Một số yếu tố liên quan đến mất khoảng trũng huyết áp ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện Nội tiết Trung ương

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẤT KHOẢNG TRŨNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG


Phan Hướng Dương, Nguyễn Thu Hiền, Phạm Thị Hoa và CS1
Bệnh viện Nội tiết Trung ương

DOI: 10.47122/VJDE.2023.60.7

ABSTRACT

Some factors related to the non-dipper blood pressure in patients with type 2 diabetes and hypertension treated at the national hospital of endocrinology Diabetes mellitus (DM) is one of the risk factors for non-dipper blood pressure; conversely, non-dipper hypertension
increases cardiovascular risk in patients with diabetes. Currently, what factors are related to the non-dipper blood pressure in Vietnamese patients with type 2 diabetes and hypertension is still an open question. Therefore, the study was conducted with the aim of finding out some factors related to the non-dipper blood pressure in patients with type 2 diabetes and hypertension (hypertension) treated at the central endocrinology hospital. nurse.
Through the study on 197 patients with type 2 diabetes mellitus treated at the day department of the central endocrinology hospital, we drew some conclusions: There was a difference between the two groups with and without non-dipper blood pressure in terms of sex, waist circumference, waist growth rate, smoking rate, and hdl-C concentration. Depression of systolic blood pressure (SBP) has a negative correlation at a low level with HbA1C (r = – 0.27, p <0.05) and an inverse correlation at a moderate level with waist circumference (r = – 0.33, p <0.05), while diastolic depression (DBP) has a slight negative correlation with both age and waist circumference indices with r = – 0.26, p < 0.05, and r = – 0.28, p < 0.05, respectively.
Multivariate regression analysis showed that waist circumference was an important factor affecting systolic SBP depression, while no
similar results were found affecting diastolic DBP depression.
Key words: 24-hour blood pressure; Nondipper blood pressure; Type 2 diabetes


TÓM TẮT

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những yếu tố nguy cơ của mất trũng huyết áp (HA); ngược lại, mất khoảng trũng lại làm gia tăng
nguy cơ tim mạch ở BN ĐTĐ. Hiện nay những yếu tố nào có liên quan tới việc mất khoảng trũng ở bệnh nhân (BN) Việt Nam ĐTĐ typ 2 có THA vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Do đó, nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu: tìm hiểu một số yếu tố liên quan
đến mất khoảng trũng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tăng huyết áp (THA) điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Qua nghiên
cứu trên 197 BN ĐTĐ typ 2 có THA điều trị tại khoa Điều trị Ban ngày Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chúng tôi rút ra một số kết quả: Có sự khác biệt giữa 2 nhóm có và mất trũng HA về giới, vòng eo TB, tỉ lệ tăng vòng eo, tỉ lệ hút thuốc và nồng độ HDL-c. Trũng HA
tâm thu (HATT) có mối tương quan nghịch, mức độ ít với HbA1C (r = – 0,27, p <0,05) và tương quan nghịch, mức độ vừa với vòng
eo (r = – 0,33, p <0,05); trong khi trũng HA tâm trương (HATr) có mối tương quan nghịch mức độ ít với cả 2 chỉ số tuổi và vòng eo với r
= – 0,26, p <0,05 và r = – 0,28, p< 0,05. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy vòng eo là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng lên trũng HA tâm thu trong khi không tìm thấy kết quả tương tự ảnh hưởng lên trũng HA tâm trương.
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2; Huyết áp 24 giờ; Mất khoảng trũng huyết áp

Tác giả liên hệ: Phan Hướng Dương
Email: [email protected]
Ngày nhận bài: 20/3/2023
Ngày phản biện khoa học: 23/3/2023
Ngày duyệt bài: 25/3/2023


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo công bố của WHO vào ngày THA thế giới năm 2019, có khoảng 1,13 tỉ người mắc THA, trong đó chỉ dưới 20% bệnh nhân
(BN) được kiểm soát tốt [1]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng THA là bệnh lý thường gặp ở BN ĐTĐ và ngược lại. Ước tính có khoảng
40 – 60% BN ĐTĐ typ 2 mắc THA [2], [3]. Ngày nay, sự phát triển và ứng dụng lâm sàng của việc theo dõi huyết áp lưu động
(ambulatory blood pressure monitoring – ABPM) giúp chúng ta có hiểu biết rõ ràng hơn về nhịp sinh học của HA. ABPM (thường
trong 24 giờ) đã được chứng minh là một phương pháp hữu ích để đánh giá rủi ro tim mạch, đồng thời đây cũng là phương pháp
duy nhất để chẩn đoán tình trạng mất khoảng trũng HA (non-dipping blood pressure) [4].
Mất khoảng trũng HA đã được chứng minh có liên quan tới tổn thương cơ quan đích và có giá trị dự đoán về việc tăng nguy cơ TM –
không chỉ ở BN THA mà còn ở các đối tượng có HA bình thường. Phì đại thất trái, dày nội mạc động mạch cảnh, microalbumin niệu và bệnh lý mạch máu não chiếm tỉ lệ nhiều hơn ở những BN mất khoảng trũng HA so với những BN còn trũng. Hơn nữa, tình trạng
mất khoảng trũng HA còn liên quan tới việc suy giảm chức năng thận [4]. Những nguyên nhân cho việc mất khoảng trũng HA về đêm
đã được ghi nhận bao gồm: rối loạn giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, béo phì, ăn nhiều muối ở những đối tượng nhạy cảm với muối, hạ HA tư thế, rối loạn chức năng thực vật, bệnh thận mạn tính, bệnh thần kinh ĐTĐ và tuổi già [5].
Như vậy, ĐTĐ là một trong những yếu tố nguy cơ (YTNC) của mất trũng HA; ngược lại, mất khoảng trũng lại làm gia tăng nguy cơ
tim mạch ở BN ĐTĐ. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào khảo sát về đặc điểm HA 24 giờ ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, những yếu tố nào có liên quan tới việc mất khoảng trũng ở BN Việt Nam ĐTĐ typ 2 có THA vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Do vậy chúng tôi thực
hiện nghiên cứu với mục tiêu: Xác định đặc điểm huyết áp 24 giờ, tỉ lệ mất khoảng trũng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có THA điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
– Địa điểm nghiên cứu: Khoa Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

– Đối tượng nghiên cứu: BN ĐTĐ typ 2 từ 40 tuổi trở lên, mới được chẩn đoán THA hoặc đã được chẩn đoán THA nhưng chưa
điều trị.
– Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2020.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
– Cỡ mẫu

Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu (số đối tượng cần nghiên cứu).
α: Mức ý nghĩa thống kê = 0,05 (ứng với độ tin cậy 95%).

Z1-α/2: Giá trị tới hạn phụ thuộc vào độ tin cậy (hoặc sai số α) xác định, với độ tin cậy lấy ở ngưỡng 95% → Z1-α/2 = 1,96.

p: tỷ lệ mất khoảng trũng HA ở BN ĐTĐ týp 2 (ước tính bằng 0,356) [6]

ε: Giá trị tương đối thường chọn 0,1 à 0,4 (ε = 0,2).

Tính ra cỡ mẫu cần nghiên cứu: n = 174

2.3. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Khám sàng lọc.

Tất cả BN ĐTĐ typ 2 đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ đều được đưa vào nghiên cứu.

Bước 2: Hỏi bệnh: BN tham gia nghiên cứu (NC) được hỏi bệnh để khai thác các thông tin bao gồm: tuổi, thời gian mắc ĐTĐ, tiền sử gia đình, tiền sử mắc bệnh, tình trạng hút thuốc, thói quen uống rượu và các thuốc sử dụng hiện tại.

Bước 3: Khám lâm sàng: đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, đo HA, lấy máu để làm các XN phục vụ NC.

Bước 4: Làm các XN sinh hóa: Bao gồm XN glucose máu lúc đói và sau ăn 2 giờ, HbA1c, bộ XN 4 thông số lipid máu và một số XN sinh hóa khác.

Bước 5: Cho BN đeo Holter huyết áp 24 giờ, sau đó đọc kết quả và phân loại BN vào 2 nhóm, phân tích các đặc điểm của từng nhóm, từ đó trả lời cho 2 mục tiêu của đề tài.

2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán trong nghiên cứu

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường: Theo ADA năm 2020 [7], bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ khi đạt một trong các tiêu chí sau:

+ Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l. *

+ Glucose máu 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 11,1 mmol/l.*

+ HbA1c ≥ 6,5%.*

+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng tăng glucose máu.

Trong trường hợp không có triệu chứng tăng glucose máu rõ ràng, kết quả cần được xác nhận bằng một xét nghiệm lặp lại.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không dựa vào tiêu chuẩn HbA1c để chẩn đoán ĐTĐ:

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường typ 2: Áp dụng phân loại của nhóm nghiên cứu chiến lược về ĐTĐ týp 2 Châu Á – Thái Bình Dương năm 2005 [8].

+ Bệnh thường khởi phát sau tuổi 40. + Thường có béo phì.

+ Khởi bệnh kín đáo, phát hiện tình cờ, tiến triển từ từ.

+ Rất hiếm nhiễm toan ceton.

+ Biến chứng xảy ra chậm, biến chứng mạch máu lớn chiếm ưu thế.

+ Tiết insulin bình thường hoặc giảm nhẹ. + Thường tổn thương thụ thể insulin.

+ Không có kháng thể kháng đảo tụy.

+ Glucose máu ≤ 300 mg/dl (16,5 mmol/l). + Đường niệu ≤ 100 mg/24h.

+ Glucose máu thường ổn định khi áp dụng một hoặc phối hợp nhiều biện pháp điều trị: chế độ ăn, luyện tập hoặc uống thuốc viên hạ glucose máu.

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp: Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được chẩn đoán và phân độ THA theo tiêu chuẩn của hội TM Việt Nam 2018
  • Tiêu chuẩn đánh giá trũng huyết áp: Công thức tính trũng HA và phân loại áp dụng theo khuyến nghị đồng thuận của Hội đồng chuyên gia theo dõi HAliên tục ở châu Á: Mạng lưới HOPE châu Á năm 2019 [9].

+ % trũng HA = (1 – TB HA ban đêm/ TB HA ban ngày) * 100

+ Đánh giá: Cực kỳ trũng nếu % trũng HA ≥ 20%; trũng 10 – < 20%; không trũng < 10%, ≥ 0%; tăng < 0%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN được chia làm 2 nhóm, bao gồm BN mất trũng (0% ≤ % trũng HA< 10%) và các BN còn lại được đưa vào nhóm không mất trũng.

2.5. Xử lý số liệu
– Làm sạch số liệu để hạn chế lỗi sau điều tra và nhập số liệu. Sau đó số liệu được chuyển sang SPSS 16.0 để phân tích.
+ Xác định giá trị trung bình, tỷ lệ%. So sánh 2 hoặc nhiều giá trị trung bình, tỷ lệ% bằng kiểm định t-student, c2 và ANOVA, so sánh cặp.
3. KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 197 đối tượng nghiên cứu, trong đó số đối tượng không mất trũng HA là 135 người (chiếm tỷ lệ 68,5%), số đối tượng mất trũng HA là 62 người (chiếm tỷ lệ 31,5%).

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc học của 2 nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Không có sự khác biệt có YNTK về tuổi, tiền sử gia đình, thời gian mắc ĐTĐ cũng như chỉ số HATT/HATTr đo tại PK giữa 2 nhóm không mất trũng HA và mất trũng HA. Sự khác biệt về giới có YNTK giữa 2 nhóm với nam giới chiếm đa số ở nhóm mất trũng (77,42%). Không có sự khác biệt về BMI giữa 2 nhóm nhưng vòng eo của nhóm mất trũng HA cao hơn có YNTK so với nhóm còn trũng HA, lần lượt là 93,46 ± 9,73 và 88,07 ± 6,49 cm với p < 0,05.

Bảng 3.2. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch của 2 nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Tỉ lệ hút thuốc lá và tăng vòng eo ở nhóm mất trũng lần lượt là 59,68 và 64,52%, cao hơn có YNTK so với nhóm không mất trũng HA (37,04 và 47,41%). Không có sự khác biệt về tỉ lệ RLLP, thừa cân béo phì cũng như tỉ lệ MAU (+) giữa 2 nhóm.

Bảng 3.3. Đặc điểm đường huyết, bilan lipid của 2 nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Không có sự khác biệt có YNTK về cả 3 thông số đường huyết (bao gồm glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn và HbA1C) ở 2 nhóm không mất trũng và mất trũng HA. Chỉ số HDL-c ở nhóm mất trũng HA thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không mất trũng HA (1,0 ± 0,3 so với 1,2 ± 0,7 mmol/L, p < 0,05) trong khi không tìm thấy sự khác biệt về các thông số còn lại trong bilan lipid của cả 2 nhóm.
Bảng 3.4. Mối tương quan đơn biến giữa trũng HATT với một số yếu tố nguy cơ tim mạc

Nhận xét: D% trũng HATT có mối tương quan nghịch, mức độ ít với HbA1C và tương quan nghịch, mức độ vừa với vòng eo. D% trũng HATT không tương quan với tuổi, BMI, thời gian mắc ĐTĐ và MAU.

Bảng 3.5. Mối tương quan đơn biến giữa trũng HATTr với một số yếu tố nguy cơ tim mạch

Nhận xét: D% trũng HATTr có mối tương quan nghịch, mức độ ít với tuổi và vòng eo. D% trũng HATT không tương quan với BMI, HbA1C, thời gian mắc ĐTĐ và MAU.

Bảng 3.6. Mối tương quan đa biến giữa trũng HATT với một số yếu tố nguy cơ tim mạch

Nhận xét: Trong phân tích hồi quy đa biến cho thấy vòng eo là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng lên % trũng HATT.

Bảng 3.7. Mối tương quan đa biến giữa trũng HATTr với một số yếu tố nguy cơ tim mạch

Nhận xét: Trong phân tích hồi quy đa biến chúng tôi không tìm thấy yếu tố nào trong các yếu tố trên có ảnh hưởng quan trọng lên % trũng HATTr.
4. BÀN LUẬN
Tuổi
Độ tuổi TB của 2 nhóm có và mất trũng HA trong NC của chúng tôi là 54,29 ± 6,38 và 57,19 ± 8,04, không có sự khác biệt có
YNTK. ĐTNC của chúng tôi có độ tuổi trẻ hơn so với các đối tượng tham gia NC của Heggie A.J. và CS (2008) ở 2 nhóm có và
mất trũng HA (59,3±10,1 và 63,3 ± 10,0) [6]. Trong NC của Mea P.D. và CS (2005), độ tuổi của 2 nhóm trẻ hơn NC của chúng tôi, lần lượt là 50,4 ± 13,2 và 53,0 ± 14,0 [10]. Tuy nhiên, giống như NC của chúng tôi, các tác giả trên cũng không tìm thấy sự khác biệt về tuổi ở 2 nhóm NC này Độ tuổi TB của nhóm mất trũng trong NC của Amer H.A. và CS (2017) là 54,36 ± 5,62, tương tự với nhóm NC của chúng tôi [11].
Giới
Trong NC của chúng tôi, phần lớn BN mất trũng HA là nam giới, chiếm tỉ lệ lên tới 77,42%, khác biệt có ý nghĩa so với nhóm
không mất trũng HA (47,41%). Tỉ lệ nam giới ở 2 nhóm mất và không mất trũng HA theo Amer H.A. và CS (2017) là 70% và 60%, sự
khác biệt không có YNTK [11].

BMI và vòng eo
Mức BMI của 2 nhóm có/ mất trũng HA trong NC của chúng tôi không có sự khác biệt (p<0,05), tương tự kết quả của Heggie A.J. và
CS (2008) với BMI lần lượt là 29,6 ± 4,9 và 28,8 ± 4,2 cm , p = 0,58 [6]Mặc dù có mức BMI tương đương, NC của chúng tôi cho thấy vòng eo ở nhóm mất trũng cao hơn nhóm không mất trũng, lần lượt là 93,46 ± 9,73 và 88,07 ± 6,49 cm với p <0,05.
Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc đo vòng eo trong thực hành lâm sàng. Với cùng 1 mức BMI, BN có vòng eo lớn hơn sẽ có nguy cơ tim mạch cao hơn.
Huyết áp đo tại phòng khám Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có và mất trũng HA về kết quả HATT cũng như HATTr đo tại PK. Trong NC của Heggie A.J. và CS (2008), HA đo tại PK của nhóm còn trũng và mất trũng HA lần lượt là 167,8 ± 19,6/91,1 ± 12,1 và 168,0 ± 15,3/92,1 ± 10,2 mmHg (p>0,05) [6], cao hơn so với NC của chúng tôi (144,7 ± 11,7/85,6 ± 6,3 và 145,2 ± 13,4/87,5 ±
8,1). Sự khác biệt này có thể do chúng tôi chỉ lựa chọn những BN THA độ I tham gia NC.
Rối loạn lipid
Tỉ lệ RLLP ở 2 nhóm có và mất trũng HA trong NC của chúng tôi lần lượt là 72,59 và 70,97% (bảng 3.8), sự khác biệt không có ý
nghĩa. Tỉ lệ RLLP ở BN mất trũng HA trong NC của Amer H.A. và CS (2017) là 68,33% [11], tương tự với kết quả của chúng tôi.
Hút thuốc
Tỉ lệ BN hút thuốc ở nhóm mất trũng cao hơn nhóm không mất trũng có YNTK, lần lượt là 59,68% và 37,04%, p< 0,05 (bảng 3.8.). Trong NC của Amer H.A. và CS (2017) trên đối tượng BN ĐTĐ – THA mất trũng, tỉ lệ hút thuốc là 53,33% [11].
MAU
Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt có YNTK về tỉ lệ MAU (+) giữa 2 nhóm có và mất trũng HA với kết quả lần lượt là 16,3% và 16,13% (bảng 3.8.), mặc dù mất trũng HA được biết là làm tăng MAU (+)[4]. Có thể cần tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để
tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về thông số này.

Kiểm soát đường huyết
Trong NC của chúng tôi, % HbA1C của 2 nhóm có và mất trũng lần lượt là 8,0 ± 0,9 và 8,1 ± 1,7. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Heggie A.J. và CS (2008), theo đó chỉ số HbA1C ở 2 nhóm có và mất trũng HA là 8,6 ± 1,3 và 8,5 ± 1,8% [6]. Không có sự khác biệt có YNTK của cả ba chỉ số glucose máu lúc đói, sau ăn và HbA1C giữa 2 nhóm không mất trũng và mất trũng HA .
Bilan lipid
Nồng độ CT/TG ở 2 nhóm có và mất trũng HA trong NC của Mea P.D. và CS (2005) là 5,0 ± 0,4/1,1 ± 0,4 và 5,1 ± 0,5/1,2 ± 0,3
mmol/L [10], thấp hơn so với NC của chúng tôi (5,1 ± 0,8/3,2 ± 0,6 và 5,3 ±1,5/ 3,3 ± 1,8 mmol/L). Sự khác biệt này có thể do ĐTNC
của Mea P.D. và CS chỉ mắc THA, trong khi BN của chúng tôi vừa THA, vừa mắc ĐTĐ.
Theo Heggie A.J. và CS (2008), không có sự khác biệt có YNTK về cả 4 thông số lipid giữa 2 nhóm có và mất trũng HA [6]. Tuy
nhiên, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có YNTK về chỉ số HDL-c giữa 2 nhóm trong NC của chúng tôi, theo đó nồng độ HDL-c ở
nhóm mất trũng HA là 1,0 ± 0,3 mmol/L, thấp hơn so với nhóm không mất trũng HA (1,2 ± 0,7 mmol/L) với p < 0,05.
Mối tương quan giữa trũng huyết áp với một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Khi phân tích để tìm mối tương quan đơn biến giữa trũng HA với một số YTNC TM, chúng tôi nhận thấy trũng HATT có mối tương
quan nghịch, mức độ ít với HbA1C (r = – 0,27, p <0,05) và tương quan nghịch, mức độ vừa với vòng eo (r = – 0,33, p <0,05); trong khi trũng HATTr có mối tương quan nghịch mức độ ít với cả 2 chỉ số tuổi và vòng eo với r,p lần lượt là r = – 0,26, p <0,05 và r = – 0,28, p< 0,05.

Khi phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi nhận thấy vòng eo là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng lên trũng HATT, trong khi không
tìm thấy yếu tố nào trong các yếu tố như tuổi, BMI, vòng eo, HbA1c, thời gian mắc ĐTĐ và MAU lên HATTr.

5. KẾT LUẬN
– Có sự khác biệt giữa 2 nhóm có và mất trũng HA về giới, vòng eo TB, tỉ lệ tăng vòng eo, tỉ lệ hút thuốc và nồng độ HDL-c.
– Trũng HATT có mối tương quan nghịch, mức độ ít với HbA1C (r = – 0,27, p <0,05) và tương quan nghịch, mức độ vừa với vòng eo
(r = – 0,33, p <0,05); trong khi trũng HATTr có mối tương quan nghịch mức độ ít với cả 2 chỉ số tuổi và vòng eo với r = – 0,26, p <0,05
và r = – 0,28, p< 0,05.
– Phân tích hồi quy đa biến cho thấy vòng eo là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng lên trũng HATT trong khi không tìm thấy kết quả tương tự ảnh hưởng lên trũng HATTr.
6. KHUYẾN NGHỊ
– Cần chú ý để phát hiện sớm tình trạng mất trũng HA ở người bệnh, đặc biệt là đối tượng ĐTĐ typ 2 – THA có một trong các yếu
tố sau: là nam giới, tăng vòng eo, có hút thuốc lá hoặc giảm LDL-c.
– BN có HbA1C cao, tăng vòng eo có thể là YTNC của mất trũng HATT trong khi BN tuổi cao, tăng vòng eo là YTNC của mất trũng HATTr
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Organization, W.H., World Hypertension Day 2019. https://www.who.int/ cardiovascular_diseases/world-hypertensionday-2019/en/, 2019.
2. Sowers, J.R., M. Epstein, and E.D. Frohlich,
Diabetes, hypertension, and cardiovascular disease: an update. Hypertension, 2001. 37(4): p. 1053-1059.
3. Arauz-Pacheco, C., M.A. Parrott, and P. Raskin,
The treatment of hypertension in adult patients with diabetes. Diabetes care, 2002.
25(1): p. 134-147.
4. Birkenhager, A. and A. Van den Meiracker,
Causes and consequences of a non-dipping blood pressure profile. Neth J Med, 2007. 65(4): p. 127-131.
5. Williams, B., et al.,
2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension: The Task Force for the
management of arterial hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Society of Hypertension (ESH).
European heart journal, 2018. 39(33): p. 3021- 3104.
6. Heggie, A.J., et al.,
Is non-dipping of nocturnal blood pressure in type 2 diabetes associated with increased incidence of microalbuminuria? The British Journal of Diabetes & Vascular Disease, 2008. 8(3): p. 136-139.
7. Association, A.D.,
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2020. Diabetes Care, 2020.
43 (Supplement 1): p. S14-S31.
8. Organization, W.H.,
Type 2 diabetes: practical targets and treatments, Fourth edition, Asian-Pacific Type 2 Diabetes Policy
Group.
2005, Melbourne: International Diabetes Institute (IDI); Singapore: In Vivo Communications (Asia) Pte Limited. p. 1-58.
9. Kario, K., et al.,
Expert panel consensus recommendations for ambulatory blood pressure monitoring in Asia: the HOPE
Asia Network.
The Journal of Clinical Hypertension, 2019. 21(9): p. 1250-1283.
10. Mea, P.D., et al.,
Adiponectin, insulin resistance, and left ventricular structure in dipper and nondipper essential hypertensive
patients.
American journal of hypertension, 2005. 18(1): p. 30-35
11. Amer, H., et al.,
Non-Dipping Phenomenon; is it Reversible in Diabetic Hypertensive Cases. J Clin Exp Cardiolog, 2017. 8(565): p.2.

About dacdien

Check Also

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ăn qua sonde tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĂN QUA SONDE TẠI KHOA HỒI …