Nghiên cứu bề dày lớp nội trung mạc (IMT) và chỉ số trở kháng động mạch đùi (IR) ở người béo phì dạng nam

NGHIÊN CỨU BỀ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC (IMT) VÀ CHỈ SỐ TRỞ KHÁNG ĐỘNG MẠCH ĐÙI (IR) Ở NGƯỜI BÉO PHÌ DẠNG NAM

Trần Trọng Lam, Nguyễn Thị Nhạn

Trường Đại Học Y Dược Huế

ABSTRACT

DETERMINE THE INTIMA MEDIA THICKNESS ( IMT) AND RESISTANCE INDEX (IR) OF LOWER EXTREMITY ARTERIES.BY USING THE DOPPLER ULTRASOUND

Background.: Android obesity increases the risk of atherosclerosis, but it is not known whether it also increases the risk of artery thrombosis. We hypothesized that the waist circomplex might be an independent predictor of macrovascular disease in patieny with established artery atherosclerosis in coronary, artery and peripheric artery of lower extremity..,. The aim of this study was to determine the IMT and Resistance Index (IR) of lower extremity arteries.by using the Doppler ultrasound. Subjects and methods: Study realized on 70 android obesity patients hospitalized in Hue University Hopital. Evaluating the abnormality of MIT and Resistance Index (IR) of lower extremities arteries by Doppler Ultrasound. Results: 17.14% had IMT pathy, include 10,0% of right leg had IMT pathy and 15,51% of left leg, p>0,05, Resistance Index (IR) of femoral artery are normal. There are 10% atherosclerosis plaque in two femoral artery (11,43%, of right leg and 12,86%, of left leg). The plaque atherome 1- 2mm in diameter takes the highest percentage (62,5% of right leg and 66,67% of left leg), ≥ 2mm in diameter takes 37,50%.of right leg and 22,22%.of left leg. There are positive correlation between IMT and IR with the risk of peripheric artery disease such as hsCRP serum (= 0,288, p < 0,05), glucose (r = 0,272, p < 0,05); RI with blood prrssure (r = 0,2774, p < 0,05).

Chịu trách nhiệm chính: Trần Trọng Lam

Ngày nhận bài: 12.10.2015

Ngày phản biện khoa học:1.11.2015

Ngày duyệt bài: 15.11.2015

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Béo phì dạng nam làm gia tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, nhưng không biết nó có phải là yếu tố sinh xơ vữa hay không. Giả thuyết cho rằng vòng bụng có thể là tiền tố nguy cơ độc lập gây vữa xơ động mạch nhất là động mạch vành, động mạch chi dưới., động mạch não. Trước đây việc chẩn đoán xơ vữa động mạch thường dựa vào các xét nghiệm sinh học, nhưng các thông số này không thể khẳng định được tình trạng của tổn thương động mạch. Theo một số tác giả quá trình xơ vữa động mạch xẩy ra sớm ở động mạch chủ, động mạch vành, động mạch cảnh và động mạch đùi, đặc biệt có thể khảo sát tổn thương ở các động mạch này bằng siêu âm, và một số tác giả trong những năm gần đây khi nghiên cứu siêu âm với đầu dò ≥ 7.5 MHz cho biết có thể nhìn thấy và đo được các lớp của thành động mạch và bề dày mảng vữa. Vì vậy có thể phát hiện sớm tổn thương thành mạch, Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu xơ vữa động mạch đùi qua đánh giá bề dày nội trung mạ (IMT), trở kháng động mạch đù (IR)i ở người béo phì dạng nam”. Mục tiêu;

  1. Khảo sát bề dày nội trung mạc, trở kháng động mạch đùi ở người béo phì dạng nam.
  2. Tương quan giữa IMT, IR với hsCRP, HA, glucose máu

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. ĐỐI TƯỢNG

1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Gồm 70 bệnh nhân bép phì dạng nam ≥ 45 tuổi,  có VB ≥ 90cm đối với nam, VB ≥ 80cm đối với nữ, đến khám tại phòng Khám Nội Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010.

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đã biết đái tháo đường trước thời gian nghiên cứu. Bệnh tăng HA do nguyên nhân nội tiết, do suy thận mạn, xơ gan, do dùng thuốc gây tăng huyết áp, đang dùng thuốc gây tăng glucose máu.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu. Khảo sát bằng nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Các bước tiến hành: Lập phiếu điều tra, ghi nhận thông tin về tiền sử và bệnh sử của nhóm đối tượng nghiên cứu, khám lâm sàng và ghi nhận kết quả cận lâm sàng (Chiều cao, cân nặng, vòng bụng, huyết áp.

Định lượng hsCRP huyết thanh, lipid, glucose máu.

Siêu âm doppler động mạch đùi chung).

2.2. Phương pháp tiến hành

2.2.6. Siêu âm doppler động mạch đùi chung

– Phương tiện: Máy siêu âm hiệu Siemens, dùng đầu dò 7.5 MHZ (Linear) để thăm dò  động mạch đùi. Đo bề dày lớp nội trung mạc (IMT: Itima Media Thickness):Vị trí đo trước chổ chia đôi của động mạch đùi chung là 10mm.Phương pháp đo và đánh giá bề dày IMT của động mạch dựa theo phương pháp của Pignoli.

Đo khoảng cách từ điểm trên bề mặt lớp nội mạc ở phía lòng mạch thẳng góc tương xứng đến điểm nằm trên ranh giới lớp ngoại – trung mạc.

Đường bên trong là nội mạc (I), đường giảm hồi âm là trung mạc (M) và đường tăng hồi âm bên ngoài là ngoại mạc (A)

Hình 1. Giải phẫu lớp nội trung mạc bình thường (trái) và dày lên (phải)

Hình 2. Cách đo bề dày nội – trung mạc

+ Kết quả đánh giá bề dày bình thường của lớp nội mạch mạch máu đùi:

Giá trị bình thường trong khoảng từ – 1SD đến + 1SD, như vậy:

Trị số thấp nhất: – 1 SD, trị số lớn nhất:   + 1 SD

Như vậy giá trị bình thường của IMT là:

IMT bên Phải: 0.63 – 1.03 mm; IMT bên trái:  0.61 – 1.09 mm; Bệnh lý: IMT  lớn hơn + 1 SD: là dày

– Khảo sát hình ảnh xơ vữa động mạch (XVĐM).

Đo vận tốc tâm thu và tâm trương., Tính chỉ số trở kháng (RI: Resistance Index).

Đánh giá RI động mạch đùi chung theo công thức RI = (A-B)/A.

Trong đó A là cực đại của vận tốc tâm thu, B cực tiểu của vận tốc tâm thu.

Trị số bình thường của RI = 0,6-0,7

Hình 3. Cách đo vận tốc tâm thu,
tâm trương và tính chỉ số trở kháng

Hình 4. Phân tích dạng sóng SA Doppler của động mạch ngoại biên

Hình 5. Ghi hình thể tích sóng SA Doppler của động mạch ngoại biên

3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học dựa theo Excel 2003, EPI INFO 6.0 và chương trình SPSS 16.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu xơ vữa động mạch đùi qua đánh giá bề dày nội trung mạ (IMT), trở kháng động mạch đù (IR)i trên 70 người béo phì dạng nam nhập viện hoặc đến khám tại BV trường ĐH Y Dược Huế, chúng tôi có một số kết quả sau:

1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG.

1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm nghiên cứu.

Biểu đồ 1. Phân bố theo tuổi

Nhận xét: Tuổi của nhóm nghiên cứu từ 45-59 chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,43%. Tuổi trung bình  là 56,17 ± 7,47, tuổi cao nhất là 79. Nữ chiếm cao nhất 58.57% so nam là 41.43%, tỉ nữ/nam = 1.4

2. SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH ĐÙI CHUNG

Bảng 1. Bề dày nội – trung mạc (IMT)

Bảng 2. Chỉ số trở kháng (RI)

Chỉ số trở kháng trung bình của động mạch đùi chung bên phải và bên trái tương đương nhau, p>0.05.

Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân có mảng vữa động mạch đùi chung

Mảng vữa bên phải động mạch đùi chung 11,43%, bên trái 12,86% (p>0,05). Tổng cọng có 10% bệnh nhân có mãng xơ vữa cả hai bên

Bảng 4. Đặc điểm mảng vữa tại động mạch đùi chung

Đa phần mãng xơ vữa có bề dày 1-2 mm

3. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THÀNH PHẦN.

Biểu đồ 2. Biểu đồ tương quan giữa hsCRP huyết thanh với bề dày nội -trung mạc
động mạch đùi chung

 hsCRP huyết thanh tương quan thuận với IMT động mạch đùi chung với r = 0,288,  p <0,05. y = 3,2406x + 0,0637.

Bảng 5. Tương quan giữa các chỉ số với IMT, RI

  Có sự tương quan thuận giữa HATT với IMT (p < 0,05),

Biểu đồ 4. Tương quan giữa TG máu với bề dày nội – trung mạc động mạch đùi chung

 r = 0,252, p < 0,05. y = 1,2577x + 1,0252.

Biểu đồ 5. Sự tương quan giữa LDL-C máu với chỉ số trở kháng

 LDL-C máu tương quan thuận với chỉ số trở kháng động mạch đùi chung, r =  0,267, p < 0,05. y = 2,5928x + 1,1499.

Biểu đồ 6. Sự tương quan giữa glucose máu với IMT động mạch đùi chung

Glucose máu tương quan thuận với bề dày nội trung mạc (r = 0,272, p < 0,05). Phương trình tuyến tính y = 1,3305x + 4,3199.

IV. BÀN LUẬN

1. SIÊU ÂM DOPPLER

1.2. Bề dày nội trung mạc động mạch đùi chung

Kết quả siêu âm doppler động mạch đùi chung trước chỗ chia đôi 10mm trên 70 bệnh nhân béo phì dạng nam ≥ 45 tuổi, khi đo IMT bên phải có bề dày là 0,83 ± 0,2 mm và bên trái là 0,85 ± 0,24 mm, sự khác biệt giữa hai bên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Có 17.14% bệnh nhân có IMT bệnh lý, trong đó ở đùì phải là 10.0%, trái 15.51%; ở cả hai bên 8.57% (Bảng 3.19). so NC của Đoàn Anh Tuấn và Nguyễn Hải Thủy (2007) trên bệnh nhân có bệnh lý bàn chân đái tháo đường có IMT bên phải là 0,92 ± 0,12 mm và bên trái là 0,91 ± 0,10 mm, không có sự khác biệt giữa hai bên.

Kết quả của chúng tôi thấp là bởi vì chọn bệnh nhân đưa vào nghiên cứu chưa phát hiện ĐTĐ trước đó, chỉ có 7/70 bệnh nhân có glucose huyết tương lúc đói > 7mmol/l. Như vậy những bệnh nhân béo phì dạng nam nên siêu âm doppler động đùi nhằm phát hiện sớm xơ vữa động mạch, mà biểu hiện sớm nhất là sự dày lên của lớp nội trung mạc động mạch.

1.2. Chỉ số trở kháng động mạch đùi chung

RI bằng cực đại của vận tốc tâm thu chia cho cực đại của vận tốc tâm thu trừ cực tiểu của vận tốc tâm thu, RI nói lên tình trạng cứng thành mạch hoặc hẹp động mạch. RI động mạch đùi chung bình thường < 0,7.

Qua khảo sát doppler động mạch đùi chung chúng tôi ghi nhận RI trung bình bên phải là 0,67 ± 0,12, bên trái là 0,66 ± 0,10 (Bảng 3.20), và nằm trong giới hạn bình thường bởi vì tổn thương động mạch đùi chung trong nghiên cứu của chúng tôi thấp.

1.3. Mãng xơ vữa động mạch đùi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mảng vữa bên phải động mạch đùi chung chiếm 11,43%, bên trái chiếm 12,86% (p > 0,05).

Tổng cọng có 10% bệnh nhân có mãng xơ vữa cả hai bên Kết quả u của Đoàn Anh Tuấn và Nguyễn Hải Thủy (2007), ở bệnh nhân ĐTĐ tỷ lệ XVĐM đùi chung bên phải 51,22%, bên trái 21,95% cao hơn do đã có bàn chân ĐTĐ.

1.4. Đặc điểm mảng vữa tại động mạch đùi chung. kết quả có bề dày từ 1-2 mm bên phải chiếm tỷ lệ 62,50%, ≥ 2mm 37,50%, Bên trái, bề dày 1-2mm là 66,67, ≥ 2 mm chiếm tỷ lệ 22,22%, < 1mm là 11,11%. Nghĩa là thương tổn ở giai đoạn tương đối sớm, bề dày mảng vữa < 1mm chiếm tỷ lệ ít.

So KQ của Đoàn Anh Tuấn và Nguyễn Hải Thủy (2007), ở bệnh nhân có bệnh lý bàn chân ĐTĐ bề dày mảng vữa 1-2mm chiếm tỷ lệ là 27,3% bên phải, 33,3% bên trái, bề dày mảng vữa > 2mm chiếm tỷ lệ rất lớn 72,7% bên phải, 70,59% bên trái.   

2. TƯƠNG QUAN

2.1. Tương quan giữa bề dày nội trung mạc (IMT) với hsCRP. Ridker và cộng sự trong một nghiên cứu bệnh – chứng cho thấy mức CRP ban đầu cao thì sau đó gia tăng biểu hiện các biểu hiện bệnh lý mạch máu ngoại biên. Đồng thời mức CRP càng cao thì nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên càng cao.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hsCRP huyết thanh tương quan thuận với IMT, r = 0,288, phương trình hồi quy y = 3,2406x – 0,637, P < 0,05, (Biểu đồ 3.4). Nghĩa là khi nồng độ hsCRP tăng thì bề dày nội trung mạc động mạch đùi tăng.

2.2. Tương quan giữa IMT và IR với huyết áp. Tăng HA là một trong những nguyên nhân kinh điển gây XVĐM, huyết áp cao làm tăng sinh tế bào cơ trơn dẫn đến dày lớp áo giữa động mạch, áp lực cao làm nội mạc tăng tính thấm đối với cholesterol Qua nghiên cứu chúng tôi, thấy có sự tương quan thuận giữa THA với bề dày nội trung mạc (r = 0,2774, p < 0,05).

Không có sự tương quan giữa HATr với bề dày nội trung mạc (r = 0,1186, p > 0,05), HATT với trở kháng động mạch đùi (r = 0,1756, p > 0,05), HATTr với trở kháng động mạch đùi (r = – 0,1706, p > 0,05). Điều này được giải thích do bệnh nhân đã điều trị thuốc hạ huyết áp trước đó vì thế trị số huyết áp trên thực tế không phản ánh một cách trung thực.

2.3. Tương quan giữa IMT và lipid máu. Vai trò của rối loạn lipid máu trong bệnh lý XVĐM đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của XVĐM, rối loạn lipid máu sẽ làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, dẫn đến XVĐM

Trong nghiên cứu của chúng tôi, TG tương quan với bề dày nội trung mạc (r = 0,252, P < 0,05). Không có sự tương quan giữa LDL-C (r = 0,23, p < 0,05), HDL-C (r = – 0,075, p > 0,05), TC (r = 0,231, p > 0,05) với bề dày nội trung mạc động mạch đùi chung.

Điều này có thể giải thích là nhóm nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rối loạn lipid máu chưa cao, tỷ lệ tăng LDL-C còn thấp (17,1%), tỷ lệ giảm HDL-C còn thấp (17,14%) hầu hết bệnh nhân mới phát hiện rối loạn lipid máu.

2.4. Tương quan giữa IMT với glucose máu. Sự phát triển rối loạn chức năng nội mạc thường xẩy ra trong bối cảnh của một tập hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương quan thuận với glucose máu (r = 0,272, P < 0,05). Phương trình hồi quy (Biểu đồ 3.8) cho thấy tăng nồng độ glucose máu thì bề dày nội – trung mạc tăng.

2.5. Tương quan giữa với trở kháng động mạch (IR) với lipid, glucose máu, hsCRP huyết thanh. RI là dấu chứng gián tiếp nói lên tình trạng cứng thành mạch hoặc hẹp động mạch, và liên quan đến hẹp do XVĐM.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự tương quan giữa bilan lipid với trở kháng động mạch đùi chung (TG: r = 0,267, p > 0,05; CT: r = 0,135, p > 0,05; LDL-C: r = 0,267, p > 0,05; HDL-C: r = – 0,031, p > 0,05), glucose máu (r = 0,0158, P > 0,05) và hsCRP huyết thanh (r = 0,13, P > 0,05). Sở dĩ như vậy là do các yếu tố này rối loạn với một tỷ lệ thấp, chưa gây ra một biến đổi rõ ở động mạch, kết quả RI trong giới hạn bình thường qua siêu âm cho thấy rõ điều đó.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu Xơ vữa động mạch đùi bằng siêu âm Doppler đánh giá IMT và IR động mạch trên 70 bệnh nhân béo dạng nam, chưa biết bệnh đái tháo đường trước đó, chúng tôi có kết luận sau :

1. Xơ vữa động mạch đùi.

– Bề dày nội – trung mạc động mạch đùi chung bên phải là 0,83 ± 0,20 mm., bên trái là 0,85 ± 0,24. Có 17.14% bệnh nhân có IMT bệnh lý, trong đó ở đùì phải là 10.0%, trái 15.51%; – Trở kháng động mạch đùi chung trong giới hạn bình thường Xơ vữa động mạch đùi chung.Tổng cọng có 10% bệnh nhân có mãng xơ vữa cả hai bên. Tỷ lệ XVĐM đùi chung bên phải là 11,43%, bề dày mãng vữa 1-2mm chiếm tỷ lệ là 62,50%, ≥ 2mm chiếm tỷ lệ là 37,50%.  Tỷ lệ XVĐM bên trái là 12,86%, bề dày 1-2mm chiếm tỷ lệ 66,67%, > 2mm chiếm tỷ lệ 22,22%.

2. Tương quan giữa các thành phần

Có sự tương quan thuận giữa IMT động mạch đùi chung với hsCRP huyết thanh (r = 0,288, p < 0,05), với triglycerid máu (r = 0,252, p < 0,05), và với glucose máu (r = 0,272, p < 0,05).RI động mạch đùi chung và HATT có tương quan thuận (r = 0,277, p < 0,05).

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Béo phì dạng nam làm gia tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, nhưng không biết nó có phải là yếu tố sinh xơ vữa hay không. Giả thuyết cho rằng vòng bụng có thể là tiền tố nguy cơ độc lập gây vữa xơ động mạch nhất là động mạch vành, động mạch chi dưới. Mục đích của nghiên cứu: đánh giá độ dày lớp nội trung mạc (IMT) và chỉ số trở kháng (IR) của động mạch chi dưới qua siêu âm Doppler. Đối tượng và PPNC: Nghiên cứu thực hiện trên 70 BN béo phì dạng nam chưa biết đã có bệnh đái tháo đường, đến khám và nhập viện tại Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế. Kết quả và kết luận– Có 17.14% bệnh nhân có IMT bệnh lý, trong đó ở đùi phải là 10.0%, trái 15.51%. Trở kháng ĐM đùi chung trong giới hạn bình thường. Có 10% bệnh nhân có mãng xơ vữa cả hai bên, bên phải là 11,43%, bên trái 12,86%,. Bề dày mãng vữa 1-2mm chiếm tỷ lệ là 62,50% bên phải, bên trái là lệ 66,67%, đường kính ≥ 2mm chiếm tỷ lệ là 37,50% bên P, bên T là 22,22%.. Có sự tương quan giữa IMT với hsCRP, (r = 0,288, p < 0,05). với triglycerid máu (r = 0,252, p < 0,05), với glucose máu (r = 0,272, p < 0,05. Tương quan thuận RI động mạch đùi chung với HATT (r = 0,2774, p < 0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Burke GL, Evans GW, Riley WA et al. Arterial wall thickness is associated with prevalent cardiovascular disease in middleaged adults: the Atherosclerosis in Communities (ARIC) Study. Stroke 1995; 26: 386–91. Editorials 13
  2. B. Krishnaswamy*, N Raja**, S Deepa (2006). “A Study of Peripheral Vascular Disease in Elderly and its Association with Coronary Artery Disease”  Journal of The Indian Academy of Geriatrics, 2006;2: 10-13
  3. E. HOUSLEY, FRCPED- P. M. ROTHWELL (2011).“The interrelation between carotid, femoral and coronary artery disease”. European Heart Journal (2001) 22, 11–14
  4. Dr. Jason Alexander – Dr. Melanie Walker (). “Peripheral Vascular Disease and Evaluation of the Acutely Cold Foot”. Vascular Surgery
  5. Ross R. Atherosclerosis. In: McGee J, Isaacson PG, Wright NA, eds. Oxford Textbook of Pathology. Oxford: Oxford University Press, 1992.
  6. Konstantinos Tziomalos, Hariklia V. Dimitroula (2010). “Effects of Lifestyle Measures, Anti-obesityAgents, and Bariatric Surgery on Serological Markers of Inflammation in Obese Patients”, Volume 2010,ArticleID364957,14 pages
  7. Rothwell PM, Villagra R, Gibson R, Donders R, Warlow CP (2000). “Evidence of a chronic cause of instability of atherosclerotic plaques”. Lancet 355: 19–24.
  8. Sodhi HS1, Shrestha SK2, Rauniyar R3, Rawat B4 (2007). “Prevalence of peripheral arterial disease by ankle-brachial index and its correlation with carotid intimal thickness and coronary risk factors in Nepalese population over the age of forty years”. Kathmandu University Medical Journal, Vol. 5, No. 1, Issue 17, 12-15

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …