points,  physical health in type 2 diabetes patients was 51.62 ± 21.81 points, and mental health was 49.90 ± 18.58 points. Complications were influence significantly on both Physical health and mental health of type 2 diabetes patients Conclusion: Quality of life of type 2 diabetes patients was 50.58 ± 20.59 points. Complications were independent influence significantly on the quality of life of type 2 diabetic patients.

TỐM TẮT

Đặt vấn đề: Đái tháo đường với đặc trưng tăng glucose máu mạn tính và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh một cách đáng kể. Mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 qua bộ câu hỏi Short Form 36. 2/ Tìm hiểu ảnh hưởng của một số biến chứng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp: 328 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2014. Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: CLCS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 50,58 ± 20,59 điểm. Sức khỏe thể chất bệnh nhân ĐTĐ là 51,62 ± 21,81 điểm, và sức khỏe tinh thần là 49,90  ±  18,58 điểm. Các biến chứng đều ảnh hưởng lên cả lĩnh vực sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 50.58 ± 20.59 điểm, các biến chứng đều có ảnh hưởng chất lượng sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có ý nghĩa thống kê.

Chịu trách nhiệm chính: Đào Thị Dừa

Ngày nhận bài: 1/7/2017

Ngày phản biện khoa học: 15/7/2017

Ngày duyệt bài: 29/7/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết-chuyển hóa với đặc trưng tăng glucose máu mạn tính và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống (CLS) của người bệnh một cách đáng kể. CLS bệnh nhân ĐTĐ là một vấn đề đang được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “đánh giá ảnh hưởng của một số biến chứng đến chất lượng sống bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhằm mục tiêu:

1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế qua bộ câu hỏi Short Form 36.

2. Tìm hiểu ảnh hưởng của một số biến chứng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, được chẩn đoán xác định ĐTĐ theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2014 và chẩn đoán ĐTĐ týp 2 áp dụng một số tiêu chuẩn phân loại của WHO 2005.

2. Phương pháp nghiên cứu:

2.1. Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện gồm 328 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh.

2.2. Biến số nghiên cứu:

– Đánh giá một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

+ Biến chứng mạch máu lớn:

* Mạch vành: chẩn đoán dựa vào tiền sử, lâm sàng, ECG, siêu âm tim.

* Mạch chi dưới: lâm sàng, siêu âm doppler 2 chi dưới hẹp hoặc tắc mạch.

* Mạch máu não: tiền sử TBMMN, CT scan não, siêu âm doppler động mạch cảnh

+ Bệnh lý mạch máu nhỏ

* Bệnh lý võng mạc đái tháo đường: soi đáy mắt hoặc chụp hình đáy mắt có kết quả tổn thương mắt do đái tháo đường.

* Bệnh thận đái tháo đường: protein niệu, giảm chức năng thận qua độ lọc cầu thận ước đoán theo công thức Cockcroft Gault.

+ Hạ glucose máu, tăng glucose máu phải nhập viện cấp cứu

+ Nhiễm trùng: tiêu điểm nhiểm trùng

– Chất lượng sống: Tổng điểm CLS là trung bình cộng của 8 lĩnh vực sức khỏe.

Bảng 2.2. Các lĩnh vực sức khỏe và tình trạng sức khỏe

– Ghi nhận điểm SF-36: Các câu trả lời được ghi điểm từ điểm 0 đến 100, điểm 100 là mức đại diện cho CLS tốt nhất của bệnh nhân (bảng 2.3)

Bảng 2.3. Điểm số các câu trả lời


– Phân loại CLS bệnh đái tháo đường theo SF 36: CLS kém: 0-25 điểm. CLS trung bình: >25-50 điểm. CLS trung bình khá: >50- 75 điểm. CLS  tốt: >75 điểm.

2.3. Xử lý phân tích số liệu:

Thông tin thu được từ bảng điểm SF– 36 sẽ mã hóa và nhập vào Excel và xử lý bằng phần mềm SPSS.

III. KẾT QUẢ

1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.1. Đặc điểm chung

Bệnh nhân nữ chiếm 56,1%; Độ tuổi trung bình là 64,75 ± 11,69 năm.

Bảng 3.2. Một số biến chứng bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Tỷ lệ biến chứng mạch máu lớn gồm mạch vành 4,6 %; mạch chi dưới 9,1 %; TBMMN chiếm 11,6 %. Tỷ lệ biến chứng mạch máu nhỏ như mắt 18,9 %; thận 22 %. Biến chứng cấp như hạ đường máu chiếm 7,9 %. Có 42,1 % bệnh nhân ĐTĐ bị nhiễm trùng phải nhập viện.

2. Chất lượng sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2:

Bảng 3.1. Các lĩnh vực sức khỏe và phân loại chất lượng sống của bệnh nhân ĐTĐ

Hình 3.1. Điểm trung bình CLS:CLS bệnh nhân ĐTĐ týp 2: 50,58 ± 20,59 điểm.
SKTC: 51,62 ± 21,81 điểm, SKTT: 49,90  ±  18,58 điểm

3. Ảnh hưởng của một số biến chứng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bảng 3.3. CLCS bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng so với nhóm không biến chứng

HĐCN: hoạt động chức năng, GHCN: giới hạn chức năng, CNĐĐ: cảm nhận đau đớn, ĐGSK: đánh giá sức khỏe, CNSS:cảm nhận sức sống, HĐXH: hoạt động xã hội,GHTL: giới hạn tâm lý, TTTQ: tâm thần tổng quát, Δ: dao động điểm số của 8 lĩnh vực sức khỏe giữa nhóm không và có biến chứng

Bệnh nhân có biến chứng đều có chất lượng cuộc sống giảm hơn so với nhóm không có biến chứng.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng biến chứng lên SKTC bệnh nhân ĐTĐ

Bảng 3.5. Ảnh hưởng biến chứng lên SKTT  bệnh nhân ĐTĐ

Các biến chứng làm giảm điểm số CLCS nhiều nhất gồm TBMMN, mạch chi, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh thận ĐTĐ và võng mạc ĐTĐ.

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của thiếu máu cơ tim cục bộ và CLCS

Bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thiếu máu cơ tim cục bộ sẽ bị ảnh hưởng cả 8 lĩnh vực sức khỏe so với nhóm không có biến chứng này.

Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng bc mạch chi dưới và CLCS

Bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng tắc mạch chi sẽ bị ảnh hưởng cả 8 lĩnh vực sức khỏe so với nhóm không có biến chứng tắc mạch chi

Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của TBMMN và CLCS

Bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng TBMMN bị ảnh hưởng cả 8 lĩnh vực sức khỏe so với nhóm không có biến chứng TBMMN.

Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của biến chứng thận lên CLCS

Bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thận bị ảnh hưởng cả 8 lĩnh vực sức khỏe so với nhóm không có biến chứng thận

Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của võng mạc ĐTĐ lên CLCS

Bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng võng mạc ĐTĐ bị ảnh hưởng cả 8 lĩnh vực sức khỏe so với nhóm không có biến chứng này.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các biến chứng lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường trong phân tích hồi quy đa biến

Phương trình hồi quy đa biến

* SKTC = -141,95 + 7,854 (Bệnh mạch vành) + 17,895 (bàn chân ĐTĐ) + 29,254 (TBMMN) + 9,824 (thận ĐTĐ) + 11,462 (võng mạc ĐTĐ) + 5,721 (nhiễm trùng) + 11,492 (hạ đường huyết) + 2,154 (tăng đường huyết cấp cứu).

*  SKTT = -117,816 + 6,909 (Bệnh mạch vành) + 15,809 (bàn chân ĐTĐ) + 25,398 (TBMMN) + 10,449 (thận ĐTĐ) + 7,579 (võng mạc ĐTĐ) + 6,015 (nhiễm trùng) + 8,01 (hạ đường huyết) + 2,804 (tăng đường huyết cấp cứu).

IV. BÀN LUẬN

1.Chất lượng sống của bệnh nhân đái tháo đường qua bảng điểm SF-36

Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận CLS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2  là 50,58 ± 20,59 điểm thuộc mức trung bình khá. Trong đó lĩnh vực thấp điểm nhất là giới hạn chức năng với trung bình 34,22 điểm; cao điểm nhất là hoạt động chức năng với trung bình 74,09 điểm. SKTC bệnh nhân ĐTĐ là 51,62 ± 21,81 điểm, thuộc loại trung bình khá và SKTT là 49,90  ±  18,58 điểm, thuộc loại trung bình. Bệnh nhân ĐTĐ có chất lượng sống tốt 16,2%; trung bình khá và trung bình chiếm 70,1%; chất lượng cuộc sống kém là 13,7%.

So sánh với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước [2], [3], [10]:

Nghiên cứu về CLCS ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Võ Tuấn Khoa cho thấy các lĩnh vực CLS của nhóm ĐTĐ dao động từ  34,7 – 63,3 điểm; bệnh nhân ĐTĐ sau đoạn chi dao động từ 28,3 – 56,6 điểm. Trong đó, lĩnh vực có điểm thấp nhất là đánh giá sức khỏe và cao điểm nhất là hoạt động chức năng [2].. Nghiên cứu của Faith D. ghi nhận rằng bệnh nhân ĐTĐ không những suy giảm về SKTT mà SKTC cũng suy giảm rõ so với người không bị ĐTĐ [4].

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận ĐTĐ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến SKTT của người bệnh, thường là những biểu hiện trầm cảm, lo âu, không muốn tham gia vào các hoạt động của gia đình cũng như xã hội. Hillary Bogner cũng nhận định những bệnh nhân ĐTĐ dễ bị mắc trầm cảm, 50% bệnh nhân ĐTĐ bị trầm cảm tử vong sau 2 năm nếu không được điều trị trầm cảm [6].

Firooze Derakhshanpour nghiên cứu trên 330 bệnh nhân ĐTĐ có 58,2% có triệu chứng trầm cảm và CLS bệnh nhân ĐTĐ bị trầm cảm giảm hơn nhiều so với nhóm ĐTĐ không trầm cảm, CLS bệnh nhân ĐTĐ có và không có trầm cảm là 50,7 và 60,5 điểm [4]. Như vậy, so với người không bị ĐTĐ, CLS bệnh nhân ĐTĐ giảm nhiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của một số tác giả.

2. Ảnh hưởng của một số biến chứng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Kết quả nghiên cứu này cho thấy các biến chứng mạn tính như bệnh mạch vành, bàn chân đái tháo đường, thận đái tháo đường, võng mạc đái tháo đường, tai biến mạch máu não đều ảnh hưởng lên cả 8 lĩnh vực sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường, giảm nhiều so với nhóm không có biến chứng với p<0,001. Sau khi loại bỏ những yếu tố gây nhiễu thì các biến chứng kể trên cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường nhiều.

Biến chứng bệnh mạch vành: Kết quả nghiên cứu người đái tháo đường có biến chứng mạch vành thì chất lượng cuộc sống giảm cả 8 lĩnh vực so với người không bị bệnh mạch vành, làm giảm điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe từ 13,4 đến 28,66 điểm. Chênh lệch nhiều nhất là lĩnh vực giới hạn tâm lý. Nghiên cứu của Kontodimopoulos N. và CS đã cho thấy sau khi hiệu chỉnh các yếu tố gây nhiễu thì chất lượng cuộc sống của người có bệnh mạch vành giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có mạch vành [12]. Một phân tích gộp tại Thụy Điển với 19 nghiên cứu cho thấy bệnh mạch vành là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường [16]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.

Biến chứng bàn chân ĐTĐ:Người bệnh đái tháo đường có biến chứng động mạch chi dưới thì chất lượng cuộc sống giảm cả 8 lĩnh vực so với người không có biến chứng này, làm giảm điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe từ 15,45 đến 28,93 điểm. Chênh lệch nhiều nhất là lĩnh vực giới hạn chức năng và giới hạn tâm lý. Nghiên cứu Võ Tuấn Khoa về chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau đoạn chi có điểm số thấp hơn nhóm không đoạn chi [2]. Một nghiên cứu thực hiện ở Thụy Điển với 457 đối tượng nhằm đánh giá ảnh hưởng của loét bàn chân và đoạn chi lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường cũng cho kết quả là biến chứng bàn chân làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường [3]. Nghiên cứu Aleksandar Knezevic trên 28 bệnh nhân sau đoạn chi giảm cả sức khỏe thể chất và tinh thần, trong đó nhóm đoạn chi trên gối có HĐCN giảm hơn nhiều so với nhóm đoạn chi dưới gối [11].

Biến chứng tai biến mạch máu não: Biến chứng tai biến mạch máu não làm điểm số chất lượng cuộc sống giảm cả 8 lĩnh vực so với người không có biến chứng này, làm giảm điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe từ 17 → 40,78 điểm. Chênh lệch nhiều nhất là lĩnh vực hoạt động chức năng. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tai biến mạch máu não là một trong những biến chứng ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường. Trong nghiên cứu về mối tương quan giữa các biến chứng và chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường được thực hiện trên 1000 đối tượng ở Nauy, kết quả là biến chứng tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực sức khỏe người bệnh [15]. Kết quả này tương tự so với nghiên cứu của chúng tôi.

Biến chứng thận đái tháo đường và võng mạc đái tháo đường: Bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi có biến chứng thận đái tháo đường và võng mạc đái tháo đường hay đi kèm với nhau. Và chất lượng cuộc sống của nhóm có biến chứng này giảm so với nhóm không có biến chứng p<0,05. Đặc điểm bệnh thận đái tháo đường là xuât hiện protein niệu và giai đoạn cuối là suy thận. Khi có triệu chứng protein niệu bệnh nhân bắt đầu phù, tăng huyết áp khó kiểm soát, đường huyết khó kiểm soát, hay bị hạ đường huyết từ đó ảnh hưởng nhiều đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh [14].

Ở giai đoạn 3 của bệnh thận ĐTĐ triệu chứng thường kín đáo cho đến khi diển tiến qua protein niệu đại thể và suy thận thì mới ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh [5]. Nghiên cứu của V. R. Sorensen tên bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng suy thận, chạy thận nhân tạo cho thấy SKTC ở bệnh nhân đái tháo đường chạy thận nhân tạo (32 ± 8 điểm) thấp hơn nhóm bệnh nhân thận nhân tạo không bị đái tháo đường (39 ± 10 điểm) và nhóm đái tháo đường không có biến chứng thận (45±13 điểm), còn SKTT giữa ba nhóm thì không có sự khác biệt [17].

Bệnh lý võng mạc ĐTĐ: ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân do triệu chứng mờ mắt, mù đột ngột, không hồi phục, chi phí điều trị cao…[5]. Hay nghiên cứu Wulsin L.R. cho kết quả tương tự.  Nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng mắt có chất lượng cuộc sống tốt là 3,2%; trung bình khá là 22,6%; trung bình là 48,4%, chất lượng cuộc sống kém là 25,8%.

Nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường: Ở bệnh nhân ĐTĐ rất dễ xảy ra nhiễm trùng, hay gặp nhất là viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng bàn chân…. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường chỉ ảnh hưởng đến một vài lĩnh vực chất lượng cuộc sống. Chủ yếu là về sức khỏe tinh thần, còn về sức khỏe thể chất thì ít ảnh hưởng. Do nhiễm trùng chỉ cần điều trị tích cực là có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng rất dễ bị tái phát và thời gian điều trị lâu hơn, nó còn ảnh hưởng đến tình trạng đường huyết và dể xảy ra tăng glucose cấp cứu như toan ceton hay tăng thẩm thấu. Do đó để lại ảnh hưởng về mặt tâm lý bệnh nhân rất nhiều, sợ điều trị lâu, di chứng để lại, dể tái phát. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng trên có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong.

Tình trạng hạ đường huyết cấp tính phải nhập viện: Trong nghiên cứu chúng tôi tình trạng hạ đường huyết chỉ ảnh hưởng đến vài lĩnh vực cuộc sống người bệnh. Tùy mức độ của hạ đường huyết mà ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần là đối tượng lớn tuổi, nhiều đối tượng không nhận biết được triệu chứng hạ đường và không tự xử lý được tình trạng hạ đường huyết tại nhà. Nhiều trường hợp hôn mê mới vào viện, có trường hợp làm bộc lộ tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim, làm ảnh hưởng đến đời sống thể lực và tinh thần người bệnh [14]. Hạ đường huyết để lại những hậu quả nghiêm trọng về thể lực lẫn tinh thần cho người bệnh

Trong một nghiên cứu cắt ngang về mối tương quan giữa triệu chứng của hạ đường huyết và chất lượng cuộc sống của người bệnh  thực hiện tại 7 nước Châu u, Fernando A.G và CS đã đưa vào nghiên cứu 1709 người bệnh và 38% các đối tượng này ghi nhận đã từng có triệu chứng hạ đường máu trong vòng 12 tháng kể từ ngày đưa vào nghiên cứu. Trong số đó, 68% đối tượng ghi nhận chỉ có triệu chứng nhẹ, 27% có triệu chứng trung bình, 5% có triệu chứng nặng [7]. Kết quả cho thấy, triệu chứng của hạ đường huyết có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và người có triệu chứng càng nặng thì chất lượng cuộc sống càng bị ảnh hưởng nhiều

V. KẾT LUẬN

Đánh giá ảnh hưởng của một số biến chứng đến chất lượng sống bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi ghi nhận:

– CLCS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2  là 50,58 ± 20,59 điểm thuộc mức trung bình khá. Sức khỏe thể chất bệnh nhân ĐTĐ là 51,62 ± 21,81 điểm, thuộc loại trung bình khá và sức khỏe tinh thần là 49,90  ±  18,58 điểm, thuộc loại trung bình.

– các biến chứng mạn tính như bệnh mạch vành, bàn chân đái tháo đường, thận đái tháo đường, võng mạc đái tháo đường, tai biến mạch máu não đều ảnh hưởng lên cả 8 lĩnh vực sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường, giảm nhiều so với nhóm không có biến chứng với p<0,001

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Mai Văn Hoàng và Nguyễn Hữu Kỳ (2008), Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa nội tiết bệnh viện Trung ương Huế, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Đại học Y Dược Huế.
  2. Võ Tuấn Khoa (2007), Nghiên cứu về bảng đánh giá chất lượng cuộc sống short form 36 và ứng dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân đái tháo đường sau đoạn chi tại bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y dược Hồ Chí Minh.
  3. Berardis de G., Pellegrini F. and Franciosi M. (2005), “Longitudinal assessment of quality of life in patients with type 2 diabetes and self reported erectile dysfunction, diabetes Care. 28, pp. 2637-2643.
  4. Bergmann N. (2014), “Diabetes and ischemic heart disease: double jeopardy with regard to depressive mood and reduced quality of life, Endocrine connections, pp. 156-160.
  5. Bozidar V. and Tamara T. (2012), “Diabetic nephropathy, Pathophysiology and complications of diabetes mellitus, pp. 71-89.
  6. Faith Dickerson and Clayton H. (2006), “Quality of life in individuals with serious mental illness and type 2 diabetes, diabetes Care, pp. 31-39.
  7. Fernando A. G., Donald D. Y. and Gonzalo N. (2010), “Association of hypoglycemic symptoms with patients’ rating of their health-related quality of life state: a crosssectional study, Health and quality of life outcomes, pp. 1-8.
  8. Glasgow R. E., Ruggiero L. and Eakin E. G. (1997), “Quality of life and associated characteristics in a large national sample of adults with diabetes, Diabetes Care. 20, pp. 562-567.
  9. Hakan Demirci. and Cinar Y. (2012), “Quality of life in type 2 diabetic patients in primary health care, Danish Medical Journal
  10. Kazemi-Galougahi M. H. and Ghaziani H. N. (2012), “Quality of life in type 2 diabetic patients and related effective factors, Indian Journal of medical sciences. 66, pp. 230-237.
  11. Knezevic A. and Tatjana S. (2015), “Assessment of quality of life in patients after lower limb amputation, Med Pregl, pp. 103-108.
  12. Koukoulis G., Melidonis A. and Milios K. (2015), “Quality of life of insulin-naive people with type 2 diabetes mellitus inadequately controlled on oral antidiabetic drugs after the addition of insulin Glargine, in every day clinical practice in Greece , Journal of diabetes, metabolic disorders & control 2(2), pp. 1-9.
  13. Lau C.Y. and Qureshi A.K. (2004), “Association between glycaemic control and quality of life in diabetes melitus, J Postgrad Med. 50,
    189-194. Shanableh S. and Abdulkarem A. (2015), “Quality of life of diabetic patients on different types of antidiabetic medications, International journal of pharmaceutical sciences and research. 6(8), pp. 3467-3471.
  14. Manjunatha B. K. and Sarsina O. D. (2012), “Bio-chemical aspects, pathophysiology of microalbuminuria and glycated hemoglobin in type 2 diabetes mellitus, Pathophysiology and complications of diabetes mellitus, pp. 19-44.
  15. Quah J. H. M., Luo N. and Ng W. Y. (2011), “Health-related quality of life is associated with diabetic complications, but not with short-term diabetic control in primary care, Annals Academy of Medicine Singapore, pp. 276-286.
  16. Ramzy S., MerhanSamy S. and Badary O. (2015), “Improvement in clinical outcomes of type 2 diabetic patients after pharmacist- physician colllaborative care for dyslipidemia, International journal of advanced research. 3(3), pp. 211-215.
  17. Sorensen E. R. and Bjorner J. B. (2007), “Diabetic patients treated with dialysis: complications and quality of life, Diabetologia, pp. 2254-2262.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …