MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VỚI ESTRADIOL
VÀ MARKER CHU CHUYỂN XƯƠNG
Trần Văn Đức(1), Lê Văn An(2), Nguyễn Hải Thủy (3)
ABSTRACT
The relationship between bone mineral density with serum estradiol and bone turnover markers
Backgrounds: Serum estradiol, OC and sCTX are correlated with BMD. This study was aimedto find correlations between serum estradiol, OC, sCTX and BMD changes in women over 45. Materials and Methods: cross-sectional study. 142 women over 45 were tested for serum estradiol, OC and sCTX and determined BMD at lumbar spine andfemur neck. Results: There were significant differences in age, serum estradiol, OC and sCTX between groups of normal BMD, osteopenia and osteoporosis. Serum estradiol positively correlated with lumbar BMD (r ꞊ 0,268, p < 0,01) and femur neck BMD (r ꞊ 0,209, p < 0,05).OC and sCTX showed negative correlations with BMD of lumbar spine and femur neck in all of women over 45. The correlation between sCTX and BMD of femur neck was not significant (r ꞊ -0,123, p > 0,05). Conclusions: Change of serum estradiol affected BMD. SerumOC and sCTX were inversely correlated to BMD of lumbar spine and femur neck in all of women over 45.They are all selected to evaluate BMD changes by age in premenopausal and postmenopausal women.
Keywords: Estradiol, OC, sCTX, BMD
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Estradiol và các marker chu chuyển xương có liên quan với sự thay đổi mật độ xương (BMD). Bước đầu đánh giá sự liên quan giữa nồng độ estradiol, Osteocalcin (OC) và CTX huyết thanh (sCTX) với BMD ở nhóm phụ nữ trên 45 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. 142 phụ nữ trên 45 tuổi được định lượng estradiol, OC, sCTX, đo BMD tại cột sống thắt lưng (CSTL) và cổ xương đùi (CXĐ). Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi, nồng độ estradiol, OC, sCTX giữa các nhóm bình thường, thiếu xương và loãng xương. Estradiol huyết thanh tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với BMD CSTL (r ꞊ 0,268, p < 0,01) và BMD CXĐ (r ꞊ 0,209, p < 0,05). OC huyết thanh tương quan nghịch có ý nghĩa với BMD CSTL (r ꞊ – 0,39, p < 0,01) và BMD CXĐ (r ꞊ – 0,19, p < 0,05). sCTX tương quan nghịch có ý nghĩa với BMD CSTL (r ꞊ -0,23, p < 0,01) và tương quan nghịch với BMD CXĐ nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (r ꞊ -0,123, p > 0,05). Kết luận: Sự thay đổi nồng độ estradiol và gia tăng tuổi có ảnh hưởng lên BMD. Các marker OC, sCTX tương quan nghịch với BMD tại CSTL và CXĐ. Bước đầu lựa chọn OC, sCTX phối hợp với estradiol giúp khảo sát nhanh sự thay đổi BMD theo tuổi trên những phụ nữ trước và sau mãn kinh.
Từ khóa: Estradiol, OC, sCTX, BMD.
Chịu trách nhiệm chính: Trần Văn Đức
Ngày nhận bài:
Ngày phản biện khoa học:
Ngày duyệt bài:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Xương là cơ quan chuyển hóa năng động. Hoạt động chu chuyển xương với hai tiến trình tạo xương và hủy xương diễn ra đồng thời và liên tục. Mất xương là một quá trình tự nhiên và tăng dần theo tuổi khi hủy xương tăng vượt trội tạo xương. Ở phụ nữ, ngoài vấn đề tuổi tác, suy giảm estrogencó ảnh hưởng đến hoạt động chu chuyển xương gây mất xương nhanh, có nguy cơ cao loãng xương và gãy xương.
Mật độ xương (BMD) thể hiện khối lượng khoáng xương hiện tại và được đo lường trong tình trạng ‘tĩnh’, thay đổi chậm, không phản ánh được cả quá trình mất xương. Đo BMD chỉ đánh giá được cấu trúc xương hiện tại nhưng không đánh giá hết những thay đổi sinh hóa diễn ra rất sớm và liên tục của xương. Hoạt động chu chuyển xương giải phóng các marker chu chuyển xương (BTMs) có giá trị dự báo mất xương nhanh và nhạy, ưu việt hơn cả BMD (4,5).
Các nghiên cứu dự báo mất xương của BTMs cho thấy, những phụ nữ có BMD thấp thì nồng độ BTMs cao hơn những phụ nữ có BMD bình thường và có tương quan đáng kể giữa các BTMs với BMD ở phụ nữ sau mãn kinh hơn ở phụ nữ trẻ (7).
Với mong muốn sử dụng estradiol phối hợp với các marker chu chuyển xương như là công cụ cảnh báo sớm quá trình mất xương và phòng ngừa loãng xương, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Mối liên quan giữa estradiol và marker chu chuyển xương với mật độ xương” với mục tiêu:
- Nêu đặc điểm về tuổi, nồng độ estradiol, OC và sCTX huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu.
- Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ estradiol, OC và sCTX huyết thanh với BMD ở những phụ nữ trên 45 tuổi.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 142 bệnh nhân nữ trên 45 tuổi đến khám, điều trị tại phòng khám, khoa Nội Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2014- 5/2016 và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân đều được khám và tư vấn làm một số xét nghiệm sinh hóa cơ bản, định lượng estradiol, OC, sCTX huyết thanh và đo mật độ xương tại hai vị trí CSTL và CXĐ.
Loại khỏi nghiên cứu những bệnh nhân mắc những bệnh lý và/hoặc dùng những thuốc ảnh hưởng đến mật độ xương, đang điều trị loãng xương, không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
– Khám lâm sàng, đo chiều cao, cân nặng và tính BMI.
– Định lượng OC và sCTX huyết thanh trên máy Cobas Intergra (Roche – Thụy Sỹ) tại trung tâm y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh.
– Đo BMDCSTL và CXĐ trên máy Hologic QDR 4500 Elite của Mỹ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả đo BMD được thể hiện bằng đơn vị g/cm2. Đánh giá BMD theo tiêu chuẩn của WHO-1994 dựa vào chỉ số T-score.
T-score ≤ -2,5: Loãng xương; -2,5 ˂ T-score≤ -1: Thiếu xương; T-score ˃ -1: Bình thường
2.3. Xử lý số liệu: Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả đạt được có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu:
Bảng 2. Đặc điểm về tuổi giữa ba nhóm Bình thường, Thiếu xương và Loãng xương.
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi giữa ba nhóm
Bảng 3. Đặc điểm nồng độ estradiol, Osteocalcin và sCTX giữa ba nhóm Bình thường, Thiếu xương và Loãng xương
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ estradiol, Osteocalcin và sCTX giữa ba nhóm
Bảng 4. Đặc điểm nồng độestradiol, OC và sCTX của nhóm Không loãng xương và nhóm Loãng xương
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ Osteocalcin và sCTX giữa hai nhóm
3.2. Tương quan giữa estradiol, OC & sCTX với BMD cột sống thắt lưng và cổ xương đùi
Bảng 5. Tương quan giữa estradiol, OC & sCTX với BMDCSTL và BMD CXĐ
Nhận xét: Có sự tương quan nghịch giữa BMD CSTL và CXĐ với OC và sCTX
Bảng 6. Tương quan giữa OC & sCTX với tuổi và Estradiol
Nhận xét: Có sự tương quan có ý nghĩa giữa tuổi, estradiol với OC và sCTX
4. BÀN LUẬN
Chúng ta biết rằng, hiện tượng mất xương tăng dần khi tuổi ngày càng tăng. Quá trình mất xương do tuổi có liên quan đến sự giảm nhanh nguồn cung các tế bào tạo xương cho nhu cầu ưu tiên tổng hợp các đơn vị đa bào xương (BMU) và các chu trình tái tạo xương mới. Kết quả bảng 2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi giữa các nhóm và mật độ xương càng giảm khi tuổi tăng. Điều này phù hợp với thực tế và đa số các nghiên cứu khác.
Nhiều nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt OC nhưng có khác biệt sCTX có ý nghĩa giữa nhóm loãng xương và nhóm thiếu xương ở bảng 3(3,8). Trong nghiên cứu của chúng tôi, estrogen giảm dần, OC và sCTX tăng dần khi BMD giảm và những khác biệt có ý nghĩa. Kết quả này phù hợp với thực tế vàtương tự một số nghiên cứu khác.
Tương tự, bảng 4 cho thấy nồng độ của cả OC và sCTX ở nhóm loãng xương cao hơn nhóm không loãng xương phản ánh đúng tình trạng thay đổi của BMD. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Trento LK và Reginster JY trên những phụ nữ trước và sau mãn kinh (6,8). Nồng độ estradiol giữa hai nhóm loãng xương và không loãng xương khác biệt không có ý nghĩa có thể do không có sự khác biệt ý nghĩa về tuổi giữa hai nhóm hoặc mẫu chưa đủ lớn. Tuy nhiên, điều này cũng thường gặp và không khác với nhiều nghiên cứu trên thế giới.
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh có sự liên quan chặt chẽ giữa estradiol và các BTMs với BMD ở người lớn tuổi hơn là người trẻ. Gần đây, kết quả nghiên cứu OPUS trên những phụ nữ trước và sau mãn kinh thấy có sự tương quan nghịch giữa BMD CXĐ với sự tăng cao nồng độ sCTX (p ꞊ 0,009)(2). Rosenbrock theo dõi những phụ nữ quanh tuổi mãn kinh kết luận có tương quan nghịch có ý nghĩa giữa BMD CSTL với OC và sCTX (p ˂ 0,01). Tổng hợp từ 133 nghiên cứu về BTMs và BMD trên nhiều loại đối tượng bệnh nhân, các tác giả nhận thấy đối với phụ nữ sau mãn kinh, có sự tương quan nghịch giữa OC và sCTX huyết thanh với sự thay đổi BMD tại CSTL hoặc CXĐ(1,9).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương quan thuận giữa estradiol với BMD CSTL và BMD CXĐ. Nồng độ OC và sCTX huyết thanh tương quan nghịch với BMD CSTL và BMD CXĐ. Sự tương quan giữa sCTX với BMDCXĐ chưa có ý nghĩa thống kê (r ꞊ -0,123, p ꞊ 0,145) có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng cũng không khác với kết quả của nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.
Sự suy giảm estrogen khiến tiến trình hủy xương chiếm ưu thế và sự gia tăng tuổi tác làm giảm nguyên liệu cần cho hoạt động chu chuyển xương. Hậu quả là ở phụ nữ tuổi càng cao lượng estrogen càng giảm nên mật độ xương giảm nhanh thể hiện ở sự gia tăng các BTMs. Nghiên cứu của chúng tôi có sự tương quan thuận giữa OC và sCTX khi tuổi tăng và tương quan nghịch giữa hai marker này với estradiol. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu 142 phụ nữ trên 45 tuổi khám, điều trị tại phòng khám và khoa Nội Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2014- 5/2016, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi nồng độ estradiol và gia tăng tuổi có ảnh hưởng lên BMD. Nồng độ OC và sCTX có tương quan nghịch với BMD tại CSTL và CXĐ. Bước đầu lựa chọn OC, sCTX phối hợp với estradiol giúp khảo sát nhanh sự thay đổi BMD theo tuổi trên những phụ nữ trước và sau mãn kinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Burnett-Bowie SA, Saag K, Sebba A, Chen E, Rosenberg E,et al. Prediction of changes in bone mineral density in postmenopausal women treated with once-weekly bisphosphonates. J Clin Endocrinol Metab 2009 Jan 13.
- Finigan J, Gluer C, Felsenberg D, et al. Relationship between baseline bone turnover, subsequent vertebral fracture and bone loss. R35th European symposium on calcified tissue 2008 [abstract].
- Frost ML, Fogelman I, Blake GM et al. Dissociation between global markers of bone formation and direct measurement of spinal bone formation in osteoporosis. J Bone Miner Res 2004;19: 1797-804.
- Gorai I, Taguchi Y, Chaki O, et al. Specific changes of urinary excretion of crosslinked N-telopeptides of type I collagen in pre- and postmenopausal women: correlation with other markers of bone turnover. Calcif Tissue Int 1997;60:317-22.
- Lips P, Duong T, Oleksik A, Black D, Cummings S, Cox D, Nickelsen T. A global study of vitamin D status and parathyroid function in postmenopausal women with osteoporosis: baseline data from the multiple outcomes of raloxifene evaluation clinical trial. J Clin Endocrinol Metab. 2001 Mar;86(3):1212-21.
- Reginster JY, Henrotin Y, Christiansen C et al. Bone resorption in postmenopausal women with normal and low BMD assessed with biochemical markers specific for telepeptide derived degradation products of collagen type I. Calcif Tissue Int 2001;69:130-7.
- Seeman E, Delmas PD. Bone quality: the material and structural basis of bone strength and fragility. N Engl J Med 2006; 354: 2250-61.
- Trento LK, Pietropolli A, Ticconi C et al. Role of type I collagen C telopeptide, bone specific alkaline phosphatase and osteocalcin in assessment bone status in postmenopausal women. J Obstet Gynaecol Res 2009; 35:152-9.
- Vasikaran S., et al. International Osteoporosis Foundation and International Federation of Clinical Chemistry and Laboratory Medicine Position on bone marker standards in osteoporosis. Clin.Chem.Lab Med. 49,1271-1274 (2011).