Liên quan của một số yếu tố với nồng độ C-peptid ở bệnh nhân đái tháo đường type2

LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ VỚI NỒNG ĐỘ C-PEPTID

Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE2

Nguyễn Thu Hiền, Đặng Thị Mai Trang, Tạ Văn Bình

Bệnh viện Nội Tiết TW

Abstract

  In studies  C-peptid concentrations in 155 patients with type 2 diabetes first examined at the Hospital of  Endorinology Immunology measured by the method of flurescence, we give some conclusion as follows:

 1. The main factor invoved:

 1.1. BMI: The average concentration ò C-petid are correlated quite closely with the BMI (p < 0,05, r = 0,57 )

1.2. Dyslipidemia: C-peptid concentration in type2 diabetes patients with hyperlipiddemia higher than C-peptid in type2 diabetes patients with no hyperlipiddemia (p < 0,05).

1.3. Disease duration: The average concentration of C-peptid inversely correlated closely with disease duration (r = – 0,52, p < 0,05)and after five years this concentration is lower than normal (p< 0,05).

 2. Other factors: Glucose and HbA1c may be associated with hostility, with moderate level of C-peptid (r= – 0,36 và – 0,32).

Tóm tắt:

Qua nghiên cứu nồng độ C-peptid ở 155 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 lần đầu đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết  được đo bằng phương pháp Miễn dịch hoá huỳnh quang, chúng tôi xin đưa ra một vài kết
luận sau:

1. Những yếu tố liên quan chính

1.1. BMI: Nồng độ trung bình của C-peptid có mối tương quan thuận và khá chặt chẽ với BMI (p < 0,05, r = 0,57 )

1.2. RLCH Lipid: Nồng độ TB của C-peptid ở BN ĐTĐ typ 2 có RLCH Lipid cao hơn so với nồng độ TB của C-peptid ở BN không có RLCH Lipid ( p < 0,05).

1.3. Thời gian mắc bệnh: Nồng độ trung bình của C-peptid có mối tương quan nghịch và khá chặt chẽ với thời gian mắc bệnh (r = – 0,52, p < 0,05) và sau 5 năm nồng độ này còn thấp hơn người bình thường (p < 0,05).

2. Các yếu tố khác. ĐH và HbA1c có mối liên quan nghịch, vừa phải với nồng độ C-peptid (r= – 0,36 và – 0,32).

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đánh giá chức năng tế bào beta tiểu đảo tụy thông qua định lượng nồng độ C-peptid máu lúc đói là quan trọng, thường quy ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và nếu hiểu thêm hơn về các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến nồng độ C-peptid thì việc đánh giá chức năng tế bào beta càng có độ tin cậy cao hơn.

Xuất phát từ lý do nêu trên chúng tôi làm nghiên cứu này với mục tiêu: khảo sát mối liên quan của các yếu tố BMI, thời gian mắc bệnh, Glucose huyết tương, HbA1c, Lipid máu tới nồng độ C-peptid ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Bệnh ĐTĐ được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn của WHO năm 1999.

Tiêu chuẩn loại trừ:

 BN ĐTĐ type1, BN ĐTĐ type2 đang được điều trị insulin,hoặc đang mắc các bệnh cấp tính khás VD NMCT, Lao…, ĐTĐ thai kỳ, suy gan, suy thận

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

Xét nghiệm được làm tại Khoa Hóa sinh bệnh viện Nội Tiết TW.

III. KẾT QUẢ

Bảng 1. Mối liên quan của C-peptid với BMI

Tương quan giữa C-peptid và BMI: r = 0,57  p < 0,05.

Bảng 2. Mối liên quan của C-peptid và thời gian phát hiện

Tương quan giữa C-peptid và thời gian phát hiện bệnh: r = – 0,52  p < 0,05.

Bảng.3. Mối liên quan của nồng độ C-peptid và RLCH Lipid

Qua bảng trên ta thấy  nồng độ C-peptid ở nhóm BN có RLCH Lipid cao hơn ở nhóm không có RLCH Lipid. P < 0,005

Bảng 4. Mối liên quan của từng thành phần Lipid với C-peptidQua bảng trên ta thấy  nồng độ C-peptid ở nhóm BN có RLCH Lipid cao hơn ở nhóm không có RLCH Lipid. P < 0,005

Như vậy, nếu xét mối liên quan của C-peptid với từng thành phần của Lipid, chỉ có TG là có mối tương quan thuận, vừa phải với nồng độ C-peptid (r = 0,35, p < 0,05).

Mối liên quan giữa C-peptid và Glucose máu

1. Ở nhóm thừa cân

Phương trình : y = 16,677 – 1,543 x, r  = – 0,362, p < 0,01, n= 50

Qua bảng trên ta thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch, vừa phải (r = – 0,362, p < 0,05) giữa glucose máu và C-peptid ở nhóm
thừa cân.

2. Ở nhóm không thừa cân

Phương trình : y = 17,272 – 1,725 x,    r = – 0,453, p< 0,01, n=105

Ở nhóm không thừa cân chúng tôi cũng thấy có mối tương quan nghịch, vừa phải giữa glucose máu và C-peptid với r = – 0,453 và p < 0,01.

Mối liên quan giữa C-peptid và  HbA1c

Phương trình y = 12,031 – 0,705x, r = – 0,32, p< 0,05

Qua phương trình trên ta cũng thấy có mối tương quan nghịch, vừa phải giữa C-peptid và HbA1c ( r = – 0,32 và p < 0,05 ).

IV. BÀN LUẬN

1. Mối liên quan giữa nồng độ C-peptid và thời gian mắc bệnh

Chúng tôi chia thời gian mắc bệnh thành 3 nhóm (< 2 năm, 2 – 5 năm và > 5 năm), giá trị của nồng độ C-peptid được chỉ ra là có mối tương quan nghịch và khá chặt chẽ với thời gian mắc bệnh (r = – 0,52, p < 0.05)

Chúng ta đều biết rằng, sự tiết insulin có mối liên quan nghịch đảo với thời gian mắc bệnh. Sự tiết insulin giảm dần theo thời gian mắc bệnh.  Chúng tôi thấy đối với những BN có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm thì nồng độ C-peptid vẫn còn cao hơn so với nhóm chứng nhưng sau 5 năm thì điều này lại ngược lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này cũng nói lên sự suy giảm chức năng của tế bào beta ở BN ĐTĐ typ 2 theo mức độ từ nhẹ đến nặng và con đường cuối cùng của tất cả BN ĐTĐ typ 2 khi tế bào beta đã suy giảm nặng thì đều cần phải sử dụng insulin để duy trì mức glucose máu ổn định.

2. Mối liên quan giữa nồng độ C-peptid và BMI

Nồng độ C-peptid có khuynh hướng tăng lên cùng với BMI. Nồng độ C-peptid ở nhóm thừa cân là cao hơn hẳn hai nhóm còn lại. Mối tương quan này là thuận và khá chặt chẽ (r = 0,57, p < 0,05).

Nồng độ C-peptid trung bình ở nhóm thừa cân cao hơn người bình thường (nhóm chứng) là đặc điểm nổi bật trong những năm đầu mới phát hiện bệnh. Tốc độ suy giảm chức năng của tế bào beta theo thời gian ở nhóm BN thừa cân sẽ nhanh hơn so với nhóm không thừa cân. Sau 5 năm, sự khác biệt này sẽ không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Chan WB, Cockram và cs: nồng độ C-peptid có khuynh hướng tăng lên cùng với BMI (r = 0,25, p < 0,001). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ BN ĐTĐ béo phì chiếm tỷ lệ 44,6%. Tỷ lệ này có cao hơn so với nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt này có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt khác nhau, chỉ số BMI trung bình trong dân số  ở Trung Quốc đã là 24,3 với nam và 23,9 với nữ .

Mức độ béo phì và nồng độ glucose máu đã được khẳng định là ảnh hưởng tới sự tiết insulin, sự đáp ứng của insulin đối với glucose máu được quyết định bởi yếu tố đầu tiên đó là nồng độ glucose máu còn sự tiết insulin nền lại được quyết định bởi BMI.

3. Mối liên quan giữa nồng độ C-peptid và RLCH Lipid

Chúng tôi so sánh nồng độ C-peptid ở hai nhóm có và không có RLCH Lipid chúng tôi thấy ở nhóm có RLCH Lipid thì nồng độ C-peptid cao hơn ở nhóm còn lại (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05).

Khi nghiên cứu mối liên quan của C-pepid với từng thành phần của Lipid  Relimpio F, Losada F và cs thấy: nồng độ C-peptid có mối tương quan nghịch với HDL (r = – 0,23), mối tương quan thuận với CT non HDL (r = 0,22) và TG (r = 0,39). Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự (r trong nghiên cứu của chúng tôi tương ứng là : – 0,23, 0,22 và 0,35). Như vậy, trong RLCH Lipid chỉ có TG là có mối tương quan thuận, vừa phải với nồng độ C-peptid. Ta đã biết rằng, trong sự kháng insulin có sự đóng góp của yếu tố tăng sản xuất tại gan của Triglycerid. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng TG ở bệnh nhân có kháng insulin . Điều này cũng giải thích trong RLCH Lipid ở BN ĐTĐ typ 2 gặp chủ yếu là tăng TG.

Chính sự dư thừa các TG và các acid béo tự do gây ra tình trạng “độc lipid của tế bào”. Độc Lipid được định nghĩa “là tác động có hại của sự dư thừa TG lên chức năng và phát triển của các tế bào không phải tế bào mỡ” . Chúng gây tích luỹ mỡ tịnh tiến trong các mô, phá huỷ sự cân bằng nội mô và can thiệp vào hoạt động chức năng gây chết tế bào. Chính sự tích luỹ độc lipid tế bào dần dần dẫn đến tế bào beta của tuỵ chết (tế bào beta nào có lượng TG cao nhất sẽ chết trước).

Đây cũng chính là sự khác biệt so với ĐTĐ typ 1 (chính phức hợp kháng nguyên- kháng thể đã gây phá huỷ tế bào beta một cách đồng loạt).

Qua kết quả các nghiên cứu trên một lần nữa khẳng định rằng ĐTĐ và RLCH Lipid là một trong các yếu tố quan trọng góp phần làm tăng đề kháng insulin.

4. Mối liên quan giữa nồng độ C-peptid và Glucose máu.

Qua biểu đồ 2 và 3 chúng tôi thấy ở cả hai nhóm béo phì và không béo phì đều có mối tương quan nghịch, vừa phải giữa nồng độ C-peptid và glucose huyết tương. Nếu C-peptid cao thì nồng độ glucose máu thấp và ngược lại nồng độ C-peptid thấp thì glucose máu lại cao.

Chúng ta đều biết trong sinh lý bệnh học của bệnh ĐTĐ thì trong giai đoạn đầu vẫn có sự đáp ứng của tế bào beta với sự tăng glucose máu nghĩa là glucose máu tăng thì nồng độ insulin cũng tăng có khi sự tăng insulin máu có từ rất sớm ngay cả khi glucose máu bình thường [10].

Nhưng đến một lúc nào đó khi tế bào beta đã bị suy giảm nặng thì không còn đáp ứng trên nữa, tế bào beta không còn khả năng đáp ứng với tình trạng tăng glucose máu nữa nghĩa là glucose máu tăng cao và insulin máu lại giảm.

5. Mối liên quan giữa nồng độ C-peptid và HbA1c.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy nồng độ C-peptid ở nhóm thừa cân cao hơn ở nhóm BN không thừa cân. Khi tình trạng chuyển hoá được xem xét chúng tôi vẫn thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân thừa cân và không thừa cân có kiểm soát glucose máu tốt, ở nhóm này nồng độ insulin và C-petid ở nhóm thừa cân đều cao hơn ở nhóm không thừa cân.

Điều này nói lên khi chức năng của tế bào beta chưa suy giảm nhiều thì ở những BN thừa cân có sự tăng tiết insulin dẫn tới làm tăng nồng độ C-peptid để duy trì mức glucose máu ổn định.

Tuy nhiên, ở nhóm kiểm soát glucose máu không tốt chúng tôi thấy có sự trái ngược hẳn. Trong nhóm không được kiểm soát tốt glucose máu, nồng độ insulin ở nhóm thừa cân cao hơn ở nhóm không thừa cân nhưng nồng độ C-peptid ở hai nhóm này là tương tự nhau. Điều này gợi ý sự giảm sử dụng insulin ở gan .

Ở nhóm kiểm soát glucose máu tốt, có sự khác biệt về nồng độ insulin và C-peptid ở hai nhóm BN thừa cân và không thừa cân gợi ý rằng BN thừa cân cần một lượng insulin cao hơn để đạt tới kiểm soát glucose máu tốt. Đây cũng chính là do có sự đề kháng insulin ở nhóm BN này.

Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi C-peptid chỉ có mối tương quan nghịch, vừa phải (r = – 0,36 và r = – 0,32) với glucose máu và HbA1c.   Điều này nói lên C-peptid chỉ có ý nghĩa trong chẩn đoán, không có ý nghĩa trong đánh giá điều trị.

V. KẾT LUẬN

1. Những yếu tố liên quan chính

1.1. BMI: Nồng độ trung bình của C-peptid có mối tương quan thuận và khá chặt chẽ với BMI (p < 0,05, r = 0,57 )

1.2. RLCH Lipid: Nồng độ TB của C-peptid ở BN ĐTĐ typ 2 có RLCH Lipid cao hơn so với nồng độ TB của C-peptid ở BN không có RLCH Lipid ( p < 0,05).

1.3. Thời gian mắc bệnh: Nồng độ trung bình của C-peptid có mối tương quan nghịch và khá chặt chẽ với thời gian mắc bệnh (r = – 0,52, p < 0,05) và sau 5 năm nồng độ này còn thấp hơn người bình thường (p < 0,05).

2. Các yếu tố khác

ĐH và HbA1c có mối liên quan nghịch, vừa phải với nồng độ C-peptid (r= – 0,36 và – 0,32).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2006), “Bệnh đái tháo đường- Tăng glucose máu”, Nhà xuất bản Y học,tr 19-24,tr225,tr 613.
  2. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Văn Nhân (2004), “Nghiên cứu nồng độ insulin máu ở bệnh nhân đái tháo đường không tăng cân”, Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành “Nội tiết và chuyển hoá” lần thứ 2 tháng 11 năm 2004.
  3. Beyer, J., Krause V., Cordes V(1979), “C-peptid: Its Biogenesis, structure, Determination and Clinical Significane”, Giornale Italiano di Chimica Clinica 4 Supp, p9:22.
  4. Chan WB, Tong PC, Chow CC, So WY, Ng MC, Ma RC, Cockram CS: 2004 Apr, “The associations of body mass index, C-peptid and metabolic status in Chinese Type 2 diabetes patiens ”, Diabet Med, 21(4): p349-53.
  5. Clark PM (1999), “Assay for insulin, proinsulin and C-peptid”, Ann Clin Biochem, 36(5): p541-564.
  6. Clauson P, Linnarsson R, Gottsater A, Sundkvist G, Grill V (1994 Otc), “Relationship between diabetes duration, metabolic control and beta-cell function in a representative population of type 2 diabetic patients in Sweden”, Diabet Med, 11 (8): p794-801.
  7. Bernadette Aulivola, Allen D. Hamdan, Frunk W. LoGerfo (2005). Peripheral vascular disease in patients with diabetes mellitus. Diabetes and Cardiovasscular Disease. Second edition. Humans Press. 2005. 451-464.
  8. David.G.Armstrong et al (1998),” Diabetic foot ulcer: prevention, diagnosis and classification”, American Family physician, pp 1-10.
  9. Eiji Suzuki et al (2001),” Increased arterial wall stiffness limits flow volume in the lower-extremities in typ 2 diabetic patient”, Diabetes care 24, pp.2107-2114.
  10. Hirsch A T et al (2005),” Guidelines for the management of patients with peripheral arterial disease”, ACC/AHA 2005, pp 1-36.
  11. Kieren Mather et al (2004), “Measurement of arterial stiffness in diabetes”, Diabetes Care 27, ADA, pp 831-833.
  12. Kimoto E et al(2003), “Preferentital stiffening of central over peripheral arterials in type 2 diabetes”, Diabetes 2003;52, pp 448-452.
  13. ME Aguiar et al (2003), “History of foot ulcer among persons with diabetes- United Station,2000-2002”, MMWR 52(45), pp 1098-1102.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …