Đánh giá kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết Nghệ An

ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT MỘT SỐ CHỈ SỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

BS Lê Thị Cầm và Cs

Bệnh viện Nội tiết Nghệ An   

ABSTRACT

Good control of blood glucose and other indicators will slow the progression of complications , improve quality and extend the life of the patient . Research conducted on 150 patients 6 months of outpatient treatment in Nghe An endocrine Hospital showed that average blood glucose decreased from 9.6 ± 2.3 to 8.3 ± 1.9. Mean HbA 1c decreased from 7.8 ± 1.6 to 7.5 ± 1.3 . HATT average fell from 135.5 ± 22.7 to 129.4 ± 15.1, p < 0.05 HATTr average reduction without statistical significance. BMI decreased from 23.6 ± 3.58 to 22.3 ± 3.45, p > 0.05. City cholesterol, triglycerides, LDL-c decrease, the average value increases HDL -c has no statistical significance. The percentage of good control of blood glucose, HbA1c, BP, Cholesterol TP increases, the rate of poor control indices declining significantly. The rate -controlled BMI, triglycerides, LDL-c increased, the proportion of poor controls have not reduced significantly. The percentage of patients with good treatment observance is 57.4 %, the rate of treatment observance of 42.6 % is not good. Group Executive therapeutical average value indices of glucose, HbA1c, systolic blood pressure, BMI, cholesterol TP, lower triglycerides significantly (p<0.05) compared with the corresponding values ​​in group Executive regimen is not good .

TÓM TẮT

Kiểm soát tốt glucose máu và các chỉ số khác sẽ làm chậm tiến triển biến chứng, cải thiện và kéo dài chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu tiến hành trên 150 bệnh nhân điều trị ngoại trú 6 tháng tại Bệnh viện nội tiết Nghệ An cho thấy: Glucose máu trung bình giảm có từ 9.6 ± 2.3 xuống 8.3 ± 1.9. HbA1c trung bình giảm từ 7.8 ± 1.6 xuống 7.5 ± 1.3. HATT trung bình giảm từ 135.5 ± 22.7 xuống 129.4 ± 15.1 với p < 0.05, HATTr trung bình giảm không có ý nghĩa thống kê. BMI giảm từ 23.6 ± 3.58 xuống 22.3 ± 3.45 với  p > 0.05. Cholesterol TP, Triglycerid, LDl-c giảm dần, giá trị trung bình HDL-c tăng dần không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ kiểm soát tốt glucose máu, HbA1c, HA, Cholesterol TP tăng dần, tỷ lệ kiểm soát kém các chỉ số giảm dần có ý nghĩa thống kê.  Tỷ lệ kiểm soát tốt BMI, Triglycerid, LDl-c tăng dần, tỷ lệ kiểm soát kém giảm dần không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân chấp hành điều trị tốt là 57.4%,  tỷ lệ chấp hành điều trị chưa tốt  42.6%. Nhóm chấp hành điều trị tốt có giá trị trung bình các chỉ số Glucose, HbA1c, huyết áp tâm thu, BMI, Cholesterol TP, Triglycerid thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) so với các giá trị tương ứng ở nhóm chấp hành chưa tốt chế độ điều trị.

Chịu trách nhiệm chính: Lê Thị Cẩm

Ngày nhận bài: 1/10/2017

Ngày phản biện khoa học: 01/11/2017

Ngày duyệt bài: 07/11/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những rối loạn carbonhydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hoá lipid và prôtêin do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin.

Bệnh tiến triển âm thầm gây ra nhiều biến chứng cấp tính, mạn tính nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Kiểm soát tốt glucose máu và các chỉ số khác sẽ làm chậm tiến triển biến chứng, cải thiện và kéo dài chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thực tế việc kiểm soát các chỉ số vẫn còn ở mức chưa cao so với mục tiêu điều trị. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

  1. Đánh giá kết quả kiểm soát một số chỉ số: Glucose máu đói, HbA1c, huyết áp, chỉ số khối cơ thể, lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 được quản lý điều trị ngoại trú.
  2. Đánh giá ảnh hưởng của việc chấp hành chế độ điều trị đối với tình trạng kiểm soát các chỉ số.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.  Đối tượng nghiên cứu

150 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 được quản lý, theo dõi điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2013.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của TCYTTG năm 1999

– Bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu hoặc đã điều trị bằng các biện pháp: tư vấn chế độ ăn, luyện tập hợp lý, dùng thuốc điều trị đái tháo đường (uống hoặc phối hợp tiêm insulin và uống hoặc tiêm insulin), điều trị rối loạn lipid máu, điều trị huyết áp.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

– Đái tháo đường typ 1, ĐTĐ thai kỳ, các loại đái tháo đường khác có nguyên nhân.

– Bệnh nhân có biến chứng cấp tính

– Bệnh nhân mất máu cấp hoặc mạn ảnh hưởng đến kết quả HbA1c.

– Bệnh nhân không áp dụng các biện pháp điều trị được hướng dẫn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc có can thiệp.

 2.2.1. Nội dung nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường đến khám điều trị tại khoa khám bệnh – Bệnh viên Nội tiết được:

– Hỏi bệnh, khám lâm sàng và làm bệnh án theo mẫu bệnh án nghiên cứu

– Làm các xét nghiệm sinh hoá máu, huyết học.

– Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số nghiên cứu 3 tháng 1 lần.

– Đánh giá mức độ chấp hành chế độ điều trị của bệnh nhân theo quy định của Hiệp hội ĐTĐ và chuyển hoá quốc tế: Nhóm chấp hành tốt: Chấp hành tốt đầy đủ thường xuyên các biện pháp điều trị đã được hướng dẫn, không tự ý bỏ thuốc, có sổ theo dõi các chỉ số huyết áp, cân nặng, glucose máu, khám bệnh theo định kỳ. Nhóm chấp hành chưa tốt: Chấp hành không thường xuyên các biện pháp điều trị, có thể tự thay đổi hoặc bỏ thuốc, theo dõi các chỉ số không thường xuyên.

  • Khám lâm sàng

+ Chỉ số khối cơ thể – Body Mass Index ( BMI)

Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tháng 2/2002.

+ Đo huyết áp

Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VII – 2003

  • Xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm sinh hoá: Glucose máu tĩnh mạch lúc đói, Lipid máu bằng phương pháp enzym so màu

Định lượng HbA1c 3 tháng 1 lần bằng phương pháp sắc kí lỏng cao áp

2.2.2. Phương pháp đánh giá

Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số tại các thời điểm T0 (thời điểm ban đầu), T3 (3 tháng), T6 (6 tháng).

Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số theo khuyến cáo của Hội Nội tiết – đái tháo đường Việt Nam năm 2009

Bảng 1. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của Hội Nội tiết – đái tháo đường Việt Nam năm 2009

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê trên máy vi tính sử dụng chương trình phần mềm SPSS 16.0

III.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới

                 

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ2 ở nam cao hơn nữ.

3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Bảng 1. So sánh tuổi trung bình của bệnh nhân nam và nữ

    Nhận xét: Tuổi trung bình của nam và nữ tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh      

Bảng 2.  So sánh TGPHB trung bình của bệnh nhân nam và nữ

Nhận xét: TGPHB trung bình của nam và nữ tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

3.4. Phân bố bệnh nhân theo mức độ chấp hành điều trị                                               

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm tuân thủ chưa tốt. Kết quả này tương tự kết quả của Phạm Thi Hồng Hoa, tỷ lệ bệnh nhân chấp hành tốt và không chấp hành tốt lần lượt là 51,83% và 48,17%, chứng tỏ bệnh nhân chưa có ý thức chấp hành tốt chế độ điều trị

3.5. Kiểm soát glucose máu

Bảng 3. So sánh giá trị trung bình glucose máu lúc đói tại các thời điểm so với T0

Nhận xét: Glucose máu trung bình giảm dần từ T0  đến T6. huyết.  

Biểu đồ 3.5. So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức kiểm soát glucose máu lúc đói

tại các thời điểm đánh giá

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân đạt mức kiểm soát glucose máu tốt và chấp nhận tăng dần từ T0 đến T6 nhưng chậm, tỷ lệ bệnh nhân với mức kiểm soát glucose máu kém giảm dần và tại thời điểm T6 vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 40,6%. Kết quả này tương tự như kết quả của Phạm Thị Hồng Hoa (2011) là 45.7%

3.6. Kiểm soát HbA1c

Bảng 4. So sánh giá trị trung bình HbA1c tại các thời điểm nghiên cứu so với T0

Nhận xét: HbA1c trung bình giảm dần từ T0 xuống T6 nhưng tốc độ rất chậm so với giảm glucose máu. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Hải Thủy (2000) HbA1c trung bình là 9.12 ± 2.14, cao hơn của Nguyễn Khoa Diệu Vân (2006) là 6.6 ± 3.3

Biểu đồ 3.6. So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức kiểm soát HbA1c

tại các thời điểm đánh giá

        

Nhận xét: Tại thời điểm T6  tỷ lệ bệnh nhân ở mức kiểm soát tốt chỉ đạt 24%, tỷ kệ kiểm soát kém là 40.6%. Vì vậy cần quản lý chặt chẽ HbA1c hơn nữa nhằm làm giảm tần suất xuất hiện và tiến triển biến chứng mạn tính của bệnh.

3.7. Kiểm soát chỉ số huyết áp

Bảng 5. So sánh giá trị trung bình chỉ số huyết áp tại các thời điểm đánh giá so với T0

Nhận xét: HATT trung bình giảm dần từ T0  đến T6 có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) 

HATr trung bình giảm dần từ T0  đến T6 nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

Biểu đồ 3.7 So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức kiểm soát huyết áp

tại các thời điểm đánh giá

            

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát huyết áp tốt tăng dần, tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát huyết áp chấp nhận không thay đổi nhiều và tỷ lệ kiểm soát huyết áp kém giảm dần nhưng tại thời điểm T6 vẫn còn chiếm đến 19%.

3.8. Kiểm soát BMI

Bảng 6. So sánh giá trị trung bình BMI tại các thời điểm đánh giá so với T0

Nhận xét: BMI trung bình giảm dần từ T0  đến T6 nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05, tương tự kết quả của Hoàng Trung Vinh (2007), của Tạ Văn Bình (2006), của Nguyễn Khoa Diệu Vân (2006).

Biểu đồ 3.8. So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức kiểm soát BMI

tại các thời điểm đánh giá với T0

     

Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát BMI ở mức chấp nhận thay đổi ít. Tỷ lệ kiểm soát BMI ở các mức độ tốt, chấp nhận, kém thay đổi không đáng kể, chứng tỏ việc giảm cân nặng ở bệnh nhân rất khó.

3.9. Kiểm soát các chỉ số Lipid máu

3.9.1. Kiểm soát Cholesterol TP

Bảng 7. So sánh giá trị trung bình Cholesterol TP tại các thời điểm đánh giá với T0

Nhận xét: Cholesterol TP trung bình giảm dần từ T0  đến T6 với p > 0.05.

tại các thời điểm đánh giá với T0

Biểu đồ 3.9. So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức kiểm soát Cholesterol TP

       

Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát Cholesterol TP tốt tăng dần, tỷ lệ kiểm soát Cholesterol TP kém có giảm nhưng không có ý nghĩa thông kê với p > 0.05.

3.9.2. Kiểm soát Triglycerid

Bảng 8. So sánh giá trị trung bình Triglycerid tại các thời điểm đánh giá với T0

Nhận xét: Triglycerid trung bình giảm dần từ T0  đến T6 nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

Biểu đồ 3.10. So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức kiểm soát Triglycerid

tại các thời điểm đánh giá với T0

Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát Triglycerid tốt tăng dần, tỷ lệ kiểm soát Triglycerid kém giảm dần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05, tỷ lệ kiểm soát Triglycerid mức chấp nhận thay đổi không đáng kể.

3.9.3. Kiểm soát HDL-c

Bảng 9. So sánh giá trị trung bình HDL-c tại các thời điểm đánh giá với T0


Nhận xét: HDL-c trung bình  tăng dần từ T0  đến T6 có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Biểu đồ 3.11. So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức kiểm soát HDL-c

tại các thời điểm đánh giá với T0

   

Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát HDL-c tốt tăng dần không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05, tỷ lệ kiểm soát HDL-c kém giảm dần có ý nghĩa thống kê với p < 0.05, tỷ lệ kiểm soát HDL-c mức chấp nhận thay đổi không đáng kể.

3.9.4. Kiểm soát LDL-c

Bảng 10. So sánh giá trị trung bình LDL-c tại các thời điểm đánh giá so với T0

Nhận xét: LDL – c trung bình giảm dần từ T0  đến T6 nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

Biểu đồ 3.12. So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức kiểm soát LDL-c

tại các thời điểm đánh giá với T0

Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát LDL-c tốt tăng dần, tỷ lệ kiểm soát LDL-c kém giảm dần có ý nghĩa thống kê với p < 0.05, tỷ lệ kiểm soát LDL-c mức chấp nhận thay đổi không đáng kể.

3.10. Đánh giá mức kiểm soát các chỉ số giữa 2 nhóm bệnh nhân

Bảng 11. So sánh giá trị trung bình các chỉ số được kiểm soát

giữa 2 nhóm bệnh nhân tại thời điểm T6


Nhận xét:
  Giá trị trung bình của các chỉ số: Glucose, HbA1c, huyết áp tâm thu, BMI Cholesterol TP, Triglycerid ở nhóm chấp hành điều trị tốt thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chấp hành không tốt với p < 0.05. Giá trị trung bình của các chỉ số: huyết áp tâm trương,  LDL-c ở nhóm chấp hành điều trị tốt thấp hơn không ý nghĩa thống kê so với nhóm chấp hành không tốt với p > 0.05.

Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả của Hoàng Trung Vinh [2] và Phạm Thị Hồng Hoa. Như vậy việc chấp hành chế độ điều trị của bệnh nhân có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng kiểm soát các chỉ số.

Gần đây nhiều kết quả của các tác giả đã nêu lên vai trò của việc chấp hành chế độ điều trị, Hội đái tháo đường Mỹ cũng đã đưa ra tiêu chí ước lượng đánh giá việc tuân thủ điều trị. Vì vậy cần quan tâm nhiều đến việc chấp hành chế độ điều trị, nên đưa vào tiêu chí để tư vấn, giáo dục bệnh nhân chấp hành tốt nhằm làm hạn chế biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường.

IV. KẾT LUẬN

Qua đánh giá tình trạng kiểm soát kết quả điều trị 150 bệnh nhân đái tháo đường typ2 được quản lý điều trị ngoại trú, kết luận như sau:

  1. Kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng

– Nồng độ glucose máu trung bình giảm có ý nghĩa từ 9.6 ± 2.3 xuống 8.3 ± 1.9. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát tốt glucose máu tăng dần, tỷ lệ kiểm soát glucose máu kém giảm dần.

– HbA1c trung bình giảm có ý nghĩa thống kê từ 7.8 ± 1.6 xuống 7.5 ± 1.3. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát HbA1c tốt tăng dần, tỷ lệ kiểm soát HbA1c kém giảm dần.

– HATT trung bình giảm có ý nghĩa thống kê từ 135.5 ± 22.7 xuống 129.4 ± 15.1 với p < 0.05. HATTr trung bình giảm không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát HATT tốt tăng dần, tỷ lệ kiểm soát HATT kém giảm dần có ý nghĩa thống kê .

– Giá trị trung bình BMI giảm từ 23.6 ± 3.58 xuống 22.3 ± 3.45 không có ý nghĩa thống kê với  p > 0.05. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát BMI tốt tăng dần, tỷ lệ kiểm soát BMI kém giảm dần có ý nghĩa thống kê .

– Giá trị trung bình các chỉ số Cholesterol TP, Triglycerid, LDl-c giảm dần, giá trị trung bình HDL-c tăng dần không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát  tốt Cholesterol TP, Triglycerid, LDl-c, HDL-c tăng dần, tỷ lệ kiểm soát  kém Cholesterol TP, Triglycerid, LDl-c, HDL-c giảm dần không có ý nghĩa thống kê .

  1. Đánh giá ảnh hưởng của việc chấp hành chế độ điều trị đối với tình trạng kiểm soát các chỉ số.

– Tỷ lệ bệnh nhân chấp hành điều trị tốt là 57.4%,  tỷ lệ bệnh nhân chấp hành điều trị chưa tốt  42.6%.

– Nhóm chấp hành điều trị tốt có giá trị trung bình các chỉ số Glucose, HbA1c, huyết áp tâm thu, BMI, Cholesterol TP, Triglycerid thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) so với các giá trị tương ứng ở nhóm chấp hành chưa tốt chế độ điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Trung Quân (2001), “Biến chứng mạn tính bệnh đái tháo đường”, Bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản y học, tr. 255 – 295
  2. Hoàng Trung Vinh, Phùng Mạnh Hà (2007), “Đánh giá tình trạng kiểm soát một số chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội gnhị khoa học toàn quốc, chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr.333 – 338.
  3. Nguyễn Kim Lương, Lê Xuân Khởi (2012), “Kiểm soát đái tháo đường tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị Nội tiết – đái tháo đưòng miền Trung mở rộng lần VIII.
  4. Nguyễn Hải Thuỷ (2000), “Khảo sát HbA1c huyết tương của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện trung ương Huế”, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cưu khoa họcnội tiết và rối loạn chuyển hoá, NXBYH Hà Nội, tr.411 – 417.
  5. Phạm Thị Hồng Hoa (2011), “Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú”, Báo cáo nghiên cứu đề tài cấp cơ sở – Bệnh viện Bạch Mai (2011).
  6. American Diabes associstion (1998), “Implication of the diabetes control and complication trial”, Diabetes care 21 (Suppl 1), pp. S88 – S90.
  7. American Diabes associstion (2005), “Standards of Medical Care in diabetes”, Diabetes care 28 (1). Tr. S4 – S 36.
  8. WHO (2002), “Guideline for the management of diabetes mellitus”. Diabetes care, (34), pp.18 – 32

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …