Đánh giá kết quả điều trị đái tháo đường type 2 mới phát hiện bằng metformin tại Bệnh viện Đa khoa Gò Công năm 2014 – 2015

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

MỚI PHÁT HIỆN BẰNG METFORMIN

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA GÒ CÔNG ĐÔNG NĂM 2014-2015

Lê Duy Hải*, Tạ Văn Trầm**

* Bệnh viện Đa khoa Gò Công Đông, ** Sở Y tế Tiền Giang

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện bằng metformin.Phương pháp:  Tất cả bệnh nhân mới được phát hiện đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Gò Công Đông từ 4/2014-4/2015. Kết quả: 87% ổn định đường huyết sau điều trị. Tỷ lệ kiểm soát tốt các mục tiêu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: đường huyết tương lúc đói là 19%, HbA1c là 40%, chỉ số khối cơ thể là 57,5%, HDL-cholesterol là 15,0%, LDL-cholesterol là 56,5%, triglycerid là 4,15%, cholesterol là 51,0% và huyết áp là 57,5%. Có khác biệt giữa các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị với p<0,05. 71,5% có tác dụng phụ của metformin trong đó 56,5% chán ăn, 25,0% buồn nôn, 9,5% tiêu chảy, 3,0% hạ đường huyết và 2,5% dị ứng da. Kết luận: Metformin có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện, tuy nhiên vẫn còn một số tác dụng phụ.

Từ khóa: Metformin, đái tháo đường týp 2.

Chịu trách nhiệm chính: Lê Duy Hải

Ngày nhận bài: 5.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 18.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường, trong đó chủ yếu là đái tháo đường týp 2 (chiếm từ 85% đến 95% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường) đang là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu, tốc độ gia tăng nhanh đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2000 số người bị đái tháo đường trên thế giới là 171 triệu người, đến năm 2013 con số này tăng lên 382 triệu người chiếm khoảng 8,3% dân số thế giới và dự báo con số này sẽ tăng lên 552 triệu người vào năm 2030. Còn tại Việt Nam, theo điều tra đái tháo đường toàn quốc năm 2002 của bệnh viện nội tiết trung ương, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung cả nước là 2,7%. Điều tra mới nhất của WHO năm 2013, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nước ta hiện là 5,7%, tỷ lệ này đã gia tăng rõ rệt (tăng 215%). Đáng chú ý là có khoảng 64% số người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

Biểu hiện lâm sàng thường âm thầm diễn biến từ từ rất khó phát hiện làm bệnh nhân không chú ý quan tâm khi phát hiện thì đã có biến chứng nặng như: thận, não, tim, thần kinh, mạch máu, mắt rất nguy hiểm, việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn do khám phát hiện mới mắc muộn không khám định kỳ.

Công tác điều trị chưa tốt kinh phí điều trị còn nhiều hạn chế chưa chọn được loại thuốc điều trị tối ưu thích hợp cho bệnh nhân mới mắc.

Huyện Gò Công Đông là một trong những huyện của tỉnh Tiền Giang những năm gần đây tình hình bệnh đái tháo đường mới mắc phát hiện hàng năm đều tăng theo như báo cáo của bệnh viện: năm 2013 là 251 ca, năm 2014 là 317 ca, 6 tháng đầu năm năm 2015 là 218 ca và việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn trước tình hình trên chúng tôi tiến hành : “Đánh giá kết quả điều trị đái tháo đường týp 2 mới phát hiện bằng metformin tại bệnh viện đa khoa Gò Công Đông năm 2014-2015”. Đề tài được tiến hành với mục tiêu:

Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện bằng metformin tại bệnh viện đa khoa Gò Công Đông năm 2014-2015.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân mới được phát hiện đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Gò Công Đông từ 4/2014-4/2015.

2. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân mới được phát hiện đái tháo đường lần đầu do tình cờ đi khám bệnh, hay khám sức khỏe, khám sàng lọc.

Chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn ADA 2014 khi có một trong các tiêu chí sau: Đường huyết tương bất kỳ ≥200mg/dL (11,1mmol/L). Đường huyết tương lúc đói (sau 8 giờ không ăn) của 2 lần thử cách nhau 1 ngày ≥126mg/dL (7mmol/L). HbA1c ≥6,5%.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2: Tuổi khởi phát thường trên 40. Triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết: chậm, diễn tiến kéo dài, có thể không có triệu chứng. Thể trạng: trung bình hoặc béo phì. Điều trị: đáp ứng sulfamid hạ đường máu.

3. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đái tháo đường týp 1.Những người bệnh có tình trạng lâm sàng nặng: nhiễm trùng huyết, sốc, rối loạn tri giác.Tất cả các đối tượng đang dùng các loại thuốc gây tăng đường huyết như: corticoid, thuốc lợi tiểu nhóm thriazid, diazoxide.Bệnh nhân không đáp ứng được để đo chiều cao, vòng eo, vòng hông như (phẫu thuật, dị tật cột sống).Bệnh nhân không thể nghe và trả lời phỏng vấn được.Bệnh nhân đái tháo đường có thai.Bệnh nhân không được khám, phỏng vấn và thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo yêu cầu sẽ không được đưa vào nghiên cứu.Bệnh nhân có chống chỉ định dùng metformin.

4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp.

5. Phương pháp xử lý sô liệu: Phần mềm Stata 8.0.

III. KẾT QUẢ

1. Tình trạng đường huyết sau điều trị

Bảng 1. Tình trạng đường huyết sau điều trị

Bảng 2. Tình trạng đường huyết sau điều trị theo tuổi

Bảng 3. Tình trạng đường huyết sau điều trị theo giới

2. Mức độ kiểm soát bệnh đái tháo đường týp 2

Bảng 4. Tỷ lệ mức độ kiểm soát các mục tiêu điều trị

Bảng 5. Tỷ lệ mức độ kiểm soát các mục tiêu điều trị theo tuổi

Bảng 6. Tỷ lệ mức độ kiểm soát các mục tiêu điều trị theo giới

3. Kết quả các chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị

Bảng 7. So sánh các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị

4. Tác dụng phụ của metfomin

Bảng 8. Tỷ lệ các tác dụng phụ của metformin theo tuổi

IV. BÀN LUẬN

1. Tình trạng đường huyết sau điều trị

179 bệnh nhân (89,5%) được đánh giá là ổn định đường huyết sau 6 tháng điều trị. Chỉ 21 bệnh nhân (10,5%) chưa ổn định bệnh đái tháo đường sau 6 tháng điều trị bằng metformin.

Sau 6 tháng bệnh nhân được đánh giá tình trạng ổn định đường huyết bằng thử nghiệm HbA1C. 181 bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị với HbA1C <7% đạt tỷ lệ 91,5%, 19 bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị với HbA1C >7% đạt tỷ lệ 9,5%.

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu Tạ Văn Bình tại bệnh viện nội tiết Trung Ương năm 2001, Lê Minh Hữu, Trần Thị Loan nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, Trần Thị Trúc Linh nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.

Chúng tôi nhận thấy điều trị đái tháo đường týp 2 mới phát hiện tại huyện Gò Công Đông bằng metformin có hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên vẫn có một số ít bệnh nhân cần phải phối hợp thuốc hoặc thay thế thuốc khác. Do đó cần theo dõi và đánh giá kết quả điều tri sau 6 tháng nhằm phát hiện các bệnh nhân kháng trị với metformin và có biện pháp phối hợp hoặc thay thế thuốc để đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân, hạn chế biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

2. Kết quả kiểm soát các mục tiêu điều trị đái tháo đường

Về phương pháp điều trị không có trường hợp nào chỉ áp dụng biện pháp ăn kiêng đơn thuần hay dùng thuốc đơn thuần mà phải kết hợp với nhau mới đem lại hiệu quả cao. Như trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết hợp giữa metfomin và tập thể dục, kiêng ăn tương tự nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thừa Nguyên và Trần Thị Trúc Linh nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Về tuân thủ liên tục điều trị kiểm soát đường huyết, 100% bệnh nhân mới phát hiện tham gia điều trị liên tục trong 6 tháng và đánh giá kết quả điều trị lần 1 sau 3 tháng, lần 2 sau 6 tháng điều trị, không bệnh nhân nào bỏ trị.

Trong việc đánh giá mức độ kiểm soát các mục tiêu điều trị bao gồm 3 mức độ tốt, vừa và kém cho kết quả như sau: nếu xét từng chỉ số chúng tôi thấy hiệu quả điều trị kém ở các mục tiêu kiểm soát Triglycerid, và LDL. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trong nhóm nghiên cứu này các bệnh nhân đa số các bệnh nhân ở thành thị có cuộc sống khá giả nên vấn đề tiết chế ăn uống không được tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy việc kiểm soát tốt HDL, HbA1c, LDL, BMI và huyết áp đạt tỷ lệ khá tốt.

Ngoài ra, có một điều rất đáng quan tâm đó là tỷ lệ đạt hiệu quả điều trị tốt trung bình ở nhóm bệnh nhân <60tuổi chiếm tỷ lệ khá cao và cao hơn trong nhóm bệnh nhân ≥60 tuổi ở các mục tiêu HbA1c, HDL,Triglycerid và huyết áp. Điều này cho thấy mặc dù ở bệnh nhân nhỏ tuổi có thể trạng tốt hơn và tuân thủ điều trị tốt nên đạt mục tiêu điều trị cao.

