Một số yếu tố liên quan đến tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 phát hiện lần đầu

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 PHÁT HIỆN LẦN ĐẦU

ThS. Ngọc Anh*, PGS. Vũ Bích Nga**,ThS. Phạm Đức Mạnh***,
Ths. Trần Đại Quang****

*Trường ĐH Y Hà Nội. ** Bộ môn Nội – Đại học Y Hà Nội, *** Cục phòng chống HIV/AIDS, **** Cục Y tế dự phòng

ABSTRACT

Risk factors associated the insulin resistance in the patients recently diagnosed with type 2 diabetes

Objectives: Assessment of insulin resistance in type 2 diabetic patients recently diagnosed, not overweight or obesity and hypertension survey link insulin resistance to a number of clinical factors and other laboratory in objects research.Methods: carry out the described cross study on 62 type 2 diabetes patients who came and had treatment in Hanoi Medical University Hospital in 2015.Results:the prevalence of insulin resistance according to HOMA-IR index and QUICKI index wererespectively 88.71% and 90.32%. There was corelation between insulin resistance indexes withplasme triglyceride, HDL-C, and HbA1C levels.

Keywords: insulin resistance, diabetes, type 2.

Chịu trách nhiệm chính: Ngọc Anh

Ngày nhận bài: 2.6.2016

Ngày phản biện khoa học: 15.6.2016

Ngày duyệt bài: 1.7.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) có xu hướng ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế và thay đổi lối sống ít vận động, dinh dưỡng không phù hợp. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, vì vậy khi phát hiện được bệnh thì thường ở giai đoạn muộn và kèm theo nhiều biến chứng trầm trọng [2].

Theo thông báo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF): Năm 1995, thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 4,0% dân số toàn cầu. Năm 2000 có 151 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Dự báo năm 2010 sẽ có 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Theo WHO, năm 2025 sẽ có 300 – 330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% [3],[4].

Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 rất phức tạp nhưng chủ yếu là kháng insulin và rối loạn bài tiết insulin. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh ĐTĐ khôngkhó nhưng do bệnh diễn biến âm thầm và triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên thường được phát hiện muộn, đặc biệt bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường được phát hiện tình cờ khi đi khám bệnh hoặc do các biến chứng mạn tính của bệnh nên việc điều trị không đạt được kết quả cao [3],[5],[6],[7],[8].

Kháng Insulin xuất hiện từ rất sớm, trước khi tăng glucose máu. Nghiên cứu kháng insulin ở giai đoạn sớm có thể can thiệp để ngăn chặn quá trình tiến đến ĐTĐ lâm sàng, ở giai đoạn muộn đây là chỉ số cần thiết để tiên lượng bệnh, nhất là tiên lượng các biến chứng tim mạch. Ngoài ra chỉ số kháng insulin là yếu tố cần thiết khi cân nhắc lựa chọn chế độ điều trị.

Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, các tác giả cho rằng kháng insulin có liên quan đến béo phì, tăng huyết áp (THA) và rối loạn chuyển hoá lipid. DeFronzo và cộng sự (1996) dùng kỹ thuật kẹp “Insulin – Glucose máu bình đường” đã đưa ra kết luận quan trọng rằng tình trạng kháng insulin là đặc điểm thường thấy không chỉ ở người ĐTĐ týp 2 thừa cân, béo phì, mà còn cả ở người bệnh thể gầy [3], [9]. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu không thừa cân, béo phì có THA.

II. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu:

Mô tả cắt ngang tiến cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Bn ĐTĐ týp 2 được chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới 1998, BMI < 23, WHR< 0,9, có THA chẩn đoán theo JNC VII (Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn cả những bệnh nhân THA đã được chẩn đoán và điều trị), không phân biệt giới tính, tuổi từ
40 – 75.

Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Bệnh nhân ĐTĐ type 1
  • Bn ĐTĐ týp 2 có TC lâm sàng nặng.
  • Bệnh nhân ĐTĐ thai nghén
  • Bệnh nhân THA áo choàng trắng
  • Bệnh nhân mắc các bệnh: Hội chứng cushing, basedow…
  • Bn mắc các bệnh cấp tính và ác tính
  • Bn mắc bệnh mãn tính: Suy gan,
    suy thận
  • Bn sử dụng thuốc làm thay đổi tính nhạy của insulin máu và gây tăng glucose máu (steroid, cathecholamin, chẹn bêta, lợi tiểu…)
  • Bn không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Nhóm chứng: sử dụng kết quả của nhóm chứng trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoan (2008) [5]. Nhóm chứng gồm 50 người, tuổi từ 40-75, được xét nghiệm đường máu lúc đói 2 lần đều < 6,1mmol/l và tiêu chuẩn loại trừ giống như tiêu chuẩn loại trừ của nhóm nghiên cứu, theo đó:

Chỉ số HOMA – IR từ mức ≥ 1,28 trở lên được coi là có kháng insulin

Chỉ số QUICKI từ mức 0,37 trở xuống được coi là có kháng insulin

Cách tiến hành:

Khám lâm sàngcận lâm sàng:

– Định lượng glucose máu tĩnh mạch lúc đóibằng phương pháp enzym so màu trên máy phân tích tự động.

– Định lượng HbA1c, insulin máu và các thành phần lipid máu.

Xử lý số liệu: số liệu thu thập được từ nghiên cứu xử lý theo phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS 16.

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 01/2015 đến 10/2015.

III. KẾT QUẢ

Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,4 ± 9,79 tuổi. Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 48% và bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 52%.

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

36 bệnh nhân, chiếm 51,8% đã có tiền sử điều trị THA và 26 bệnh nhân, chiếm 41,9% là THA mới phát hiện.

Bảng 2: Đặc điểm tiền sử điều trị THA của đối tượng nghiên cứu

Nồng độ glucose máu lúc đói trung bình

Biểu đồ 1. Nồng độ glucose máu lúc đối trung bình của ĐTNC

Nồng độ đường máu lúc đói trung bình là 10,76 ± 4,97 (mmol/l),cao nhất là 24,1 (mmol/l) và thấp nhất là 6,7 (mmol/l).

Nồng độ insulin máu lúc đói của ĐTNC

Bảng 3: Nồng độ insulin máu lúc đói của ĐTNC

Tỷ lệ tăng insulin máu ở nhóm nghiên cứu là 5 BN, chiếm 8,06%, bình thường là 55 BN, chiếm 88,71%, Tỷ lệ insulin máu thấp là 2 BN, chiếm 3,23% và Insulin máu trung bình của ĐTNC là 11,82 ± 8,50%.

Kháng insulin ở BN ĐTĐ týp 2 không thừa cân béo phì và có THA

Chỉ số HOMA-IR trung bình của BN trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,01 ± 4,19 và chỉ số QUICKI trung bình là 0,32 ± 0,06. Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR là 55, chiếm 88,7%. Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu kháng insulin theo chỉ số QUICKI là 56, chiếm 90,32%.

Kháng insulin và một số YT liên quan

Liên quan với giới tính:

Bảng 4: Liên quan giữa chỉ số kháng insulin với giới tính

Không thấy sự khác biệt về tỷ lệ kháng insulin giữa nam và nữ với (p> 0,05).

Bảng 5: Liên quan giữa kháng insulin với huyết áp tâm trương

Liên quan có ý nghĩa giữa các chỉ số kháng insulin với HA tâm trương ≥ 90mmHg và tâm trương < 90mmHg (p < 0,005).

Bảng 6: Liên quan giữa KI với Cholesterol

Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số kháng insulin với mức CT < 5,2mmol/l và CT ≥ 5,2 mmol/l (p > 0,05)

Bảng 7: Liên quan giữa kháng insulin với Triglycerid

Có mối liên quan giữa chỉ số kháng insulin theo HOMA-IR với hai nhóm TG < 1,7 và TG ≥ 1,7 (p= 0,031 < 0,05) và không có mối liên quan giữa kháng insulin theo QUICKI với hai nhóm TG < 1,7 và TG ≥ 1,7 (p= 0,654).

Bảng 8: Liên quan giữa kháng insulin với HDL-C

Có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với mức HDL-C > 1,0 mmol/l và mức HDL-C ≤ 1,0 mmol/l (p < 0,05).

Bảng 9: Liên quan giữa kháng insulin với HbA1C

Có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với mức HbA1C ≥ 7% và mức HbA1C < 7% (p < 0,05).

IV. BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi gồm 62 bệnh nhân với tuổi trung bình là 58,4 ± 9,79 tuổi tương tự so với tuổi trung bình của nhóm chứng là 59,2 ± 10,2 tuổi. Đây là lứa tuổi rất phù hợp để nghiên cứu vì theo khuyến cáo của TCYTTG (WHO) đây là lứa tuổi có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao nhất (³ 45 tuổi) [3], [13], [14]. Qua nhiều nghiên cứu trên lâm sàng và dịch tễ học lâu nay đều cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 gia tăng cùng tuổi đời. Tuy nhiên sự tác động về kinh tế, xã hội đang làm tuổi khởi phát của bệnh ĐTĐ týp 2 có xu hướng trẻ hoá hơn [3],[22],[16]. Ở nghiên cứu của chúng tôi dù số bệnh nhân không nhiều nhưng cũng cho thấy bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang gặp nhiều hơn ở những người trẻ tuổi.

Có 30 ĐNTC là nam chiếm 48% và nữ là 32 người chiếm 52%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả của Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh trên 74 người ĐTĐ týp 2 cho thấy tuổi trung bình là 54,2 ± 10,1 trong đó bệnh nhân nam chiếm 66,2% cao hơn rõ rệt so với bệnh nhân nữ chiếm 33,8% [18]. Trần Thị Thanh Hóa (2007) ở 106 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được phát hiện lần đầu thấy nam 51,9% và nữ 48,1% [10].

Đặc điểm về BMI

Chỉ số BMI của nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 21,09 ± 1,58 thấp hơn so với nhóm chứng là 23,18 ± 1,7. Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người có BMI < 23, trong đó 90,3% bệnh nhân có thể trạng trung bình. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu của Đỗ Trung Quân (2002), Nguyễn Kim Lương (2000) cũng nhận xét đa số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở Việt Nam có thể trạng trung bình [17].

Đặc điểm về THQ

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của JNC VII với THQ khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg, tỷ lệ bệnh nhân nằm trong huyết áp cao ở nghiên cứu của chúng tôi là 90,3% cao hơn nhiều so với nhóm chứng do chúng tôi nghiên cứu trên bệnh nhân có THA và có 9,7% bệnh nhân có huyết áp nằm trong ngưỡng bình thường đây là những bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang điều trị thuốc hạ áp. So sánh với một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ THA như nghiên cứu của tác giả Baskar (2002) thấy tỷ lệ THA là 74% ở 6485 bệnh nhân ĐTĐ ở Anh [23]. Nguyễn Đức Hoan (2008) trên 60 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỷ lệ THQ là 33,3% [5]. Farah M Chowdhury (2006) tỷ lệ THA của nhóm ĐTĐ là 61,7% [21]. Như vậy sự khác biệt ở đây có thể là do độ tuổi, thời gian phát hiện bệnh và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA đã điều trị hoặc mới phát hiện THQ thì vẫn cần phải kiểm soát huyết áp tốt nhằm ngăn ngừa và chậm lại tiến triển của các biến chứng TM của bệnh ĐTĐ týp 2.

Đặc điểm về rối loạn lipid máu

Kết quả nồng độ cholesterol máu ở nhóm nghiên cứu là 5,34 ± 1,09 (mmol/L) cao hơn so với nhóm chứng là 4,93 ± 0,73 (mmol/L). Tỷ lệ tăng CT (CT ³ 5,2 mmol/ L) ở nhóm nghiên cứu là 51,61%, cao hơn so với nhóm chứng là 30%. Nghiên cứu của Phạm Trung Hà, Farah M Chowdhury, Hiukka A [20], [21], [24] đều cho thấy nồng độ và tỷ lệ tăng cholesterol ở nhóm ĐTĐ cao hơn so với nhóm chứng, nhưng nghiên cứu của Alain G và cs (2006) cho thấy nồng độ cholesterol ở nhóm ĐTĐ và nhóm chứng khác nhau không đáng kể [25].

Nồng độ triglycerid máu ở nhóm nghiên cứu là 2,78 ± 2,13 (mmol/L), cao hơn so với nhóm chứng là 1,72 ± 0,62 (mmol/L). Tỷ lệ tăng triglycerid ở nhóm nghiên cứu là 67,74% cao hơn so với nhóm chứng là 42%.

Nồng độ HDL-C máu trung bình là 1,13 ± 0,41 (mmol/L), tương đồng với nhóm chứng là 1,15 ± 0,26 (mmol/L). Tỷ lệ giảm HDL-C ở nhóm nghiên cứu là 53,23%, cao hơn so với nhóm chứng là 10%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với Teimoury A (2004) tỷ lệ giảm nồng độ HDL-C máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 67,8% [12],   và cao hơn Nguyễn Đức Hoan (2008) trên 60 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỷ lệ giảm nồng độ HDL-C máu là 37,2% [5].

Nồng độ LDL-C máu trung bình ở nhóm NC là 3,19 ± 0,91 cao hơn so với nhóm chứng là 2,99 ± 0,66mmol/L, tỷ lệ tăng LDL-C ở nhóm NC là 48,39%, cao hơn so với nhóm chứng là 14%. Kết quả này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của A. Zambon (2002) [20], Farah M Chowdhury (2006) [21] trong các nghiên cứu đều cho thấy tăng nồng độ LDL-C máu từ 40- 50%.

Đặc điểm về nồng độ glucose máu lúc đói

Nồng độ glucose máu trung bình lúc đói của nhóm nghiên cứu là 10,76 ± 4,97 (mmol/L) cao hơn so với nhóm chứng là 4,99 ± 0,42 (mmol/L). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả của Nguyễn Hải Thủy (2004) nồng độ glucose máu lúc đói của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 10,73 ± 3,2 (mmol/L) [19].

Đặc điểm về nồng độ insulin máu lúc đói

Nồng độ insulin máu trung bình lúc đói ở nhóm nghiên cứu là 11,82 ± 8,5 mU/m cao hơn hẳn so với nhóm chứng là 4,82 ± 1,88 mU/ml (đều được định lượng bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang). Như vậy có sự tăng rõ rệt nồng độ insulin máu ở nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng. Điều này chứng tỏ mặc dù không thừa cân béo phì nhưng bệnh nhân ĐTĐ type 2 vẫn có tình trạng kháng insulin. So sánh với kết quả của một số tác giả, chúng tôi nhận thấy nồng độ insulin máu trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương tự như kết quả của Nguyễn Kim Lương trên người bình thường và bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (4,37 ± 0,61 và 13,27 ± 1,03) (Sử dụng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang) [18]. Trong nghiên cứu của Đào Thị Dừa thấy kết quả nồng độ insulin máu trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 13,14 ± 4,38 [26].

Đặc điểm về kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: ở nhóm ĐTĐ type 2 có chỉ số kháng insulin cao hơn nhóm chứng, đó là chỉ số HOMA-IR trung bình ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 6,01 ± 4,19 cao hơn so với nhóm chứng là 1,07 ± 0,73. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Đức Ngọ (2008) kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR ở 188 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 7,92 ± 5,47 cao hơn nhóm chứng là 4,71 ± 3,34 với p = 0,01) [15].

Đặc điểm về kháng insulin theo chỉ số QUICKI

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Chỉ số QUICKI trung bình ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 0,32 ± 0,06 thấp hơn so với nhóm chứng là 1,04 ± 0,14.

Kết quả của chúng tôi gần tương tự như kết quả Huichen (2005) chỉ số QUICKI trung bình ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 0,304 ± 0,007 thấp hơn so với nhóm chứng là 0,39 ± 0,008 [28].

Liên quan giữa kháng insulin với một số yếu tố

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với HA tâm thu. Kết quả này tương tự như kết qủa của tác giả Notsu (2007) huyết áp tâm thu không hề có liên quan đến chỉ số HOMA- IR [29].

Nghiên cứu của Ngô Thị Tuyết Nga (2009) cũng không có mối liên quan giữa HA tâm thu với tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR và QUICKI [27].Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các chỉ số kháng insulin có sự khác biệt giữa hai nhóm HA tâm trương ³ 90 mmHg (n = 52) và HA tâm trương < 90 mmHg (n = 10).

Sự khác biệt có ý nghĩa  (HOMA-IR là 96,2% so với 50%, QUICKI là 50% so với 98,1% với (p < 0,05). Nghiên cứu của Yokoyama H (2003) cũng cho thấy huyết áp tâm trương có liên quan đến chỉ số HOMA- IR và QUICKI [11].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan  giữa 2 nhóm có tăng hoặc không tăng Cholesterol về tỷ lệ bệnh nhân kháng insulin theo HOMA-IR và QUICKI.

Kết quả này cũng tương tự như kết quả của Hiukka A (2005) không thấy mối liên quan về nồng độ cholesterol máu với chỉ số HOMA-IR [24].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR với triglycerid (HOMA-IR là 75% so với 95,2%, với p=0,031 < 0,05).

Kết quả này tương tự như kết quả của tác giả Nguyễn Đức Ngọ (2008) nghiên cứu trên 188 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy có mối liên quan giữa TG với tình trạng kháng
insulin [15].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với HbA1C < 7 % và HbA1C ³ 7 %, (HOMA-IR là 62,5% so với 97,8%, QUICKI là 68,8%
so với 97,8%, p < 0,05).

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Notsu Y (2007) và Nguyễn Đức Ngọ (2008) trong nghiên cứu thấy có mối tương quan thuận giữa các chỉ số kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với HbA1C [29], [15].

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 62 BN ĐTĐ týp 2 không thừa cân, béo phì có THA, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

  • Nồng độ đường máu lúc đói trung bình là: 10,76 ± 4,96 mmol/l.
  • Nồng độ insulin máu có giá trị trung bình là: 11,82 ± 8,5 (mU/ml). Tỷ lệ nồng độ insulin máu cao ở nhóm BN ĐTĐ là 8,06% và bình thường là 88,71%.
  • Chỉ số HOMA-IR trung bình của BN trong NC là 6,01 ± 4,19, tỷ lệ kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR là 55/62 chiếm 88,71%.
  • Chỉ số QUICKI trung bình của BN trong nghiên cứu là 0,32 ± 0,06. Tỷ lệ kháng insulin theo chỉ số QUICKI là 56/62 chiếm 90,32%.
  • Có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với triglycerid, HDL-C, HbA1C.
  • Không có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với cholesterol, LDL-C.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu, không không thừa cân béo phì, có tăng huyết áp và xác định mối liên quan kháng insulin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 01/2015 đến 10/2015.Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR là 88,71%, tỷ lệ kháng insulin theo chỉ số QUICKI là 90,32%. Có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với triglyceride, HDL-C, HbA1C.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, 336-355.
  2. Tạ Văn Bình (2004), Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường đến khám lần đầu tại Bệnh Viện Nội Tiết, 413 – 419.
  3. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường – Tăng Glucose máu, Nhà xuất bản Y học, 214 – 284.
  4. Zimet P (2001), Eviden for privention typ2 diabetes, The Epidemiology of diabetes mellitus, 41.
  5. Nguyễn Đức Hoan (2008), Nghiên cứu rối loạn lipid máu, kháng insulin và tổn thương một số cơ quan ở người có rối loạn glucose máu lúc đói, Luận án tiến sĩ y học, 20 – 88
  6. Thái Hồng Quang (2001), Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, 257 – 361.
  7. Đỗ Trung Quân (2001), Bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học Hà Nội năm 2001, 20 – 45
  8. Barrios V, Escobar C, Calderon A, Llisterri J.L et al (2007), Prevalence of metabolic syndrome in patient with hypertension treated in general in Spain: an assessment of blood pressure and low-density lipoprotein cholesterol control and accuracy of diagnosis, Cardiometad, Syndr, 2 (1), 9 – 15.
  9. Burger HG et al (2001). Diabetes Mellius, Carbonhydrate Metabolism and Lipid Disorders. In Endocrinology. 37, 667-872.
  10. Trần Thị Thanh Hóa, Tạ Văn Bình, Nghiên cứu Kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có gan nhiễm mỡ phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Nội Tiết, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, Hà Nội, 927 – 939.
  11. Yokoyama H et al (2003), Qantitative Insulin Sensitiviti Check Index and the reciprocal index of Homeostatic model assessment in nomal range weight and moderately obese type 2 diabetic patients, Diabetes Care, (26), 2426 – 2432
  12. Teimoury A, Behouz and Amini M (2004), The prevalence of hypertension and dyslipidemia in newly diagnosed patients with type 2 diabetes mellitus, Tums publications, Volume 4, No.1.
  13. American Diabetes Association (2004), Diagnosis and Classification for Diabetes Mellitus, Diabetes Care, (27), 5 – 10.
  14. American Diabetes Association (2006), Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus, Diabetes Care, (27), 1 – 10
  15. Nguyễn Đức Ngọ (2008), Nghiên cứu mối liên quan kháng insulin với béo phì, rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, Luận án tiến sĩ y học.
  16. Reaven GM (1988), Role of insulin resistance in human disease, Banting lecture 1988, 37, 1595 – 1607.
  17. Nguyễn Kim Lương (2000), Nghiên cứu tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid ở BN ĐTĐ týp 2, Tăng huyết áp, ĐTĐ có tăng huyết áp, Luận án tiến sĩ y học.
  18. Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh (2004), Đánh giá kháng insulin và chức năng tế bào Bêta dựa vào nồng độ glucose máu và insulin lúc đói ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ hai, Hà Nội, 318 – 322.
  19. Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Đức Quang (2004), Nghiên cứu chức năng tế bào Bêta tụy và kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện sau 40 tuổi, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ hai, Hà Nội, 323 – 332.
  20. Phạm Trung Hà (2000), Kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Tạp chí Y học thực hành số 2/2000, 21 – 24.
  21. Farah M Chowdhury, Cadwell, Gregg Edward W (2006), Impaired Fasting Glucose and Distribution of Cardiovascular Disease Risk Factor in United States. Diabetes, 55(1), 208 – 214.
  22. Alberti KG, Zimmet P and Shaw J (2007), International Diabetes Federation: a consensus on type 2 diabetes prevention. Diabetologia, Vol. 24, Issue 5, 457 – 463.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …