Cơn sốt adrenaline – Mọi thứ bạn cần biết

Adrenaline là gì?

Adrenaline (epinephrine) là hormone do tuyến thượng thận và một số tế bào thần kinh tiết ra.

Tuyến thượng thận nằm phía trên mỗi quả thận. Tuyến này sản xuất nhiều loại hormone bao gồm aldosterol, cortisol, adrenaline và noradrenaline. Tuyến thượng thận được kiểm soát bởi tuyến yên.

Tuyến thượng thận chia làm 2 phẩn: vỏ thượng thận và tủy thượng thận. Tủy thượng thận sản xuất adrenaline.

Adrenaline còn đượn biết đến là hormone ‘chiến hay chạy’. Chúng được tiết ra để đáp ứng với các tình huống stress, hào hứng, nguy hiểm hoặc bị đe dọa. Adrenaline giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn. Nó làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua não và cơ bắp, kích thích cơ thể tạo glucose để sử dụng.

Khi adreneline giải phóng đột ngột, nó thường được gọi là cơn sốt adrenaline.

Chuyện gì xảy ra khi cơ thể bạn bị cơn sốt adrenaline?

Sốt adrenaline bắt đầu từ não bộ. Khi bạn nhận thấy một tình huống  nguy hiểm hay stress, thông tin này truyền đến phần hạch hạnh nhân của não bộ. Vùng này đóng vai trò trong xử lí cảm xúc.

Hạch hạnh nhân nhận biết nguy hiểm rồi truyền tín hiệu tới vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi là trung tâm chỉ huy của não. Nó kết nối với các phần còn lại của cơ thể qua hệ thần kinh giao cảm.

Vùng dưới đồi truyền tín hiệu tới tủy thượng thận qua các dây thần kinh thực vật, kích thích tủy thượng thận giải phóng adrenaline vào máu.

Khi lưu hành trong máu, adrenaline:

  • Gắn vào receptor trên tế bào gan kích thích giáng hóa glycogen thành glucose dễ cho cơ bắp sử dụng để tạo năng lượng.
  • Bám vào receptor trên cơ hô hấp ở phổi giúp tăng nhịp thở.
  • Kích thích tăng nhịp tim.
  • Gây co mạch và hướng dòng máu đến các nhóm cơ chính.
  • Gây co các tế bào cơ dưới bề mặt da để kích thích tiết mồ hôi.
  • Gắn vào receptor ở tụy kích thích sản xuất insulin.

Những thay đổi của cơ thể xảy ra khi adrenaline lưu hành trong máu gọi là cơn sốt adrenaline vì các thay đổi này xảy ra rất nhanh. Trên thực tế, chúng xảy ra nhanh đến mức bạn có thể không cảm giác được quá trình này đang diễn ra.

Cơn sốt adrenaline giúp bạn có khả năng tránh khỏi chiếc xe đang lao đến trên đường trước khi bạn kịp suy nghĩ.

Hành động dẫn đến cơn sốt adrenaline

Mặc dù adrenaline có mục đích thay đổi rất lớn, nhưng một số người tham gia vào một số hoạt động nhất định chỉ để thúc đẩy tạo adrenaline. Các hoạt động có thể gây ra cơn sốt adrenaline bao gồm:

  • Xem phim kinh dị
  • Nhảy dù
  • Nhảy từ vách núi xuống biển
  • Nhảy bungee
  • Lặn dưới nước trong một chiếc lồng với những con cá mập bao quanh
  • Trượt Zipline
  • Chèo thuyền vượt ghềnh thác trên sông

Triệu chứng của sốt adrenaline?

Sốt adrenaline đôi khi được mô tả như sự bùng nổ năng lượng. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Tăng nhạy cảm
  • Tăng nhịp thở
  • Giảm khả năng cảm nhận đau
  • Tăng sức mạnh và hiệu suất
  • Đồng tử giãn
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc lo lắng

Sau khi stress hoặc nguy hiểm qua đi, tác dụng của adrenaline có thể kéo dài đến một giờ.

Cơn sốt adrenaline vào ban đêm

Dù đáp ứng “chiến hay chạy” rất hữu ích trong tránh khỏi tai nạn xe hoặc chạy thoát chó dại, nó sẽ là vấn đề để đối phó lại với mọi stress hàng ngày.

Suy nghĩ nhiều, lo lắng có thể kích thích cơ thể tiết adrenaline và các hormone liên quan stress khác như cortisol (được biết đến như hormone stress)

Điều này đặc biệt đúng vào ban đêm khi bạn nghỉ trên giường. Trong phòng tối yên tĩnh, một số người không thể ngừng tập trung vào một cuộc xung đột xảy ra hôm nay hoặc lo lắng điều gì sẽ xảy ra ngày mai.

Mặc dù bộ não của bạn coi đây là căng thẳng, nhưng nguy hiểm thực sự không thực sự hiện diện. Vì vậy, việc tăng thêm năng lượng mà bạn nhận được từ cơn sốt adrenaline không có tác dụng gì. Điều này có thể khiến bạn bồn chồn, cáu kỉnh và khó ngủ.

Adrenaline có thể được tiết trong đáp ứng với tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh hoặc nhiệt độ cao. Xem tivi, dùng điện thoại hay máy tính, hoặc nghe nhạc âm lượng lớn cũng góp phần làm tăng adrenaline ban đêm.

Cách kiểm soát cơn sốt Adrenaline

Điều quan trọng là học được các kỹ năng để chống lại phản ứng căng thẳng của cơ thể. Việc trải qua một số căng thẳng là bình thường, và đôi khi cũng có lợi cho sức khoẻ của bạn.

Nhưng theo thời gian, adrenaline tăng liên tục như vậy có thể làm tổn thương mạch máu, tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Nó cũng có thể dẫn đến lo lắng, tăng cân, đau đầu, mất ngủ.

Để giúp kiểm soát adrenaline, bạn cần kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm, còn được gọi là “hệ thống nghỉ ngơi và tiêu hóa”. Phản ứng nghỉ ngơi và tiêu hóa trái ngược với phản ứng chiến hay chạy. Nó giúp thúc đẩy trạng thái cân bằng trong cơ thể, và cho phép cơ thể bạn nghỉ ngơi và tự phục hồi.

Bạn có thể thử các cách sau

  • Tập thở sâu
  • Ngồi thiền
  • Yoga, thái cực quyền , kết hợp hít thở sâu
  • Tâm sự với bạn bè hoặc gia đình về những gì bạn stress, hoặc ghi nhật ký về cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình
  • Ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thể thao đều đặn
  • hạn chế caffeein và rượu
  • Tránh sử dụng điện thoại di động, máy tính , TV trước khi ngủ

Nguồn:

Link bài gốc: https://www.healthline.com/health/adrenaline-rush?fbclid=IwAR2fVv8b82Zq5VTb70UecheOKsav7C2UMjYEw2UEN9Pn95C1VPiW5oFNDJU#causes

Người dịch: Lý Anh

Bài viết được tự dịch và biên tập bởi CLB Nội tiết trẻ trên DEMACVN.COM – vui lòng không reup khi chưa được cho phép

Print Friendly, PDF & Email

About ngannguyen

Check Also

Một số vi khuẩn đường ruột có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Trong một nghiên cứu quan sát ở Hà Lan cho thấy người có hệ vi …