Khảo sát đạm niệu vi lượng trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy

KHẢO SÁT ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG TRÊN BỆNH NHÂN

TĂNG HUYẾT ÁP KÈM ĐÁI THÁO ĐUỜNG TYPE 2

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CAI LẬY

                                                                       Nguyễn Văn Nhuẫn*,Trần Viết An**

*Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy, ** Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

ABSTRACT

Assessement of Microalbuminuria  in hypertensive – type 2 diabetic patients at Cai Lậy general hospital

Backgrounds:Numerous worldwide and Vietnamese studies have been shown that microalbuminuria is an early sign for kidney damage in hypertensive patients with or without type 2 diabetes. Objectives: To determine the prevalence of MAU in hypertensive type 2 diabetic patients and to survey the relationship between the MAU and the a number of risk factors in these patients. Methods: Cross-sectional descriptive study. Results:  The mean concentration of  MAU in these patients was 132.86 ±57,51 mg/g.The prevalence of  positive MAU in these patients  was 34.4%.There was correlation beween MAU with the risk factors of hypertension,diabetes in these patients (p< 0.05).The positive MAU in group with TG >200mg% was higher than that in the group with TG <200mg% (39.8% vs 29.9%, p < 0.05), group with HbA1C ≥ 7% was higher than that in the groupHbA1C <7%  (46.5%  vs 18.8%, p <0.05), hyperglycemic group with  ĐH ≥  7mmol/Lwas higher than that in normal glycemia  (55,2%  vs 20,7%, p <0.05) andcigarette smokinggroup was higher than that in non- cigarette smoking group (47,1%  vs 31,5%, p < 0.05). Conclusion: There was a signification relationship between MAU with the risk factors in hypertensive patients with  type 2 diabetes.

Keywords: Microalbuminuria (MAU), Diabetes, Hypertention

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Nhuẫn

Ngày nhận bài: 3.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 16.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tăng huyết áp (THA) trên thế giới ngày càng gia tăng, là yếu tố nguy cơ chính gây ra các tử vong liên quan đến các biến cố về tim mạch, là gánh nặng về bệnh tật và kinh tế cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Theo Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp, tức là cứ khoảng 3 người lớn lại có 1 người bị tăng huyết áp. Ở Việt Nam, trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn khoảng 1%, năm 1992 là 11,7%, năm 2001 là 16,3%. Theo một điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2008 tiến hành ở người có độ tuổi ≥ 25 tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1%.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn về chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính gây rối loạn chuyển hóa carbohydrat, mỡ, đạm; do những khiếm khuyết về tiết insulin hoặc hoạt động insulin hoặc cả hai . Theo một ước tính toàn cầu về tỷ lệ lưu hành của bệnh đái tháo đường từ 2010 – 2030, ghi nhận số người bệnh đái tháo đường năm 2010 là 285 triệu và lúc này ước tính đến năm 2030 là 439 triệu người.

Trong khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của đạm niệu vi lượng và độ lọc cầu thận, là một yếu tố tiên đoán nguy cơ tim mạch cũng như suy thận ở các giai đoạn trên quần thể bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường. Điều quan trọng hơn là bằng chứng cho thấy giảm bài tiết đạm trong nước tiểu sẽ dẫn đến giảm tai biến tim mạch trên bệnh nhân tăng huyết áp khi được điều trị bằng thuốc chẹn hệ thống renin-angiotensin-aldosteron

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Khảo sát đạm niệu vi lượng ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực  Cai Lậy” với 2 mục tiêu sau:

  1. Xác định tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy.
  2. Khảo sát mối liên quan giữa đạm niệu vi lượng với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 được khám, điều trị ngoại trú từ tháng 05/2014 đến tháng 04/2015 tại phòng khám Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy

2.Tiêu chuẩn chọn mẫu

* Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được chẩn đoán theo tiêu chuẩn JNC VII khi HATT ≥140 mmHg và/ hoặc HATTr ≥90 mmHg hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc chống THA.

*Tiêu chí chẩn đóan ĐTĐ theo tiêu chí của ADA 2013

3. Tiêu chuẩn loại trừ

Những tình trạng sinh lý và bệnh lý ảnh hưởng đến đạm niệu: sốt, có thai, đang hành kinh, nhiễm trùng tiểu, suy tim ứ huyết, xơ gan mất bù.

4.Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Phần mềm SPSS 18.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Có 270 mẫu được đưa vào nghiên cứu

Tỷ lệ đạm niệu vi lượng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường Type 2

Bảng 3.1. Tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính 

Bảng 3.2. Nồng độ trung bình đạm niệu vi lượng dương tính

Một số yếu tố liên quan đến đạm niệu vi lượng của bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường typ 2

Bảng 3.3. Phân bố ĐNVL theo tiền căn hút thuốc lá

Bảng 3.4. Phân bố đạm niệu vi lượng theo HbA1c

Bảng 3.5. Phân bố đạm niệu vi lượng theo đường huyết

Bảng 3.6. Phân bố đạm niệu vi lượng theo lipid máu

IV. BÀN LUẬN

Kết quả đạm niệu vi lượng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2

Tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính

Trong số 270 bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường type 2 khi được làm xét nghiệm vi đạm niệu trong nghiên cứu của chúng tôi thì có 93 bệnh nhân có đạm niệu vi lượng dương tính, chiếm 34,4%.

Nghiên cứu của Wu AYT và cộng sự tại Singapore tỷ lệ đạm niệu vi lượng (+) là 48,5% [10]. Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Yeung VTF thực hiện tại Hồng Kông, nghiên cứu của chúng tôi lại cho kết quả cao hơn với kết quả vi đạm niệu (+) của tác giả này là 24,9% [11]. Nghiên cứu của tác giả Mudhamed Yakoob Ahmadani thực hiện tại Pakistan cũng cho kết quả thấp hơn với 24,2% [7].

So sánh với các nghiên cứu trong nước, cụ thể là nghiên cứu của tác giả Võ Minh Thành (2013) thực hiện trên 109 bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp đến khám và nhập viện tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, tỷ lệ bệnh nhân có đạm niệu vi lượng (+) là 57,8% [8], cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Thị Huỳnh Trâm trên 130 bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng cho kết quả cao hơn với 50,8% bệnh nhân có vi đạm niệu (+) [9] . Tỷ lệ vi đạm niệu (+) trong nghiên cứu của Phạm Thị Kim Hoa trên 127 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đang điều trị tại khoa Tim mạch – Lão học, bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cũng cao hơn với 39,4% [6].

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thấp hơn các nghiên cứu trên là do đối tượng nghiên cứu của các tác giả trên là bệnh nhân nội trú, đang điều trị tại bệnh viện, điều đó cho thấy tình trạng bệnh của những đối tượng này đã chuyển nặng hoặc đã có biến chứng. Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân ngoại trú nên có tiên lượng tốt hơn do đó tỷ lệ có vi đạm niệu (+) cũng thấp hơn.

Nồng độ đạm niệu vi lượng dương tính

Nồng độ đạm niệu dương tính trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 132,86 ± 57,51 mg/g (tối thiểu là 32,33 mg/g và tối đa là 271,15 mg/g), cao hơn so với nghiên cứu của Võ Minh Thành với nồng độ vi đạm niệu (+) trung bình là 85,59 ± 55,94 mg/g [8]. Nghiên cứu của Phan Văn Đức trên 133 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành ủy thành phố Cần Thơ, nồng độ vi đạm niệu (+) trung bình là 117,19 ± 75,09 mg/g (tối thiểu 31,7 mg/g, tối đa 289,7 mg/g) [4].

 Một số yếu tố liên quan đến đạm niệu vi lượng của bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2

Liên quan giữa đạm niệu vi lượng và tiền căn hút thuốc lá của bệnh nhân

Những bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá có nguy cơ có đạm niệu vi lượng dương tính cao gấp 1,93 lần những bệnh nhân không có tiền căn hút thuốc lá, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Theo nghiên cứu của Bùi Trọng Đại, hút thuốc lá ở nhóm vi đạm niệu (-) là 43%, nhóm vi đạm niệu (+) là 60%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [3]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công, Phạm Minh Thông và Hoàng Trung Vinh trên 142 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Hữu Nghị cũng không tìm thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá và khả năng mắc đạm niệu vi lượng (+) [1].

Nghiên cứu của Bùi Thị Hà và Đinh Thị Nga cho thấy người hút thuốc lá < 20 điếu/ngày nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 2,75 lần và khi hút ≥ 20 điếu/ngày nguy cơ THA tăng lên 2,77 lần  [5]. Nicotine có trong thuốc lá có tác dụng làm tăng HA cấp tính và tác dụng này không giảm bớt với những lần hút thuốc tiếp theo. Nicotine gây co mạch THA, đồng thời nicotine kích thích tuyến thượng thận gây tăng tiết catecholamin làm co mạch gây THA. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng vi đạm niệu (+) và tiền căn hút thuốc lá là phù hợp.

Liên quan giữa đạm niệu vi lượng với kiểm soát đường huyết

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có đường huyết ≥ 7 mmol/l, có tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn những bệnh nhân có đường huyết < 7 mmol/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (OR= 3,11, KTC 95% OR= 1,80 – 5,39). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Văn Đức với tỷ lệ ĐNVL (+) ở nhóm có đường huyết ≥ 7 mmol/l là 66,7%, nhóm có đường huyết < 7 mmol/l là 26,3%, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p< 0,001) [4] . Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huỳnh Trâm cũng cho kết quả tương tự, khi so sánh về tỷ lệ glucose máu lúc đói giữa nhóm đái tháo đường ĐNVL (-) và có ĐNVL (+), những trường hợp glucose máu lúc đói > 7 mmol/l có nguy cơ có ĐNVL (+) cao gấp 5,9 lần so với những trường hợp glucose máu bình thường  [9].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh về tỷ lệ HbA1c giữa nhóm ĐNVL (-) và ĐNVL (+), chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có HbA1c < 7% và HbA1c ≥ 7%. Theo đó, những bệnh nhân có HbA1c ≥ 7% có ðạm niệu dýõng tính cao hõn những bệnh nhân có HbA1c < 7% gấp 3,63 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả này cũng ðýợc tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Huỳnh Trâm, những trýờng hợp HbA1c > 7% có nguy cõ có ÐNVL (+) cao gấp 2,4 lần so với những trýờng hợp HbA1c bình thýờng [9] . Tác giả Võ Minh Thành cũng cho kết quả týõng tự khi so sánh về tỷ lệ vi ðạm niệu (+) ở hai nhóm có mức HbA1c khác nhau. Nhóm có HbA1c ≥ 7% có nguy cõ mắc vi ðạm niệu (+) cao gấp 2,26 lần so với nhóm có HbA1c < 7% (p< 0,05) [8].

Nhý vậy các nghiên cứu ðều khẳng ðịnh việc kiểm soát ðýờng huyết thể hiện qua nồng ðộ ðýờng huyết ðói và nồng ðộ HbA1c với vi ðạm niệu có mối liên quan với nhau. Kiểm soát tốt ðýờng huyết có thể làm giảm tỷ lệ có ðạm niệu vi lýợng.

 Liên quan giữa đạm niệu vi lượng và rối loạn lipid máu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn triglycerid và nguy cơ có ĐNVL (+), theo đó bệnh nhân có rối loạn triglycerid có nguy cơ có đạm niệu dương tính gấp 1,88 lần so với nhữn bệnh nhân khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p < 0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa đạm niệu vi lượng dương tính với các rối loạn cholesterol, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol. Mối liên quan này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Châu thực hiện trên 105 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa tại bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Theo đó, bệnh nhân có tăng triglycerid (> 200 mg/dL) thì tỷ lệ ĐNVL (+) cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê với nhóm triglycerid < 200 mg/dL. Bệnh nhân ở nhóm này cũng có nguy cơ mắc ĐNVL (+) cao hơn gấp 2,60 lần so với nhóm có mức triglycerid < 200 mg/dL [2]. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp là do tăng triglycerid là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch, tăng triglycerid gây xơ hóa các đơn vị chức năng của thận gây tăng thải albumin niệu.

V. KẾT LUẬN

-Tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 là 34,4%.

– Tỷ lệ bệnh nhân HbA1c ≥ 7% có ðạm niệu dýõng tính cao hõn bệnh nhân có HbA1c < 7% gấp 3,63 lần.

– Bệnh nhân có đường huyết ≥ 7 mmol/L, có tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn bệnh nhân có đường huyết < 7 mmol/L gấp 3,11 lần.

– Bệnh nhân có rối loạn triglycerid có nguy cơ có đạm niệu dương tính cao hơn gấp 1,88 lần so với những bệnh nhân không có rối loạn triglycerid.

– Bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá có nguy cơ có đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn bệnh nhân không có tiền căn hút thuốc lá gấp 1,93 lần.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh rằngđạm niệu vi lượng là dấu hiệu sớm của tổn thương thận trên bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm đái tháo đường type 2. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2, Khảo sát mối liên quan giữa đạm niệu vi lượng dương tính vớimột số yếu tố nguy cơ trên những bệnh nhân này. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nồng độ trung bình của MAU (+) là 132,86 ±57,51 mg/g. Tỷ lệ MAU (+) là  34,4%. Có sự liên quan giữa MAU (+) với các yếu tố nguy cơ trong đó MAU(+) ở nhóm cóTG >200mg% cao hơn nhóm có nồng độ TG < 200mg% (39,8% so với 26%, p < 0.05),ở nhóm có HbA1C ≥ 7%   cao hơn  nhóm có HbA1C <7% (46,5%  so với 18,8%, p <0.05), ở nhóm có ĐH ≥ 7mmol/L  cao hơn  nhóm  có ĐH < 7mmol/L (55,2%  so với 20,7%, p <0.05), ở nhóm có hút thuốc lá  cao hơn  nhóm  không có hút thuốc lá  (47,1% so với 31,5%, p < 0.05). Kết luận: Có sự liên quan giữa MAU(+) với các yếu tố nguy cơ  của tăng huyết áp và đái tháo đường type 2

Từ khóa: Đạm niệu vi lượng, Đái tháo đường, Tăng huyết áp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Công, Phạm Minh Thông và Hoàng Trung Vinh (2010), “Liên quan giữa microalbumin niệu với tình trạng canxi hóa mạch  vành ở  bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp chí Nội tiết – Đái tháo đường, (7), trang 501-506.
  2. Đoàn Thị Kim Châu (2010), “Albumin niệu vi thể ở bệnh nhân có hội  chứng chuyển hóa tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”,  Tạp chí  Nội tiết – Đái tháo đường, (7), trang 607 – 613.
  3. Bùi Trọng Đại (2008), Nghiên cứu mối liên quan giữa microalbumin niệu với các biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y
  4. Phan Văn Đức (2013), Khảo sát đạm niệu vi lượng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, đánh giá kết quả đạm niệu vi lượng bằng thuốc Perindopril ở cán bộ được quản lý tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành ủy thành phố Cần Thơ, Luận án  Bác sỹ chuyên khoa  cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
  5. Bùi Thị Hà, Đinh Thị Nga (2010), “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng dân cư thành phố Hải Phòng”,Tạp chí Y học Việt Nam, 366, (2), tr. 29 – 35.
  6. Phạm Thị Kim Hoa (2011), Nghiên cứu vi đạm niệu và mối liên quan  với tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên  phát tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Luận án  Bác sỹ chuyên  khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
  7. Muhammad Yakoob Ahmadani, Asher Fawwad et al (2008),  “Microalbuminuria prevalence study in hypertensive paitents with  type 2 diabetes in Pakistan”, J Ayub Med Coll Abbttabad, vol 20,  p. 117 – 119.
  8. Võ Minh Thành (2013), Nghiên cứu vi đạm niệu ở bệnh nhân đái tháođường type 2 có tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa thành phố  Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa, Trường Đại học YDược CầnThơ.
  9. Nguyễn Thị Huỳnh Trâm (2014), Khảo sát microalbumin niệu trên bệnh nhân đáitháo đường type 2 tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2013 – 2014Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
  10. Wu, A. Y. T., Kong, N.C.T., et al (2005), “An alarmingly high prevalence of diabetes nephropathy in Asian type 2 diabetes patients: the MicroAlbuminuria Prevalence (MAP) Study”,
  11. Yeung, V.T.F. (2006), “Microalbuminuria Prevalence Study (MAPS)in hypertensive type 2 diabetes paitents in Hong Kong”, Hong Kong Med 3,  vol 12, p. 185 – 190.  Diabetologia, vol 48, p. 17 -26
  12. Guan Y (2004) Peroxisome proliferator-activated receptor family and its relationship to renal complications of the metabolic syndrome. J. am. soc. nephrol. 15:2801-2815.
  13. Weissgarten J, Berman S, Efrati S, Rapaport M, Averbukh Z, Feldman L (2006) Apoptosis and proliferation of cultured mesangial cells isolated from kidneys of rosiglitazone-treated pregnant diabetic rats. Nephrol. dial. transplant. 21:1198-1204.
  14. Bakris GL, Ruilope LM, McMorn SO, Weston WM, Heise MA, Freed MI et al. (2006) Rosiglitazone reduces microalbuminuria and blood pressure independently of glycemia in type 2 diabetes patients with microalbuminuria. J. hypertens. 24:2047-2055.
  15. Babaei-Jadidi R, Karachalias N, Ahmed N, Battah S, Thornalley PJ (2003) Prevention of incipient diabetic nephropathy by high-dose thiamine and benfotiamine. Diabetes. 52:2110–2120.
  16. Forbes JM, Thallas V, Thomas MC, Founds HW, Burns WC, Jerums G et al. (2003) The breakdown of preexisting advanced glycation end products is associated with reduced renal fibrosis in experimental diabetes. FASEB j. 17:1762–1764.
  17. Kelly DJ, Zhang Y, Hepper C, Gow RM, Jaworski K, Kemp BE et al. (2003) Protein kinase C β inhibition attenuates the progression of experimental diabetic nephropathy in the presence of continued hypertension. Diabetes. 52:512–518.
  18. Bolton WK, Cattran DC, Williams ME, Adler SG, Appel GB, Cartwright K et al. (2004) Randomized trial of an inhibitor of formation of advanced glycation end products in diabetic nephropathy. Am. j. nephrol. 24:32–40.
  19. Ceol M, Gambaro G, Sauer U, Baggio B, Anglani F, Forino M et al. (2000) Glycosaminoglycan therapy prevents TGF-beta1 overexpression and pathologic changes in renal tissue of long-term diabetic rats. J. am. soc. nephrol. 11:2324-2336.
  20. Burney BO, Kalaitzidis RG, Bakris GL (2009) Novel therapies of diabetic nephropathy. Curr. opin. nephrol. hypertens. 18:107-111
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …