ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH 10 NĂM THEO THANG ĐIỂM POOLED COHORT EQUATION TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN
Lê Thị Giang, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Khánh
Bệnh viện Nội tiết Nghệ An
DOI: 10.47122/vjde.2022.57.21
ABSTRACT
Objective: 10-year cardiovascular risk ratio according to the Pooled cohort equation formula for diabetic patients at Nghe An Endocrine Hospital. Relationship between some risk factors with the Pooled cohort equation. Objects and methods: 320 diabetic patients between the ages of 40 and 79 are diagnosed and treated at Nghe An endocrine hospital from March 2020 to October 2020. Results: Research Our study showed that the proportion of patients with very high risk accounted for the highest proportion (41.88%), the high risk was 37.19%. The proportion of patients with 10-year estimated cardiovascular risk score (on a scale)> 10% had the highest proportion (41.88%), patients with an estimated cardiovascular risk score of 7.5 to 10 %: 37.19%. There was a correlation between 10-year cardiovascular risk (estimated on a pooled-cohort scale) and factors: gender, age, number of years of diabetes, hypertension, dyslipidemia, and smoking status, the study found no statistically significant differences between the group with normal BMI and the overweight and obese group. Conclusion: Diabetic patients with a pooled-cohort equation above 10 and above score high cardiovascular risk estimates for 10 years. Research shows that there is a relationship between 10-year cardiovascular risk with factors: sex, age, number of years of diabetes, hypertension, dyslipidemia, smoking
Keywords: pooled-cohort equation, cardiovascular risk 10 years.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ nguy cơ time mạch 10 năm theo công thức tính Pooled cohort equation trên bệnh nhân đái tháo đường và mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với thang điểm Pooled cohort equation. Đối tượng và phương pháp: 320 bệnh nhân (ĐTĐ)đái tháo đường trong độ tuổi từ 40 – 79 được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Nội tiết nghệ An với thời gian từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ rất cao chiếm tỷ lệ cao nhất (41,88%), nguy cơ cao là 37,19 . Tỷ lệ bệnh nhân có điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm (theo thang điểm ) >10% chiếm tỷ lệ cao nhất (41,88%), bệnh nhân có điểm ước tính nguy cơ tim mạch từ 7,5 đến 10% : 37,19 %. Có sự liên quan giữa nguy cơ tim mạch 10 năm ( ước tính theo thang điểm pooled- cohort) với các yếu tố: giới tính, tuổi, số năm bị đái tháo đường, tình trạng tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tình trạng hút thuốc lá, nghiên cứu chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có BMI bình thương với nhóm thừa cân, béo phì. Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường có điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm theo thang điểm pooled- cohort equation trên 10 và trên 7,5 chiếm tỷ lệ cao. Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa nguy cơ tim mạch 10 năm với các yếu tố: giới tính, tuổi, số năm bị đái tháo đường, tình trạng tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tình trạng hút thuốc lá.
Từ khóa: thang điểm pooled- cohort equation, nguy cơ tim mạch 10 năm.
Tác giả liên hệ: Lê Thị Giang
Email: [email protected]
Ngày nhận bài: 01/9/2022
Ngày phản biện khoa học: 1/10/2022
Ngày duyệt bài: 28/10/2022
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ĐTĐ đang là vấn đề sức khoẻ toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng ở các nước phát triển và đang phát triển. Khoảng 70 % tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ là do biến chứng mạch máu lớn [1]. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ĐTĐ mà không có bệnh lý tim mạch trước đó thì nguy cơ tương đương với bệnh nhân đã có bệnh lý tim mạch mà không ĐTĐ [2]. Bệnh nhân ĐTĐ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2-4 lần so với bệnh nhân không ĐTĐ [3],[4] Trên thế giới đã hình thành rất nhiều thang điểm đánh giá nguy cơ tim mạch. Công thức Pool Cohort Equation có ưu điểm là tính cả nguy cơ đột quỵ, đồng thời tính toán nguy cơ được hiệu chỉnh theo giới tính và chủng tộc. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ nguy cơ tim mạch 10 năm theo công thức tính Pooled cohort equation trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viên Nội Tiết Nghệ An. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với thang điểm Pooled cohort equation.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường trong độ tuổi 40- 79 được điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 03/2020 đến tháng 09/2020.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không bị ĐTĐ. Có bệnh tim mạch: bệnh cơ tim, bệnh van tim hoặc đã được chẩn đoán BMV trước đó. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim, Tiền sử hoặc hiện tại có tai biến mạch não. Bệnh nhân có bệnh nặng kèm theo: nhiễm trùng nặng, tăng áp lực thẩm thấu.
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Các biến số nghiên cứu: tuổi, giới, huyết áp tâm thu, cholestetol, HDL, tiền sử tiểu đường, hút thuốc lá. ..
- Cách tính điểm : Nhập các chỉ số này vào bảng tính điện tử Pool- cohort ta thu được điểm nguy cơ tim mạch 10 năm của đối tượng. Điểm nguy cơ tim mach 10 năm của đối tượng là a% có nghĩa là xác suất xảy ra biến cố tim mạch trong 10 năm của đối tượng này là a%.
-Bảng tính điện tử sử dụng: https://clincalc.com/Cardiology/ASCVD/Pool edCohort.aspx
– Phân tầng nguy cơ thành 3 nhóm:Nhóm nguy cơ thấp <7,5%; nhóm nguy cơ cao >7,5 %; nhóm nguy cơ rất cao >10 %.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
- Trong số 320 bệnh nhân, nam chiếm tỷ lệ 52.18%, nữ chiếm 47.82%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59.5 ± Thời gian chẩn đoán bệnh ĐTĐ từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (55,63%).
- Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân bị béo phì chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp là 38,75%.
Bệnh nhân có tăng cholesterol máu cao chiếm (60,93%). Tỷ lệ có HDL giảm là 41,88%. Bệnh nhân có hút thuốc lá là 20,07%. số bệnh nhân hút thuốc lá 100% là nam giới.
3.2. Đánh giá điểm nguy cơ tim mạch 10 năm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tỷ lệ nguy cơ tim mạch 10 năm theo thang điểm Pool-cohort
Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ rất cao chiếm tỷ lệ cao nhất (41,88%), nguy cơ cao là 37,19 %.
3.3. Mối liên quan yếu tố nguy cơ với thang điểm Pooled cohort equation
Bảng 3.2. Nguy cơ tim mạch 10 năm theo giới
Tỷ lệ nam giới có nguy cơ tim mạch 10 năm cao và rất cao lớn hơn ở nữ giới
Bảng 3.3. Nguy cơ tim mạch 10 năm theo nhóm tuổi
Tỷ lệ điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm tăng dần theo tuổi.
Bảng 3.4. Nguy cơ tim mạch 10 năm theo năm bị ĐTĐ
Số năm bị ĐTĐ càng cao thì điểm ước tính nguy cơ tim mạch càng cao.
Bảng 3.5. Nguy cơ tim mạch 10 năm theo tình trạng huyết áp
Có sự khác nhau về điểm nguy có tim mạch 10 năm ở nhóm bệnh nhân có tăng huyết áp với nhóm không tăng huyết áp.
Bảng 3.6. Nguy cơ tim mạch 10 năm theo mức cholesterol
Nhóm bệnh nhân tăng cholesterol có tỷ lệ điểm ước tính nguy cơ tim mạch cao hơn nhóm có cholesterol bình thường.
Bảng 3.7. Nguy cơ tim mạch 10 năm theo BMI
Chưa có sự khác biệt về điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm ở các nhóm đối tượng có thể trạng gầy, bình thường hay thừa cân béo phì.
Bảng 3.8. Nguy cơ tim mạch 10 năm theo tình trạng hút thuốc lá
Nhóm bệnh nhân hút thuốc có điểm ước tính nguy cơ tim mạch cao hơn nhiều so với nhóm không hút thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân có điểm ước tính nguy cơ tim mạch >10% cao nhất ở nhóm có hút thuốc ( 47,31%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
- Tỷ lệ nam giới chiếm cao hơn .Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59,5 ± 6. Nhóm tuổi từ 50 đến 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (41,25%). Nhóm nghiên cứu có tuổi khá cao góp phần ủng hộ sử dụng thang điểm pooled corhort để ước tính nguy cơ tim mạch. Nhóm bệnh nhân có thời gian chẩn đoán bệnh ĐTĐ từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (55,63%). Nhóm bệnh nhân bị ĐTĐ dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,05%).
4.2. Tỷ lệ nguy cơ tim mạch 10 năm theo thang điểm Pool- cohort
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ rất cao chiếm tỷ lệ cao nhất (41,88%), nguy cơ cao là 37,19 %. Mức trên 7,5% là tương đương với điểm cắt 10% của thang điểm Framingham. Tạ Xuân Trường nghiên cứu ở nhóm THA cho kết qủa nhóm có điểm nguy cơ tim mạch cao và rất cao là 88,5% [5].
4.3. Mối liên quan giữa điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm theo thang điểm pooled- cohort equation với 1 số yếu tố
- Liên quan với Giới tính: Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ nam giới có nguy cơ tim mạch 10 năm cao và rất cao chiếm tỷ lệ lớn hơn ở nữ giới ( 46,81 % so với 25, 89% ; 44,30% so với 39,20%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuy nhiên lại khác với 1 số nghiên cứu khác như trong một phân tích tổng hợp của 37 nghiên cứu tiến cứu năm 2006 cho thấy nguy cơ tử vong vì BMV ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 50% so với nam giới cùng mắc bệnh này.
- Liên quan với tuổi: Tuổi là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi. Chúng ta biết rằng quá trình lão hóa tăng dần theo tuổi. Sự lão hóa xảy ra trên tất cả hệ cơ quan trong đó có hệ thống tim mạch.. Mạch máu sẽ trở nên dày, cứng, giảm khả năng đàn hồi. Cùng với đó, tuổi càng cao, khả năng co bóp và phân suất tống máu của tim giảm đồng thời khả năng điều hòa nhịp tim, đáp ứng với kích thích của hệ adrenergic cũng bị suy yếu. Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch như: xơ vữa mạch, tăng huyết áp, rung nhĩ, đột quỵ .Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm cao và rất cao tăng dần theo tuổi. Sự khác biệt điểm pooled- cohort equation giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Liên quan với số năm bị đái tháo đường: Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số năm bị đái tháo đường càng cao thì điểm ước tính nguy cơ tim mạch càng cao, nhóm bị đái tháo đường trên 10 năm có điểm ước tính nguy cơ tim mạch theo pooled cohort >10% là 50,60 %, chiếm tỷ lệ cao nhất . Số năm bị bệnh đái tháo đường là một trong các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được
-Liên quan với tăng huyết áp: Tăng huyết áp nếu kiểm soát không tốt sẽ dẫn tới các biến chứng tim mạch nặng nề như bệnh mạch vành, đột quỵ, thậm chí tử vong. Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác nhau về điểm nguy có tim mạch 10 năm ở nhóm bệnh nhân có tăng huyết áp với nhóm không tăng huyết áp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nhóm bệnh nhân có tăng huyết áp thì điểm ước tính nguy cơ tim mạch >10 chiếm tỷ lệ cao nhất (58,08%).
Theo báo cáo tại JNC VII năm 2003, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp 4 lần và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lên gấp 2 lần và khi huyết áp tâm thu tăng 20 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 10 mmHg thì nguy cơ tử vong vì BTM tăng gấp
- Tuy nhiên yếu tố này ta có thể kiểm soát được, vì vậy chúng ta cần tập trung sàng lọc và điều trị tốt tăng huyết áp cho bệnh nhân.
- Liên quan với lipid máu: Rối loạn lipid máu là bệnh thường đi kèm với đái tháo đường
. Đây là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả: nhóm bệnh nhân tăng cholesterol có tỷ lệ điểm ước tính nguy cơ tim mạch cao hơn nhóm có cholesterol bình thường, trong đó điểm ước tính nguy cơ tim mạch >10% ở nhóm tăng cholesterol là cao nhất (76,11%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 kết quả này tương đương với các nghiên cứu đã công bố [6], [7].
ACC/AHA cũng đã khuyến cáo đực vào thang điểm pooled-cohort để xem xét khuyến cáo thực hành về liệu pháp hạ cholesterol nhằm phòng ngừa tiên phát và thứ phát các bệnh tim mạch do xơ vữa như bệnh động mạch vành, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi, nhóm bệnh nhân hướng tới là có điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm theo thang điểm này ≥ 7,5%. Kết quả và khuyến cáo này cho chúng ta thấy việc đánh giá lipid máu định kỳ ở bệnh nhân đái tháo đường là rất quan trọng.
- Liên quan với BMI: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ trong nhiều bệnh trong đó có đái tháo đường do tăng đề kháng insulin. Với chế độ ăn và lối sống tĩnh tại như ngày nay
nguy cơ thừa cân cao, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi số đối tượng thừa cân lại chiếm tỷ lệ không cao. Nghiên cứu cũng cho kết quả sự khác biệt về điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm theo thang điểm pooled – cohort ở các nhóm đối tượng có thể trạng gầy, bình thường hay thừa cân béo phì chưa có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Tuy nhiên việc kiểm soát cân nặng cũng rất quan trọng.
- Liên quan với hút thuốc lá: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân hút thuốc có điểm ước tính nguy cơ tim mạch cao hơn nhiều so với nhóm không hút thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân có điểm ước tính nguy cơ tim mạch >10% cao nhất ở nhóm có hút thuốc ( 47,31%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong vì các bệnh lý tim mạch đặc biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
6. KẾT LUẬN
– Tỷ lệ bệnh nhân có điểm ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm (theo thang điểm ) >10% chiếm tỷ lệ cao nhất (41,88%), bệnh nhân có điểm ước tính nguy cơ tim mạch từ 7,5 đến 10% : 37,19 %. Có sự liên quan giữa nguy cơ tim mạch 10 năm ( ước tính theo thang điểm pooled- cohort) với các yếu tố: giới tính, tuổi, số năm bị đái tháo đường, tình trạng tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tình trạng hút thuốc lá, nghiên cứu chua thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có BMI bình thương với nhóm thừa cân, béo phì. Đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị dự phòng các biến chứng tim mạch xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mcewan P., Williams JE., Griffiths JD., Bagust A., et al (2004). Evaluating the performance of the Framingham risk equations in a population with diabetes. Diabetic Medicine. 21: p 318-323.
- Steven M.Haffner, Seppo Lehto, Tapani Rönnemaa, Kalevi Pyörälä, et al (1998). Mortality from Coronary Heart Disease in Subjects with Type 2 Diabetes and in Nondiabetic Subjects with and without Prior Myocardial Infarction. New England J of Med. 339((4): p 229-234.
- Deepa R, Arvind K. & Mohan V. (2002). Diabetes and risk factors for coronary artery disease. Current science, 83(12): p 1947-1505.
- Guzder RN., Gatling W., Mullee MA & Byrne CD (2006). Impact of matebolic syndrome criteria on cardiovascular disease risk in people with newly diagnosed type 2 diabetes. Diabetologia. 49(1): p 49-55.
- Tạ Xuân Trường (2017). “Phân tầng nguy cơ tim mạch theo thang điểm Pooled cohort equation ở bênh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp”. Tạp chí y học Việt Nam tập 451- số đặc biệt 2017, tr63-69.
- E.Gresham., T.E.Fitzpatrick, P.A.Wolf (1975), “Residual disability in survivors of stroke–the Framingham study”, N Engl J Med, 293(19), 954-956.
- Bloom DE (2011), “The Global Economic Burden of Noncommunicable Diseases”, Geneva: World Economic Forum.