NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP
Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Oanh Oanh
Học viện Quân y
ABSTRACT
Objective: Learn the relationship between some morphological, functional lower limb arteries with some clinical parameters, clinical approach in patients with type 2 diabetes have hypertension.
Subjects and Methods: The study was conducted in 86 subjects were treated at the department of Foot care, Science Requirements – Endocrinology Hospital. Divided into two groups: 54 patients with diabetes (diabetes mellitus) with type 2 hypertension (THA) and 32 patients with type 2 diabetes but not hypertension. All patients were asked doctor, blood pressure, taking blood tests and an ultrasound Doppler two-limb circuit.
The result: peak systolic velocity and thickness average middle-opening cabinet in patients ≥ 60 years of age was higher than among patients under 60 years old. The average age in the group of patients with femoral artery calcification (68.8 ± 10.37) compared with non-calcified group (61.31 ± 9.61). Patients with lipid disorders have inner middle layer thick mucous than patients without lipid disorders. In the group of patients with lipid disorders, the systolic velocity in the femoral artery average (91.69 cm / s) compared with patients without lipid disorders (85.85 cm / s).
Conclusion: Therefore, in patients with type 2 diabetes with hypertension should pay attention to dyslipidemia and medium thickness cabinet opening to prevent blood vessel complications segments namely atherosclerosis
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thu Hiền
Ngày nhận bài: 1.1.2016
Ngày phản biện khoa học: 15.1.2016
Ngày duyệt bài: 1.2.2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, đặc điểm của bệnh là do thiếu hụt nội tiết insulin tuyệt đối hoặc tương đối, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.
Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng của các cơ quan khác nhau như thận, mắt, thần kinh ngoại vi, tim, mạch máu, xơ vữa động mạch… Tỷ lệ tử vong ở bệnh ĐTĐ týp 2 do biến chứng xơ vữa động mạch là 70 – 75 %.
Vữa xơ động mạch là bệnh của mạch máu lớn được thể hiện bằng 2 loại tổn thương cơ bản đặc trưng là mảng vữa giàu cholesterol, tổ chức xơ xảy ra ở lớp nội mạc và một phần lớp trung mạc làm hẹp lòng mạch cản trở các dòng máu đến nuôi dưỡng tổ chức [1]. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
Xác định mối liên quan giữa một số chỉ số hình thái, chức năng động mạch chi dưới với một số thông số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở 86 đối tượng đang điều trị tại khoa Chăm sóc bàn chân, Khoa Yêu cầu – Bệnh viện Nội tiết Trung Ương. Các đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm:
* Nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp: 54 bệnh nhân
* Nhóm chứng là 32 bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 nhưng không có tăng huyết áp.
2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả, tiến cứu, thiết kế cắt ngang, so sánh nhóm bệnh với nhóm chứng.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích, cỡ mẫu thuận tiện
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: tỷ lệ người bệnh phân bố ở hai nhóm tuổi và hai giới là tương đương nhau.Tuổi trung bình của nữ cao hơn nam (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê).
Bảng 2: Mối liên quan giữa hình thái và chức năng của siêu âm Doppler mạch với tuổi
Nhận xét: ở độ tuổi từ 60 động mạch đùi và động mạch khoeo có vận tốc đỉnh tâm thu và chiều dày nội trung mạc cao hơn so với độ tuổi dưới 60, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3: Mối liên quan giữa hình thái và chức năng của siêu âm Doppler mạch với RLLP
Nhận xét: tại các vị trí động mạch đùi chung, khoeo, mu chân và chày sau chiều dầy nội trung mạc ở bệnh nhân có rối loạn lipid cao hơn chiều dầy nội trung mạc ở bệnh nhân không có rối loạn lipid.
Vận tốc đỉnh tâm thu ở bệnh nhân có rối loạn lipid cao hơn vận tốc đỉnh tâm thu ở bệnh nhân không có rối loạn lipid, đặc biệt ở động mạch đùi chung sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4:. Mối liên quan giữa vôi hóa động mạch với tuổi của nhóm nghiên cứu
Nhận xét: tuổi trung bình ở bệnh nhân có vôi hóa động mạch cao hơn bệnh nhân không có vôi hóa động mạch, đặc biệt ở động mạch đùi sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
IV. BÀN LUẬN
1. Tuổi và giới
Theo nhiều tài liệu trước đây, bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thường gặp ở độ tuổi trung niên và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh và gặp ở lứa tuổi trẻ hơn thậm chí ở thanh niên
Trong kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler động mạch hai chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý bàn chân của Đoàn Anh Tuấn độ tuổi trung bình của bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý bàn chân ở nam 51,8 và nữ là 61,8 [2].
Theo các nghiên cứu ở Mỹ tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường trên 40 tuổi là 20% và trên 50 tuổi là 29% và dự đoán trong những năm gần đây tỷ lệ này còn tăng nữa [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh lý bàn chân kết quả từ bảng 1 cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu khá cao 60,27 ± 11,72 tuổi trung bình của nữ cao hơn nam, tuổi thấp nhất là 30 tuổi, tuổi cao nhất là 88 tuổi. Nữ chiếm tỷ lệ 51,2% nam chiếm tỷ lệ 48,8% phù hợp với các kết quả trên.
2. Mối liên quan giữa hình thái và chức năng của siêu âm Doppler mạch với tuổi
Độ dày nội trung mạc động mạch đã thu hút sự chú ý của nhiều công trình nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu độ dầy nội trung mạc nhất là của động mạch đùi là chỉ điểm có độ nhạy cao trong giai đoạn sớm nhất vữa xơ động mạch. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng thấy mối tương quan giữa độ dày nội trung mạc ĐM và bệnh tim mạch cũng như với các yếu tố nguy cơ tim mạch [8].
Belcaro G và cộng sự (1995) khi theo dõi tiến triển của xơ mỡ động mạch cận lâm sàng trong 6 năm và đánh giá độ dày nội trung mạc trung bình tại vị trí chia đôi động mạch cảnh và động mạch đùi đã kết luận phương pháp đo IMT có thể chứng minh sự tiến triển của nội mạc mạch liên quan đến tuổi già của quần thể [7].
Nguyễn Hải Thủy (1996) tỷ lệ tổn thương động mạch hai chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tăng dần theo tuổi và xảy ra sớm hơn so với người không bị ĐTĐ trung bình khoảng 10 năm [3].
Qua khảo sát kết quả từ bảng 2 chúng tôi cũng tìm thấy mối liên quan giữa chỉ số IMT và vận tốc đỉnh tâm thu của siêu âm mạch theo tuổi. Cụ thể: giá trị trung bình vận tốc tâm thu và IMT của ĐM ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi thấp hơn so với bệnh nhân từ 60 tuổi trở nên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ĐM đùi và ĐM khoeo. Bảng 4 tại ĐM đùi tuổi trung bình của bệnh nhân bị vôi hóa ĐM cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không bị vôi hóa ĐM.
3. Mối liên quan giữa hình thái và chức năng của siêu âm Doppler mạch với RLLP
Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ xơ mỡ động mạch từ 2 đến 6 lần, trong đó một phần là do tăng lipid máu và một số yếu tố khác [4].
Qua bảng 3 chúng tôi thấy rằng độ dầy nội trung mạc tại các vị trí ĐM đùi, khoeo, mu chân và chày sau ở nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid cao hơn có ý nghĩa với bề dày nội trung mạc ở nhóm bệnh nhân không có RLLP. Vận tốc đỉnh tâm thu tại các vị trí động mạch ở nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid cao hơn nhóm bệnh nhân không có rối loạn lipid, đặc biệt sự khác biệt có ý nghĩa ở ĐM đùi.
Theo Frammingham (1989) tăng cholesterol toàn phần làm tăng tỷ lệ viêm tắc động mạch hai chi dưới 51,9% so với người bình thường 9,8% [5].
Thực chất rối loạn lipid, ĐTĐ, tăng huyết áp nằm trong bệnh cảnh chung của hội chứng chuyển hóa. Các thành phần này đan xen gây ra nhiều hội chứng phức tạp đặc biệt trên mạch máu gây ra xơ vữa và tổn thương ĐM. Do đó cần làm siêu âm động mạch chi dưới sớm ở những đối tượng này.
KẾT LUẬN
– Vận tốc đỉnh tâm thu trung bình và bề dày nội trung mạc ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi. Tuổi trung bình ở nhóm bệnh nhân bị vôi hóa động mạch đùi (68,8 ± 10.37) cao hơn so với nhóm không vôi hóa (61,31 ± 9.61).
– Bệnh nhân rối loạn lipid có lớp nội trung mạc dày hơn so với bệnh nhân không rối loạn lipid. Ở nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid vận tốc thì tâm thu trung bình tại động mạch đùi (91,69cm/s) cao hơn so với bệnh nhân không có rối loạn lipid (85,85 cm/s).
Bởi vậy, ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA cần lưu tâm đến rối loạn lipid máu và bề dày nội trung mạc bằng phương pháp siêu âm Doppler mạch để đề phòng biến chứng về mạch máu cụ thể là các mảng vữa xơ động mạch.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa một số chỉ số hình thái, chức năng động mạch chi dưới với một số thông số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu được tiến hành ở 86 đối tượng đang điều trị tại khoa Chăm sóc bàn chân, Khoa Yêu cầu – Bệnh viện Nội tiết Trung Ương. Chia thành 2 nhóm: 54 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có tăng huyết áp (THA) và 32 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nhưng không THA. Tất cả bệnh nhân đều được hỏi khám bệnh, đo huyết áp, lấy máu xét nghiệm và tiến hành siêu âm Doppler mạch máu hai chi dưới.
Kết quả: Vận tốc đỉnh tâm thu trung bình và bề dày nội trung mạc ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi. Tuổi trung bình ở nhóm bệnh nhân bị vôi hóa động mạch đùi (68.8 ± 10.37) cao hơn so với nhóm không vôi hóa (61.31 ± 9.61). Bệnh nhân rối loạn lipid có lớp nội trung mạc dày hơn so với bệnh nhân không rối loạn lipid. Ở nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid vận tốc thì tâm thu trung bình tại động mạch đùi (91.69 cm/s) cao hơn so với bệnh nhân không có rối loạn lipid (85.85 cm/s).
Kết luận: Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA cần lưu tâm đến rối loạn lipid máu và bề dày nội trung mạc để đề phòng biến chứng về mạch máu cụ thể là các mảng vữa xơ động mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thái Hồng Quang (2012), Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản y học, tr 6-20.
- Đoàn Anh Tuấn và Nguyễn Hải Thủy (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler động mạch hai chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý bàn chân, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y dược Huế.
- Nguyễn Hải Thủy (1996), Nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh và động mạch hai chi dưới bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc Insuline bằng siêu âm bằng phát hiện sớm vữa xơ động mạch, Luận án phó tiến sĩ, Đại học y Hà Nội.
- Trần Hữu Dàng, Nguyễn Hải Thủy (2009), “Rối loạn lipid máu”, Giáo trình sau đại học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 246-269.
- Nguyễn Hải Thủy (2009), “Bệnh động mạch hai chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường”, Bệnh tim mạch trong đái tháo đường, Nhà xuất bản đại học Huế.
- American Diabetes Association (2003), “Peripheral Arterial Diasease in People With Diabetes”, Diabetes Care, Volume 26, Number 12, December 2003, pp. 3333-3341.
- Belcaro G., Laurora G., Cesarone MR. et al. (1995), “Peripheral artery disease in patients with conronary artery disease”, Vasa, 24(3), pp. 227-232.
- Ebrahim S., Praracosta O., Whincup P. et al. (1999), “Carotid plaque intima-media thickness, cardiovascular rick factor and prevalent cardiovascular disease in men and women”, Stroke, 30, pp. 841-850.
- Murabito JM, D’Agostino RB, Silbershatz H, Wilson WF: Intermittent claudication: a risk profile from the Framingham Heart Study. Circulation 96:44–49, 1997
- Hiatt WR: Medical treatment of peripheral arterial disease and claudication.N Engl J Med 344:1608–1621, 2001
- Criqui MH: Peripheral arterial disease: epidemiological aspects. Vascular Medicine 6(Suppl. 1):3–7, 2001
- Bernstein EF, Fronek A: Current status of non-invasive tests in the diagnosis of peripheral arterial disease. Surg Clin North Am 62:473–487, 1982
- Elhadd TA, Robb R, Jung RT, Stonebridge PA, Belch JJF: Pilot study of prevalence of asymptomatic peripheral arterial occlusive disease in patients with diabetes attending a hospital clinic. Practical Diabetes Int 16:163–166, 1999
- Hirsch AT, Criqui MH, Treat-Jacobson D,Regensteiner JG, Creager MA, Olin JW, Krook SH, Hunninghake DB, Comerota AJ, Walsh ME, McDermott MM, Hiatt WR: Peripheral arterial disease detection,awareness, and treatment in primary care. JAMA 286:1317–1324, 2001
- Weitz JI, Byrne J, Clagett GP, Farkouh ME, Porter JM, Sackett DL, Strandness DE Jr, Taylor LM: Diagnosis and treatment of chronic arterial insufficiency of the lower extremities: a critical review. Circulation 94:3026–3049, 1996
- Dormandy JA, Rutherford RB: Management of peripheral arterial disease (PAD): TASC Working Group: TransAtlantic Inter- Society Concensus (TASC). J Vasc Surg 31:S1–S296, 2000
- Dolan NC, Liu K, Criqui MH, Greenland P, Guralnik JM, Chan C, Schneider JR, Mandapat AL, Martin G, McDermott MM: Peripheral artery disease, diabetes, and reduced lower extremity functioning. Diabetes Care 25:113–120, 2002
- McDaniel MD, Cronenwett JL: Basic data related to the natural history of intermittent claudication. Ann Vasc Surg 3:273–277, 1989
- Beckman JA, Creager MA, Libby P: Diabetes and atherosclerosis: epidemiology, pathophysiology, and management. JAMA 287:2570–2581, 2002
- Ridker PM, Cushman M, Stampfer MJ, Tracy RP, Hennekens CH: Plasma concentration of C-reactive protein and risk of developing peripheral vascular disease. Circulation 97:425–428, 1998
- Veves A, Akbari CM, Primavera J, Donaghue VM, Zacharoulis D, Chrzan JS, De- Girolami U, LoGerfo FW, Freeman R: Endothelial dysfunction and the expression of endothelial nitric oxide synthetase in diabetic neuropathy, vascular disease,and foot ulceration. Diabetes 47:457–463,1998
- Steinberg HO, Baron AD: Vascular function, insulin resistance and fatty acids. Diabetologia 45:623–634, 2002
- Tsao PS, Wang B, Buitrago R, Shyy JY,Cooke JP: Nitric oxide regulates monocyte chemotactic protein-1. Circulation 96:934–940, 1997
- Leng GC, Price JF, Jepson RG: Lipid-lowering for lower limb atherosclerosis (Cochrane Review). Cochrane Database Syst Rev 2:CD000123, 2000
- Randomised trial of cholesterol lowering in 4444 patients with coronary heart disease:the Scandinavian Simvastatin Survival Study (4S). Lancet 344:1383–1389,1994