NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU I ỐT
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2015-2016
Nhóm NC: BSCK2 Ngô Văn Bốn, ThS Đỗ Thanh Bình, BSCK1 Nguyễn Thị Tố Nga, BSCK1 Phạm Thanh Thiện và CS.
Chịu trách nhiệm chính: Ngô Văn Bốn
Ngày nhận bài: 19.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 22.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Iốt là một vi chất không thể thiếu được trong quá trình tổng hợp hocmon giáp. Hocmon giáp tham gia vào quá trình biệt hóa và trưởng thành của cơ thể. Thiếu hocmon giáp cơ thể và trí tuệ con người không phát triển và trưởng thành được, sảy ra hàng loạt hậu quả do khiếm khuyết hocmon giáp gây ra. Như vậy iod là nguyên liệu thiết yếu trong quá trình tổng tổng hợp hocmon giáp nếu không có hoặc thiếu iod gây nên thiếu hoặc giảm nồng độ hocmon giáp trong máu, tùy theo mức độ thiếu iod sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể con người như bướu cổ, thiểu năng trí tuệ, đần độn… Tuy nhiên, iod được phân bố trong thiên nhiên không đồng đều, càng xa biển thì iod trong môi trương sống càng thấp, hơn thế nữa do đặc tính sinh học của iod bị mất đi bởi nhiệt nên trong quá trình chế biến iod càng bị tiêu hủy. Con người sử dụng các thực phẩm thiếu iod cũng sẽ bị thiếu iod.
Chính vì những lý do nêu trên, việc bổ sung iod cần phải thường xuyên, liên tục xuốt từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ngay cả các nước có thu nhập cao cũng phải thường xuyên bổ sung iod hoặc vào muối ăn, hoặc vào bột mỳ.
Ở nước ta, sau năm 2000 khi chúng ta thanh toán được thiếu iod trên phạm vi toàn quốc thì những năm gần đây do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan làm cho hoạt động này suy giảm và nguy cơ tái diễn vì thế thiếu iod là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Trong những năm qua, hoạt động PCCRLTI tại Quảng Bình vẫn được duy trì, tuy nhiên do nhiều lý do mà việc nghiên cứu, đánh giá kết quả duy trì thanh toán các rối loạn do thiếu iốt từ sau năm 2005 đến nay chưa được thực hiện một cách đầy đủ, đồng bộ; liệu thực sự có tình trạng thiếu iốt quay trở lại hay không, mức độ như thế nào, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng hay chưa. Đây là một câu hỏi lớn được mọi người quan tâm, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu tình trạng thiếu i ốt tại tỉnh Quảng Bình năm 2015-2016”
Mục tiêu của đề tài
– Đánh giá mức độ thiếu i ốt của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
– Xác định một số yếu tố liên quan tình trạng thiếu iốt (Độ phủ muối Iốt các hộ gia đình,nhận thức, thái độ, thực hành của người dân liên quan đến tình trạng thiếu Iốt).
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng để đánh giá về tỷ lệ bướu cổ và mức trung vị i-ốt niệu trẻ em học sinh 8-10 tuổi:
Đối tượng là học sinh 8-10 tuổi của một số trường tiểu học thuộc tỉnh Quảng Bình (danh sách các trường do Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh cung cấp). Các em được lựa chọn đưa vào nghiên cứu theo tiêu chuẩn sau:
– Tuổi: 8-10 tuổi
– Có sức khoẻ bình thường (không mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh về tiết niệu, tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp…). Trong thời điểm điều tra không bị sốt do nhiễm trùng, nhiễm vi rút hoặc những viêm nhiễm khác.
– Đồng ý tham gia nghiên cứu và được sự nhất trí cao của cha mẹ.
2.1.2.Đối tượng để tìm hiểu về độ bao phủ muối i-ốt
– Là các bà mẹ trong lứa tuổi sinh đẻ từ 18 – 49 tuổi
– Theo khuyến cáo của WHO- ICCIDD thì: Để tìm hiểu việc sử dụng muối i-ốt nên điều tra ở hộ gia đình nhằm phát hiện thói quen tập quán nhận thức, mua và sử dụng muối i-ốt cũng như hiểu biết tác hại của thiếu i-ốt.
* Mẫu nước tiểu của học sinh 8-10 tuổi:
Mẫu nước tiểu của học sinh 8-10 tuổi của hai nhóm bướu cổ và không có bướu cổ, để định lượng nồng độ i-ốt niệu.
* Mẫu muối: Mẫu muối thu thập tại hộ gia đình của các bà mẹ tuổi sinh đẻ được phỏng vấn.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
– Địa điểm :30 cụm ( Xã, Phường, Thị trấn) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. (danh sách 30 cụm có ở phần phụ lục)
– Thời gian nghiên cứu : Tháng 9/2015 – 2/2017
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả, cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính.
2.2.1. Cỡ mẫu:
- Cỡ mẫu xác định theo công thức
Cỡ mẫu tối thiểu xác định tỷ lệ bướu cổ trẻ em toàn tỉnh là: 1644 đối tượng và phụ nữ là 360 đối tượng (12 đối tượng /cụm).
2.2.2. Chọn mẫu:
- Chọn đối tượng khám bướu cổ: Đối tượng là trẻ em từ 8-10 tuổi tại mỗi cụm, chọn theo phương pháp ngẫu nhiêu có hệ thống
- Chọn hộ phỏng vấn:
Đối tuợng: là các bà mẹ tuổi sinh đẻ
Mỗi cụm điều tra chọn 12 hộ gia đình theo phương pháp door to door
Tất cả các hộ gia đình có bà mẹ được phỏng vấn ở hai nhóm trên, mỗi hộ gia đình sẽ lấy 5-10g muối ăn hàng ngày để định lượng i-ốt muối.
- Chọn trẻ lấy mẫu nước tiểu:
Tiến hành lẫy mẫu nước tiểu của trẻ em danh sách thăm khám bướu cổ để xét nghiệm định lượng i-ốt niệu cho đánh giá mức độ thu nhận i-ốt. Tổng số mẫu sẽ là 240, mỗi cụm lấy 8 mẫu, khoảng cách mỗi mẫu là 6 đơn vị mẫu.
2.2.3. Các chỉ số thu thập và phương pháp tiến hành
a. Khám bướu cổ Phân loại độ bướu cổ của WHO / ICCIDD
b. Đo thể tích tuyến giáp
Thể tích tuyến giáp được đo bằng máy siêu âm có đầu dò 7.5MHz, thể tích tuyến giáp được tính theo công thức:
V= [0,479 x a x b x c] x2
c. Định lượng i-ốt niệu
I-ốt niệu được định lượng theo phương pháp động học xúc tác, dựa trên nguyên lý của phản ứng Saudell- Kolthoff do Wawslinek O và Guraker A. chỉnh lý, trong đó i-ốt đóng vai trò chất súc tác cho phản ứng ô-xy hoá khử..
d. Định lượng i-ốt trong muối
-Phương pháp định lượng i-ốt trong muối hiện nay đang sử dụng tại BVNT là phương pháp A.
2.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá:
*Tiêu chuẩn phân vùng mức độ thiếu i-ốt
– Thiếu i-ốt nặng: mức i-ốt niệu là
< 2mg/dL
– Thiếu i-ốt vừa: mức i-ốt niệu là
2-4,9mg/dL
– Thiếu i-ốt nhẹ: mức i-ốt niệu là
5-9mg/dL
– Đủ i-ốt: mức i-ốt niệu 10-20mg/dL
– I-ốt cao: mức i-ốt niệu 20-30mg/dL
– Thừa i-ốt: mức i-ốt niệu > 30mg/dL
*Tiêu chuẩn thanh toán CRLTI ở cộng đồng:
- Muối i-ốt:
Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt: >90%
- I-ốt niệu trẻ em 8-10 tuổi:
– Tỷ lệ <10mg/dL: <10%
– Tỷ lệ <5mg/dL <5%
3.Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi: <5%
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Theo phương pháp thống kê chung và chuyên ngành
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá mức độ thiếu i-ốt trên địa bàn toàn tỉnh
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo vùng miền
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 1644 học sinh trong đó miền núi được thăm khám nhiều nhất với 66,9% (n= 1099) và thấp nhất vùng biển chiếm 9,9% (n=163).
Biểu đồ 3.1: Phân bố của đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới
Kết quả trình bày tại biểu đồ 3.1 cho thấy sự phân bố của đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới có kết quả tương tự như nhau, không có sự khác biệt với p> 0,05
3.1.2. Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 -10 tuổi
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắc BC của học sinh 8-10 tuổi
Trong tổng số 1644 trẻ 8-10 tuổi được thăm khám tuyến giáp bằng lâm sàng chúng tôi đã phát hiện tỷ lệ trẻ bị mắc BC là 8,8%. (đây là tỷ lệ mắc BC quá cao so với tiêu chuẩn đề ra của ICCIDD <5%). Lứa tuổi mắc cao nhất là 9 tuổi chiếm 9,1%.
Bảng 3.2: Phân bố tỷ lệ BC trẻ em 8-10 tuổi theo giới
Tỷ lệ BC ở trẻ em nữ (10,2%) cao hơn trẻ em nam (7,4%) với p<0,01 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 3.3: Phân bố độ bướu và thể bướu theo phân độ lâm sàng
Kết quả nghiên cứu biểu đồ 3.3cho thấy bướu cổ độ IA chiếm tỷ lệ cao ở hai giới nữ là 8,9% và nam là 6,5%. Hình thể bướu cổ chủ yếu là thể lan tỏa.
Bảng 3.3: Thể tích tuyến giáp trên siêu âm
Thể tích tuyến giáp có dấu hiệu bệnh lý chiếm 6,5% và không có sự khác nhau ở các độ tuổi
Bảng 3.4: Phân bố mức i-ốt niệu theo vùng
Vùng miền núi có mức trung vị thấp <10 µg chiếm tỷ lệ cao 49,7%, vùng miền biển có mức trung vị i-ốt niệu thấp < 10 µg chiếm tỷ lệ thấp là 7,7%.
Sự khác biệt giữ ba vùng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Mức i-ốt niệu trung vị trên toàn địa bàn là 11,8µg/L.
Biểu đồ 3.4: Mức i-ốt niệu giữa hai nhóm có BC và không có BC
Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ BC trẻ em 8-10 tuổi luôn luôn tỷ lệ nghịch với mức trung vị i-ốt niệu. Trẻ bị BC sẽ có mức trung vị i-ốt niệu thấp hơn so với trẻ không bị BC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05
3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu i-ốt
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5: Phân bố đối tượng nghiên cứu KAP theo nhóm tuổi
Bảng 3.5 cho thấy có sự đồng đều giữa các nhóm tuổi của các bà mẹ được phỏng vấn.
Biểu đồ 3.5: Phân bố của đối tượng nghiên cứu KAP theo trình độ học vấn
Trong tổng số phụ nữ được nghiên cứu về KAP nhóm đối tượng học hết chương trình phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 36.4%. Nhóm học tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,7%
Biểu đồ 3.6: Phân bố đối tượng nghiên cứu KAP theo vùng miền
Có 66,7% đối tượng nghiên cứu sinh sống ở miền núi, 23,3% sinh sống ở đồng bằng và vùng biển là 10%.
3.2.2. Sử dụng muối i-ốt
Biểu đồ 3.7: Phân bố sử dụng muối i-ốt tại các vùng
Kết quả nghiên cứu biểu đồ 3.7cho thấy sự suy giảm sử dụng muối i-ốt tại tất cả 3 vùng. Không có vùng nào đạt tiêu chuẩn đề ra của chương trình. Toàn tỉnh chỉ có 28,1% hộ gia đình sử dụng MI
Bảng 3.6: Sử dụng muối theo trình độ văn hóa
Nhận xét:Không có khác nhau trong cách sử dụng muối giữa các nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau.
Bảng 3.7: Sử dụng muối theo địa điểm nghiên cứu
Nhận xét:Tỷ lệ sử dụng muối đúng cách chiếm tỷ lệ cao đều trên 80%. Không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng sử dụng muối theo vùng, miền
Bảng 3.8. Sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về lợi ích sử dụng muối i-ốt
Kết quả nghiên cứu bảng 3.8 cho thấy đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này đã hiểu biết rất rõ về lợi ích sử dụng MI.
Tỷ lệ hiểu biết về lợi ích của muối i-ốt tại ba vùng đều cao trên 95%
Biểu đồ 3.8. Sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về tác hại thiếu i-ốt
Nhìn chung các đối tượng nghiên cứu đều biết hậu quả thiếu i-ốt gây nên trong đó bệnh BC (97,8%) và đần độn (60,3%)
Biểu đồ 3.9: Nguồn cung cấp thông tin mà đối tượng nghiên cứu có thể tiếp cận
Kết quả trình bày ở biểu đồ 3.9cho thấy tivi là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất bên cạnh đó thông tin từ CBYT, báo cũng chiếm tỷ lệ cao và nguồn thông tin từ đoàn xã chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,9%
Bảng 3.9: Cách bảo quản muối tại hộ gia đình
Kết quả nghiên cứu bảng 3.9 cho thấy khả năng bảo quản muối đúng cách ( muối được để xa nhà bếp, được đậy kín…..) chiếm tỷ lệ cao
Bảng 3.10: Nồng độ i-ốt trong muối và bột canh
Kết quả nghiên cứu bảng 3.10 cho thấy nồng độ i-ốt trong muối ăn và bột canh đủ TCPB chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 22,8%
4. KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra nghiên cứu 1.644 trẻ em 8-10 tuổi và 360 hộ gia đình có phụ nữ trong độ tuổi 18-49 tại 30 điểm trên địa bàn toàn Tỉnh Quảng Bình, chúng tôi có một số kết luận sau:
4.1 Mức độ thiếu i-ốt trên địa bàn toàn tỉnh
– Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi là 8,8% ( trong đó độ IA : 7,7%, IB :1,0%, độ II 0,1%) vượt chỉ số khuyến cáo < 5%
– Mức i-ốt niệu trung vị là: 11,8mg/L đạt chỉ số khuyến cáo > 10mg/L tuy nhiên có tới 41,3% có mức i-ốt niệu thiếu < 10 mg/L, thấp nhất là miền núi chiếm đến 49,7%.
– Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt là 28,1% ( Nồng độ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh : 22,8%), quá thấp so với chỉ số khuyến cáo > 95%
4.2 Các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu i-ốt:
– Kiến thức người dân về sử dụng muối i-ốt cả 3 vùng không có sự chênh lệch.
– Có 97,8% người dân có sự hiểu biết các hậu quả do thiếu i-ốt.
– Sử dụng i-ốt đúng chiếm 83,1%.
– Có sự giảm sút việc sử dụng MI tại cả 3 vùng, không có vùng nào đạt tiêu chuẩn đề ra. Toàn tỉnh chỉ có 28,1% hộ gia đình sử dụng MI và số MI đạt tiêu chuẩn phòng bệnh là 22,8%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2008), Kết quả điều tra KAP và giám sát canh chừng, thực trạng thu nhận muối i-ốt sau 3 năm kết thúc dự án mục tiêu quốc gia PCBC khu vực phía nam năm 2008, Hà Nội.
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2012), Báo cáo hoạt động PCRLTI Việt Nam tháng 7/2012, Hà Nội.
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2014), Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng i-ốt ở bà mẹ mang thai và một số yếu tố liên quan đến sử dụng muối i-ốt, Hà Nội.
- Bộ Y tế (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối i-ốt, Hà Nội.xuất bản Y học, Hà Nội.
- Trần Thị Minh Hạnh và các cộng sự. (2008), “Báo động tình trạng thiếu i-ốt ở phụ nữ mang thai thành phố Hồ Chí Minh “, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4).
- Trần Thị Quỳnh Như (2008), Đánh giá mục tiêu kiểm soát thiếu hụt i-ốt sau 3 năm kết thúc dự án quốc gia phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2008, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
- Lê Phong (2001), Tìm hiểu liên quan sử dụng muối i-ôt tới tỷ lệ bướu cổ và nồng độ i-ốt niệu ở học sinh 8-12 tuổi tại 3 trường phổ thông huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thắm và cộng sự (2014), “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến sử dụng muối i-ốt của người dân xã Giai Phạm huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên năm 2014“, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, số 9(58).
- UNICEF (2013), Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt ở Việt Nam: Bài học quá khứ và khởi động lại chương trình tốt hơn, Hà Nội.
Tiếng Anh
- Basil, Hetzel (1992), History of IDD, The story of Iodine Deficiency Disorder.
- Enkeleda, Kadiu and al, et (2014), “Determine of concentration of the iodine in household salt in Albania” American Journal of Engineering Research. 3(5), pp. 203–206.
- ICCIDD (1999), “ICCIDD global action plan 1999-2000“, IDD newletter. 15 (2).
13.Kevin, Sulivan (1994), Assessing IDD, Monitoring Universal Salt iodization Programmes.
- WHO (2012), Update on iodine status wde Escobar GM, Obregon MJ, del Rey FE. Iodine deficiency
and brain development in the first half of pregnancy. Public
Health Nutr 2007;10(12A):1554-70.
- World Health Organization, Food and Agricultural
Organization of the United Nations. Vitamin and mineral
requirements in human nutrition. 2nd ed. Geneva: World
Health Organization, 2005.
- Zimmermann MB. Iodine deficiency. Endocr Rev
2009;30:376-408.
- Pearce EN, Andersson M, Zimmermann MB. Global iodine
nutrition: where do we stand in 2013? Thyroid 2013;23:523-
8.
- Nicola JP, Basquin C, Portulano C, Reyna-Neyra A, Paroder
M, Carrasco N. The Na+/I- symporter mediates active
iodide uptake in the intestine. Am J Physiol Cell Physiol
2009;296:C654-62.
- Eskandari S, Loo DD, Dai G, Levy O, Wright EM, Carrasco
- Thyroid Na+/I- symporter. Mechanism, stoichiometry,
and specificity. J Biol Chem 1997;272:27230-8.
- Oppenheimer JH, Schwartz HL, Surks MI. Determination
of common parameters fo iodothyronine metabolism aorldwide, Geneva. 26/6/2015-201
Zimmermann MB, Andersson M. Assessment of iodine
nutrition in populations: past, present, and future. Nutr Rev
2012;70:553-70.
- World Health Organization, United Nations International
Children’s Emergency Fund, International Council for the
Control of Iodine Deficiency Disorders. Indicators for
assessment of iodine deficiency disorders and their control
programmes: report of a joint WHO/UNICEF/ICCIDD
consultation, 3–5 November 1992. Geneva: WHO, 1993.