Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bệnh nhân mắc mới bệnh cường giáp tại trung tâm phòng chống sốt rét và các bệnh nội tiết Bình Định

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH

NHÂN MẮC MỚI BỆNH CƯỜNG GIÁP TẠI TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH NỘI TIẾT BÌNH ĐỊNH

BSCK1. Nguyễn Duy Tú               

Trung tâm PCSR – CBNT Bình Định

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Duy Tú

Ngày nhận bài: 19.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 22.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cường giáp là một bệnh phổ biến trong các bệnh nội khoa nói chung và các bệnh nội tiết nói riêng, bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song phần lớn là ở lứa tuổi lao động do đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và năng suất lao động của bệnh nhân.

Bệnh cường giáp có một số biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy  kiệt và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp, một biến chứng rất nặng của bệnh.

Việc phát hiện sớm bệnh cường giáp từ những triệu chứng lâm sàng đầu tiên là rất có ý nghĩa. Sử dụng thuốc kháng giáp là một trong những phương pháp điều trị bệnh cường giáp, đặc biệt là ở những người mới phát hiện bệnh. Để đánh giá hiệu quả điều trị nội khoa bệnh nhân cường giáp mới phát hiện, chúng tôi tiến hành đề tài với hai mục miêu:

  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh cường giáp.
  2. Đánh giá hiệu quả điều trị nội khoa trên bệnh nhân mắc mới cường giáp.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

2.1.1. Đối tượng:

Gồm 105 bệnh nhân cường giáp mắc mới đến khám tại Trung tâm phòng chống Sốt rét và các bệnh nội tiết Bình Định.

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh:

– Những người mới mắc bệnh cường giáp.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ:

– Bướu giáp đơn, bướu giáp nhân, đa nhân thường.

– Suy giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp.

– Người bị suy tim nặng, hen phế quản, suy gan.

– Người bệnh dị ứng với thành phần propylthiouracil.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Từ tháng 2/2014 đến tháng 12/2014, tại Khoa khám Trung tâm phòng chống sốt rét và các bệnh nội tiết tỉnh Bình Định.

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp cắt ngang mô tả và theo dõi, phân tích.

Tất cả đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm TSH, FT4, CTM, AST, ALT.

Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được điều trị thuốc kháng giáp Rieserstat (Prothylthiouracil) theo phác đồ và các thuốc điều trị hỗ trợ gồm Prednisolone trên 1 mg/kg, Propranolol 20-80mg/6-8 giờ, thuốc hỗ trợ gan: Boganic/Arginine…

2.4. Quy trình theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị trên bệnh nhân:

2.4.1. Quy trình theo dõi:

– Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu cho một mã số riêng và nhận điều trị sau khi được giải thích đầy đủ về nghiên cứu.

– Bất kỳ một đối tượng nào quyết định không tham gia nghiên cứu cũng sẽ được khám và điều trị bệnh thường quy tại phòng khám.

– Tất cả bệnh nhân uống thuốc được ghi nhận thông tin trực tiếp hoặc qua điện thoại để thông tin hai chiều. Giám sát về mặt dung nạp thuốc, tác dụng ngoại ý của thuốc.

– Tất cả bệnh nhân nghiên cứu bất dung nạp thuốc vẫn được tính, nhưng phải ghi nhận vào bảng đánh giá tác dụng ngoại ý của thuốc.

– Những bệnh nhân được khuyến khích quay trở lại theo lịch hẹn của họ, nghiên cứu viên nên gọi điện nhắc lại. Liệu trình điều trị và lịch theo dõi protocol này phải chặt chẽ để đảm bảo số liệu cho chính xác.

2.4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị:

2.4.2.1. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân:

* Khỏi bệnh hoàn toàn:

– Các dấu hiệu lâm sàng đã hết hoàn toàn như run tay (-), lên cân, tim nhịp bình thường…

– Dùng thuốc kháng giáp liều rất nhỏ sau một thời gian khoảng 3 – 6 tháng không thấy bệnh tái phát.

– T3, FT4, TSH trở về bình thường.

– Siêu âm tuyến giáp thấy thể tích tuyến giáp nhỏ lại (bình thường 18 – 20 cm3), cấu trúc đồng dạng, không giãn mạch trong tuyến giáp.

* Giảm, đỡ:

Các dấu hiệu lâm sàng đã giảm dần theo thời gian như:

– Triệu chứng lâm sàng:

+ Bệnh nhân đỡ mệt, hồi hộp.

+ Tay đỡ run.

+ Tim đập nhanh đều  ≥80lần/phút.

+ Bệnh nhân lên cân.

– Triệu chứng cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm miễn dịch: Nồng độ FT4 tăng nhẹ và nồng độ TSH bình thường hoặc giảm nhẹ.

+ Siêu âm tuyến giáp: Thể tích tuyến giáp nhỏ dần, cấu trúc không đồng dạng và không tăng sinh mạch máu.

* Không khỏi:

– Triệu chứng lâm sàng:

+ Bệnh nhân vẫn mệt, hồi hộp.

+ Tay run (+).

+ Tim đập nhanh.

+ Vẫn sụt cân, bướu giáp vẫn lớn.

+ Mắt lồi ngày càng nặng hơn.

– Triệu chứng cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm miễn dịch: Nồng độ FT4 tăng và nồng độ TSH giảm.

+ Siêu âm tuyến giáp: Thể tích tuyến giáp lớn, cấu trúc kém và tăng sinh mạch máu.

2.4.3.Một số trường hợp cần phải tạm ngưng hoặc rút khỏi nghiên cứu:

– Bệnh nhân đã đồng ý nghiên cứu nhưng không tham gia đầy đủ lịch khám, theo dõi.

– Bệnh nhân hoặc người giám hộ rút khỏi nghiên cứu do không chấp nhận cam kết.

– Vi phạm đề cương nghiên cứu (dùng thuốc điều trị khác…).

– Bệnh diễn biến nặng trong quá trình điều trị.

2.5. Phân tích và xử lý số liệu:

– Số liệu thu thập nhập vào mẫu nghiên cứu (phiếu thu nhập thông tin cá nhân).

– Phân tích theo các phép tính thông kê y sinh học thông thường và xử lý bằng chương trình Exel, Epi-Info.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh cường giáp

3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cường giáp phân theo lứa tuổi

Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cường giáp phân theo giới

Bảng 3: Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cường giáp phân theo nghề nghiệp


Bảng 4: Liên quan bệnh cường giáp với giới tính và nghề nghiệp
 

 Bảng 5: Thời gian phát hiện bệnh

Bảng 6: Liên quan giữa bệnh cường giáp với tiền sử gia đình có người mắc bệnh cường giáp

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh cường giáp 

Bảng 7: Kết quả khám lâm sàng
tuyến giáp


Bảng 8: Mức độ lâm sàng của bệnh cường giáp

3.1.3.  Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh cường giáp

Bảng 9: Nồng độ hormon giáp FT4


Bảng
10: Nồng độ TSH


Bảng 11: Kết quả siêu âm thể tích tuyến giáp
 


3.2. Kết quả điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp Rieserstat 50mg trên bệnh nhân mắc mới cường giáp
 

3.2.1. Kết quả điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp Rieserstat 50mg

Bảng 12: Kết quả điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp Rieserstat sau 12 tháng

3.2.2. Các tác dụng ngoại ý của thuốc kháng giáp

Bảng 13: Sự thay đổi Bạch cầu hạt trước và sau điều trị


Bảng 14: Sự thay đổi enzym gan SGOT trước và sau điều trị


Bảng 15: Sự thay đổi enzym gan SGPT trước và sau điều trị
 


Bảng 1
6: Tỷ lệ bệnh nhân bị tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc kháng giáp Rieserstat


Bảng 1
7: Tỷ lệ các tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc kháng giáp Rieserstat

IV. BÀN LUẬN 

4.1.  Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

Trong bảng 1 cho thấy bệnh cường giáp gặp ở lứa tuổi trưởng thành. Trong 105 đối tượng mắc bệnh thì độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 20 đến 49 tuổi, đây là lứa tuổi đã trưởng thành và còn có khả năng sinh đẻ. Tỷ lệ nhóm tuổi 40 đến 49 chiếm tỷ lệ cao nhất (30,91 %), nhóm tuổi 30-39 chiếm 24,80%, nhóm tuổi từ 20 đến 29 chiếm tỷ lệ 23,80 %, nhóm tuổi 60 đến 69 chiếm 8,60%, nhóm tuổi < 20 và 50 đến 59 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Chưa gặp trường hợp nào từ 70 tuổi trở lên mắc bệnh cường giáp. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cũng tương đương với Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Huyền [10].

Qua nghiên cứu trong tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa khámcủa Trung tâm thì tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc bệnh cường giáp (77,10%) cao hơn nhiều so với nam mắc bệnh cường giáp (22,90%) (bảng 2). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Phượng [2].

Ở bảng 3 thấy rằng nghề nông có số lượng bệnh nhân mắc bệnh cường giáp cao nhất (52 bệnh nhân), tiếp đến là nghề khác (28 bệnh nhân), cán bộ viên chức (15 bệnh nhân);  thấp nhất là học sinh, sinh viên (10 bệnh nhân). Như vậy có phải chăng trình độ hiểu biết và yếu tố nghề nghiệp liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh cường giáp.

Qua so sánh hai nhóm bệnh nhân nam và nữ với nghề nghiệp của họ (bảng 4) cho thấy: Ở những người nam và làm nghề nông tỷ lệ mắc bệnh của họ bằng ¼ lần so với nhóm bệnh nhân nữ (OR=0,25), hay nói cách khác người nữ làm nghề nông có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có thể nói lên việc bệnh cường giáp liên quan đến giới tính và nghề nghiệp.

Số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh <6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (75,24%), tiếp đến thời gian phát hiện bệnh thời gian 2 đến 5 năm (7,62%), 6 tháng đến 1 năm và trên 10 năm có cùng tỷ lê. 6,67%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6 đến 10 năm (3,80%) (bảng 5). Vậy đa số bệnh nhân phát hiện sớm bệnh và đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, điều này có thể thấy sự nhận thức và quan tâm đến bệnh tật của người dân tương đối cao.

Qua kết quả ở bảng 6 thì người mắc bệnh cường giáp không có tiền sử gia đình mắc bệnh cường giáp chiếm tỷ lệ rất cao (76,20%), người mắc bệnh cường giáp có tiền sử gia đình mắc bệnh cường giáp chiếm tỷ lệ thấp (23,80%). Như vậy có lẻ bệnh cường giáp không có liên quan đến tiền sử gia đình có người mắc bệnh cường giáp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tố Nga [13].

4.2.  Đặc điểm lâm sàng của bệnh cường giáp:

Trong bảng 7, tỷ lệ bệnh nhân có tuyến giáp lớn độ Ia chiếm tỷ lệ cao nhất  (43,81%), bệnh nhân có tuyến giáp lớn độ Ib (33,33%), bệnh nhân có tuyến giáp lớn độ II chiếm tỷ lệ thấp (22,86%). Như vậy qua kết quả khám lâm sàng tuyến giáp nhìn chung đa số bệnh nhân mắc bệnh cường giáp đến khám và điều trị tại Trung tâm có tuyến giáp lớn độ I, chưa có trường hợp nào có tuyến giáp lớn độ III.

Qua thăm khám cho thấy: Số bệnh nhân mắc bệnh cường giáp đến khám có triệu chứng nhịp nhanh chiếm tỷ lệ rất cao (99,05%), tiếp đến có triệu chứng run tay chiếm tỷ lệ 98,09%, sụt cân chiếm tỷ lệ (95,25%). Riêng số bệnh nhân có triệu chứng lồi mắt chiếm tỷ lệ thấp (27,62%) (bảng 8). Như vậy, phần lớn bệnh nhân đến điều trị đều có các triệu chứng: nhịp nhanh, run tay và sụt cân, chỉ có một số ít bênh nhân đã có triệu chứng lồi mắt. Điều này phù hợp với nghiên cứu của phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tố Nga [13].

4.3.  Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh cường giáp:

Trước khi điều trị số lượng bệnh nhân có nồng độ FT4 lớn hơn 2,20 ng/dl cao nhất (87 BN), tiếp đến nồng độ FT4 từ 0,8 đến 2,20 ng/dl (17 BN), thấp nhất là nồng độ FT4 nhỏ hơn 0,8 ng/dl (1 BN). Sau khi điều trị số lượng bệnh nhân có nồng độ FT4 từ 0,8 đến 2,20 ng/dl cao nhất (72 BN), tiếp đến nồng độ FT4 lớn hơn 2,20 ng/dl (21 BN), thấp nhất là nồng độ FT4 nhỏ hơn 0.8 ng/dl (12 BN) (bảng 9). Như vậy qua thời gian điều trị đối với bệnh nhân mắc bệnh cường giáp thì nồng độ FT4 giảm rõ rệt (Trước khi điều trị nồng độ FT4 từ lớn hơn 2,20 ng/dl chiếm số lượng cao, sau khi điều trị nồng độ FT4 ở ngưỡng bình thường từ 0,8 đến 2,20 ng/dl chiếm tỷ lệ cao).

Trước khi điều trị số lượng bệnh nhân có nồng độ TSH nhỏ hơn 0,30 mlU/l  cao nhất (96 BN), tiếp đến nồng độ TSH từ 0,30 đến 6,20 mlU/l (9 BN), không có trường hợp nào nồng độ TSH lớn hơn 6,20 mlU/l. Sau khi điều trị số lượng bệnh nhân có nồng độ TSH từ 0,30 đến 6,20 mlU/l cao nhất (88 BN), tiếp đến nồng độ TSH nhỏ hơn 0,30 mlU/l có 9 BN, nồng độ TSH từ lớn hơn 6,2 mlU/l có 8 BN (bảng 10). Như vậy qua thời gian điều trị đối với bệnh nhân mắc bệnh cường giáp thì nồng độ TSH tăng rõ rệt (Trước khi điều trị nồng độ TSH nhỏ hơn 0,3 mlU/l chiếm số lượng cao, sau khi điều trị nồng độ TSH từ 0,3 đến 6,2 mlU/l chiếm số lượng cao).

Trong bảng 11, trước khi điều trị bệnh nhân có thể tích tuyến giáp >20 cmchiếm số lượng cao (103 BN), sau khi điều trị bệnh nhân có thể tích tuyến giáp > 20 cm3   giảm còn 83 bệnh nhân. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy qua thời gian điều trị, có 20 bệnh nhân có thể tích tuyến lớn giảm.

4.4.  Kết quả điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp Rieserstat 50mg trên bệnh nhân mắc mới cường giáp:

Qua bảng 12 thấy rằng số bệnh nhân sau khi điều trị có kết quả giảm, đỡ chiếm tỷ lệ cao nhất (68,57%), bệnh nhân điều trị khỏi chiếm 22,86%, bệnh nhân điều trị không khỏi chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,57%). Số lượng bệnh nhân sau khi điều trịnội khoabằng thuốc kháng giáp Rieserstat (PTU) có kết quả giảm đỡ cao, chứng tỏ thuốc kháng giáp đáp ứng điều trị tốt; còn bệnh nhân có tỷ lệ khỏi bệnh còn thấp, lý do có thể thời gian điều trị bệnh còn ngắn (12 tháng) chưa đủ để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh cường giáp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Phượng [2] cho rằng tỷ lệ bệnh nhân điều trị khỏi bệnh sau 1 năm thấp (5%).

4.5. Các tác dụng ngoại ý của thuốc kháng giáp:

Bệnh nhân có bạch cầu hạt <2.0G/l trước khi điều trị chiếm tỷ lệ 0%, sau khi điều trị chiếm tỷ lệ 9,52%. Bệnh nhân có bạch cầu hạt từ 2.0 – 7.0 G/l trước khi điều trị chiếm tỷ lệ 98,10%, sau khi điều trị chiếm tỷ lệ 90,48%. Bệnh nhân có bạch cầu hạt >7.0 G/l trước khi điều trị chiếm tỷ lệ 1,90%, sau khi điều trị chiếm tỷ lệ 0% (bảng 13). Vậy bạch cầu hạt trước và sau điều trị không có sự thay đổi đáng kể. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Thanh Truyền [1] và khác với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hóa [11] cho rằng tỷ lệ bệnh nhân hơn 11% giảm bạch cầu hạt sau khi điều trị.

Đối với enzym gan SGOT: Trước khi điều trị bệnh nhân có trị số enzym gan SGOT ở mức 30 – <40 (U/l) chiếm tỷ lệ cao nhất (80,95%), ở mức 40 – 59 (U/l) chiếm tỷ lệ 17,14%, thấp nhất ở mức <30 (U/l) chiếm tỷ lệ 1,91%. Sau khi điều trị bệnh nhân có trị số enzym gan SGOT ở mức 30 – <40 (U/l) cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (69,52%), ở mức 40 – 59 (U/l) chiếm tỷ lệ 25,71%, thấp nhất ở mức <30 (U/l) chiếm tỷ lệ 4,76% (bảng 14).

Đối với enzym gan SGPT: Trước khi điều trị bệnh nhân có trị số enzym gan SGPT ở mức 30 – <40 (U/l) chiếm tỷ lệ cao nhất (72,39%), ở mức 40 – 59 (U/l) chiếm tỷ lệ 24,76%, thấp nhất ở mức <30 (U/l) chiếm tỷ lệ 2,85%. Sau khi điều trị bệnh nhân có trị số enzym gan SGPT ở mức 30 – <40 (U/l) cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (54,28%), ở mức 40 – 59 (U/l) chiếm tỷ lệ 39,04%, thấp nhất ở mức <30 (U/l) chiếm tỷ lệ 6,67% (bảng 15).

Như vậy trị số enzym gan SGPT và enzym gan SGPT trước và sau điều trị không có sự thay đổi đáng kể. Kết quả này khác với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Hóa [18] cho rằng trước khi điều trị trị số enzym gan SGPT và trị số enzym gan SGPT thấp, nhưng sau điều trị một thời gian thì trị số enzym gan (SGOT và SGPT) của bệnh nhân có chiều hướng tăng lên. Điều này có thể giải thích trong quá trình điều trị bệnh cường giáp bằng thuốc kháng giáp Rieserstat tại Trung tâm, có lẽ việc dùng thuốc hỗ trợ gan kết hợp giúp cho enzym gan không tăng lên nhiều.

Qua kết quả điều trị thì tỷ lệ bệnh nhânbị tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc kháng giáp Rieserstat (PTU) chiếm tỷ lệ 22,86%, tỷ lệ bệnh nhân không bị tác dụng phụ chiếm tỷ lệ cao (77,14%) (bảng 16). Điều này có thể cho thấy khi điều trị bệnh nhân cường giáp bằng thuốc kháng giáp Rieserstat (PTU) thì ít có các tác dụng phụ.

Ở bảng 17, trong 24 bệnh nhânbị tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc kháng giáp Rieserstat (PTU) thì số bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (45,83%), tiếp đến là bệnh nhân có triệu chứng nổi mề đay (25%), bệnh nhân có triệu chứng phát ban (16,67%) và bệnh nhân có triệu chứng giảm bạch cầu hạt (12,50%) có tỷ lệ thấp. Vậy bệnh nhân khi điều trị bệnh cường giáp bằng thuốc kháng giáp Rieserstat (PTU) 50mg đa số có triệu chứng tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứuđánh giá kết quả điều trị nội khoa bệnh nhân mắc mới bệnh cường giáp tại Trung tâm phòng chống sốt rét và các bệnh nội tiết Bình Định chúng tôi rút ra kết luận:

Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 20 đến 49 tuổi, đây là lứa tuổi đã trưởng thành và còn có khả năng sinh đẻ. Tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc bệnh cường giáp (77,21%) cao hơn nhiều so với nam mắc bệnh cường giáp (22,90%).

Số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh <6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (75,20%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6 đến 10 năm (3,80%).

Đa số bệnh nhân có tuyến giáp lớn độ I (trong đó độ Ia chiếm tỷ lệ cao hơn độ Ib), chưa có trường hợp nào có tuyến giáp lớn độ III.Phần lớn bệnh nhân đến điều trị đều có các triệu chứng: nhịp nhanh, run tay và sụt cân, chỉ có một số ít bênh nhân đã có triệu chứng lồi mắt.Số bệnh nhân sau khi điều trị có kết quả giảm, đỡ chiếm tỷ lệ cao nhất (68,57%), bệnh nhân điều trị khỏi chiếm tỷ lệ (22,86%).Sau thời gian điều trị, kết quả có 20 bệnh nhân có thể tích tuyến lớn giảm so ban đầu.

Số lượng Bạch cầu hạt và trị số enzym gan (kể cả SGOT và SGPT) trước điều trị và sau điều trị không có sự thay đổi đáng kể. Bệnh nhânbị tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc kháng giáp Rieserstat (PTU) chiếm tỷ lệ thấp (22,86%). Trong đó, đa số có dụng phụ là rối loạn tiêu hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bùi thanh Huyền, 2004. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng xét nghiệm, kháng thể kháng thụ thể TSH ở bệnh nhân Basedow trước và sau điều trị I131. Kỷ yếu đề tài khoa học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Nhà xuất bản Y học, trang 65 – 74.
  2. Nguyễn Bích Phượng. Một số yếu tố tiên lượng sự thuyên giảm bệnh Cường giáp. Kỷ yếu đề tài khoa học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Bệnh viện Nhi đồng I –TP.HCM. Nhà xuất bản Y học, trang 233 – 236.
  3. Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Đức Dũng, Lê chí Thành, Phạm Như Thế, Hà Ngọc Hoa. Hiệu quả điều trị I-ỐT ở bệnh Basedow tại Huế. Kỷ yếu đề tài khoa học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Bệnh viện Trung ương Huế, ĐHY-D Huế. Nhà xuất bản Y học, trang 114 – 122.
  4. Nguyễn Hải Thủy.Chẩn đoán và điều trị Cường giáp trong thai kỳ. Trường Đại Học Y Dược Huế.
  5. Nguyễn Hoài Nam. Bệnh Basedow, bao giờ cần phải mổ. Trường ĐHY-Dược TPHCM.
  6. Nguyễn Huy Hùng, 2009. Đánh giá kết quả điều trị bệnh Basedow bằng I131 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Trường ĐHY-Dược Thái Nguyên.
  7. Nguyễn Lĩnh Toàn, Võ Xuân Nội, Lương Tuấn Anh, 2001. Giá trị chẩn đoán và hoạt tính của TSH, T3. FT3, T4 và FT4 trong một số bệnh lý tuyến giáp. Kỷ yếu đề tài khoa học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Bệnh viện Y 103. Nhà xuất bản Y học, trang 75 – 85.
  8. Nguyễn Minh Hùng, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Phú Đạt, 2014. Mối tương quan giữa kháng thể TrAB với một số biểu hiện lâm sàng trong bênh Basedow ở trẻ em. Y học thực hành số 929 + 930, trang 220 – 224.
  9. Nguyễn Minh Hùng, 2014. Nghiên cứu trường hợp Basedow ở bệnh nhân mắc hội chứng Down. Y học thực hành số 929 + 930, trang 218 – 219.
  10. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2014. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Basedow. Y học thực hành số 929 + 930, trang 225 – 229.
  11. Nguyễn Thị Thành. Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng Tim Mạch với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow điều trị tại bệnh viện Nội Tiết Trung ương. Trường ĐH Y-DƯỢC Thái Nguyên.

12.Nguyễn Thị Thu Thảo, 2014. Cập nhật các phương pháp điều trị bệnh Basedow theo hướng dẫn của ATA/AACE 2011, 2014. Y học thực hành số 929 + 930, trang 154 – 159.

13.Nguyễn Thị Tố Nga, 2014. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh cường giáp đang điều trị tại Trung tâm phòng chống Sốt rét – Nội tiết Quảng Bình. Y học thực hành số 929 + 930, trang 229 – 233.

14.Nguyễn Thy Khuê, 1997. Theo dõi 120 trường hợp bệnh cường giáp điều trị Nội Khoa.  Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ĐHYD – TPHCM.

15.Nguyễn Thy Khuê, 1997. Theo dõi một số trường hợp bệnh nhân Basesow có thai.  Thời sự Y Dược số 3 tháng 6.

  1. Nguyễn Tiến Đoàn.Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại Bệnh viện đa khoa Phú Thọ. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
  2. Phan Thanh Hải, Nguyễn Thy Khuê, 1991. Siêu âm Tuyến giáp trong bệnh Basedow. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu Khoa học ĐHYD – TPHCM.

18.Trần Thị Thanh Hóa.Nghiên cứu tác dung không mong muốn của Propylthiouracil trong điều trị bệnh Basedow. Kỷ yếu đề tài khoa học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Nhà xuất bản Y học, trang 86 – 91.

  1. Vũ Văn Nguyên, 2014. Đối chiếu lâm sàng với hình ảnh siêu âm xác định bướu tuyến giáp tại phòng khám nội tiết Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Y học thực hành số 929 + 930, trang 233 – 237.
  2. Ellis H. Robert Graves: 1796-1852. Br J Hosp Med (Lond). 2006 Jun. 67(6):313. [Medline].
  3. Cruz AA, Akaishi PM, Vargas MA, de Paula SA. Association between thyroid autoimmune dysfunction and non-thyroid autoimmune diseases. Ophthal Plast Reconstr Surg. 2007 Mar-Apr. 23(2):104-8. [Medline].

21.Turnbridge WM, Evered DC, Hall R, Appleton D, Brewis M, Clark F, et al.

The spectrum of thyroid disease in a community: the Whickham survey.

Clin Endocrinol (Oxf) 1977;7:481-93.

  1. Levy EG. Thyroid disease in the elderly. Med Clin North Am 1991;75:

151-67.

  1. Trivalle C, Doucet J, Chassagne P, Landrin I, Kadri N, Menard JF, et al.

Differences in the signs and symptoms of hyperthyroidism in older and

younger patients. J Am Geriatr Soc 1996;44:50-3.

  1. Knudson PB. Hyperthyroidism in adults: variable clinical presentations

and approaches to diagnosis. J Am Board Fam Pract 1995;8:109-13.

  1. Fitzgerald PA. Endocrinology. In: Tierny LM, McPhee SJ, Papadakis MA,

eds. Current medical diagnosis and treatment. 44th ed. New York:

McGraw-Hill, 2005:1102-10.

  1. Goroll AH, Mulley AG Jr. Primary care medicine: office evaluation and

management of the adult patient. 4th ed. Philadelphia: Lippincott Williams

& Wilkins, 2000.

  1. Mengel MB, Schwiebert LP. Ambulatory medicine: the primary care of

families. 3d ed. New York: Lange Medical Books/McGraw Hill, 2001.

  1. Weetman AP. Graves’ disease. N Engl J Med 2000;343:1236-48.
  2. Woeber KA. Update on the management of hyperthyroidism and hypothyroidism.

Arch Intern Med 2000;160:1067-71.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …