Liên quan kháng insulin và chỉ số nhân trắc ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì

LIÊN QUAN KHÁNG INSULIN VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC

Ở PHỤ NỮ TRÊN 45 TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ

   Lưu Ngọc Giang1, Lê Anh Thư2, Nguyễn Hải Thủy1                               

1Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế

2 Bệnh viện Chợ Rẫy – TP. Hồ Chí Minh

ABSTRACT

Relationship between insulin resistance and anthropometric indices in women aged 45 and older with overweight – obesity

Objectives: (1) To assess the insulin resistance in women aged 45 and older with overweight, obesity. (2) To approach the relationship between the insulin resistance and anthropometric indices in women aged 45 and older with overweight, obesity.  Materials and method: 207 women aged 45 and older receiving treatment at Medic – Binh Duong hospital were divided into 2 groups: 147 women with overweight, obesity and 60 women without overweight, obesity. Research was designed as a cross-sectional descriptive study and comparative control group.  Results: The I0/G0 index of women with overweight, obesity is (2,82 ± 2,05) and the control group is (1,30 ± 0,68). HOMA-IR index of women with overweight, obesity is (4,56 ± 3,57) and the control group is (1,94 ± 1,46). McAuley index of women with overweight, obesity is (3,89 ± 0,75) and the control group is (4,90 ± 0,82). Increases in insulin: WC > 97 cm, BMI > 26,43 kg/m2. Insulin resistance: WC > 94 cm, BMI > 26,4 kg/m2. HOMA – B% disorder: WC > 99 cm, BMI > 26,7 kg/m2. Conclusions: There are differences in the values of the anthropometric indices, the concentration of glucose and insulin, I0/G0, HOMA-IR, and McAuley between the women with overweight, obesity group and the control group. BMI is more accurate than the waist circumference (WC) in predicting of the increases in insulin, insulin resistance and HOMA – B% disorder.

Key words: Insulin resistance, anthropometric index, women aged 45 and older, overweight, obesity.

TÓM TẮT

Mục tiêu: (1) Khảo sát tình trạng kháng insulin ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì. (2) Khảo sát mối liên quan giữa kháng insulin và chỉ số nhân trắc ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 207 phụ nữ trên 45 tuổi đến khám tại Phòng khám Đa khoa Medic – Bình Dương, chia 2 nhóm: 147 phụ nữ trên 45 tuổi có thừa cân béo phì và 60 phụ nữ trên 45 tuổi không thừa cân béo phì. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh với nhóm chứng. Kết quả: Chỉ số I0/G0 của nhóm thừa cân, béo phì 2,82 ± 2,05 và nhóm chứng là 1,30 ± 0,68. Chỉ số HOMA-IR của nhóm thừa cân, béo phì 4,56 ± 3,57 và nhóm chứng là 1,94 ± 1,46, Chỉ số McAuley của nhóm thừa cân, béo phì 3,89 ± 0,75 và nhóm chứng là 4,90 ± 0,82. Tăng insulin: VB > 97 cm, BMI > 26,43 kg/m2. . Kháng insulin: VB > 94 cm, BMI > 26,4 kg/m2..  Rối loạn HOMA – B % : VB > 99 cm, BMI > 26,7 kg/m2.. Kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị chỉ số nhân trắc, nồng độ glucose và insulin máu, I0/G0, HOMA-IR, McAuley giữa nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng. BMI chính xác hơn VB trong dự đoán tăng insulin, kháng insulin và rối loạn HOMA-B%

Từ khóa: Kháng insulin, chỉ số nhân trắc, phụ nữ trên 45 tuổi, thừa cân béo phì.

Chịu trách nhiệm chính: Lưu Ngọc Giang

Ngày nhận bài: 01/10/2018

Ngày phản biện khoa học: 10/10/2018

Ngày duyệt bài: 15/10/2018

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Béo phì là sự tăng cân quá mức trung bình, được xác định bằng tương quan trọng lượng cơ thể với chiều cao theo chỉ số BMI, do tăng quá mức tỷ lệ khối lượng mỡ toàn thân hoặc tập trung mỡ vào một vùng nào đó của cơ thể, có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Kháng insulin là tình trạng suy giảm tác dụng sinh học của insulin biểu hiện bằng sự gia tăng nồng độ insulin trong máu.

Theo nhiều nghiên cứu nước ngoài tình trạng kháng insulin ở phụ nữ thừa cân, béo phì tăng cao so với những phụ nữ không thừa cân, béo phì. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tình trạng kháng insulin ở phụ nữ Việt nam thừa cân, béo phì thay đổi thế nào so với những phụ nữ không thừa cân, béo phì. Và khi vòng bụng và BMI bao nhiêu thì có nguy cơ tăng insulin, kháng insulin và rối loạn HOMA- % B. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu

  1. Khảo sát tình trạng kháng insulin ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì.
  2. Khảo sát mối liên quan giữa kháng insulin và chỉ số nhân trắc ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì.

 

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Phụ nữ ≥ 45 tuổi đến khám tại Phòng khám Đa khoa Medic – Bình Dương từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2018. Đồng ý tham gia nghiên cứu

Gồm 207 người chia 2 nhóm

– Nhóm nghiên cứu: 147 người có thừa cân béo phì (BMI ≥ 23)

– Nhóm chứng: 60 không thừa cân, béo phì (BMI < 23)

2.1.2.Tiêu chuẩn loại ra: Bệnh nhân bị các bệnh và/ hoặc dùng những thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin và đường huyết, những bệnh nhân đã được chẩn đoán rối loạn đường huyết hoặc đái tháo đường …

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Mô tả cắt ngang, so sánh với nhóm chứng

– Định lượng glucose đói

– Định lượng insulin đói: Tăng insulin khi nồng độ Insulin huyết thanh lúc đói ≥ 12µU/ml

– Chỉ số kháng insulin (HOMA-IR) = (I0 x G0)/22,5. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới chẩn đoán kháng insulin dựa trên chỉ số HOMA với điểm cắt giới hạn là tứ phân vị cao nhất trong nhóm chứng

– Chỉ số Mc Auley

f (x) = Exp [2,63 – 0,28 Ln (Io μU /ml) – 0,31 Ln (Go mmol/l) [4]

– Chức năng tế bào bê ta lúc đói dựa vào công thức HOMA-B% = [20 x Insulin µU/ml /(Glucose mmol/l -3.5)] với điểm cắt 116,65% [3]

– BMI: Đo chiều cao sử dụng thước dây vải gắn thước vào tường, có đối chiếu với thước kim loại. Đối tượng nghiên cứu đứng thẳng, mặt nhìn phía trước, chân không mang dép, hai chân chạm vào nhau và hai gót chân sát vào tường. Đo chiều cao chính xác đến 0,5cm. Đơn vị biểu thị chiều cao: cm. Cân nặng: sử dụng cân bàn Nhơn Hòa đã được hiệu chỉnh với các cân khác, đặt ở vị trí cân bằng. Khi đo đối tượng mặc quần áo nhẹ, không đội mũ và không cầm bất cứ vật gì. Đo cân nặng chính xác đến 0,5kg. Đơn vị biểu thị cân nặng: kg

– Tính chỉ số khối cơ thể (BMI): Cân nặng (kg) / (Chiều cao)2 (m2)

– Đo vòng bụng: Dùng thước dây vải, có đối chiếu với thước kim loại, không đàn hồi, độ chính xác đến 01mm. Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân dạng bằng vai, bệnh nhân thở đều, bộc lộ vùng bụng, dùng thước dây (đơn vị tính là cm) đo vòng bụng vào cuối kỳ thở ra. Đo vòng bụng ngang qua trung điểm giữa xương sườn cuối và mào chậu. Sai số không quá 0,5cm. Tiêu chí đánh giá béo phì dạng nam theo tiêu chuẩn của WHO dành cho người châu Á được xem là có nguy cơ khi: VB nữ ³ 80cm.[1]

– Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân béo phì dựa vào tiêu chuẩn của WHO năm 2000 sử dụng cho người châu Á trưởng thành: BMI < 18,5 Gầy; BMI 18,5 – 22,9 Bình thường; BMI ≥ 23 Tăng cân; BMI 23 – 24,9 Nguy cơ; BMI 25 – 29,9: Béo phì độ I; BMI ≥ 30 Béo phì độ I [1].

– Xử lý số liệu:

Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 22.0. Các kết quả phân tích được gọi là có ý nghĩa thống kê khi có giá trị p < 0,05.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Chỉ số nhân trắc của các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.1. Chỉ số nhân trắc của các nhóm nghiên cứu

Đặc điểm Nhóm thừa cân_béo phì Nhóm chứng
Thừa cân (n = 51) Béo phì (n = 96)  n = 60
VB (cm) 94,6 ± 5,5 100,7 ± 7,4 88,3 ± 6,5
 p <0,01
BMI (kg/m2) 23,8 ± 0,6 27,9 ± 2,4 20,84 ± 1,2
p < 0,01

Có sự khác biệt về chỉ số BMI và vòng bụng, giữa các nhóm (p<0,01).

3.2. Nồng độ glucose máu của các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.2. Nồng độ glucose máu của các nhóm nghiên cứu

Chỉ số sinh hóa Nhóm thừa cân_béo phì Nhóm chứng
Thừa cân

n = 51

Béo phì
n = 96
 Bình thường
n = 60
Glucose

(mmol/L)

5,9 ± 0,7 5,9 ± 0,8 5,6 ± 0,7
Tối thiểu – Tối đa 5,0 – 8,2 4,7 – 10,2 4,2 – 9,0
p   < 0,05

– Nồng độ glucose máu ở nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng  (p < 0,05).

3.3. Nồng độ insulin máu của các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.3. Nồng độ insulin máu của các nhóm nghiên cứu

Chỉ số sinh hóa Nhóm thừa cân_béo phì Nhóm chứng
Thừa cân

n = 51

Béo phì
n = 96
 Bình thường
n = 60
Insulin

(mU/L)

12,6 ± 6,7 19,1 ± 14,26 7,5 ± 4,4
Tối thiểu – Tối đa 3,6 – 35,5 3,62 – 72,32 1,7 – 23,2
p p < 0,01

– Nồng độ insulin ở nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,01).

3.4. Chỉ số kháng Insulin của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng

Bảng 3.4. Chỉ số kháng insulin của các nhóm nghiên cứu TC-BP và NC

Chỉ số

kháng insulin

Nhóm thừa cân_béo phì

(n=147)

Nhóm chứng

n = 60

I0/G0 2,82 ± 2,05 1,30 ± 0,68
P < 0,01
HOMA-IR 4,56 ± 3,57 1,94 ± 1,46
P < 0,01
McAuley 3,89 ± 0,75 4,90 ± 0,82
< 0,01

Có sự khác biệt các chỉ số kháng insulin giữa nhóm TC-BP và nhóm chứng ( p<0,01)

3.5. Chỉ số kháng insulin của nhóm thừa cân và béo phì

Bảng 3.5. Chỉ số kháng insulin của các nhóm nghiên cứu TC-BP

Chỉ số

kháng insulin

Nhóm thừa cân

(n=51)

Nhóm béo phì

(n =  96)

I0/G0 2,09 ± 1,06 3,24 ± 2,31
p < 0,01
HOMA-IR 3,40 ± 1,99 5,25 ± 4,04
p < 0,01
McAuley 4,14 ± 0,68 3,75 ± 0,73
< 0,01

Có sự khác biệt các chỉ số kháng insulin giữa thừa cân và béo phì   ( p<0,01)

3.6. Rối loạn HOMA-B% theo nhóm thừa cân béo phì

Bảng 3.6. Rối loạn HOMA-B% theo nhóm thừa cân béo phì

HOMA-B% Thừa cân

n = 51

Béo phì
n = 96
P
n % N %
HOMA-B% ≥ 116 (n=74) 17 23,0 57 77,0 0,002
HOMA-B% < 116 (n=73) 34 46,6 39 53,4
Tổng  (n=147) 51 34,7 96 65,3

Trong 74 trường hợp HOMA-B% ≥ 116% có 23,0% nhóm thừa cân và 77,0% nhóm béo phì

3.7. Kháng insulin theo nhóm thừa cân- béo phì

Chẩn đoán kháng insulin dựa trên chỉ số HOMA với điểm cắt giới hạn là tứ phân vị cao nhất trong nhóm chứng theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (trong nghiên cứu này: HOMA= 2,51). Từ đó, cỡ mẫu của mỗi phân nhóm như sau:

Bảng 3.7. Tỷ lệ kháng insulin theo nhóm thừa cân- béo phì

Kháng insulin

(KI)

Thừa cân

n = 51

Béo phì
n = 96
P
n % N %
Kháng Insulin (n=104) 32 30,8 72 69,2 0,087
Không KI    (n=43) 19 44,2 24 55,8
Tổng  (n=147) 51 34,7 96 65,3

Trong 104 trường hợp kháng insulin (KI) có 30,8% nhóm thừa cân và 69,2% nhóm béo phì kháng insulin

3.8. So sánh chỉ số nhân trắc giữa hai nhóm phụ nữ thừa cân và béo phì 

Bảng 3.8. So sánh chỉ số nhân trắc giữa hai nhóm phụ nữ thừa cân, béo phì

Chỉ số Nhóm TC (n=51) Nhóm BP (n=96)
KI (1)

(n=32)

KKI (2)

(n=19

KI (3) (n=72) KKI (4)

(n=24)

BMI (kg/m2) 23,85±0,58 23,84±0,63 28,22±2,45 26,85±1,95
p>0,05 p<0,05
VB (cm) 94,47±5,42 94,68±5,87 101,15±7,21 99,17±7,81
p>0,05 p<0,05

Trong nhóm béo phì: phân nhóm kháng insulin có trọng lượng, BMI, VB trung bình lớn hơn phân nhóm không có kháng insulin, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.9. Đường biểu diễn ROC, AUC và CUT OFF

3.9.1. Nguy cơ VB, BMI khi tăng Insulin ( ≥ 12µU/ml)

Biểu đồ 3.1. Đường cong ROC của VB và BMI khi tăng insulin

AUC p Cut off Độ nhạy 95%CI Độ đặc hiệu 95%CI
VB

(cm)

0,616 < 0,05 >97 64,3 53,1-74,4 55,6 42,5-68,1
BMI (kg/m2) 0,663 <0,01 >26,43 55,95 44,7-66,8 76,19 63,8-86,0

– Diện tích dưới đường cong ROC của VB là 0,616 với p < 0,05. Giá trị điểm cắt tối ưu tại đường cong ROC là 97 cm. độ nhạy 63% và độ đặc hiệu 55,6%

– Diện tích dưới đường cong ROC của BMI là 0,663 với p < 0,01. Giá trị điểm cắt tối ưu tại đường cong ROC là 26,43 kg/m2; độ nhạy 55,95% và độ đặc hiệu 76,19%

Như vậy trong tiên lượng tăng insulin, BMI có độ chính xác tốt hơn VB và có sự khác biệt giá trị diện tích dưới đường cong ROC giữa VB và BMI  (p < 0,05).

3.9.2. Nguy cơ VB, BMI khi kháng insulin   

Biểu đồ 3.2. Đường cong ROC của VB và BMI khi kháng insulin

AUC p Cut off Độ nhạy 95%CI Độ đặc hiệu 95%CI
VB

(cm)

0,567 0,128 >94 72,1 62,5-80,5 39,5 25,0-55,6
BMI (kg/m2) 0,640 <0,01 >26,4 51,0 41,0-60,9 79,1 64,0-90,0

– Diện tích dưới đường cong ROC của VB là 0,567 với p > 0,05. Giá trị điểm cắt tối ưu tại đường cong ROC là 94 cm. độ nhạy 72,1% và độ đặc hiệu 39,5%

– Diện tích dưới đường cong ROC của BMI là 0,640 với p < 0,01. Giá trị điểm cắt tối ưu tại đường cong ROC là 26,4 kg/m2; độ nhạy 41,0% và độ đặc hiệu 79,1%

Như vậy trong tiên lượng kháng insulin, BMI có độ chính xác tốt hơn VB

3.9.3. Nguy cơ VB, BMI khi rối loạn HOMA%B  (HOMA >116,65%) 

Biểu đồ 3.3. Đường cong ROC của VB và BMI khi rối loạn HOMA-B%

AUC p Cut off Độ nhạy 95%CI Độ đặc hiệu 95%CI
VB

(cm)

0,654 <0,01 >99 56,8 44,7-68,2 64,4 52,3-75,3
BMI (kg/m2) 0,683 <0,01 >26,7 55,4 43,4-67,0 78,1 66,9-86,9

– Diện tích dưới đường cong ROC của VB là 0,654 với p < 0,01. Giá trị điểm cắt tối ưu tại đường cong ROC là 99 cm. độ nhạy 56,8% và độ đặc hiệu 64,4%

– Diện tích dưới đường cong ROC của BMI là 0,683 với p < 0,01. Giá trị điểm cắt tối ưu tại đường cong ROC là 26,7 kg/m2; độ nhạy 55,4% và độ đặc hiệu 78,1%

Như vậy trong tiên lượng rối loạn HOMA%B, BMI có độ chính xác hơn VB

4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chỉ số nhân trắc, nồng độ glucose máu, nồng độ insulin máu và các chỉ số kháng insulin

Phụ nữ lớn tuổi có các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, tăng nồng độ glucose máu, tăng nồng độ insulin máu dẩn đến kháng insulin. Thừa cân, béo phì vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tình trạng kháng insulin.

Bảng 3.1 cho kết quả VB của nhóm thừa cân là 94,6 ± 5,5. VB của nhóm béo phì là 100,7 ± 7,4 và VB nhóm chứng là 88,3 ± 6,5. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết quả bảng 3.1 cho thấy BMI của nhóm thừa cân là 23,8 ± 0,6, BMI nhóm béo phì là 27,9 ± 2,4 cao hơn nhóm chứng là 20,84 ±1,2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Theo bảng 3.2, nồng độ glucose máu ở nhóm thừa cân là 5,9 ± 0,7, nhóm béo phì là 5,9 ± 0,8 và nhóm chứng là 5,6 ± 0,7. Kết quả này cho thấy nồng độ glucose máu ở nhóm thừa cân béo phì cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng có rối loạn glucose máu.

Nồng độ insulin máu của các nhóm nghiên cứu theo bảng 3.3 cho kết quả như sau: nhóm thừa cân là 12,6 ± 6,7 (mU/L), nhóm béo phì là 19,1 ± 14,26 (mU/L) và nhóm chứng là 7,5 ± 4,4(mU/L). Nồng độ insulin ở nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Kết quả bảng 3.4 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị của các chỉ số I0/G0, HOMA-IR và Mc Auley của nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng (<0,01).

Theo bảng 3.5 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị của chỉ số I0/G0, HOMA-IR và McAuley của phân nhóm thừa cân và béo phì (< 0,01). Điều này phù hợp, theo nghiên cứu của tác giả Ascaso JF và cộng sự, chỉ số I0/G0, HOMA-IR và McAuley là những chỉ số được sử dụng để đánh giá kháng insulin trong đó I0/G0 và McAuley được xem là 2 phương pháp đơn giản có thể được áp dụng để chẩn đoán chính xác kháng insulin [4]

Rối loạn HOMA-B% theo nhóm thừa cân béo phì kết quả bảng 3.6. như sau: HOMA-B% ≥ 116 (n=74), trong đó có 17 ca thừa cân chiếm tỉ lệ 23% và 57 ca béo phì chiếm tỉ lệ 77%. HOMA-B% < 116 (n=73) trong đó có 34 ca thừa cân chiếm tỉ lệ 46,6 % và 39 ca béo phì chiếm tỉ lệ 53,4 %. Trong 74 trường hợp HOMA-B% ≥ 116% có 23,0% nhóm thừa cân và 77,0% nhóm béo phì (p < 0,05), điều này cho thấy nhóm béo phì tỉ lệ rối loạn HOMA-B% cao hơn nhóm thừa cân.

4.2. Liên quan kháng insulin và chỉ số nhân trắc

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, chẩn đoán kháng insulin dựa trên chỉ số HOMA với điểm cắt giới hạn là tứ phân vị cao nhất trong nhóm chứng. Trong nghiên cứu này: HOMA= 2,51. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng là 1,72 [2], tác giả Kalish GM là 2,1 [6]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Ascaso JF là 2,6. [4]. Kết quả khác nhau là do nhóm chứng khác nhau dẫn đến giá trị tứ phân vị khác nhau.. Trần Hữu Dàng [2] nghiên cứu ở 197 phụ nữ mãn kinh tỉ lệ kháng insulin là 46,7%. Theo bảng 3.7 trong 147 ca thừa cân, béo phì có 104 ca kháng insulin (KI) có 30,8% nhóm thừa cân và 69,2% nhóm béo phì kháng insulin, kết quả của chúng tôi nhóm thừa cân tỉ lệ thấp hơn nhưng ở nhóm béo phì tỉ lệ kháng insulin cao, điều này cũng phù hợp vì béo phì được xem là nguyên nhân kháng insulin.

So sánh chỉ số nhân trắc giữa hai nhóm phụ nữ thừa cân và béo phì theo kết quả bảng 3.8, nhóm thừa cân BMI và vòng bụng của phân nhóm kháng insulin khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với phân nhóm không kháng insulin (p>0,05). Trong nhóm béo phì: phân nhóm kháng insulin có BMI trung bình 28,22 ± 2,45 lớn hơn phân nhóm không có kháng insulin 26,85±1,95, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Vòng bụng trung bình của nhóm béo phì ở phân nhóm kháng insulin 101,15±7,21 lớn hơn phân nhóm không có kháng insulin 99,17±7,81, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Malita FM khi nghiên cứu trên 88 phụ nữ mãn kinh thừa cân, béo phì [7]

Theo biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 chúng tôi nhận thấy, tăng insulin khi VB > 97 cm, BMI > 26,43 kg/m2.. Kháng insulin khi VB > 94 cm, BMI > 26,4 kg/m2. Rối loạn HOMA – B % khi VB > 99 cm, BMI > 26,7 kg/m2.. Trong dự đoán tăng insulin, kháng insulin và rối loạn HOMA – B % BMI chính xác hơn VB. Sự khác biệt giá trị diện tích dưới đường cong ROC giữa VB và BMI có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Jamar G và cộng sự nghiên cứu ở 136 nam và nữ Brazil béo phì có BMI ≥ 30 kg / m 2, kết quả kháng insulin khi VB > 113 cm và BMI > 38,76 kg / m 2 và rối loạn HOMA-β % khi VB > 112 cm và BMI > 37,61 kg / m 2. Kết quả nghiên cứu khác nhau có thể do sắc tộc khác nhau. [5]

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 207 phụ nữ trên 45 tuổi chúng tôi có một số kết luận:

– Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị chỉ số nhân trắc, nồng độ glucose và insulin máu, I0/G0, HOMA-IR, McAuley giữa nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng.

– Tăng insulin khi VB > 97 cm, BMI > 26,43 kg/cm2.. Kháng insulin khi VB > 94 cm, BMI > 26,4 kg/cm2. Rối loạn HOMA – B % khi VB > 99 cm, BMI > 26,7 kg/cm2..

– BMI chính xác hơn VB trong dự đoán tăng insulin, kháng insulin và rối loạn HOMA-B%

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Hữu Dàng (2008). “Béo phì” Giáo trình sau đại học chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá. Nhà xuất bản Đại học Huế tr. 304 – 312
  2. Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2015). Nghiên cứu kháng insulin ở phụ nữ mãn kinh. Đề tài nghiên cứu khoa học Trường Đại học Y dược Huế.
  3. Al-Mahmood AK, Ismail AA, Rashid FA, Wan Bebakar WM (2006). Insulin sensitivity and secretory status of a healthy malay population.Malays J Med Sci. 2006 Jul;13(2):37-44.
  4. Ascaso JF, Pardo S, Real JT, Lorente RI, Priego A, Carmena R (2003). Diagnosing insulin resistance by simple quantitative methods in subjects with normal glucose metabolism. Diabetes Care. 2003 Dec;26(12):3320-5.
  5. Jamar G, Almeida FR, Gagliardi A, Sobral MR Ping CT, Sperandio E, Romiti M, Arantes R, Dourado VZ (2017). Evaluation of waist-to-height ratio as a predictor of insulin resistance in non-diabetic obese individuals. A cross-sectional study. Sao Paulo Med J. 2017 Sep-Oct;135(5):462-468. doi: 10.1590/1516-3180.2016.0358280417. Epub 2017 Nov 6.
  6. Kalish GM, Barrett-Connor E, Laughlin GA, Gulanski BI; Postmenopausal Estrogen/Progestin Intervention Trial (2003). Association of endogenous sex hormones and insulin resistance among postmenopausal women: results from the Postmenopausal Estrogen/Progestin Intervention Trial.J Clin Endocrinol Metab. 2003 Apr;88(4):1646-52.
  7. Malita FM, Karelis AD, St-Pierre DH, Garrel D, Bastard JP, Tardif A, Prud’homme D, Rabasa-Lhoret R. (2006). Surrogate indexes vs. euglycaemic-hyperinsulinemic clamp as an indicator of insulin resistance and cardiovascular risk factors in overweight and obese postmenopausal women.Diabetes Metab. 2006 Jun;32(3):251-5.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …