Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường máu kém ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT
ĐƯỜNG MÁU KÉM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Phạm Thị Ánh Huy

Bệnh viện C Đà Nẵng

ABSTRACT

STUDY OF SOME FACTORS RELATED TO POOR GLYCEMIC CONTROL IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES

Objectives: (1) to evaluate the  factors related to poor glycemic control in type 2 diabetic patients and (2)  to identify the relationship between the several factors related to poor glycemic control basing on the levels of plasma HbA1c. Patients and methods: 103 patients with type 2 diabetes are not good glycemic control (HbA1c> 7%). Horizontal – cut descriptive study. Results: HbA1c average: 9.58 ± 1.77(%); HbA1c with time detection of diabetes (r =1.46; p= 0.05); with obesity (r : 0.27; p = 0.006); with have comorbid conditions (r =0.15; p= 0.007); with non-compliance with treatment (r =3.03; p < 0.0001); with cholesterol total (r =3.46; p= 0.0008); with systolic blood pressure (r =0.26; p = 0.005). Conclusions: There is a multi-factor correlation (time detection of diabetes, obesity, have comorbid conditions, non-compliance with treatment, cholesterol total, systolic blood pressure) with HbA1c.

Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Ánh Huy

Ngày nhận bài: 1.10.2015

Ngày phản biện khoa học: 15.11..2015

Ngày duyệt bài: 22.11.2015

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) nhân ngày Đái tháo đường thế giới năm 2013 có khoảng 382 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường, với hai phần ba con số này xảy ra ở các nước đang phát triển và có khoảng 5,1 triệu người chết vì các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra, tiêu tốn hết 548.000.000.000$  cho chăm sóc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới vào năm 2013. Nếu bệnh nhân đái tháo đường type 2 được kiểm soát đường máu tốt sẽ giảm đáng kể các biến chứng vi mạch do bệnh lý này gây ra như nghiên cứu DKPDS đã chứng minh. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo kiểm soát đường máu tốt khi Hemoglobin A1c (HbA1c) < 7%. Tuy nhiên việc kiểm soát tốt đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 hiện nay còn chiếm tỷ lệ khá thấp. Theo M. Khattab et al. (2010) nghiên cứu trên 917 bệnh nhân đái tháo đường type 2 có 65,1% bệnh nhân có HbA1c ≥ 7%. Để tìm hiểu lý do vì sao việc kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:

  1. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường máu kém.
  2. Đánh giá tương quan giữa các yếu tố liên quan đến kiểm soát đường máu kém với HbA1c.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

  • Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh đái tháo đường type 2 không được kiểm soát đường máu tốt (với HbA1c > 7%).
  • Địa điểm : Khoa Nội Tiết Bệnh Viện C Đà Nẵng.
  • Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2014- tháng 9/2014.

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn mẫu thuận lợi: n = 103.

2.3. Các bước nghiên cứu

2.3.1. Lâm sàng: Khai thác thông tin của bệnh nhân về: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường, việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm: chế độ ăn uống (bao gồm thói quen hút thuốc lá, uống rượu – bia, cafe có đường glucose, tập thể dục, thuốc uống hoặc chích insulin), đo vòng bụng, chỉ số khối cơ thể, huyết áp động mạch.

2.3.2. Cận lâm sàng: Bệnh nhân được lấy máu buổi sáng khi nhịn đói ít nhất 8 giờ tại khoa Sinh hóa Bệnh viện C Đà Nẵng. Xét nghiệm đường máu đói, HbA1c, Bilan lipid bao gồm các chỉ số: Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-C, LDL-C.

2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán

2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2013: Dựa trên tiêu chí chẩn đoán của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA 2013), thỏa mãn một trong bốn điều kiện sau

  1. Glucose huyết tương lúc đói (nhịn đói trong vòng 8 giờ) G0 ≥ 7 mmol/l; hoặc
  2. Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm các triệu chứng tăng glucose máu điển hình hoặc các triệu chứng của cơn tăng glucose máu cấp; hoặc
  3. Glucose huyết tương hai giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (uống nhanh trong vòng 5 phút với 75g glucose hòa 200 ml nước sôi nguội) G2 ≥ 11,1 mmol/l; hoặc
  4. HbA1c ≥ 6,5% (làm ở labo xét nghiệm đã được chuẩn hóa)

Chẩn đoán xác định ĐTĐ khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn trên (tiêu chuẩn 1, 3 và 4 cần xét nghiệm lại ở một thời điểm khác).

2.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VII:

Chẩn đoán tăng huyết áp khi: HATT ≥ 140 mmHg hoặc HATTr ≥ 90 mmHg ở ít nhất hai lần đo khác nhau; hoặc bệnh nhân đang được dùng thuốc hạ huyết áp.

2.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì theo ASEAN 2000 dành cho người Châu Á

2.4.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dạng nam theo WHO dành cho người Châu Á: Béo phì dạng nam khi vòng bụng ở nam ≥ 90 cm, vòng bụng ở nữ ≥ 80 cm.

2.4.5. Tiêu chuẩn phân loại thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường theo ADA(2007): ≤ 7 năm và > 7 năm.

2.4.6. Tiêu chuẩn phân loại kiểm soát đường huyết theo ADA(2007):

  • Kiểm soát đường huyết tốt: HbA1c < 7%.
  • Kiểm soát đường huyết kém: HbA1c 7%.
    • Tiêu chí phân loại lipid bất thường dựa trên các tiêu chuẩn của ADA(2004)
  • Tăng cholesterol máu: ≥ 5.2mmol/l.
  • HDL-C máu thấp: nam < 0.9mmol/l; nữ <1mmol/l.
  • LDL-C máu cao: : ≥ 2.6mmol/l.
  • Triglycerid máu cao: : ≥ 1.7mmol/l.

2.5. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Một số các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kiểm soát đường máu.

Bảng 1. Một số đặc điểm lâm sàng

Tuổi trung bình: 67,66 ± 9,69; BMI trung bình: 24,17 ± 2,94 (kg/m2); Vòng bụng trung bình: 90,9 ± 7,78  (cm).

Tuổi là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường. Theo nghiên cứu của Vũ Tiến Thăng, tuổi bệnh nhân càng cao thì càng khó đạt được đích điều trị.

Theo tác giả Nguyễn Khánh Ly, Nguyễn Thị Bích Đào (2013) nghiên cứu trên 633 bệnh nhân đái tháo đường type 2 ghi nhận : Tuổi trung bình là 64,2 ± 10,6 năm.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì, béo phì dạng nam là nguyên nhân quan trọng đến sự đề kháng insulin.

Bảng 2. Một số đặc điểm cận lâm sàng

Qua phân tích trên chúng tôi thấy sự kiểm soát đường máu ở đối tượng nghiên cứu kém với đường máu đói trung bình: 11,86 ± 6,7 (mmol/l); HbA1c trung bình: 9,58 ± 1,77(%).  Chỉ số LDL-cholesterol cao (2,78 ± 0,97).

Kiểm soát đường máu chặt chẽ sẽ ngăn ngừa và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường, giảm được các biến cố tim mạch,tỷ lệ tàn tật và tỷ lệ tử vong. Từ đó giảm được gánh nặng cho gia đình và cho cộng đồng.

Tuy nhiên việc tuân thủ điều trị cũng như vấn đề theo dõi quản lý bệnh nhân đái tháo đường còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên trên thực tế việc kiểm soát đường máu chưa đạt được như theo khuyến cáo.

Rối loạn lipid máu tham gia vào sự hình thành các mãng xơ vữa làm ăng nguy cơ biến chứng mạch máu. Đái tháo đường thường đi kèm với rối loạn chuyển hóa lipid, đây cũng có thể là hậu quả của tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

3.2. Mối tương quan giữa các yếu tố liên quan đến kiểm soát đường máu kém với HbA1c.

Qua phân tích hồi quy đa biến giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với chỉ số HbA1c chúng tôi thấy có sự tương quan đa yếu tố (thời gian phát hiện ĐTĐ; béo phì; béo phì dạng nam; có bệnh kèm theo; không tuân thủ điều trị) với HbA1c. Nhóm bệnh nhân không tuân thủ điều trị có sự tương quan rõ rệt với tỷ lệ HbA1c với p < 0.0001.

Bảng 3.

Theo tác giả Vũ Thùy Thanh (2014) nghiên cứu trên 1160 bệnh nhân ghi nhận mức độ kiểm soát Glucose máu không tốt tăng dần theo thời gian mắc bệnh.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thùy Ngân (2014) nghiên cứu trên 138 bệnh nhân ghi nhận nhóm bệnh nhân không tuân thủ điều trị có HbA1c không đạt cao gấp 7,21 lần so với nhóm tuân thủ điều trị.

Theo tác giả Hứa Thành Nhân (2014) nghiên cứu trên 600 bệnh nhân đái tháo đường type 2 ghi nhận  gần 2/3 bệnh nhân không được kiểm soát đường máu tốt.

Bảng 4.

Qua phân tích phương trình hồi quy đa biến giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với chỉ số HbA1c chúng tôi thấy có sự tương quan đa yếu tố (Cholesterol toàn phần; huyết áp tâm trương; huyết áp tâm thu) với HbA1c. Nhóm bệnh nhân có tăng cholesterol có tương quan rõ với tỷ lệ HbA1c với p = 0.0008.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Lương (2012) trên 262 bệnh nhân đái tháo đường type 2 ghi nhận có mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với huyết áp tâm thu và bilan lipid máu.

IV. KẾT LUẬN

  • Bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường máu kém với HbA1c trung bình: 9,58 ± 1,77(%). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường máu kém gồm: thời gian phát hiện ĐTĐ; béo phì; béo phì dạng nam; có bệnh kèm theo; không tuân thủ điều trị; trong đó nhóm bệnh nhân không tuân thủ điều trị có tương quan rõ với việc khó kiểm soát đường huyết. Có sự tương quan đa yếu tố (Cholesterol toàn phần; huyết áp tâm trương; huyết áp tâm thu) với HbA1c.

TÓM TẮT

Mục tiêu: (1) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường máu kém (2) Mối tương quan giữa các yếu tố liên quan đến kiểm soát đường máu kém với HbA1c. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu trên 103 bệnh nhân đái tháo đường type 2 có HbA1c > 7%) , phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: HbA1c trung bình: 9,58 ± 1,77(%). HbA1c tương quan với thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường (r =1.46; p= 0.05); với béo phì (r : 0.27; p = 0.006); với có bệnh kèm theo (r =0.15; p= 0.007); với không tuân thủ điều trị (r =3.03; p < 0.0001); với cholesterol toàn phần (r =3.46; p= 0.0008); với huyết áp tâm thu (r =0.26; p = 0.005). Kết luận: Có sự tương quan đa yếu tố (thời gian phát hiện đái tháo đường; béo phì; có bệnh kèm theo; không tuân thủ điều trị cholesterol toàn phần; huyết áp tâm thu)) với HbA1c.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Mai Thế Trach, Nguyễn Thy Khuê (2007), “Nội tiết học đại cương”, NXB Y học TPHCM, tr 388-390.
  2. Nguyễn Khánh Ly, Nguyễn Thị Bích Đào (2014), “Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đa yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến quận”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,(4),tr.44.
  3. Nguyễn Thị Thùy Ngân, Đỗ Thị Tính (2011), “Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát Glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa Nội tiết- bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2011”, Kỷ yếu Nội Tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII,tr.33-34.
  4. Hứa Thành Nhân, Nguyễn Thy Khuê (2014), “Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 đạt mục tiêu HbA1c tại phòng khám chuyên khoa đái tháo đường ở TP Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Nội Tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII,tr.35.
  5. Vũ Thùy Thanh và cs (2014), “Kiểm soát Glucose máu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai”, Kỷ yếu Nội Tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII,tr.32.
  6. Khattab et al (2010), Factors associated with poor glycemic control among patients with type 2 diabetes, Journal of Diabetes and Its complications, pp.84-89.
  7. American Diabetes Association (2013), Diagnosis and classification of Diabetes Mellitus, Diabetes care, pp.67-74.
  8. Deborah Taira Juarez et al (2012), Factors associated with poor glycemic variability among diabetes patients in Hawaii 2006- 2009, Centers for Disease Control and prevention.
  9. World Health Organizaton (2011), Use of Glycated Hemoglobin (HbA1c) in the diagnosis of Diabetes Mellitus, Abbreviated Report of a WHO Consultation.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …