Hội chứng chuyển hóa và thực trạng tiêu thụ thực phẩm của khách hàng đăng kí khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học y Hà Nội

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ THỰC TRẠNG

TIÊU THỤ THỰC PHẨM CỦA KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2018

Nguyễn Liên Hạnh1, Hồ Thị Kim Thanh1Nguyễn Phúc Nguyệt 1

Nghiêm Nguyệt Thu2

Đại học Y Hà Nội1, Viện Dinh Dưỡng2

ABTRACT

Metabolic syndrome and food consumption status of annual health checkup clientsat Ha Noi Medical University Hospital 2018.

Background: Metabolic syndrome  tends  to increase. This study is aimed to identify the prevalence of metabolic syndrome inthe annual health check customers at Ha Noi Medical University Hospital and to describe the food consumption condition of participants with metabolic syndrome. Subjects and methods: A cross-sectional study of 474 clients was conducted in the annual health examnination at Ha Noi Medical University  during the perioid of  September through December, 2018. Metabolic syndrome (MS) was defined using the modified NCEPT-ATPIII criteria. The nutritional status was measured using anthropometric measurements (body weight, body height, waist circumference). Food consumption status was assessed by food frequency questionnaire. Results:The average age of subject was 39.1±7.4 years, male was 44.7%, the proportion of subjects aged 30-39 was 59.7% (n=283) and that of subjects aged 40-49 was 30.6% (n=145). The total prevalence of MS was 20.4%, itwas higher in men than in woman (36.0% versus 7.6% p<0.05). The prevalence of MS was increased with age and BMI. The prevalence of overweight was 16.4% (n=78) và that of obesity was 1.3% (n=6). Elevated triglycerid level was the most common component of MS (34.0%), followed by low HDL-C level (25.0%) and elevated fasting glucose level (21.0%). Regarding to food consumption of MS participants, the rate of eating-outmore than 2 meals/day was 50.4%, 3-4times/week of high fatty meat consumption was 55.9%, the rate of daily vegetable consumption was 22.5%. Conclusion:The prevalence of MS among the annual health checkup clients at Ha Noi Medical University Hospital was 20.4%, higher in male. These MS clients tend to have more eating out than eating at home, with frequent fat-rich foodconsumption.

Key words: metabolic syndrome, food consumption, overweight

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa (HCCH) có xu hưóng gia tăng, là nguy cơ của các bệnh mạn tính không lây. Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ mắc HCCH và tình trạng tiêu thụ thực phẩm của người mắc HCCH trên đối tượng khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2018. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 474 đối tượng khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9-12/2018. HCCH được xác định theo tiêu chuẩn của NCEPT-ATPIII. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng phương pháp nhân trắc qua các số đo cân nặng, chiều cao, vòng eo.Thói quen tiêu thụ thực phẩm được đánh giá bằng bộ câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng là 39.1±7.4, trong đó giới nam chiếm 44.7%, trong đó đối tượng 30-39 tuổi chiếm 59,7% (n=283), và từ 40-49 tuổi chiếm 30,6% (n=145). Tỷ lệ mắc HCCH chung là 20,4%, nam cao hơn nữ (36,0% so với 7,6% p<0.05). Tỷ lệ mắc HCCH tăng theo tuổi, tăng theo chỉ số BMI. Tỷ lệ thừa cân 16,4% (n=78) và tỷ lệ béo phì 1,3% (n=6). Tăng triglyceride máu chiếm tỷ lệ cao nhất (34,0%), giảm HDL-C (25,0%) và tăng đường máu (21,0%). Tỷ lệ người mắc HCCH ăn trên 2 bữa ăn ngoài là 50,4% và tỷ lệ người tiêu thụ 3-4 lần/tuần các thịt nhiều béo chiếm 55,9% trong đó chỉ có 22,5% đối tượng tiêu thụ rau hàng ngày. Kết luận: Tỷ lệ mắc HCCH trên đối tượng khám sức khỏe tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018 là 20,4%, cao hơn ở nam, các đối tượng này có xu hướng ăn hàng nhiều hơn ăn ở nhà, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, ít rau.

Từ khóa:  hội chứng chuyển hóa, tiêu thụ thực phẩm, thừa cân

Chịu trách nhiệm chính:Nguyễn Liên Hạnh

Ngày nhận bài: 01/4/2019

Ngày phản biện khoa học: 16/4/2019

Ngày duyệt bài: 30/4/2019

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, các bệnh không lây nhiễm (BKLN) ngày càng trở nên phổ biến hơn. Theo thống kê Bộ Y Tế từ năm 1976 đến 2012, tỷ lệ của các BKLN tăng từ 42,6% lên 66,3%[1]. Xu hướng gia tăng và dần chiếm ưu thế của các BKLN trong cơ cấu bệnh tật làm tăng gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một nhóm các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các BKLN như xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường type 2, đây là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới hiện nay.

Nguy cơ mắc HCCH liên quan tới ít hoạt động thể lực, chế độ ăn không hợp lý. Thay đổi chế độ ăn và hoạt động thể lực giúp phòng và điều trị HCCH.

Các nghiên cứu dịch tễ học về hội chứng chuyển hóa ở Việt Nam hầu hết mới chỉ làm trên quần thể chung, chủ yếu trung niên mà chưa tập trung đến nhóm người lao động với độ tuổi trẻ.

Đối tượng này là đại diện cho lực lượng lao động chính trong xã hội vì vậy nhận thức về sức khỏe, thói quen lối sống và vấn đề tim mạch phản ánh năng suất lao động chung và gánh nặng bệnh tật của xã hội. Phát hiện sớm HCCH để điều chỉnh chế độ ăn và lối sống tích cực giúp giảm nguy cơ mắc các BKLN sau này.

Do vậy, chúng tôi làm nghiên cứu này để xác định tỷ lệ mắc HCCH và đánh giá thói quen tiêu thụ thực phẩm của các đối tượng mắc HCCH trong số khách hàng khám sức khỏe tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Khách hàng đăng ký khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018, tuổi từ 30-60 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu., loại trừ các trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, đang sử dụng thuốc tăng hoặc giảm cân, phụ nữ có thai, cho con bú.

2.2. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu n = 474.

2.3. Đánh giá nhân trắc:

Cân nặng, chiều cao, vòng eođược thu thập bằng cách sử dụng kỹ thuật cân đo nhân trắc của WHO. Đối tượng được lấy máu tĩnh mạch, lúc đói vào buổi sáng. Xét nghiệm sinh hóa được tiến hành tại khoa sinh hóa, bệnh viện Đại học Y Hà nội.

Đánh giá tiêu thụ thực phẩm: bằng bộ câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm tự thiết kế.

Chẩn đoán HCCH:

Xác định dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức NCEP-ATP III sửa đổi.

2.4 Phân tích số liệu:

Số liệu được phân tích bằng phần mềm STATA14.0.sử dụng t-test hoặc hoặc Mann- Whitney  test khi so sánh sự khác nhau giữ biến liên tục của nam và nữ. Sử dụng test χ2 hoặc Fisher test  để so sánh tỷ lệ của các biến phân loại. Phân tích hồi quy logistic đơn biến được sử dụng để đánh giá các yếu tố liên quan đến HCCH.

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia nghiên cứu, được thông qua Hội đồng khoa học và Y đức trường Đại học Y Hà Nội.

3. KẾT QUẢ:

Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1 cho thấy Các giá trị trung bình của các biến đều khác nhau có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm mắc và không mắc HCCH.

Bảng 2. Phân bố BMI theo nhóm tuổi

Kết quả bảng 2 cho thấytỷ lệ chung thừa cân 16.4%, béo phì 1.27% trong đó tỷ lệ thừa cân ở nhóm tuổi 40-49 chiếm đến 22.07%

Bảng 3. Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa theo giới, nhóm tuổi, BMI

Kết quả bảng 3: Tỷ lệ mắc HCCH chung là 20,4%, trong đó tỷ lệ mắc ở nam cao hơn nữ (36,0 %so với 7.6%,p<0.05), tỷ lệ mắc tăng theo nhóm tuổi ở cả 2 giới (p<0.05), tăng theo BMI (p<0.05).

Bảng 4. Phân bố tỷ lệ các thành tố của hội chứng chuyển hóa theo giới và nhóm tuổi, BMI

Kết quả bảng 4: Thành tố gặp nhiều nhất là tăng Tryglycerid máu (34%), giảm HDL (25%), tăng đường máu (21%), nam gặp tăng Tryglycerid máu (57%), tăng đường máu (32%), béo bụng (30%), nữ gặp giảm HDL-C (24%), tăng Tryglycerid (16%). Tỷ lệ mắc các thành tố đều tăng theo BMI.

Bảng 5. Phân bố các thành tố của HCCH theo nhóm tuổi, giới, BMI

Kết quả ở Bảng 5 cho thấy, số người mắc HCCH với 3 thành tố chiếm tỉ lệ cao nhất (13.9%), tiếp đến với 4 thành tố (4.8%) và có đầy đủ cả 5 thành tố chiếm tỉ lệ ít nhất (1.69%).

Bảng 6: Mối liên quan với nguy cơ mắc HCCH

Kết quả bảng 6: Đối tượng có BMI>25, có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 5.4 lần so với BMI<25. Nam có nguy cơ mắc HCCH gấp 5 lần nữ. Nhóm tuổi 50-60, có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 7.8 lần.

Bảng 7. Tổng số bữa ăn ngoài hàng, ở nhà của đối tượng mắc HCCH

Kết quả bảng 7: 50.4%đối tượng ăn ngoài hàng trên 2 bữa/ngày

Bảng 8: Tần suất tiêu thụ thực phẩm của đối tượng mắc HCCH 

4. BÀN LUẬN

Hội chứng chuyển hóa đang gia tăng, góp phần làm tăng tỷ lệ mắc các rối loạn không lây nhiễm như bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu này đã chỉ ra tỷ lệ mắc HCCH là 20.4%, cao hơn ở nam giới, và xu hướng ăn hàng nhiều hơn ăn ở nhà, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, ít rau.

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 474 đối tượng (nam chiếm 44%, nữ chiếm 55%) là nhóm người lao động độ tuổi 30-60 tuổi đăng ký khám sức khỏe tại Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội năm 2018.

Tỷ lệ mắc HCCH trong nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu năm 2015, trên đối tượng 483khám sức khỏe định kỳlà cán bộ nhân viên Trường Đại học Y Hà Nội, tuổi 20-60 tuổi (20.4% so với 12.5%)[2].

Sự khác biệt này có thể do trong nghiên cứu Đại học Y Hà Nội sử dụng tiêu chuẩn NCEP-ATPIII trong đó đường máu trong cao hơn với tiêu chuẩn NCEPT-ATPIII sửa đổi mà chúng tôi sử dụng(≥6.1mmol/l so với 5.6mmol/l), đối tượng này trẻ hơn, và đối tượng chủ yếu là nhân viên y tế nên nhận thức về sức khỏe có thể tốt hơn.

Tỷ lệ mắc HCCH cao hơn khi so sánh với các nghiên cứu trước đó trên toàn quốc năm 2008 (13.1%)[3], nghiên cứu TPHCM năm 2005 (12.5%)[4],các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng năm 2014(16.3%)[5].

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên các đối tượng trong độ tuổi lao động, đến từ các cơ quan trong khi các nghiên cứu trên chọn mẫu theo phương pháp cụm, lứa tuổi đa dạng, địa điểm khác nhau và đặc biệt là sự gia tăng tỷ lệ mắc HCCH  những năm gần đây ở các nước Châu Á cũng như trên toàn thế giới dẫn tới tỷ lệ mắc HCCH trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.

Theo dữ liệu từ Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) III và NHANES 1999- 2006, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng từ 29,2 đến 34,2% ở Hoa Kỳ [6].

Việc phương Tây hóa lối sống, như chế độ ăn giàu đường đơn, nhiều chất béo và hoạt động thể chất ít ở người trưởng thành dường như đã góp phần vào tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao, tạo ra thách thức lớn cho ngành y tế cũng như trở thành một vấn đề kinh tế và xã hội trong tương lai gần. Tỷ lệ này lại thấp hơn một số nghiên cứu trên thế giới ở đối tượng người lao động.

Nghiên cứu ở Đông Bắc Trung Quốc tỷ lệ mắc HCCH là 22.9% trên 33,149 người lao động đăng ký khám sức khỏe, độ tuổi trung bình là 43.8 tuổi[7].

Nghiên cứu ở Hàn quốc với cỡ mẫu rất lớn 15,991,186 từ 20 tuổi, tỷ lệ mắc HCCH là 21%[8].

Nghiên cứu của Shultz và Edington cho thấy 30,2% nhân viên tại một công ty sản xuất ở Tây Hoa Kỳ mắc HCCH [9]. Sự khác biệt có thể là do cỡ mẫu, tuổi, loại nghề nghiệp hoặc dân tộc.

Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc HCCH trên lâm sàng là khá cao, trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 58%[10], trên bệnh nhân stroke là 30-50%[11].

Trong nghiên cứu này, nam mắc HCCH cao hơn so với nữ (36%,7.6%), kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu ở quần thể chung [12-15],cũng như các nghiên cứu trên người lao động Hàn Quốc và Thái Lan [8,16]. Từ phân tích hồi quy logistic, nam có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 5 lần so với nữ, có ý nghĩa thống kê.

Có thể giải thích sự khác biệt này là do đặc điểm về kinh tế xã hội và lối sống giữa các giới. Lao động nam có mức độ hoạt động cao hơn tại nơi làm việc, tiêu thụ nhiều cồn, hút nhiều thuốc lá hơn và thích ăn bên ngoài. Mặt khác, nữ có mức hoạt động trong công việc thấp hơn và ít thời gian làm việc hơn [17].

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc HCCH tăng theo lứa tuổi ở cả 2 giới, và tuổi càng cao thì tổng các thành tố mắc càng cao, nhóm tuổi 50-60 tuổi có 54% đối tượng mắc từ ba thành tố trở lên, cao hơn so với các nhóm tuổi khác (3 và 4 thành tố p<0.05, 5 thành tố p>0.05).

Kết quả là đồng nhất trong các nghiên cứu trên người lao động Trung Quốc, Thái Lan [7,16].Tương tự với các nghiên cứu quốc gia ở Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và Mexico [18-22].

Trong khi các BKLN đang có xu hướng trẻ hóa thì  tỷ lệ mắc HCCH ở lứa tuổi 30-39  là 13% trong nghiên cứu này cũng có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nên được thực hiện.

Đối tượng nên được khuyến nghị tập thể dục nhiều hơn, chế độ ăn uống ăncác thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol, và thực phẩm có chứa đường tinh chế và thay vào đó là thực phẩm giàu chất xơ. Chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là có chỉ số đường huyết thấp, có khả năng làm giảm glucose huyết tương lúc đói, cholesterol toàn phần và triglyceride máu. Chúng chỉ đơn giản là làm giảm sự hấp thu cholesterol và carbohydrate qua đường tiêu hóa.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thành tố phổ biến nhất là tăng Tryglycerid máu (34%) sau đó đến giảm HDL-C(25%), kết quả phù hợp với nghiên cứu ở đồng bằng Sông Hồng,2014 [5]. Tỷ lệ tăng Tryglycerid máu ở nam cao hơn nữ, tỷ lệ giảm HDL-C nữ cao hơn ở nam.

Một số nghiên cứu khác thì lại cho thấy tăng huyết áp và giảm HDL-C là thành tố hay gặp nhất trên cộng đồng [7] hoặc trên các  đối tượng mắc ĐTĐ có HCCH [23].

Sự khác biệt về mức độ phổ biến của các thành tố của HCCH giữa các nghiên cứu có thể được giải thích do khác nhau về các yếu tố di truyền, môi trường và nhân khẩu học, dân số của từng quốc gia.

Nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộdo tăng TG (≥443 mg/dl) trong 10 năm là 16,7%và 12,2%, tương ứng, ở nam và nữ ≥55 tuổi. Nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đã chỉ ra rằng kiểm soát  huyết áp giúp giảm 30% đến 40% nguy cơ đột quỵ [24].

Do vậy, kiểm soát và điều trị các thành tố của HCCH là phòng và hỗ trợ điều trị các BKLN. Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo, hạn chế muối; giảm cân; chế độ ăn giàu trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa ít béo;hoạt động thể dục nhịp điệu thường xuyên; vàhạn chế sử dụng rượu là một phần trong điều trị kiểm soát huyết áp.

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc thừa cân là 16.4%, béo phì là 1.2%, nam có tỷ lệ mắc thừa cân, béo phì cao hơn nữ (30.1%,7.5%). Thấp hơn so với nghiên cứu  lao động Trung Quốc (nam: 54.7%, nữ 35.9%), và nghiên cứu trên người lao động Thái Lan( nam 40,7%,nữ 20,9%) [7,16].

Hồi quy tuyến tính, đối tượng thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc HCCH tăng gấp 7.7 lần so với những người có BMI bình thường, tương tự với một số nghiên cứu nguy cơ mắc HCCH tăng 3-7 lần ở người thừa cân, béo phì (95% CI:2.73-7.76) [25].

Béo phì làm tăng tình trạng kháng insulin, từ đó dẫn đến tăng sản xuất lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) từ đólàm tăng nồng độ Tryglycerid cao trong máu.

Kết quả về tiêu thụ thực phẩm của các đối tượng mắc HCCH trong nghiên cứu này, có tới 50.4% đối tượng ăn ngoài hàng trên 2 bữa/ngày. Tỷ lệ các đối tượng mắc HCCH không tiêu thụ ngũ cốc, gạo lứt là 90.3%. 55,9% người tiêu thụ 3-4 lần/tuần các thịt nhiều béo. Trong đó chỉ có 22,5% đối tượng tiêu thụ rau hàng ngày.65.5% các đối tượng không tiêu thụ sữa.

Các đối tượng mắc HCCH có xu hướng ăn ngoài nhiều, tiêu thụ nhiều thịt nhiều béo, ít tiêu thụ rau hàng ngày, ít tiêu thụ sữa và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Nhiều nghiên cứu cắt ngang, cho thấy  chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến tỷ lệ mắc HCCH thấp hơn.

Tiêu thụ sữa cho thấy là yếu tố bảo vệ với HCCH ở cả nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu tiến cứu. Tiêu thụ các loại trái cây và rau quả cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc HCCH thấp [26].

5. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mắc HCCH  trên khách hàng khám sức khỏe tại Bệnh viện ĐHY Hà Nội năm 2018là 20.4%. Nam giới, tuổi cao, thừa cân béo phì, là yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa.

HCCH và các biến chứng của nó là nguy hiểm cho sức khỏe và tăng gánh nặng chăm sóc sức khỏe. Cần đưa ra chương trình can thiệp sớm và thích hợp kiểm soát HCCH, giúp giảm tỷ lệ mắc BKLN, cũng như xây dựng một lối sống lành mạnh là cần thiết và quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2015). Niên giám thống kê y tế năm 2013.
  2. Nguyễn Thị Nga (2015). Tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa của cán bộ viên chức và một số yếu tố liên quan tại trường đại học y Hà Nội. Luận văn cao học.
  3. Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai, Nguyễn Công Khẩn (2008). Tình trạng béo phì và hội chứng chuyển hóa ở Việt Nam. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm.
  4. Le Nguyen Trung Duc Son, Daisuke Kuniia (2005). “The metabolic syndrome prevalence and risk factors in theurban population of Ho Chi Minh City” Diabetes Research and Clinical Practice 67 (243–250).
  5. Binh T.Q., Phuong P.T., Nhung B.T. và cộng sự (2014). “Metabolic syndrome among a middle-aged population in the Red River Delta region of Vietnam”. BMC Endocr Disord, 14, 77.
  6. Arupendra Mozumdar, Gary Liguori (2011),“Persistent Increase of Prevalence of Metabolic Syndrome Among U.S. Adults: NHANES III to NHANES 1999–2006”, Diabetes Care. Jan; 34(1): 216–219
  7. Wang X, Yang F, Bots ML. (2015)”Prevalence of the Metabolic Syndrome Among Employees in Northeast China”. Chin Med J (Engl) 128(15).
  8. Dae Ryong KANG, Yeongmi HA (2013) “Prevalence and Associated Risk Factors of the Metabolic Syndrome in the Korean Workforce”, Industrial Health, 51, 256–265
  9. Schultz AB, Edington DW (2009) “Metabolic syndrome in a workplace: prevalence, co-morbidities, and economic impact”. Metab Syndr Relat Disord 7, 459–68.
  10. Kwabena Nsiah, V Owusua Shang (2015) “Prevalence of metabolic syndrome in type 2 diabetes mellitus patients”
  11. Walter N. Kernan, MD, Bruce Ovbiagele (2014) “Guidelines for the Prevention of Stroke in Patients With Stroke and Transient Ischemic Attack A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association” American Heart Association.
  12. Ferrari CB (2008)” Metabolic syndrome and obesity: epidemiology and prevention by physical activity and exercise”. J Exerc Sci Fit 6, 87–96. 3)
  13. Lee J (2007) “Prevalence and cardiovascular disease risk of the metabolic syndrome using National Cholesterol Education Program and International Diabetes Federation definitions in the Korean population”. Metabolism 56, 552–8
  14. Xi B, He D, Hu Y, Zhou D (2013). “Prevalence of metabolic syndrome and its influencing factors among the Chinese adults: The China Health and Nutrition Survey in 2009”. Prev Med.;57:867–71
  15. Meigs JB, Wilson PW, Nathan DM, D’Agostino RB, Sr, Williams K, Haffner SM (2003). Prevalence and characteristics of the metabolic syndrome in the San Antonio Heart and Framingham Offspring Studies. ;52:2160–7.
  16. Lohsoonthorn V1, Lertmaharit S, Williams MA (2007); “Prevalence of metabolic syndrome among professional and office workers in Bangkok, Thailand” J Med Assoc Thai, 90(9):1908-
  17. Demiral Y, Soysal A, Can Bilgin A, Kilic B, Unal B, Ucku R, Theorell T (2006) “The association of job strain with coronary heart disease and metabolic syndrome in municipal workers in Turkey”. J Occup Health 48, 332–8.)
  18. Ford ES, Giles WH, Dietz WH (2002) “Prevalence of themetabolic syndrome among US adults: findingsfrom the third National Health and NutritionExamination Survey”. JAMA; 287: 356-9
  19. Aguilar-Salinas CA, Rojas R (2004) “Highprevalence of metabolic syndrome in Mexico”.Arch Med Res 35: 76-81.
  20. Oh JY, Hong YS, Sung YA, Barrett-Connor E (2004) “Preva-lence and factor analysis of metabolic syndromein an urban Korean population”. Diabetes Care;27: 2027-32
  21. Chuang SY, Chen CH, Chou P (2004) “Prevalence of meta-bolic syndrome in a large health check-up popula-tion in Taiwan”J Chin Med Assoc; 67: 611-2
  22. Gupta R, Deedwania PC, Gupta A, Rastogi S,Panwar RB, Kothari K (2004) “Prevalence of metabolicsyndrome in an Indian urban population”. Int JCardiol; 97: 257-61 Yost TJ, Froyd
  23. Jensen DR, Eckel RH(1995) “Change in skeletal muscle lipoprotein lipase activity in response to insulin/glucose in non-insulin-dependent diabetes mellitus”. Metabolism.;44:786–90
  24. Walter N. Kernan, MD, Bruce Ovbiagele (2014) “Guidelines for the Prevention of Stroke in Patients With Stroke and Transient Ischemic Attack A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association”American Heart Association.

25.    Harikrishnan S,Sarma S(2018) “Prevalence of metabolic syndrome and its risk factors in Kerala, South India: Analysis of a community based cross-sectional study”, PLoS One. 13(3)

  1. Pamela L. Lutsey, Lyn M. Steffen (2008) “Dietary intake and the development of the metabolic syndrome The Atherosclerosis risk in communities study” CirculationAHA. 107.716159.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …