Nghiên cứu tiền đái tháo đường trên đối tượng cán bộ chiến sỹ

NGHIÊN CỨU TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN ĐỐI TƯỢNG CÁN BỘ CHIẾN SỸ

Trương Xuân Hùng

Bệnh viện 199 – Bộ Công An

DOI: 10.47122/vjde.2021.46.15

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát 1250 cán bộ chiến sỹ chiến sỹ khu vực miền trung – Tây nguyên bằng xét nghiệm đường huyết lúc đói, nghiệm pháp tăng đường huyết đường uống và HbA1c nhằm mục tiêu: xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ, mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với Glucose máu và HbA1c. Kết quả: Tỷ lệ tiền đái tháo đường chiếm 16,9%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm BMI ≥ 23 chiếm 35,8% , nam chiếm 19% và ở nữ chiếm 14,5%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tăng tỷ số VB/VM cao hơn nhóm không tăng VB/VM. Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi ≥ 40 chiếm 24,7 % cao hơn nhóm tuổi < 40 chiếm 16,1%. Nhóm tăng huyết áp chiếm 67,8%, cao hơn nhóm không tăng huyết áp chiếm 15,9% . Rối loạn bilan lipid ở nhóm tiền đái tháo đường chiếm 32,7% so với nhóm còn lại có rối loạn bilan lipid là 12,8%. – Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa HbA1c, G2 với, HA, bilan lipid, BMI, tuổi. – Các yếu tố nguy cơ: BMI trên 23 kg/m2, rối loạn loạn lipid máu, tăng chỉ số VB/VM, THA, tiền sử gia đình ĐTĐ là các yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ mắc tiền đái tháo đường ở nhóm nghiên cứu. Trong đó, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất.

Từ khóa: Đái tháo đường, công an

ABSTRACT

Pre-diabetes among police officers

Truong Xuan Hung Hospital 199-MPS

Objectives: Survey of 1250 police officers in the Central Highlands region by fasting blood glucose tets, oral hyperglycemia and HbA1c tets for the purpose of determining prediabetes and risk factors and the  association  between  risk  blood  glucose  and HbA1c factor fro. Results: prediabetes accounted for 16.9%. The rate of prediabetes in group BMI ≥ 23 are 35.8%, male 19% and female 14.5%. The propotion of prediabetes in the group increased the WM/BM ratio higher than the non – WM/BM group. The prevalence of subjects at the age of 40 and older seem greater than this of less than 40 years old group: 24.7% vs 16.1% (p<0.001). The prediabetes prevalence of hypertension group are 67.8% higher than that of nomal Blood pressure group are 15.9%. The abnormal lipid metabolism in prediabetes group accouted for 32.7% seem greatly higher than the other. There are moderate correlation between HbA1C, G2 and Blood Pressure, Lipid metabolism disorder, BMI and age. Risk factors: BMI over 23kg/m2, dyslipidemia, increase of WM/BM, hypertention, family history of diabetes melitus are independent factors related to risk of prediabetes. In particular, hypertension is the highest risk factor.

Keywords: diabetes, police

Chịu trách nhiệm chính: Trương Xuân Hùng Ngày nhận bài: 09/01/2021

Ngày phản biện khoa học: 09/02/2021 Ngày duyệt bài: 01/04/2021

Email: [email protected] Điện thoại: 0905667669

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiền đái tháo đường (tiền ĐTĐ) được WHO và ADA thống nhất tên gọi năm 2006 thay thế các thuật ngữ như: giảm dung nạp Glucose, rối loạn Glucose máu lúc đói.

Trong lực lượng CAND nói riêng và Việt Nam nói chung, tốc độ phát triển bệnh nhanh trong hơn hai thập niên qua. Theo thống kê không đầy đủ, năm 2012 tỷ lệ ĐTĐ trong lực lượng công an tại một số tỉnh miền trung tây nguyên chiếm tỷ lệ 5,6 – 7,8%. Dự phòng và can thiệp sớm bằng các biện pháp không dùng thuốc cho người tiền đái tháo đường nhằm làm chậm sự tiến triển thành đái tháo đường và các biến chứng của nó là rất quan trọng. Để đánh giá tình trạng bệnh tiền đái tháo đường góp phần tư vấn trong chính sách quản lý sức khỏe cán bộ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tiền đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ trên đối tượng công an tại thành phố Đà nẵng” nhằm xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ, mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với Glucose máu và HbA1c.

2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát 2150 CBCS công an trên địa bàn, đồng thời xét nghiệm đường máu lúc đói sau khi đã hướng dẫn nhịn ăn qua đêm 12 giờ

. Các tiêu chuẩn chẩn đoán được áp dụng trên đối tượng nghiên cứu:

  • Chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường: theo tiêu chuẩn WHO – IDF
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000 dành cho người châu Á trưởng thành.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu: Dựa vào khuyến cáo năm 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về rối loạn lipid máu
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp: Dựa vào khuyến cáo chẩn đoán – Điều trị của phân hội THA/ Hội Tim mạch học Việt Nam năm

. Tiêu chí loại trừ

  • Đã chẩn đoán và đang điều trị ĐTĐ
  • Mắc các bệnh cấp tính đang điều trị, đang mắc các bệnh hiểm nghèo. Đang điều trị các thuốc có nguy cơ tăng đường huyết như corticoid, …
  • Đang mang thai. Người từ chối tham gia nghiên cứu

2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Phương pháp tiến hành

Chúng tôi tiến hành khám đánh giá  các dấu hiệu lâm sàng, các bệnh và làm xét nghiệm sàng lọc trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu. Thu thập thông tin theo mẫu định sẵn.

  • Đánh giá các chỉ số nhân trắc như: cân nặng, chiều cao, tính BMI, đo vòng bụng, đo vòng mông, đo huyết áp.
  • Khám lâm sàng, khai thác tiền sử sàng lọc các bệnh lý liên quan: THA, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận, các rối loạn chuyển hóa

2.4. Xử lý số liệu

  • Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 1.

3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • Đặc điểm tuổi và giới nhóm nghiên cứu

Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 32,14±7,15, tuổi. Độ tuổi có tỷ lệ cao nhất là dưới 40 chiếm tỷ lệ 84,9%, độ tuổi từ 40 đến 61 chiếm tỷ lệ 15,1%. Nam giới chiếm tỷ lệ 62,7%, nữ giới chiếm tỷ lệ 37,3%

3.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đường

3.2.1. Tỷ lệ tiền đái tháo đường dựa vào Glucose máu đói của nhóm nghiên cứu

Bảng 1. Tỷ lệ tiền đái tháo đường dựa vào Glucose máu đói

Nhận xét: Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ theo Go chiếm 17,7%, đái tháo đường mới 51 trường hợp chiếm 2,4%.

3.2.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đường dựa vào HbA1c

Bảng 2. Đặc điểm HbA1c

Nhận xét: Dựa vào kết quả HbA1C phát hiện ĐTĐ mới 55 trường hợp chiếm 2,6 %. Như vậy khảo sát tiền ĐTĐ bằng HbA1c chúng tôi phát hiện tiền ĐTĐ 16,0%.

3.2.3. Đặc điểm glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết (G2)

Bảng 3. Đặc điểm G2 nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Dựa vào nghiệm pháp tăng đường huyết nhận thấy 15% tiền đái tháo đường theo G2, ĐTĐ mới phát hiện chiếm tỷ lệ 2,5%.

3.2.4. Đặc điểm tiền đái tháo đường ở nhóm nghiên cứu

Bảng 4. Đặc điểm tiền đái tháo đường

Nhận xét: Dựa vào phân tích kết quả Glucose máu lúc đói (Go), HbA1c và Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết (G2) chúng tôi nhận thấy có 363 trường hợp chiếm 16,9% nhóm nghiên cứu có tiền đái tháo đường. 55 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường mới và 80,6% bình thường.

3.2.5. Tỷ lệ tiền đái tháo đường theo tuổi và giới ở nhóm nghiên cứu

Bảng 5. Tỷ lệ tiền đái tháo đường theo giới ở nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nam chiếm 19% và ở nữ chiếm 14,5%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm tuổi ≥ 40 chiếm 24,7 % cao hơn nhóm tuổi < 40 chiếm 16,1% (p<0,01). Tuổi trung bình của nhóm tiền ĐTĐ là 33,50±7,74 (năm) cao hơn tuổi trung bình nhóm không có tiền đái tháo đường là 31,51±6,65 (năm) với p <0,001.

3.3. Mối liên quan giữa tỷ lệ tiền đái tháo đường với một số yếu tố

Bảng 6. Mối liên quan giữa tỷ lệ tiền đái tháo đường và các chỉ số nhân trắc

Nhận xét: Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm BMI ≥ 23, nhóm tăng tỷ số VB/VM cao hơn tỷ  lệ tiền đái tháo đường ở nhóm không tăng VB/VM, BMI < 23 có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

3.3.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ tiền đái tháo đường và huyết áp

Bảng 7. Mối liên quan giữa tiền đái tháo đường và huyết áp ở nhóm tiền đái tháo đường

Nhận xét: Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tăng huyết áp chiếm 67,8%, tỷ lệ tiền đai tháo đường ở nhóm không tăng huyết áp chiếm 15,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vói p<0,001.

3.3.2. Mối liên quan giữa tỷ lệ tiền đái tháo đường và bilan lipid

Bảng 8. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ và bilan lipid

Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn bilan lipid ở nhóm tiền đái tháo đường chiếm 32,7% so với nhóm còn lại có rối loạn bilan lipid là 12,8%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tăng Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL – C và có rối loạn lipid cao hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

3.4. Đặc điểm tiền sử trên nhóm tiền đái tháo đường

Bảng 9. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình đái tháo đường với HbA1c và G2 nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Nồng độ trung bình HbA1c và G2 tăng ở nhóm có tiền sử gia đình ĐTĐ lần lượt  là: 10,7% và 11,7% cao hơn nhóm không có tiền sử gia đình. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

3.5. Khảo sát mối tương quan

Bảng 10. Mối tương quan giữa HbA1c và một số yếu tố

Nhận xét:

  • HbA1c tương quan thuận mức độ yếu với tuổi (r = 0,228, p<0,001), phương trình tương quan: y = 10,873x – 30,056
  • HbA1c tương quan thuận mức độ vừa với HATT (r = 0,346, p<0,001), phương trình tương quan: y = 19,396x – 39,295.
  • HbA1c tương quan thuận mức độ vừa với HATTr (r = 0,399, p<0,001), phương trình tương quan: y = 19,396x – 39,295.
  • HbA1c tương quan thuận mức độ yếu với BMI
  • HbA1c tương quan thuận mức độ vừa với Triglycerid (r = 0,429, p<0,001), phương trình tương quan: y = 2,1049x – 10,671.
  • HbA1c tương quan thuận mức độ yếu với Cholesterol TP (r = 0,222, p<0,001), phương trình tương quan: y = 1,7115x – 5,1556.
  • HbA1c tương quan thuận mức độ yếu với HDL – C (r = 0,189, p<0,001), phương trình tương quan: y = 0,6264x – 2,1405

Bảng 11. Mối tương quan giữa G2 và một số yếu tố ở nhóm nghiên cứu

Nhận xét:

G2 tương quan thuận mức độ vừa với tuổi (r = 0,388, p<0,001), phương trình tương quan: y = 9,1932x – 39,279

G2 tương quan thuận mức độ vừa với HATT (r = 0,469, p<0,001), phương trình tương quan: y = 15,149x + 2,4403.

G2 tương quan thuận mức độ vừa với HATTr (r = 0,364, p<0,001), phương trình tương quan: y = 8,7981x + 4,43.

G2 tương quan thuận mức độ vừa với bilan lipid, G2 tương quan thuận mức độ vừa với Cholesterol TP (r = 0,350, p<0,001), phương trình tương quan: y = 1,3428x – 5,7821

G2 có mối tương quan thuận mức độ yếu với BMI.

G2 có mối tương quan thuận không chặt chẽ với vòng bụng và tỷ số VB/VM

Bảng 12. Hồi quy logistic nhị phân nguy cơ mắc tiền đái tháo đường

Nhận xét: Tăng BMI trên 23 kg/m2, rối loạn loạn lipid máu, tăng chỉ số VB/VM, THA, tiền sử gia đình ĐTĐ là các yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ mắc tiền đái tháo đường ở nhóm nghiên cứu. Trong đó, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất.

4.  BÀN LUẬN

Qua kết quả khảo sát 2150 CBCS công an trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tử tháng 12 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016 chúng tôi nhận thấy:

4.1. Đặc điểm về độ tuổi, giới

Độ tuổi trung bình của nhóm tiền đái tháo đường là: 33,50±7,74. Tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm tuổi ≥ 40 chiếm 24,7 %, tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi < 40 chiếm 16,1%.

Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nam nam chiếm 19% và ở nữ chiếm 14,5%, sự khác biệt này  có ý nghĩa thống kê với p <0,01.

4.2. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể

–    Đặc điểm Vòng Bụng, Vòng mông

Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ tăng vòng bụng chiếm 7,4%, tỷ lệ VB/VM tăng chiếm tỷ lệ 29%.

–    Đặc điểm BMI

nguy cơ béo phì chiếm 9,0%, béo phì độ 1 chiếm 0,6%, tỷ lệ người gầy chiếm 5,8%. Theo bảng 3.12 tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm BMI ≥ 23 kg/m2 chiếm 35,8% cao hơn nhóm BMI < 23 kg/m2 chiếm 15,5%, tỷ lệ này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

4.3. Đặc điểm về huyết áp

Kết quả 3,8% nhóm nghiên cứu có THA.

456 trường hợp huyết áp bình thường cao chiếm tỷ lệ 21,2%. Tăng huyết áp độ 1 chiếm 3,2%. là 23,7%, trong nhóm tăng huyết áp có tỷ lệ tiền đái tháo đường chiếm tỷ lệ 10,9% và nhóm không tăng huyết áp có tỷ lệ tiền đái tháo đường chiếm 4,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0005.

4.4. Đặc điểm về tiền sử gia đình đái tháo

đường

Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường có tiền sử gia đình ĐTĐ chiếm 10,5%. Nghiên cứu của chúng tô tương tự nghiên cứu Tạ Văn Bình nghiên cứu 2394 người trên địa bàn 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ chí Minh với tỷ lệ tiền đái tháo đường có tiền sử gia đình ĐTĐ hoặc mẹ được chẩn đoán ĐTĐ thai nghén chiếm tỷ lệ 15,6%. Tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hải, Lê Nhân, Lê Thị Phương, tỷ lệ tiền đái tháo đường có tiền sử gia đình đái tháo đường chiếm tỷ lệ 15%.

4.5. Tỷ lệ tiền đái tháo đường

Tỷ lệ tiền đái tháo đường đánh giá theo ba tiêu chí bao gồm Go, G2 và HbA1c chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường chiếm 16,9% tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện chiếm 2,6%. Có sự khác biệt khi đánh giá tiền đái tháo đường bằng đường Glucose máu tĩnh mạch lúc đói và xét nghiệm HbA1c, Glucose máu tĩnh mạch sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết. Điều này đúng với hướng dân của tổ chức y tế thế giới. Glucose máu 2 giờ sau  uống 75gram glucose có thể coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Trong 3 tiêu chí chẩn đoán thì HbA1c có độ đặc hiệu cao nhất.

Dựa vào đường huyết tĩnh mạch lúc đói nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tiền đái tháo đường tương tự nhưng tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện thấp hơn so với nghiên cứu cộng đồng của Nguyễn Văn Bình và cộng sự. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của  Nguyễn Văn Lành, tỷ lệ tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang là 17,91% [4].

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chứng minh, tiền đái tháo đường là yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ phát triển bệnh đái tháo đường sau này.

4.6.  Mối tương quan giữa tiền đái tháo đường và một số yếu tố

4.6.1. Chỉ số khối cơ thể và tiền đái tháo đường

  • Chỉ số VB, VB/ VM và tiền đái tháo đường

Tỷ lệ tiền ĐTĐ trên nhóm tăng VB/VM chiếm 36,3% cao hơn tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm VB/VM bình thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Phan Hướng Dương với tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm có tỷ số VB/VM cao và nhóm VB/VM bình thường là 30,2% và 19,7% với p < 0,001. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình trên 997 đối tượng tại Hà Nội cho kết quả nhóm có vòng bụng to có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 2 lần nhóm không có yếu tố này. Nghiên cứu Nguyễn Văn Lành Anne E. Sumner… có sự tăng khác biệt tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm có tỷ số VB/VM cao và bình thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, người có vòng bụng/ vòng mông tăng có nguy cơ mắc tiền  đái đường gấp 5,11 lần so vơi người có chỉ số này bình thường.

–  Chỉ số BMI và tiền đái tháo đường.

Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ BMI ở mức nguy cơ béo phì chiếm tỷ lệ 9%, béo phì độ 1 chiếm tỷ lệ 0,6%. Theo khảo sát cộng đồng của các nghiên cứu trong và ngoài nước thì chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2 trong nghiên cứu của chúng tôi khá thấp. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình thì BMI ≥ 23 kg/m2 chiếm tỷ lệ 47,8%. Có sự khác biệt này do nhóm nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu trên quần thể có độ tuổi trung bình thấp, là lực lượng quân nhân nên vấn đề tuyển chọn sức khỏe ban đầu có thể lực và chiều cao tốt, được rèn luyện thể lực thường xuyên hơn.

Các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng: Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm có chỉ số BMI cao tăng gấp 3 lần nhóm có chỉ số BMI thấp (OR = 3).

4.6.2. Huyết áp và tiền đái tháo đường

Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tăng huyết áp chiếm 67,8%, tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm không tăng huyết áp chiếm 15,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vói p<0,001. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho rằng tỷ lệ THA ở người ĐTĐ cao gấp 2 lần so với cộng đồng. Nghiên cứu của Phan Hướng Dương cho thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tăng huyết  áp là 32,8% cao hơn nhóm huyết áp bình thường là 22,2%. Nghiên cứu Tạ văn Bình và cộng sự nghiên cứu đối tượng có nguy cơ cao ĐTĐ thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm THA là 37,1%.

Theo Huỳnh Văn Minh, béo phì, THA rối loạn lipid máu tham gia cơ chế bệnh sinh bệnh mạch vành, thường gặp ở người ĐTĐ hơn. Nghiên cứu Lê Văn An và cộng sự ghi nhận các yếu tố nguy cơ làm tăng biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là THA chiếm 55,26%, RLLP máu chiếm 62,28%, thừa cân béo phì chiếm 20,16%. Nghiên cứu của Farzad Hadaegh cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ và bệnh lý mạch vành chiếm 32% .

4.6.3.  Đặc điểm về lipid máu và tiền đái tháo đường

Theo bảng 8 kết quả 24,4% đối tượng nghiên cứu có rối loạn lipid máu trong đó tăng Cholesterol chiếm tỷ lệ 4,8%, tăng Triglicerid chiếm tỷ lệ 13,9%. Giảmmaist – C và tăng LDL – C lần lượt chiếm tỷ lệ 10,8% và 4,2%. Trong đó tăng Cholesterol, tăng Triglycerid và tăng LDL – C lần lượt là 85,7%, 50% và 57,5% ở nhóm tiền đái tháo đường cao hơn nhóm có đường huyết bình thường có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Theo Nguyễn Đức Hoan thấy tỷ lệ tăng Triglycerid ở nhóm RLDNG là 69,5%, tỷ lệ tăng LDL – C ở nhóm RLDNG là 36%, tăng LDL – C làm tăng nguy cơ RLDNG 1,77 lần. Nghiên cứu của Ngô Hàng Vinh trên bệnh nhân ĐTĐ thấy tăng Cholesterol toàn phần và LDL – C ở nhóm ĐTĐ chiếm 12%, tăng Triglycerid và giảm HDL-C 34,62%, rối loạn hỗn hợp ở nhóm này là 44,23%.

4.7. Tương quan giữa tiền sử gia đình và các yếu tố HbA1c, G2 ở đối tượng tiền đái tháo đường.

Tiền sử gia đình ĐTĐ chiếm 10,5%. Qua đánh giá mối tương quan trên Bảng 10 chúng tôi thấy có sự khác biệt khi so sánh lập giá trị trung bình HbA1c ở nhóm có tiền sử gia đình có ĐTĐ và không ĐTĐ, giá trị trung bình của HbA1c ở nhóm có tiền sử gia đình ĐTĐ cao hơn nhóm không có tiền sử gia đình ĐTĐ có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Tương tự như vậy với giá trị trung bình G2 ở nhóm có tiền sử gia đình cao hơn so với nhóm không có tiền sử gia đình đái tháo đường có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Các nghiên cứu khác trên thế giới đều nhận thấy rằng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường và ĐTĐ ở những người có tiền sử gia đình cao hơn người không có tiền sử gia đình. Theo nghiên cứu của Phan Hướng Dương nhóm có tiền sử gia đình có ĐTĐ nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao gấp 1,8 lần nhóm không có tiền sử gia đình ĐTĐ.

Qua phân tích hồi quy đa biến cho thấy tiền sử gia đình đái tháo đường là yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ mắc tiền đái tháo đường với p < 0,05 (OR : 1,575).

4.8. Mối tương quan giữa HbA1c, G2 với các yếu tố: vòng bụng, vòng mông, BMI, tuổi, Huyết áp, biland lipid.

– HbA1c tương quan thuận với tuổi, HA, bilan lipid, BMI. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2 đối với người châu Á và BMI ≥ 25kg/m2 đối với người châu Âu), vòng eo cao, chỉ số VB/VM, rối loạn lipid liên quan chặt chẽ đến tiền ĐTĐ, ĐTĐ.

Đây là yếu tố quan trọng trong hội chứng chuyển hóa. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước cũng cho thấy tỷ lệ THA ở người ĐTĐ cao gấp 2 lần so với cộng đồng. Theo Bảng 13, tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm có chỉ số VB/VM cao, BMI tăng cao hơn nhóm bình thường với p< 0,001. Nguy cơ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm BMI ≥ 23cao gấp 3,04 nhóm BMI <23 (CI 2,21-4,20) và nhóm có chỉ số VB/VM tăng cao gấp 5,11 nhóm có chỉ số VB/VM bình thường (CI 4,03-6,48).

  • HbA1c tương quan thuận mức độ yếu với tuổi (r = 0,228, p<0,001), phương trình tương quan: y = 10,873x – 30,056. Tuổi ≥ 45 là yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ, ĐTĐ. Chính vì vậy IDF và ADA đều khuyến cáo cần sàng lọc phát hiện sớm tiền ĐTĐ, ĐTĐ ở các đối tượng có độ tuổi này.

Nghiên cứu của chúng tôi thấy đội tuổi khá thấp, tuổi trung bình 32,14±7,15 tuổi nhưng tỷ lệ tiền ĐTĐ 16,9%. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình tại 4 thành phố lớn trên cả nước cũng như nhiều nghiên cứu khác trên thế giới đều cho rằng RLĐHLĐ và RLDNG là những yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ phát triển bệnh ĐTĐ sau này. Theo Zimmet và cộng sự (2000) tỷ lệ tiền ĐTĐ là 16,5%, tỷ lệ này cũng tăng tỷ lệ thuận với tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với khuyến nghị WHO về tiêu chuẩn sức khỏe cho con người ở các nước Asean.

Nghiên cứu tác động 5 yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử gia đình, tuổi, BMI, HA và tính chất công việc thấy càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ càng cao.

  • HbA1c tương quan thuận mức độ vừa với G2 (r = 0,436, p<0,001), phương trình tương quan: y = 1,0287x + 1,8982. Như vậy việc xét nghiệm HbA1c và G2 để đánh giá tiền ĐTĐ, ĐTĐ có giá trị tương đồng. Tỷ lệ tiền ĐTĐ dựa vào tiêu chuẩn đường huyết TM lúc đói đôi khi chỉ có giá trị tương đối.

Trong nghiên cứu của chúng tôi đồng thời dựa vào kết quả xét nghiệm cả 3 chỉ số gồm Glucose máu lúc đói, Glucose máu TM sau 2 giờ làm nghiệm pháp, để hạn chế bớt những yếu tố ngoại lai.

Bảng 4 tổng hợp 3 giá trị chẩn đoán bao gồm Go, G2 và HbA1c chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ là 16,9% . Mặc dù không có sự khác biệt nhiều giữa kết quả HbA1c và G2 nhưng chúng tôi nhận thấy giá trị của nghiệm pháp tăng đường huyết và HbA1c vừa có giá trị chẩn đoán vừa có giá trị kiểm chứng. Nghiên cứu của Maria A. Marini cho thấy nếu chẩn đoán theo HbA1c và Go trong 56,3% cá thể không được chẩn đoán tiền ĐTĐ theo Go có tới 15,8% trong số đó được chẩn đoán tiền ĐTĐ theo HbA1c. Như vậy cần đánh giá tiền ĐTĐ, ĐTĐ dựa trên càng nhiều kết quả đánh giá càng có giá trị chẩn đoán.

5.  KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu khảo sát 2150 CBCS trên địa bàn TP Đà Năng chúng tôi nhận thấy:

  1. Tỷ lệ tiền đái tháo đường trên CBCS công an tại thành phố Đà Nẵng chiếm tỷ lệ 16,9%.
  • Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm BMI ≥ 23 chiếm 35,8% , nam chiếm 19% và ở nữ chiếm 14,5%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tăng tỷ số VB/VM cao hơn nhóm không tăng VB/VM.
  • Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi ≥ 40 chiếm 24,7 % cao hơn nhóm tuổi < 40 chiếm 16,1%. Nhóm tăng huyết áp chiếm 67,8%, cao hơn nhóm không tăng huyết áp chiếm 15,9% .
  • Rối loạn bilan lipid ở nhóm tiền đái tháo đường chiếm 32,7% so với nhóm còn lại có rối loạn bilan lipid là 12,8%.
  • Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa HbA1c, G2 với, HA, bilan lipid, BMI, tuổi.
  1. Các yếu tố nguy cơ: BMI trên 23 kg/m2, rối loạn loạn lipid máu, tăng chỉ số VB/VM, THA, tiền sử gia đình ĐTĐ là các yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ mắc tiền đái tháo đường ở nhóm nghiên cứu. Trong đó, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2010), “Thực trạng bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở bốn thành phố lớn của Việt nam” Tạp chí nội tiết đái tháo đường.
  2. Phan Hướng Dương (2016), “Thực trạng tiền đái tháo đường và hiệu quả can thiệp có bổ sung Metformin ở người BMI ≥ 23 kg/m2 tại thành phố Hải Phòng năm 2012 – 2014”. Luận văn tiến sỹ y học – Viện VSDTTW
  3. Nguyễn Thị Thanh Hải và cs (2013), “Nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường và tiền đái đường ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe tại phòng bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2013”.
  4. Nguyễn Văn Lành (2014), “Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp”. Luận án tiến sỹ y học – Viện VSDTTW
  5. Phan Huy Anh Vũ (2012), “Các yếu tố nguy cơ tim mạch và tần xuất bệnh mạch vành trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 mới chẩn đoán”. Tạp chí nội tiết đái tháo đường quyển 2 – 2012, tr481 –
  6. American Diabetes Association. “Standards of Medical Care in Diabetes – 2015”, Volume
  7. IDF 2015 “Diabetes Atlas”
  8. Maria A. Marini, MD et al. “Cardiometabolic Risk Profiles and Carotid Atherosclerosis in Individuals With Prediabetes Identified by Fasting Glucose, Postchallenge Glucose, and Hemoglobin A1C”, Diabetes Care, Volume 35, May 2012, p 114-1120.
  9. Ranjit Mohan Anjana et al. “Incidence of Diabetes and Prediabetes and predictors of progression among Asian Indians 10 year follow – up of the Chennai urban rural epidemiology study (CURES)”. Diabetes Care Volume 38, August 2015, p 1441 – 1448

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …