BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH Ở ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1
ThS.Chu Thị Hường1, PGS.TS.Nguyễn Kim Lương2
1Bệnh viện ĐK tỉnh Bắc Giang, 2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Abstract
CHRONIC COMPLICATIONS IN TYPE 1 DIABETIC PATIENTS
The study of 400 outpatients with type 1 diabetes treated at Bacgiang genaral hospital between 1/2013 and 7/2013. The aim of study: determining the proportion of chronic complication and relationship between chronic complication with the control of blood glucose, diabetic duration. Study design: cross-sectional study, 96 type 1 diabetes patients were examined clinically and biochemically with the following parameters:age, sex, diabetic duration, fasting plasma glucose, HbA1c, insulin, C-peptid, lipoproteins, ure, creatinin. Results: Mean age in a study group was 31.3 ± 8.3. Number patient that there is complication make up 67, 7%, eye complication 61, 5%, renal 31, 2%, nerve 38, 5%, cardio vascular 5, 2 %. Mostly complications is detectable after 5 years. The choronic complication group was poor metabolic control than the group without complication. Conclucion: The glucose control was not good in long time due to increasing of chronic complication in the type 1 diabetic patients.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh chuyển hóa có tốc độ gia tăng nhanh, trong đó ĐTĐ typ 1chiếm khoảng 10%, tỷ lệ ĐTĐ typ1 cũng có xu hướng tăng [7]. Ở nhiều nước trên thế giới đều có chương trình kiểm soát ĐTĐ nhằm phát hiện, điều trị sớm và hạn chế các biến chứng gây tàn phế cho người bệnh. Ở Việt nam các nghiên cứu về ĐTĐ typ 1 còn rất ít so với các nghiên cứu về ĐTĐ type 2. Bệnh nhân ĐTĐ typ 1 phải liên tục tự điều trị bằng insulin nên khó khăn cho việc kiểm soát tốt glucose máu, do vậy nhiều bệnh nhân khi đến viện điều trị đã có các biến chứng về mắt, thận, thần kinh, làm giảm thị lực và mù, tổn thương thận gây suy thận. Để góp phần vào việc phát hiện sớm và quản lý tốt các biến chứng mạn tính ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 tại tỉnh Bắc Giang chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu 1. Xác định tỷ lệ biến chứng mạn tính ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện tỉnh Bắc Giang. 2. Tìm hiểu sự biến đổi về chuyển hóa giữa nhóm bệnh nhân có biến chứng mạn tính biến chứng so với nhóm chưa có biến chứng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Bn đái tháo đường type 1 đang điều trị ngoại trú tại khoa Nội Tổng hợp BVĐK tỉnh Bắc Giang từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2013.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
– Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của WHO năm 1998 và nồng độ HbA1c theo đề nghị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ. Người được chọn vào nhóm nghiên cứu khi có: glucose máu bất kỳ ≥ 11,1mmol/l hoặc/và glucose máu lúc đói ≥ 7,0mmol/l, đồng thời có HbA1c ≥ 6,5%.
– Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường type 1: tuổi phát hiện bệnh < 30, triệu chứng xảy ra rầm rộ, ceton niệu dương tính, C – peptid thấp lúc đói hoặc sau ăn.
Đái tháo đường type 2, đái tháo đường khác, đái tháo đường thai kỳ, suy gan, các bệnh về tụy, đang có nhiễm trùng, đang sử dụng thuốc tăng glucose.
2. Phương pháp:
– Chọn mẫu có chủ đích, nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
– Đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng phát hiện các biến chứng mạn tính, lấy máu lúc đói định lượng glucose, HbA1c, insulin, C-peptid, lipid, ure, creatinin.
Đánh giá kết quả điều trị đái tháo đường theo tiêu chuẩn của WHO năm 2002 [7]
– Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS16.0.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 1. Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu ở thời điểm làm xét nghiệm
Độ tuổi 30 đến 39 chiếm 44,8%;
Khác biệt các độ tuổi giữa nam và nữ không đáng kể;
Bảng 2: Tuổi phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu
Tuổi phát hiện bệnh từ 26 đến 30 chiếm 45,8%;
Độ tuổi dưới 10 có hai trường hợp, chiếm 2,1%.
Bảng 3: Tỷ lệ biến chứng mạn tính
Biến chứng mắt chiếm 61,5%.
Bảng 4: Tỷ lệ biến chứng theo thời gian mắc bệnh
Sau 5 năm biến chứng mắt 71,2%, biến chứng thận 83,3% và biến chứng thần kinh chiếm 94,6%.
Bảng 5: Phân bố biến chứng mắt theo thời gian mắc bệnh đái tháo đường
Biến chứng mắt sau thời gian mắc bệnh 10 đến 15 năm chiếm 87,5%.
Bảng 6: Phân bố biến chứng thận theo thời gian mắc bệnh đái tháo đường
Biến chứng thận sau 10 đến 15 năm chiếm 53,2% và trên 15 năm chiếm 100%.
Bảng 7: Mức độ kiểm soát glucose máu
Mức độ kiểm soát đường huyết tốt dựa vào HbA1c là 46,9%, dựa vào đường huyết lúc đói là 13,5%.
Bảng 8: So sánh sự kiểm soát glucose huyết giữa nhóm có biến chứng và chưa có biến chứng
Hba1C kiểm soát tốt ở nhóm có biến chứng là 7,1% và nhóm chưa có biến chứng 92,9%.
Nồng độ Glucose máu kiểm soát tốt ở nhóm có biến chứng là 35,7%, ở nhóm chưa có biến chứng là 64,3%.
Bảng 9: Nồng độ một số chỉ số sinh hóa ở đối tượng nghiên cứu
Nồng độ Glucose máu, HbA1c, insulin và creatinin máu giữa nhóm có biến chứng và chưa có biến chứng có sự khác biệt đáng kể.
IV. BÀN LUẬN
Trong số 96 bệnh nhân ĐTĐ typ 1 được khám lâm sàng và xét nghiệm đầy đủ có 65 bệnh nhân có biến chứng mạn tính (67,7%), trong đó biến chứng mắt: 61,5%, biến chứng thận: 31,2%, biến chứng thần kinh ngoại vi: 38,5%, biến chứng tim mạch 5,2%.
Phần lớn các bệnh nhân đã bị xuất hiện biến chứng sau 5 năm bị mắc bệnh đái tháo đường, kết quả này phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả trong và ngoài nước là thời gian xuất hiện biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh nhân ĐTĐ typ 1 thường là sau 5 năm bị ĐTĐ [1], [6].
Phân bố biến chứng mắt theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ biến chứng mắt tăng lên từ 41,5% trong 5 năm đầu bị bệnh lên 100% sau 15 năm bị bệnh. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Thị Hòa (2005), thấy tỷ lệ biến chứng mắt trong 5 năm đầu bị bệnh là 52,6%.
Điều này cho thấy bệnh nhân có biến chứng mắt muộn hơn, nguyên nhân có thể do chẩn đoán ĐTĐ sớm và do kiểm soát đường máu tốt sau khi chẩn đoán Biến chứng thận theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ tỷ lệ biến chứng thận tăng lên từ 12,2% trong 5 năm đầu bị bệnh lên 100% sau 15 năm bị bệnh.
Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt (2010), thấy tỷ lệ biến chứng thận trong 5 năm đầu bị bệnh là 21,1% nghiên cứu của Võ Thị Mỹ Hòa (2005) là 45,5%. Như vậy thời gian xuất hiện biến chứng thận trong nghiên cứu của chúng tôi là muộn hơn.
Kết quả này có lẽ do việc kiểm soát đường huyết tốt, vì vậy số bệnh nhân biến chứng thận và thời gian xuất hiện biến chứng cũng muộn hơn rõ rệt. Ở Hoa Kỳ, khoảng 40% bệnh nhân ĐTĐ typ 1 bị biến chứng thận sau 25 năm điều trị và hơn 1 nửa bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối là do ĐTĐ.
Tỷ lệ biến chứng thần kinh trong nghiên cứu của chúng tôi là 38,5%, thấp hơn nghiên cứu của Tô Văn Hải (2001): 54,17%, Nguyễn Thị Thanh (2000): 49,3% và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương (2000): 35%, Đỗ Trung Quân: 23,14%.
Tỷ lệ biến chứng ngoại vi ở người bệnh ĐTĐ rất khác nhau trong nghiên cứu. Nhìn chung tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn thế giới, có lẽ do đối tượng nghiên cứu khác nhau về tuổi đời, thời gian phát hiện bệnh và điều trị. Biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở người ĐTĐ ở Mỹ.
Trong số bệnh nhân ĐTĐ chết ở độ tuổi 30 – 35, thì nguyên nhân bệnh mạch vành chiếm 25%, ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và 6% ở người không ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy biến chứng tim mạch là 5,2%. Tỷ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Minh (2003) thấy tỷ lệ biến chứng tim mạch 72,9%, điều này có thể được lý giải cho biến chứng tim mạch không phải là biến chứng đặc trưng của ĐTĐ typ 1.Khi tìm hiểu kiểm soát đường máu ở những bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng, chúng tôi nhận thấy các biến chứng tăng cùng chiều với mức kiểm soát xấu dần của đường máu và HbA1c, ở nhóm các bệnh nhân có mức kiểm soát kém thì cũng gặp tỷ lệ có biến chứng nhiều nhất. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,05, HbA1C trung bình của nhóm có biến chứng 7,8 ± 0,99 cao hơn so với nhóm không biến chứng 6,4 ± 0,8. Nghiên cứu Hiệp hội ĐTĐ Anh cho thấy, nếu quản lý tốt glucose huyết sẽ giảm 39% microalbumin niệu và suy thận giai đoạn cuối giảm 87%. HbA1c giảm được 1% thì giảm nguy cơ biến chứng vi mạch 30% [5].
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ 1 có biến chứng mạn tính là 67,7%. Tỷ lệ biến chứng mắt 61,5%, thần kinh 38,5%, thận 31,2%, tim mạch: 5,2%. Các trường hợp biến chứng đều xuất hiện sau 5 năm mắc bệnh và có tỷ lệ này tăng dần theo thời gian. Nhóm có biến chứng mạn tính có các chỉ số sinh hóa (glucose, HbA1c, insulin) ở mức kiểm soát kém cao hơn so với nhóm chưa có biến chứng.
Tóm tắt
Nghiên cứu thực hiện trên 96 bệnh nhân đái tháo đường typ1 điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Bắc Giang từ tháng 1/2013 đến tháng7/2013. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ biến chứng mạn tính và tìm hiểu mối liên quan giữa biến chứng với mức độ kiểm soát glucose huyết.Phương pháp nghiên cứu:mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu được khám phát hiện các biến chứng mạn tính và lấy máu lúc đói để định lượng glucose, HbA1c, insulin, c-peptid, lipid… Kết quả nghiên cứu: tuổi mắc bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 31,3 ± 8,3. Số bệnh nhân có biến chứng chiếm 67,7%, biến chứng mắt là 61,5%, thận 31,2%, thần kinh 38,5%, tim mạch 5,2%. Phần lớn các biến chứng phát hiện được sau 5 năm bị bệnh. Sự kiểm soát glucose máu lúc đói, HbA1c, cholesterol TP, triglycerid ở mức kém chiếm tỷ lệ cao. Ở nhóm có biến chứng mạn tính, sự kiểm soát glucose huyết kém hơn so với nhóm chưa có biến chứng. Kết luận:sự kiểm soát glucose máu không tốt trong thời gian dài dẫn đến tỷ lệ biến chứng mạn tính cao ở bệnh nhân đái tháo đường typ1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạ Văn Bình (2007). Những nguyên lý nền tảng bệnh ĐTĐ tăng Glucose máu, nhà xuất bản Y học.
- Nguyễn Huy Cường (2002). “Bệnh đái tháo đường – Những quan điểm hiện đại”, nhà xuất bản Y học Hà Nội.
- Võ Thị Mỹ Hòa (2005). NC đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các biến chứng ở mắt và thận trong bệnh ĐTĐ ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, LV thạc sỹ Y học, Trường ĐH Y Hà Nội.
- Lê Đức Tình (2009). Hóa sinh lâu năm – Ý nghĩa lâu dài các xét nghiệm trong hóa sinh, nhà xuất bản Y học.
- Jean-Claude Carel and Claire Levy-Marchal (2008). Renal complications of childhood type 1 diabetes, Brittish medical Association journal, 29 March, 336, 677-678.
- Gregg E Lucder (2005). “Screening for Retinopathy in the pediatric patent with type 1 diabetes mellitus”, American Academy of pediatrics. Page 270-274.
- Patterson, C. C. et al (2009). Incidence trends for childhood type 1 diatetes in Europe during 1989- 2003 and predicted new cases 2005-20: a multicentre prospective registration study. Lancet 373, 2007- 2033.
- Wahabi HA, Alzeidan RA, Bawazeer GA, Alansari LA, Esmaeil SA. Preconception care for diabetic women for improving maternal and fetal outcomes: a systematic review and metaanalysis. BMC Pregnancy Childbirth 2010;10:63.
- Murphy HR, Roland JM, Skinner TC, et al. Effectiveness of a regional prepregnancy care program in women with type 1 and type 2 diabetes: benefits beyond glycemic control. Diabetes Care 2010;33:2514–2520 98. Jonasson JM, Brismar K, Spar´en P, et al. Fertility in women with type 1 diabetes: a populationbased cohort study in Sweden. Diabetes Care 2007;30:2271–2276.
- Snell-Bergeon JK, Dabelea D, Ogden LG, et al. Reproductive history and hormonal birth control use are associated with coronary calcium progression in women with type 1 diabetes mellitus. J Clin Endocrinol Metab 2008;93: 2142–2148.