Trong số các mục tiêu điều trị giữa 2 nhóm tuổi chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhìn chung, các mục tiêu điều trị trung bình ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi thấp hơn nhóm bệnh nhân nhỏ tuổi nhưng đạt hiệu quả mục tiêu điều trị đường huyết tương lúc đói tốt hơn, cho thấy việc tác động giáo dục bệnh nhân tuân thủ điều trị tiết chế ở nhóm bệnh nhân này sẽ đạt hiệu quả cao. Riêng mục tiêu điều trị huyết áp đạt hiệu quả kém ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn nhóm kia là do tuổi già dù thể trạng kém nhưng ý thức tuân thủ điều trị tốt hơn.

Tóm lại, qua các chỉ số sinh hóa thu được cho chúng ta thấy rằng bên cạnh việc đạt hiệu quả điều trị tốt đạt khá cao ở cả 2 nhóm bệnh nhân nhưng vấn đề rối loạn lipid vẫn là vấn đề rất đáng quan tâm bởi vì mặc dù được điều trị theo dõi tích cực nhưng tỷ lệ đạt hiệu quả kém vẫn còn khá cao. Ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi mục tiêu điều trị đạt hiệu quả trung bình nên được đặt ra và cố gắng đạt được ở nhóm bệnh nhân này đặc biệt là về các chỉ số HbA1c, Tryglycerid và Cholesterol.

3. Kết quả các chỉ số sinh hóa

Đường huyết lúc đói trung bình trước điều trị là 10,11mmol/L và sau điều trị là 7,08mmol/L. Cho thấy sau điều trị, chỉ số đường huyết của mỗi bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều hạ thấp đáng kể. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,001, chứng tỏ hiệu quả điều trị của metformin trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường mới phát hiện tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Các chỉ số sinh hóa máu khác như cholesterol máu, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid trước và sau điều trị đều ghi nhận có chỉ số thấp hơn rõ rệt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Chứng tỏ hiệu quả điều trị trên chuyển hóa lipid sau khi kiểm soát đường huyết bằng metformin.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Tạ Văn Bình bệnh viện nội tiết Trung Ương năm 2005, nghiên cứu của Lê Minh Hữu, Trần Thị Loan tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, nghiên cứu của Trần Thị Trúc Linh tại thành phố Hồ Chí Minh tại năm 2007.

  1. Tác dụng phụ của metfomin

Nghiên cứu ghi nhận một số tác dụng phụ khi dùng metformin chủ yếu là về tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, khó tiêu và khó chịu vùng bụng (ví dụ: chướng bụng, chuột rút hoặc đau). Kết quả nghiên cứu chúng tôi về tác dụng phụ trên đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao phù hơp với nghiên cứu Tạ văn Bình, Trần Thị Trúc Linh.

Ngoài ra một số tác dụng phụ khác như hạ đường huyết, dị ứng da, nhiễm axit lactic cũng được chúng tôi ghi nhận. Trong các biến chứng này, nhiễm acid lactic là tình trạng hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Do vậy, nếu có nghi ngờ về chuyển hóa cần cho nhập viện ngay lập tức. Một vấn đề cần thận trọng trên tất cả bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là việc sử dụng chế độ ăn kiên nên đo đường huyết thường xuyên khi sử dụng metfomin đơn trị liệu. Bởi biến chứng hạ đường huyết có thể xảy ra đặc biệt khi kết hợp với thuốc hạ đường huyết khác.

V. KẾT LUẬN

87% ổn định đường huyết sau điều trị. Tỷ lệ kiểm soát tốt các mục tiêu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: đường huyết tương lúc đói là 19%, HbA1c là 40%, chỉ số khối cơ thể là 57,5%, HDL-cholesterol là 15,0%, LDL-cholesterol là 56,5%, triglycerid là 4,15%, cholesterol là 51,0% và huyết áp là 57,5%. Có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị với p<0,05.

71,5% có tác dụng phụ của metformin trong đó 56,5% chán ăn, 25,0% buồn nôn, 9,5% tiêu chảy, 3,0% hạ đường huyết và 2,5% dị ứng da.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Công tác điều trị đái tháo đường týp 2 chưa tốt, kinh phí điều trị còn nhiều hạn chế, chưa chọn được loại thuốc điều trị tối ưu thích hợp cho bệnh nhân mới mắc. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện bằng metformin tại bệnh viện đa khoa Gò Công Đông năm 2014-2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp. Kết quả: 87% ổn định đường huyết sau điều trị. Tỷ lệ kiểm soát tốt các mục tiêu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: đường huyết tương lúc đói là 19%, HbA1c là 40%, chỉ số khối cơ thể là 57,5%, HDL-cholesterol là 15,0%, LDL-cholesterol là 56,5%, triglycerid là 4,15%, cholesterol là 51,0% và huyết áp là 57,5%. Có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị với p<0,05. 71,5% có tác dụng phụ của metformin trong đó 56,5% chán ăn, 25,0% buồn nôn, 9,5% tiêu chảy, 3,0% hạ đường huyết và 2,5% dị ứng da. Kết luận: Metformin có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện, tuy nhiên vẫn còn một số tác dụng phụ.

Từ khóa: Metformin, đái tháo đường týp 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lại Thị Phương Quỳnh (2008), “Luyện tập thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi”, Hội nghị Hội Đái tháo đường & nội tiết TP.HCM lần V mở rộng, tr. 39-43.
  2. Lê Thanh Phong (2015), “Bàn chân đái tháo đường và bệnh động mạch ngoại biên”, Hội nghị Hội Đái tháo đường & nội tiết TP.HCM lần VIII mở rộng, tr. 58-59 .
  3. Nguyễn Thị Bội Ngọc, Nguyễn Thy Khuê (2010), “Kết quả kiểm soát đái tháo đường type 2 tại phòng khám chuyên khoa nội tiết & nhận thức của bệnh nhân về điều trị”, Hội nghị Hội Đái tháo đường & nội tiết TP.HCM lần VI mở rộng, tr. 82-89.
  4. Phạm Hùng Lực, Lê Minh Hữu(2006), “Thực trạng ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ ở tuổi 25-64 tại thành phố Cần Thơ năm 2005”, Tạp chí Y học Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tập 10(4), tr. 67-72.
  5. Tạ Văn Bình (2005), “Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường đến khám lần đầu tại bệnh viện nội tiết”, Tạp chí Y học thực hành số 507-508: Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tr. 759-764.
  6. Trần Thị Trúc Linh (2007), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 lớn tuổi tại bệnh viện y dược Thành Phố Hồ Chí Minh”.
  7. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2009), “Tỷ lệ đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường ở người béo phì dạng nam có kháng insulin”, Y học thực hành số 673-674, tr. 123-128.
  8. Becker ML, Visser LE, van Schaik RH, et al. Genetic variation in the multidrug and toxin extrusion 1 transporter protein influences the glucoselowering effect of metformin in patients with diabetes: a preliminary study. Diabetes 2009; 58: 745-9
  9. Becker ML, Visser LE, van Schaik RH, et al. Interaction between polymorphisms in the OCT1 and MATE1 transporter and metformin response. Pharmacogenet Genomics 2010; 20: 38-44
  10. Jablonski KA, McAteer JB, de Bakker PI, et a Common variants in 40 genesassessed for diabetes incidence and response to metformin and lifestyle intervention in the diabetes prevention program. Diabetes 2010; 59: 2672-81
  11. Marchetti P, Gregorio F, Benzi L, et al. Diurnal pattern of plasma metformin concentrations and its relation to metabolic effects in type 2 (non-insulindependent) diabetic patients. Diabetes Metab 1990; 16: 473-8
  12. Duong JK, Greenup LC, Graham GG, et al. Optimising metformin therapy in patients with renal impairment [poster]. 43rd Annual Scientific Meeting of the Australasian Society of Clinical and Experimental Pharmacology and Toxicology; 2009 Nov 29-Dec 2; Sydney (NSW)
  13. Carson AP, Reynolds K, Fonseca VA, Muntner P. Comparison of A1c and fasting glucose criteria to diagnose diabetes among U.S. adults. Diabetes Care. 2010;33(1):95-97.
  14. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Use of hepatitis B vaccination for adults with diabetes mellitus: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2011;60(50):1709-1711.
  15. Currie CJ, Peters JR, Tynan A, et al. Survival as a function of HbA(1c) in people with type 2 diabetes: a retrospective study. Lancet. 2010;375(9713):481-489.
  16. DeFronzo RA, Goodman AM. Efficacy of metformin in patients with non-insulin-dependent diabetes mellitus. The Multicenter Metformin Study Group. N Engl J Med. 1995;333(9):541-549.
  17. The Diabetes Control and Complications Trial Research Group (DCCT). The effect of intensive treatment of diabetes on the development and progression of long-term complications in insulin-dependent diabetes mellitus. N Engl J Med. 1993;329(14):977-986.
  18. Esposito K, Maiorino MI, Petrizzo M, Bellastella G, Giugliano D. The effects of a Mediterranean diet on the need for diabetes drugs and remission of newly diagnosed type 2 diabetes: follow-up of a randomized trial. Diabetes Care. 2014;37(7):1824-1830.
  19. Kelly TN, Bazzano LA, Fonseca VA, Thethi TK, Reynolds K, He J. Systematic review: glucose control and cardiovascular disease in type 2 diabetes. Ann Intern Med. 2009;151(6):394-403

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …