ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ BẰNG CHỈ SỐ NRI TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN
Phan Thế Thành, Lê Thị Giang, Lê Hoàng Linh
Bệnh viện Nội tiết Nghệ An
DOI: 10.47122/vjde.2022.57.18
ABSTRACT
Introduction: Assessing the risk of malnutrition in hemodialysis patients is an important criterion contributing to improving the quality of treatment for patients. Objective: To investigate the risk of malnutrition by nutritional risk index (NRI) in maintenance hemodialysis patients and determine the relationship between NRI and some features of maintenance hemodialysis patients. Subjects and Methods: A prospective, cross-sectional study on 74 patients with chronic renal failure treating with maintenance hemodialysis at department of emergency , Nghe An hospitan of endocrinology. Results: The mean value of NRI was 105.3 ± 8.8; 21.5% of patients had the risk of malnutrition. In patients with hepatitis virus infection, the prevalence of malnutrition was 1.876 times higher than patients without infection (p < 0.05). In patients diabetes the prevalence of malnutrition was 3.704 times higher than patients without diabetes. There was a positive correlation between NRI and hemoglobin , creatinin ; positive correlation between NRI and plasma albumin concentration (r = 0.785, p = 0.001); Conclusion: To investigate the risk of malnutrition by nutritional risk index (NRI) in maintenance hemodialysis patients is simple and easy.
* Keywords: Maintenance hemodialysis; Malnutrition; NRI index.
TÓM TẮT
Tổng quan: Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ là tiêu chí quan trọng góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng bằng chỉ số NRI và xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 74 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Nội tiết Nghệ an. Các bệnh nhân được đánh giá bằng chỉ số NRI (Nutritional Risk Index) trong đó bệnh nhân có chỉ số NRI < 100 có nguy cơ suy dinh dưỡng, NRI ≥ 100 không có nguy cơ suy dinh dưỡng. Kết quả: Giá trị trung bình của chỉ số NRI là 105.3 ± 8.8; tỷ lệ BN có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 21.5 %. Ở nhóm bệnh nhân có nhiễm virut viêm gan, tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 1.876 lần so với nhóm bệnh nhân không nhiễm virut viêm gan (p < 0.05). Ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 3.704 lần so với nhóm bệnh nhân không mắc đái tháo đường (p < 0.05). Có mối tương quan thuận, mức độ ít có ý nghĩa giữa chỉ số NRI và nồng độ hemoglobin, creatinin; mối tương quan thuận, mức độ chặt chẽ có ý nghĩa giữa chỉ số NRI và nồng độ albumin huyết tương (r = 0.785, p = 0.001). Kết luận: Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ đơn giản và dễ thực hiện.
Từ khóa: Thận nhân tạo chu kỳ; Suy dinh dưỡng; Chỉ số NRI.
Tác giả liên hệ: Phan Thế Thành
Email: [email protected]
Ngày nhận bài: 15/9/2022
Ngày phản biện khoa học: 15/10/2022
Ngày duyệt bài: 5/11/2022
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng được xác định là một trong những vấn đề quan trọng ở bệnh nhân bệnh thận mạn vì một mặt nó làm gia tăng sự tiến triển của bệnh lý thận (làm giảm độ lọc cầu thận và giảm lưu lượng máu đến thận) đồng thời phối hợp với tình trạng viêm và các bệnh lý tim mạch làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Suy dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ đe dọa tử vong cho đối tượng bệnh thận mạn giai đoạn cuối do giảm albumin huyết thanh, là yếu tố thúc đẩy suy thận tiến triển nhanh hơn [1]. Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn tính nói chung, bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ nói riêng là một vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị, vì có đủ dinh dưỡng mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, dinh dưỡng được quan tâm và đề ra chế độ ăn phù hợp với từng loại bệnh là một yêu cầu trong điều trị.
Các nhà khoa học trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Phát hiện sớm bệnh nhân suy dinh dưỡng còn gặp khó khăn. Để sàng lọc và chẩn đoán tình trạng này, các nhà khoa học đã sử dụng chỉ số nguy cơ dinh dưỡng (Nutritional Risk Index – NRI) trong lâm sàng, chỉ số này được áp dụng cho bệnh mắc bệnh mạn tính, trong đó có bệnh nhân suy thận mạn tính có và chưa có lọc máu chu kỳ [2]. Tại bệnh viện Nội Tiết Nghệ An, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá dinh dưỡng bằng chỉ số này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ bằng chỉ số NRI tại Bệnh Viện Nội Tiết Nghệ An” với 2 mục tiêu: Đánh giá nguy cơ SDD bằng chỉ số NRI ở BN thận nhân tạo chu kỳ và xác định mối liên quan giữa chỉ số NRI với đặc điểm BN thận nhân tạo chu kỳ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
74 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Hồi sức cấp cứu ,Bệnh viện Nội tiết Nghệ an.
- Tiêu chuẩn chọn:
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là bệnh thận mạn giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận bằng thận nhân tạo chu kỳ.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân suy thận cấp, có các bệnh lý cấp tính, rối loạn tâm thần tại thời điểm nghiên cứu.
- Bệnh nhân nghi ngờ bệnh lý ngoại khoa tại thời điểm nghiên cứu
- Bệnh nhân không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
- Các bước tiến hành:
- Khám lâm sàng BN theo mẫu bệnh án hàng ngày.
- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng thường
- Phát phiếu điều tra và hướng dẫn đã đánh máy sẵn.
- Thu thập và xử lý số liệu theo thuật toán thống kê.
- Tính điểm NRI: NRI = (1,519 x albumin huyết tương, g/dl) + (41,7 x TLHT (kg)/TLLT (kg)).
Trong đó: NRI: chỉ số nguy cơ dinh dưỡng; TLHT: trọng lượng hiện tại (trọng lượng khô): cân khô của bệnh nhân (cân sau lọc máu, bệnh nhân không có triệu chứng quá tải thể tích) ; TLLT: trọng lượng lý tưởng bằng phần mềm trên máy vi tính: http://www.calculator. net/ideal-weight-calculator.html.
- Phân chia mức độ: dựa vào chỉ số NRI chia 4 mức độ:
- Nguy cơ cao khi NRI có giá trị < 83,5.
- Nguy cơ vừa: NRI từ 83,5 đến < 97,5
- Nguy cơ thấp: NRI từ 97,5 đến <
- Không có nguy cơ: NRI ≥
- Xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm tuổi và giới
Tuổi trung bình của bệnh nhân thận nhân tạo là 51.45 ± 14.53. Nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ.
Bảng 2. Giá trị trung bình một số chỉ số sinh hoá, huyết học và BMI (n= 74)
Giá trị trung bình của chỉ số albumin, creatinin, hemoglobin, BMI ở mức tốt.
3.2. Đặc điểm chỉ số NRI
Bảng 3. Đặc điểm chỉ số NRI
- Chỉ số nguy cơ dinh dưỡng NRI trung bình là 105.3 ± 8.8 trong đó NRI thấp nhất 67.37 điểm, cao nhất là 122.79 điểm.
- Số lượng bệnh nhân không có nguy cơ dinh dưỡng là 58 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 78.5 %. Có nguy cơ là 21.5%. Trong đó nguy cơ cao có 1 bệnh nhân, nguy cơ vừa là 10 bệnh nhân, nguy cơ thấp là 5 bệnh nhân.
3.3. Liên quan giữa chỉ số NRI với một số đặc điểm của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ
Bảng 4. Liên quan giữa điểm NRI với BMI
Giá trị trung bình chỉ số NRI tăng dần theo chiều thuận với mức BMI, tỷ lệ BN có nguy cơ SDD giảm dần theo mức tăng của BMI (p < 0.05).
Bảng 5. Liên quan giữa điểm NRI với tình trạng đái tháo đường.
Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn 3.704 lần so với nhóm bệnh nhân không ĐTĐ.
Bảng 6. Liên quan giữa điểm NRI với nhiễm virut viêm gan.
Ở bệnh nhân có viêm gan, nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn 1.876 lần so với nhóm bệnh nhân không có viêm gan.
Bảng 7. Tương quan giữa NRI và một số chỉ số xét nghiệm
- Có sự tương quan mức độ ít giữa nồng độ hemoglobin với chỉ số nguy cơ suy dinh dưỡng NRI với r = 0.269 với p = 0.001.
- Có sự tương quan mức độ ít giữa nồng độ creatinin máu với chỉ số nguy cơ suy dinh dưỡng NRI với r= 0.268 với p < 0.05.
- Có sự tương quan mức độ chặt giữa nồng độ albumin máu với chỉ số nguy cơ suy dinh dưỡng NRI với r= 0.785 , với p = 0.001.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu trên 74 bệnh nhân, độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 51.45 ± 14.53 tuổi, tuổi thấp nhất là 20, tuổi cao nhất là 79. Tỉ lệ về giới trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi nam:nữ là 1.85:1.
Trung bình tuổi của nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu trong nước trước đây [2] nhưng thấp hơn các tác giả Âu Mỹ [3] [4].
Điều này cho thấy, dù chất lượng điều trị ở nước ta có tốt lên nhưng so với các nước phát triển, việc quản lý bệnh thận mạn tính rất tốt nên tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối muộn hơn nên tuổi trung bình lọc máu cao hơn nước ta.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số albumin, hemoglobin và BMI đều ở mức tốt với giá trị trung bình lần lượt là 42.14 g/l, 10.47 g/l và 21.3 kg/m2 . So sánh kết quả trong nước, chỉ số xét nghiệm của chúng tôi cao hơn so với tác giả Phan Thị Thu Hương [2]. Khi so sánh với các nghiên cứu trên thế giới thấy nồng độ albumin huyết tương trong nghiên cứu này tương tự của Kobayashi I (41 g/l) [5] và Edalat-Nejat M (43 g/l) [6]. Chỉ số BMI trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Takahashi S, Tsai M.T, Kobayashi I và Edalat-Nejat M với giá trị BMI trung bình lần lượt là 21.0; 2315; 22.3; 23 kg/m2 [3], [5], [6], [7]. Như vậy, sự khác biệt về nhóm đối tượng nghiên cứu dẫn tới khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số NRI.
4.2. Đặc điểm chỉ số NRI của đối tượng nghiên cứu
Giá trị trung bình của chỉ số nguy cơ suy dinh dưỡng NRI của nghiên cứu chúng tôi là
105.3 ± 8.8 trong đó NRI thấp nhất 67.37 điểm, cao nhất là 122.79 điểm. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với Phan Thị Hương và cộng sự năm 2017 [2] với giá trị NRI là 95.53, cao hơn so với Kobayashi I (2010) [5] là 98. Tương đương với kết quả của tác giả Takahashi S (2015) [3] với giá trị NRI: 100,2 và Edalat-Nejad M (2015) [6] là 102.6. Như vậy, mỗi đối tượng nghiên cứu cho kết quả khác nhau, điều này phụ thuộc vào đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm mỗi quốc gia, hiệu quả điều trị toàn diện cho bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ.
Tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng với điểm NRI < 100 trong nhóm của chúng tôi chỉ là 21,5%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Phan Thị Hương [2] với 72.5% bệnh nhân có chỉ số NRI < 100. Tỷ lệ này còn thấp hơn nữa so với tác giả Prasad N (86.57%) [4] . Điều này cho thấy, càng ngày các bác sỹ lâm sàng càng chú trọng hơn về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân
Khi phân chia mức độ nguy cơ suy dinh dưỡng ( n = 16) thì nhóm nghiên cứu của chúng tôi mức độ nguy cơ cao ( NRI < 83.5) có 1 bệnh nhân ( 1.4%), nguy cơ vừa (83.5 đến < 97.5) :10 bệnh nhân ( 13.5%), nguy cơ thấp ( 97.5 đến < 100):5 bệnh nhân (6.8%). Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi có nguy cơ suy dinh dưỡng mức vừa và thấp. Chỉ có 1 bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Phân mức nguy cơ giúp các nhà lâm sàng có chiến lược can thiệp để hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng cho bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ.
4.3. Liên quan chỉ số NRI với một số đặc điểm bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ
Giá trị trung bình chỉ số NRI tăng dần theo chiều thuận với mức BMI, tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng giảm dần theo mức BMI (với p = 0.001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của Phan Thị Hương [2] và nhiều kết quả trên thế giới. Đây là kết quả hợp lý và tất nhiều. Kết quả này cho thấy người gầy nên có chế độ can thiệp dinh dưỡng hợp lí để tránh suy dinh dưỡng.
Chỉ số NRI trung bình ở nhóm bệnh có đái tháo đường thấp hơn, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm bệnh nhân không đái tháo đường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết quả chúng tôi khác với kết quả của Phan Thị Hương [2] với p > 0.05, Kobayashi I (2010) với p > 0.05, Edalat- Nejat M (p = 0.441) [6], Takahashi S (p = 0.676) [3], và T-sai M.T (p = 0.22) [7]. Ở bệnh nhân ĐTĐ, mạch FAV hay AVG rất yếu, trưởng thành muộn, nguy cơ hỏng cao và khó đạt được lọc máu tối ưu. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có đặc thù, tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao.
Nhóm bệnh nhân nhiễm virus viêm gan có tỉ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 1.876 lần so với nhóm bệnh nhân không bị virus viêm gan ( p<0.05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả trong nước và thế giới. Gan là cơ quan có chức năng chuyển hoá và tổng hợp protide. Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan thường giảm chức năng, đặc biệt giảm albumin máu. Chính vì điều này, làm nguy cơ suy dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân nhiễm virus viêm gan cao hơn không nhiễm.
Kết quả chúng tôi cho thấy có mối tương quan thuận, mức độ ít có ý nghĩa giữa chỉ số NRI và nồng độ hemoglobin máu ngoại vi ở nhóm bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ (r = 0.269, p =0.001).
Phương trình tương quan NRI = 86.5 + 1.503 x hemoglobin. Nghiên cứu của Phan Thị Hương [2] và T-sai M.T cũng chỉ ra có sự khác biệt về nồng độ hemoglobin giữa hai nhóm có nguy cơ và không có nguy cơ suy dinh dưỡng (p=0.001) [7]. Ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng sẽ không có đủ nguyên liệu cần thiết để tạo máu, dẫn đến sẽ thiếu hụt hemoglobin. Chính vì thế, nhà lâm sàng cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, giúp cải thiện tiên lượng bệnh và cải thiện được điều trị tối ưu, làm giúp giảm liều Epokin trong điều trị thiếu máu và giảm chi phí điều trị bệnh nhân.
Với Creatinin cho thấy, có mối tương quan thuận mức độ ít có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số NRI với creatinin ở đối tượng nghiên cứu (r=0.268; p < 0.05). Phương trình tương quan với NRI = 96.42 + 0.008 x creatinin. Tuy nhiên, nghiên cứu của Phan Thị Hương [2], Takahashi S [3] và T-sai M.T [7] chỉ ra không có sự khác biệt giữa nồng độ creatinin giữa hai nhóm nguy cơ và không nguy cơ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương quan thuận, mức độ chặt có ý nghĩa giữa chỉ số NRI và nồng độ albumin máu ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ (r = 0.785 ; p = 0.001). Phương trình tương quan NRI = 47.71 + 1.416 x albumin. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của tác giả Phan Thị Hương [2]. Nghiên cứu của tác giả Takahashi S [3] và T-sai M.T [7] cũng chỉ ra sự khác biệt giữa 2 nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng và không có nguy cơ suy dinh dưỡng.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chỉ số NRI ở 74 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Giá trị trung bình chỉ số NRI là 105,3 ± 8,8 trong đó bệnh nhân có chỉ số NRI thấp nhất 67,37 điểm, cao nhất là 122,79 điểm. 21,5% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp 6.8%, vừa 13.5 % và nặng 1,4%.
- Chỉ số NRI tỉ lệ thuận có ý nghĩa với BMI (p< 0,05). Ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 3.704 lần với nhóm không bị đái tháo đường. Nhóm bệnh nhân có nhiễm virut viêm gan, tỉ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 1,876 lần với nhóm bệnh nhân không nhiễm virut viêm gan (p < 0,05). Có mối tương quan thuận, mức độ ít có ý nghĩa giữa chỉ số NRgiá trịgiá trịI và nồng độ hemoglobin máu (r = 0,269, p < 0,05), mức độ ít có ý nghĩa với nồng độ creatinin máu (r= 0,268; p < 0,05), mức độ chặt có ý nghĩa với nồng độ albumin máu (r = 0,785, p = 0,001).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Kang Sook Shin, Chang Won Jai, Park Yongsoon (2017). “Nutritional status predicts 10-year mortality in patients with End-stage Renal Disease on Hemodialysis”. Nutrients, 9 (399) 1- 12.
- Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Trung Kiên, Lê Việt Thắng (2017). “Nghiên cứu nguy cơ suy dinh dưỡng Ở bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ bằng chỉ số NRI”. Tạp chí y dược học quân sự, 6 41-47.
- Takahashi S, Suzuki K, Kojima F (2015). “Geriatric Nutritional Risk Index as a simple predictor of mortality in maintenance hemodialysis patients: A single center study”. International Journal of Clinical Medicine, 6 354- 362.
- Prasad N, Sinha A, Gupta A (2016). “Validity of nutrition risk index as a malnutrition screening tool compared with subjective global assessment in end- stage renal disease patients on peritoneal dialysis.”. Indian J Nephrol, 26 (1), 27-32.
- Kobayashi I, Ishimura E, Kato Y et al (2010). “Geriatric Nutritional Risk Index, a simplified nutritional screening index, is a significant predictor of mortality in chronic dialysis patients”. Nephrol Dial Transplant, 25 (10) 3361-3365.
- Edalat-Nejad M, Zameni F, Qlich-Khani M et al (2015). “Geriatric Nutritional Risk Index: a mortality predictor in hemodialysis patients”. Saudi J Kidney Dis Transpl, 26 (2) 302-308.
- Tsai M.T, Liu H.C, Huang T.P (2016). “The impact of malnutritional status on survival in elderly hemodialysis patients”. J Chin Med Assoc, 79 (6) 309-313.