NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, MỐI LIÊN QUAN, TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ
CHỈ SỐ LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BASEDOW
Cao Trường Sinh, Nguyễn Thị Hương
Đại học Y khoa Vinh
ABSTRACT
Study the characteristics, relationships, correlations between some clinical and subclinical in the basedow patient.
Aim: Study the characteristics, relationships, correlations between some clinical and subclinical in the Basedow patient. Objiect and methods: 51 patients Basedow, 9 males and 42 females averaged ages 40,9 ± 14,8; including 34 newly diagnosed patients and 17 outpatients. All patients are examined and undergo basic laboratory tests. Describe the results ontained and identify relationships and correlations by the software SPSS 20.0. Results: The proportion of patients with female : male ≈ 5 : 1, common symptoms: weight loss (92,2%), heart rate > 90 times/min (72,5%), trembling hands (86,3%), goiter (80,4%), palpitations(80,4%), ophthalmopathy (33,3%). Increased T3 (84,3%), increased FT4 (82,4%), reduced TSH (88,2%), sinus tachycardia (56,9%), left ventricular hypertrophy (27,5%), atrial fibrillation (9,8%), T3, FT4 and basic transformation increased follow toxemia levels (p < 0,05), correlation between heart rate and T3, FT4, TSH with r = 0,687; 0,712 and -0,7. Coclusion: Basedow patients have typical clinical and subclinical symptoms. Concentrations of T3, FT4, CHCS increase with levels of thyroid toxicity, heart rate correlated closely with T3, FT4, and TSH.
TÓM TẮT
Mục đích: Nghiên cứu đặc điểm, mối liên quan, tương quan giữa một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow. Đối tượng và phương pháp: 51 bệnh nhân Basedow; 9 nam, 42 nữ tuổi trung bình 40,9 ± 14,8; gồm 34 bệnh nhân mới phát hiện bệnh, 17 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú. Tất cả bệnh nhân đều được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm T3, FT4, TSH, điện tâm đồ, siêu âm tuyến giáp. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân Basedow nữ : nam ≈ 5:1, triệu chứng thường gặp: Gầy sút cân (92,2%), nhịp tim > 90 lần/phút (72,5%), run tay (86,3%), bướu giáp to (80,4%), hồi hộp đánh trống ngực (80,4%), lồi mắt (33,3%), tăng nồng độ hormon T3 (84,3%), tăng FT4 (82,4%), giảm TSH (88,2%), điện tâm đồ nhịp nhanh xoang (56,9%), dày thất trái (27,5%), rung nhĩ (9,8%), siêu âm tuyến giáp tăng sinh mạch (92,2%), nồng độ T3, FT4, CHCS tăng theo mức độ nhiễm độc giáp với p < 0,05, có sự tương quan chặt giữa nhịp tim và T3, FT4 và TSH với r = 0,687; 0,712 và -0,70. Kết luận: Bệnh nhân Basedow có các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng điển hình. Nồng độ T3, FT4, CHCS tăng theo mức độ nhiễm độc giáp, nhịp tim tương quan chặt với T3, FT4 và TSH.
Chịu trách nhiệm chính: Cao Trường Sinh
Ngày nhận bài: 1/10/2017
Ngày phản biện khoa học: 01/11/2017
Ngày duyệt bài: 07/11/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Basedow là một bệnh nội tiết thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới [1], [2]. Ở Việt Nam theo thống kê của Lê Huy Liệu bệnh Basedow chiếm 45,8% các bệnh nội tiết điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai [3]. Biểu hiện lâm sàng bệnh Basedow phong phú, đa dạng có nhiều trường hợp bệnh diễn biến từ từ khó nhận biết. Tỷ lệ Basedow chưa được chẩn đoán hiện là 1,72% [4]. Tình trạng nhiễm độc giáp càng kéo dài càng tăng nguy cơ tử vong và biến chứng đặc biệt bệnh tim mạch [1],[5]. Tuy nhiên sự hiểu biết về bệnh và tầm ảnh hưởng của Basedow của người dân còn hạn chế nên người bệnh thường tới khám và điều trị muộn. Để góp phần tìm hiểu về bệnh, phát hiện các dấu hiệu bất thường và đề phòng các biến chứng cũng như nâng cao hiệu quả điều trị chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: Nghiên cứu đặc điểm, mối liên quan, tương quan giữa một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An năm 2017.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 51 bệnh nhân được chẩn đoán Basedow đến khám mới và vào điều trị nội trú trong tuần đầu, 43 nữ, 9 nam, tuổi trung bình 40,9 ± 14,8
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang có phân tích.
Tất cả bệnh nhân đều được thăm khám phát hiện các triệu chứng lâm sàng và làm xét nghiệm định lượng nồng độ hormon T3, FT4, TSH máu, nồng độ cholesterol máu, điện tâm đồ, siêu âm tuyến giáp. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 20.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân bố theo tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ mắc bệnh Basedow ở nữ giới cao hơn với tỷ lệ nữ : nam ≈ 5:1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuổi trung bình 40,9 ± 14,8.
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân Basedow
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng thường gặp
Triệu chứng lâm sàng hay gặp: gầy sút cân, run tay, hồi hộp đánh trống ngực, bướu giáp lan tỏa, nhịp tim nhanh, lồi mắt (33,3%).
Bảng 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Bệnh nhân Basedow có giảm nồng độ TSH, tăng nồng độ T3, FT4 và tăng CHCS.
Bảng 3.4. Đặc điểm trên điện tâm đồ
Dấu hiệu hay gặp nhất trên điện tâm đồ ở bệnh nhân Basedow là nhịp nhanh xoang.
Bảng 3.5. Đặc điểm trên siêu âm tuyến giáp
3.3 Mối liên quan, tương quan giữa một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 3.6. Sự thay đổi T3, FT4, CHCS theo mức độ nhiễm độc giáp
T3, FT4, CHCS tăng theo mức độ nhiễm độc giáp với p < 0,05.
Bảng 3.7. Mối tương quan giữa nhịp tim và T3, FT4, TSH
Nhịp tim tăng theo mức tăng nồng độ T3, FT4 theo phương trình y = 4,34x + 74.8 và y = 0,517x + 76,2 với r = 0,687 và 0,712.
Nhịp tim tăng lên theo mức giảm nồng độ TSH theo phương trình y = 110,6 – 112,2x với r = -0,7.
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa huyết áp tâm thu và T3, FT4, TSH
Không có mối tương quan giữa huyết áp tâm thu và T3, FT4, TSH.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung ở bệnh nhân Basedow
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.1 cho thấy: Trong tổng số 51 bệnh nhân Basedow gặp 42 nữ là 82,4%, ở nam là 17,6% với tỉ lệ nữ : nam ≈ 5 : 1. Độ tuổi mắc bệnh Basedow trung bình là 40,9 ± 14,8, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi hay gặp nhất là 40 – 60 tuổi. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu phù hợp với bệnh cảnh Basedow kinh điển. Nghiên cứu của Lê Đức Hạnh trên 426 bệnh nhân Basedow tại Bệnh viện 108 cho thấy tỉ lệ nữ : nam là 5 : 1 [6]. Nghiên cứu của Nafissatou Diagne tỉ lệ nữ : nam là 7,3 và tuổi trung bình là 34,6 tuổi [7].
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân Basedow
Về đặc điểm lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở bảng 3.2.
Triệu chứng gầy sút cân là 47 người chiếm tỉ lệ 92,2% trong đó tỉ lệ gầy sút 10 – 20% TLCT chiếm tỉ lệ cao nhất 54,9%. Đây là triệu chứng quan trọng nếu không được phát hiện và điều trị dễ dẫn đến suy kiệt.
Triệu chứng run tay thường gặp ở bệnh nhân Basedow trong nghiên cứu của chúng tôi run ttay chiếm (86,3%).
Hồi hộp đánh trống ngực là triệu chứng cơ năng tim mạch thường gặp ở bệnh nhân Basedow (80,4%).
Đa số bệnh nhân Basedow có nhịp tim nhanh, trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm nhịp tim > 90 lần/phút chiếm tỉ lệ cao nhất 72,5%. Điều này phù hợp với những nghiên cứu trước đây.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 10 bệnh nhân (19,6%) không sờ thấy tuyến giáp trong đó có 6 bệnh nhân đã sử dụng thuốc điều trị. Đa số bệnh nhân có tuyến giáp to (80,4%) trong đó bướu giáp độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất 41,3%, bướu giáp độ 2 chiếm 39,1%. Nghiên cứu của Nafissatou Diagne số bệnh nhân có bướu giáp là 78,7% [7].
Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng cơ năng thường gặp là cộm mắt 45,1%, chói mắt 39,2%, lồi mắt chiếm 33,3%. Nghiên cứu của Lê Đức Hạnh nghiên cứu trên 426 bệnh nhân Basedow tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh mắt Basedow là 45,5% [6].
Một số triệu chứng khác nhận thấy trong nghiên cứu của chúng tôi như:Lo lắng khó ngủ (54,9%) và ra mồ hôi nhiều(52,9%) thường gặp nhất. Triệu chứng sợ nóng 39,2% trường hợp, rối loạn tiêu hóa 43,1%.
Một số triệu chứng cận lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân Basedow trong nghiên cứu của chúng tôi là: Trong 51 bệnh nhân, đa số có nồng độ TSH giảm 88,2%, số trường hợp có nồng độ T3 cao hơn bình thường chiếm 84,3%. nồng độ FT4 cao hơn giá trị bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất 82,4%, nồng độ cholesterol thấp chiếm 66,7%. Nghiên cứu của Nafissatou Diagne tất cả bệnh nhân Basedow được nghiên cứu có nồng độ TSH giảm [7].
Mặc dù điện tâm đồ không phản ánh được mức độ suy tim cường giáp nhưng là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá tình trạng nhịp tim, sự dẫn truyền dòng điện tim, trục tim…Trong bảng 3.4 chúng tôi thấy nhịp nhanh xoang (60,8%), dày thất trái (27,5%), rung nhĩ (9,8%) và ngoại tâm thu (5,9%). Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả các nghiên cứu của các tác giả khác.
Theo Đỗ Thị Tính cho thấy dấu hiệu nhịp nhanh xoang có 71,2%, rung nhĩ 28,8%, dày thất trái chiếm 65,4% [8].
Trên siêu âm tuyến giáp Tuyến giáp ở bệnh nhân Basedow chủ yếu có hiện tượng tăng sinh mạch( 92,2%), tăng thể tích tuyến giáp (88,2%) và trong đó có 80,4% bệnh nhân có bướu giáp lan tỏa.
4.3 Mối liên quan, tương quan giữa một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
Mối liên quan tương quan giữa một số chỉ số lâm sàng như nhịp tim, huyết áp tâm thu với nồng độ hormon giáp, TSH và CHCS được thể hiện trong bảng 3.6- 3.8.
Nồng độ hormon tuyến giáp T3, FT4, CHCS tăng lên theo mức độ nhiễm độc giáp.
Có sự tương quan thuận mức độ chặt giữa nhịp tim và nồng độ T3, FT4 (r = 0,687 và 0,712), điều này chứng minh nhịp tim nhanh ở bệnh nhân Basedow là do ảnh hưởng trực tiếp của nồng độ hormon tuyến giáp trong huyết thanh.
Phương trình tương quan y = 4,34x + 74,8 và y = 0,517x + 76,2. Qua phương trình tương quan này có thể giúp thầy thuốc sơ bộ đánh giá được nồng độ T3, FT4 dựa vào nhịp tim của bệnh nhân.
Có sự tương quan nghịch mức độ chặt chẽ giữa nhịp tim và nồng độ TSH
(r = – 0,7). Phương trình tương quan y = – 112,1x + 110,6, qua phương trình có thể giúp thầy thuốc sơ bộ đánh giá được nồng độ TSH dựa vào nhịp tim của người bệnh, giúp cho việc tiên lượng và đánh giá hiệu quả điều trị khi chưa có kết quả cận lâm sàng.
V. KẾT LUẬN
Bệnh nhân Basedow có các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng điển hình. Nồng độ T3, FT4, CHCS tăng theo mức độ nhiễm độc giáp, nhịp tim tương quan chặt với T3, FT4 và TSH. Cần triển khai các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh Basedow cho người dân để người bệnh đến khám phát hiện và điều trị sớm nhằm hạn chế tối đa các biến chứng .
TÀI LIỆU THAM KHÁO
- Nguyễn Phú Khang(2002),Bệnh học nội tập 2, Nxb quân đội nhân dân, tr. 455 – 480.
- Sherita H. Golden, Karen A. Robinson(2009),Prevalence and Incidence of Endocrine and Metabolic Disorders in the United States: A Comprehensive Review, J Clin Endocrinol Metab, June 2009, 94(6):1853–1878.
- Lê Huy Liệu(1991), Tình hình các bệnh nội tiết, Tập san Nội khoa(2), 13 – 17.
- Ane Garmendia Madariaga, Silvia Santos Palacios, Francico Guillen Grima (2014), The incidence and prevalence of thyroid dysfunction in Europe: A meta – analysis, J Clin Endorinol Metab, 99(3), 923 – 931.
- Giesecke P, Rosenqvist V (2017), Increased Cardiovascular Mortality and Morbidity in Patients treated for toxic nodular goiter compared to Graves’ Disease and Nontoxic Goiter, NCBI, 10.1089.
- Lê Đức Hạnh(2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng liên quan bệnh lý tuyến giáp và bệnh mắt Basedow, Tạp chí y học thực hành, 857(1), 69 – 71.
- Nafissatou Diagne, Atoumane Faye(2016), Epidemiological, clinical, therapeutic and evolutive aspects of Basedow – Graves disease in the Depatment of Internal Medicine at CHU Aristide Le Dantec, The Pan African Medical Journal 25: 6.7868.
- Đỗ Thị Tính (2010),“ Nghiên cứu biến đổi chức năng tim ở bệnh nhân Basedow” Đại học Y Hải Phòng.