Nhận xét đặc điểm tăng glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện nội tiết Nghệ An

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM TĂNG GLUCOSE MÁU SAU ĂN

Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIÊT NGHỆ AN

Lê Thị Cầm, Hồ Văn Hiệu, Nguyễn Thị Quỳnh Thắm và cộng sự

                                                                                  Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

ABSTRACT

Strict control postprandial glucose significantly reduces chronic complications and control of the method is to put the matter to the clinician. Study on postprandial hyperglycaemia of 200 patients with type 2 diabetes inpatient treatment in Nghe An Endocrine Bv , results as follows: fasting glucose average patient study group was 6.1 ± 0.7 mmol/l . There is an association between HbA1c with postprandial hyperglycaemia . Postprandial blood glucose group from 10-20 mmol / l accounts for the highest percentage (76 %) , the postprandial blood glucose < 10 mmol/l accounts for only 9.5 %, which was statistically significant with p < 0.05 level. Postprandial blood glucose of 10-20 mmol/l in the group of patients had major vascular complications , peripheral neuropathy highest proportion , with p < 0.05. Postprandial blood glucose of 10-20 mmol/l in patients who use insulin regimens alone, coordination nose regimen 2 tablets, 1 dose regimens coordination and tablets pills merely proportion high proportion of highest p>0.05. Groups are used glucovance achieve postprandial blood glucose < 10mmol/l higher rate than other groups.

TÓM TẮT

Kiểm soát chặt chẽ glucose sau ăn sẽ làm giảm có ý nghĩa biến chứng mạn tính và kiểm soát bằng phương pháp nào là vấn đề cần đặt ra cho các bác sĩ lâm sàng.  Nghiên cứu đặc điểm tăng glucose máu sau ăn của 200 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị nội trú tại Bv Nội tiết Nghệ An, kết quả như sau: Glucose máu đói trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 6.1 ±  0.7 mmol/l. Có sự liên quan giữa HbA1c với tăng glucose máu sau ăn. Nhóm glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất (76%), nhóm glucose máu sau ăn < 10 mmol/l chỉ chiếm 9.5%, có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l ở nhóm bệnh nhân có biến chứng mạch máu lớn, biến chứng thần kinh ngoại vi chiếm tỷ lệ cao nhất, với p < 0.05. Glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l ở nhóm bệnh nhân nhân sử dụng các phác đồ insulin đơn thuần, phác đồ 2 mũi phối hợp thuốc viên, phác đồ 1 mũi phối hợp thuốc viên và thuốc viên đơn thuần chiếm tỷ lệ cao chiếm tỷ lệ cao nhất với p > 0.05. Nhóm sử dụng glucovance đều có glucose máu sau ăn đạt < 10mmol/l chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm còn lại.

Chịu trách nhiệm chính: Lê Thị Cầm

Ngày nhận bài: 1/10/2017

Ngày phản biện khoa học: 01/11/2017

Ngày duyệt bài: 07/11/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường hiện nay là bệnh khá phổ biến trên thế giới nhất là các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng nhanh trong đó có Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không liên quan với lượng đường lúc đói. Vì vậy chỉ chú ý điều chỉnh glucose máu lúc đói là chưa đủ. Kiểm soát chặt chẽ glucose máu trước và sau ăn sẽ làm giảm có ý nghĩa biến chứng mạn tính và kiểm soát tốt glucose máu sau ăn bằng phương pháp nào là vấn đề cần đặt ra cho các bác sĩ lâm sàng? mục tiêu nghiên cứu:

– Nhận xét đặc điểm tăng glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 điều trị nội trú

– Nhận xét mối liên quan giữa glucose máu sau ăn với các biến chứng mạn tính và thuốc điều trị đái tháo đường typ2

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm 200 bệnh nhân ĐTĐ typ2 điều trị nội trú tại khoa đái tháo đường Bệnh viện nội tiết Nghệ An từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2013

2.1.1.  Tiêu chuẩn chọn bệnh

– Chẩn đoán đái tháo đường theo tổ chức y tế thế giới 1999

– Chẩn đoán tăng glucose máu sau ăn theo ADA (American Diabes Association)

Khi Glucose máu đói 3,9 – 7,2 mmol/l và glucose máu sau ăn 2 giờ ≥ 10mmol/l ® tăng glucose máu sau ăn.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

– Đái tháo đường typ 1, ĐTĐ thai kỳ, các loại đái tháo đường khác có nguyên nhân.

– Bệnh nhân có biến chứng cấp tính

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

– Phương pháp chọn mẫu:

Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được:

+ Hỏi bệnh, khám lâm sàng và làm bệnh án theo mẫu thống nhất

+ Làm các xét nghiệm cần thiết như: sinh hoá máu, HbA1c, Insulin, nước tiểu, siêu âm Doppler mạch chi, mạch cảnh, điện tim.

+ Xét nghiệm glucose máu sau ăn 2 giờ(sau ăn sáng) sau khi kiểm soát glucose máu đói tốt bằng các phác đồ điều trị đái tháo đường typ 2: insulin 2 mũi, 3 mũi, 4 mũi, insulin 2 mũi phối hợp các loại thuốc uống (glucophage, glucovance), insulin 1 mũi phối hợp các loại thuốc uống (glucophage, glucovance), thuốc uống đơn thuần.

+ Đánh giá tỷ lệ tăng glucose máu sau ăn 2 giờ

+ Phân loại mức tăng glucose máu sau ăn theo các mức: 10 – 20 mmol/l, 20 – 30 mmol/l, > 30 mmol/l.

+ Đánh giá liên quan giữa tăng glucose máu sau ăn với các biến chứng

+ Đánh giá liên quan giữa tăng glucose máu sau ăn với các phác đồ điều trị.

– Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 16.0

III.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Giới, tuổi, Glucose máu đói


Nhận xét: Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn (50.5%) so với bệnh nhân nam (49.5%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 68.8 ±  9.9 năm. Glucose máu đói trung bình là 6.1 ± 0.7 mmol/l

Bảng 2. Thời gian phát hiện bệnh

Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh     

Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh < 1 năm chiếm cao nhất 51.5%. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh > 10 năm thấp nhất 5.5%.

3.2. Đặc điểm tăng Glucose máu sau ăn

Bảng 3. Phân loại mức tăng glucose máu sau ăn

Nhận xét: Nhóm glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất 76%. Nhóm glucose máu sau ăn < 10 mmol/l chỉ chiếm 9.5%. Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu đánh giá mức tăng glucose máu sau ăn của các tác giả khác nhưng bệnh nhân có tăng glucose máu sau ăn trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ khá cao nên kiểm soát glucose máu rất khó.

Bảng 4. Liên quan giữa HbA1c với tăng glucose máu sau ăn

Nhận xét: Glucose máu sau ăn càng cao thì HbA1c trung bình càng cao, với p < 0.05,chứng tỏ glucose máu sau ăn ảnh hưởng lớn đến kiểm soát HbA1c. Vì vậy muốn giảm HbA1c phải kiểm glucose máu sau ăn tốt.

Bảng 5. Liên quan giữa HOMA với tăng glucose máu sau ăn

HOMA trung bình của nhóm glucsoe máu sau ăn từ 20 – 30 mmol/l cao nhất. HOMA trung bình của nhóm glucose máu sau ăn > 30 mmol/l thấp nhất. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

3.3. Liên quan giữa Glucose máu sau ăn với một số biến chứng mạn tính

Bảng 6. Liên quan giữa glucose máu sau ăn với biến chứng mạch máu lớn

Nhận xét: Nhóm glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l có biến chứng THA, BTTMCB, BMMNV chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 72.9%, 91.7%, 75% có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tần suất nhồi máu cơ tim cao hơn 40% ở những bệnh nhân có nồng độ glucose máu sau ăn > 10 mmol/l so với những bệnh nhân có nồng độ glucose máu sau ăn < 8 mmol/l. Vì vậy cần chú trọng kiểm soát glucose máu sau ăn chặt chẽ hơn.

Bảng 7. Liên quan giữa glucose máu sau ăn với biến chứng thận

Nhận xét: Tăng nhanh glucose máu sau ăn sẽ làm tăng tốc độ lọc cầu thận và tăng lưu lượng huyết tương qua thận sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện và làm nặng thêm biến chứng thận.

Bảng 8. Liên quan giữa glucose máu sau ăn với biến chứng thần kinh ngoại vi

Nhận xét: Nhóm glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mml/l có biến chứng thần kinh ngoại vi chiếm tỷ lệ cao nhất 72.7%, nhóm glucose máu sau ăn < 10 mml/l có biến chứng thần kinh ngoại vi chiếm 6.8%, p < 0.05.

Tăng glucose máu sau ăn kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh và sinh ra các sản phẩm chuyển hoá gây độc cho dây thần kinh làm cho các dây thần kinh bị thoái hoá, tốc độ dẫn truyền thần kinh bị chậm lại, có khi mất hẳn và hầu hết các tổn thương này có tính thoái hoá vĩnh viễn và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khả năng hồi phục là không thể và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường.

Bảng 9. Liên quan giữa glucose máu sau ăn với các phác đồ điều trị

insulin đơn thuần

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có glucose máu từ 10 – 20 mmol/l dùng phác đồ 2 mũi, 3 mũi, 4 mũi chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 70.7%, 66.7% và 62.5%.

Bảng 10. Liên quan giữa glucose máu sau ăn với các phác đồ điều trị 2 mũi insulin

phối hợp thuốc uống

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l điều trị phác đồ 2 mũi phối hợp thuốc uống chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 75% và 19.2% không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Nhóm dùng 2 mũi + glucovance có glucose máu sau ăn đạt < 10 mmol/l chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm dùng 2 mũi + glucophage. Điều này có thể do chế độ ăn của bệnh nhân chưa hợp lý và theo cơ chế tác dụng của thuốc thì glucovance có tác dụng kiểm soát glucose máu sau ăn tốt hơn so với thuốc viên đơn thuần 1 nhóm hay phối hợp rời 2 nhóm.

Bảng 11. Liên quan giữa glucose máu sau ăn với các phác đồ điều trị 1 mũi insulin

phối hợp thuốc uống

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có glucose máu từ 10 – 20 mmol/l điều trị phác đồ 1 mũi phối hợp thuốc uống chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 85,7% và 78,6% không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Nhóm dùng 1 mũi + glucovance có glucose máu sau ăn đạt < 10 mmol/l chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm dùng 1 mũi + glucophage.

Bảng 12. Liên quan giữa tăng glucose máu sau ăn với các phác đồ điều trị

thuốc viên đơn thuần

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có glucose máu sau ăn > 10 mmol/l điều trị phác đồ thuốc viên đơn thuần chiếm tỷ lệ cao trong đó nhóm từ 10 – 20 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 66,7%, 81,8%, 60% và 87,5% không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Nhóm dùng glucovance có glucose máu sau ăn đạt < 10 mmol/l chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm dùng thuốc viên đơn thuần khác.

IV. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đặc điểm tăng glucose máu sau ăn của 200 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị nội trú tại Bv Nội tiết Nghệ An chúng tôi có kết luận như sau:

4.1. Đặc điểm tăng glucose máu sau ăn

– Glucose máu đói trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 6.1±  0.7 mmol/l.

– Có sự liên quan giữa HbA1c với tăng glucose máu sau ăn.

– Nhóm glucose máu sau ăn > 10 mmol/l chiếm tỷ lệ khá cao trong đó nhóm từ 10 – 20 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất (76%), nhóm glucose máu sau ăn < 10 mmol/l chỉ chiếm 9.5%, có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

4.2. Liên quan giữa tăng glucose máu sau ăn với biến chứng mạn tính và thuốc điều trị

– Glucose máu sau ăn > 10 mmol/l ở nhóm bệnh nhân có biến chứng mạch máu lớn tỷ lệ cao trong đó glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất, có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

– Glucose máu sau ăn > 10 mmol/l ở nhóm bệnh nhân có biến chứng thận chiếm tỷ lệ cao trong đó glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

– Glucose máu sau ăn > 10 mmol/l ở nhóm bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại vi chiếm tỷ lệ cao trong đó glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

– Glucose máu sau ăn > 10 mmol/l ở nhóm bệnh nhân nhân sử dụng các phác đồ insulin đơn thuần, phác đồ 2 mũi phối hợp thuốc viên, phác đồ 1 mũi phối hợp thuốc viên và thuốc viên đơn thuần chiếm tỷ lệ cao trong đó nhóm glucose máu sau ăn từ 10 – 20 mmol/l  chiếm tỷ lệ cao nhất không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Nhóm sử dụng glucovance đều có glucose máu sau ăn đạt < 10mmol/l chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm còn lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hồ Huỳnh Quang Trí, “Kiểm soát tăng đường huyết sau ăn nhằm ngăn ngừa biến chứng tim mạch”, Thời sự tim mạch học, số 4/2010.
  2. Lê Văn Chi, “Tăng glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, Tạp chí thông tin tim mạch học, số 8/2004.
  3. Nguyễn Thị Nhạn (2005), “Nghiên cứu biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí y học thực hành số 521, tr. 369 – 337.
  4. Tạ Mạnh Cường, “Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường”, Tạp chí tim mạch học, số 2/2009.
  5. Thái Hồng Quang (1989), Góp phần nghiên cứu biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược.
  6. American Diabes association (2005),“Standards of Medical Care in diabetes”, Diabetes care 28 (1). Tr. S4 – S 36.
  7. IDF Clinical Guideline Task Force (2005), “Global Guideline for typ 2diabetes”. Brussel: international Diabetes Federation, pp. 66 – 70.
  8. The ADVANCE. Collaboration Group (2008), “Intensive blood glucose control and vascular outcomes in patients with typ 2 diabetes”, New England juornal of medicine, (358), pp. 2545 – 2559.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …