Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng Holter điện tâm đồ 24h

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN 

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 BẰNG HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24H

 Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Thu Minh, Trần Thúy Hằng

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

 ABSTRACT

Objective: Learn the association between cardiac arrhythmias with a number of risk factors in patients with type 2 diabetes. Subjects and Methods: The study conducted 43 patients with type 2 diabetes mellitus is an inpatient in respiratory endocrinology and cardiology Central Hospital of Taiyuan. All patients were examined, asked patients, blood pressure, blood drawn for testing and holter ECG 24h mounted to track. Results: The proportion of patients with type 2 diabetes have high blood pressure or lipid metabolism disorders arrhythmia was higher than patients with type 2 diabetes without hypertension and no lipid metabolism disorders . Patients with type 2 diabetes have a habit of smoking rate higher arrhythmia patients with type 2 diabetes do not smoke. Conclusions: In patients with type 2 diabetes need to control the problem of hypertension and lipid metabolism disorders and harmful habits such as smoking.

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thu Hiền

Ngày nhận bài: 1.1.2016

Ngày phản biện khoa học: 15.1.2016

Ngày duyệt bài: 1.2.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất ở nhiều nước, là một thách thức đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.

Bệnh ĐTĐ gây ra rất nhiều biến chứng, một trong những biến chứng hay gặp nhất là biến chứng về tim mạch. Trong đó các biến chứng như thiếu máu cơ tim(TMCT) và bệnh lý thần kinh tự động của tim(TKTĐ) gây rối loạn nhịp tim(RLNT) thường xảy ra sớm ở phần lớn các trường hợp và không có triệu chứng trong nhiều năm trước khi có biểu hiện lâm sàng cần can thiệp. Đặc biệt khi có kèm theo các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp (THA), rối loạn chuyển hoá lipid, béo phì…[1]

Vì vậy, việc đánh giá RLNT và BTNT trên Holter điện tim là một điều cần thiết trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và qua đó  cần có chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có yếu tố nguy cơ. Vì
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với  mục tiêu sau:

Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim với một số các yếu tố nguy cơ ở các bệnh nhân bị ĐTĐ týp 2.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

43 bệnh nhân ĐTĐ týp 2, điều trị nội trú tại khoa Nội Nội tiết – Hô hấp và khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp: Tiến cứu, cắt ngang, mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và rối loạn nhịp tim trên Holter.

– Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.

III. KẾT QUẢ

Bảng 1.  Đặc điểm chung về tuổi, giới nhóm nghiên cứu.

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh phân bố ở hai nhóm tuổi và hai giới là tương đương nhau

Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 57 tuổi, cao nhất 78 tuổi, thấp nhất 35 tuổi.

Bảng 2. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim trên holter điện tâm đồ 24 giờ và tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn nhịp ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp cao hơn bệnh nhân đái tháo đường không có tăng huyết áp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim trên holter điện tâm đồ 24 giờ và rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Nhận xét: Bệnh nhân có đái tháo đường kèm theo rối loạn lipid tỷ lệ rối loạn nhịp tim cao hơn so với bệnh nhân không có rối loạn lipid. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim trên holter điện tâm đồ 24 giờ và tính trạng hút thuốc lá (thuốc lá) ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Nhận xét: Bệnh nhân bị đái tháo đường có thói quen hút thuốc lá bị rối loạn nhịp cao hơn bệnh nhân đái tháo đường không hút thuốc lá. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

IV. BÀN LUẬN

1. Tuổi và giới

Theo nhiều tài liệu nhiên cứu trước đây, bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thường gặp ở độ tuổi trung niên và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Nhưng trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu dịch tễ đã nhận thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh và gặp ở lứa tuổi trẻ hơn, thậm chí ở thanh niên. Điều đó đã đặt ra vấn đề lớn trong dự phòng và điều trị căn bệnh có tính chất xã hội ngày càng cao này. Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạch máu lớn, biến chứng mạch máu nhỏ trong đó tổn thương trên hệ tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Trong kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới nam và nữ là tương đương nhau, độ tuổi trung bình hay gặp là 57, thấp nhất là 35 tuổi, cao nhất là 78 tuổi. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Tá Đông, Hoàng Anh Tiến khi nghiên cứu rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim trên Holter điện tim ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới nam và nữ là tương đương nhau [2].

Các tác giả Nguyễn Hữu Chức, Nguyễn Kim Lương (2010) và Nguyễn Hải Thủy (1996) khi nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có biến chứng tim mạch cũng đưa ra kết quả tương tự [3],[4].

2. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp trên Holter điện tâm đồ 24h và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

Chúng tôi thấy rằng: bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA tỷ lệ rối loạn nhịp tim cao hơn bệnh nhân ĐTĐ không THA, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tác giả Nguyễn Tá Đông và Hoàng Anh Tiến [2], tác giả Nguyễn Doãn Sơn và Nguyễn Thị Nhạn cũng có kết quả tương tự. THA trong ĐTĐ là một vấn đề lớn, nó xuyên suốt quá trình diễn tiến của ĐTĐ[5]. Chúng tôi đặt vấn đề này vào trọng tâm của các nghiên cứu về sau, nên tiến hành nghiên cứu rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo các giai đoạn khác nhau của bệnh như giai đoạn tiền ĐTĐ, giai đoạn rối loạn dung nạp Glucose, chưa có biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ…

Khi tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim và rối loạn lipid chúng tôi có được kết quả như sau: Bệnh nhân có rối loạn lipid tỷ lệ rối loạn nhịp là 62,8% cao hơn nhiều so với bệnh nhân ĐTĐ không rối loạn lipid. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đặc biệt chúng tôi cũng nhận thấy rằng bệnh nhân ĐTĐ có hút thuốc lá bị rối loạn nhịp cao hơn hẳn so với bệnh nhân ĐTĐ không hút thuốc lá, điều này phù hợp với rất nhiều y văn đã và đang nói tới tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe nói chung và với hệ tim mạch nói riêng.

V. KẾT LUẬN

Tỷ lệ rối loạn nhịp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp cao hơn bệnh nhân đái tháo đường không có tăng huyết áp.

Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có rối loạn lipid máu tỷ lệ rối loạn nhịp cao hơn bệnh nhân không có rối loạn lipid.

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thói quen hút thuốc lá bị rối loạn nhịp cao hơn bệnh nhân đái tháo đường không hút thuốc lá.

Bởi vậy, ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cần kiểm soát tốt về huyết áp, rối loạn lipip, thói quen có hại như hút thuốc lá để đề phòng các
biến chứng đặc biệt là biến chứng rối loạn nhịp tim.

 TÓM TẮT

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim với một số các yếu tố nguy cơ ở các bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành 43 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị nội trú tại khoa nội tiết hô hấp và khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tất cả các bệnh nhân đều được khám, hỏi bệnh, đo huyết áp, lấy máu xét nghiệm và lắp holter điện tâm đồ 24h để theo dõi.Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp hoặc rối loạn chuyển hóa lipid bị rối loạn nhịp cao hơn so với bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không có tăng huyết áp và không có rối loạn chuyển hóa lipid. Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thói quen hút thuốc lá tỷ lệ rối loạn nhịp cao hơn bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không hút thuốc lá. Kết luận: Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cần kiểm soát tốt về vấn đề tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid và những thói quen có hại như hút thuốc lá.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Hữu Dàng (2011), “Đái tháo đường”, Bệnh nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản giáo dục việt nam, tr 268-298.
  2. Nguyễn Tá Đông, Hoàng Anh Tiến (2000), “Rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim trên Holter điện tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp”, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, tr 629-639.
  3. Nguyễn Hữu Chức, Nguyễn Kim Lương (2010), Nghiên cứu tình trạng động mạch lớn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên
  4. Nguyễn Hải Thủy (1996), Nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh và động mạch hai chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin bằng siêu âm Doppler màu phát hiện sớm vữa xơ động mạch, Luận án phó tiến sỹ Đại học Y Hà Nội.
  5. Nguyễn Doãn Sơn, Nguyễn Thị Nhạn (2011), Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp tư thế và Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Tạp trí nội tiết đái tháo đường, tr 706-714

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …