Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2015

KHẢO SÁT TỶ LỆ RỐI LOẠN LIPID MÁU 

Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE  2 ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG 2015

                        Giảng Thị Mộng Huyền*, Nguyễn Tuấn Khanh *

                                                                * Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang

Chịu trách nhiệm chính: Giảng Thị Mộng Huyền

Ngày nhận bài: 2.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 15.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn lipid máu là một tình trạng rất phổ biến, là một biểu hiện của hội chứng chuyển hoá, đặc biệt gặp nhiều ở bệnh nhân béo phì. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu rất thường gặp, rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và tăng nguy cơ tử vong.

Có một sự tương quan chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu với  nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Trong đái tháo đường ba yếu tố: Đường máu, huyêt áp và lipid máu luôn luôn đi song hành với nhau và có tác động tương hỗ lẫn nhau, nếu ở bệnh nhân có đồng thời cả ba yếu tố, thì vấn đề tiên lượng bệnh nặng nề lên gấp bội. Trong vấn đề điều trị đái tháo đường, ngoài việc khống chế đường máu, kiểm soát huyết áp, thì việc điều trị rối loạn lipid máu cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid máu có một ý nghĩa rất lớn trong việc dự phòng các biến chứng, kéo dài tuổi thọ ở bệnh nhân v đái tháo đường, cải thiện cuộc sống, góp phần giảm gánh nặng, hao tổn của gia đình và xã hội.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

– Xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

– Khảo sát mối tương quan giữa đường huyết lúc đói với các chỉ số lipid máu, chỉ số BMI.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng lựa chọn đưa vào nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường type 2.

Đối tượng loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

  1. Phương pháp nghiên cứu

– Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả.

Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức

Trong đó:

+ α xác xuất sai lầm loại I, chọn α = 0,05, Z1-α/2 = 1,96

+ p: tỷ lệ rối loạn lipid máu trong các nghiên cứu trước đây, chọn p= 75% (theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính và Nguyễn Kim Thanh, tỷ lệ RLLP máu là 73,08% [2]).

+ d: độ chính xác mong muốn (hay sai số cho phép), chọn d = 0,05

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là: 288 bệnh nhân

IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1.Phân bố theo tuổi, giới

Bảng 1. Phân bố theo tuổi

Độ tuổi trung bình là 67,87 ± 8,35, trong đó nhỏ nhất là 45 tuổi, lớn nhất là 86 tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoàng và cộng sự có độ tuổi trung bình là 62,37 ± 13,49 [4].

Phân bố theo giới

Bảng 2. Phân bố theo giới

Nghiên cứu của Tô Văn Hải và cộng sự, bệnh nhân nữ chiếm nhiều hơn 80% [3].Nữ chiếm tỷ lệ 65,7%, nam chiếm tỷ lệ 34,3%. Tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam.

2. Tỷ lệ rối loạn lipid máu

Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 74,3%. Nghiên cứu của Mumtaz Ali Shaikh và cộng sự, tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường là 63% [5].

3. Phân loại rối loạn lipid máu

Bảng 4. Phân loại rối loạn lipid máu

Rối loạn triglycerid chiếm tỷ lệ cao nhất 70,3%, thấp nhất là HDL 8%.Theo nghiên cứu của Trần Vĩnh Thủy, rối loạn Cholesterol chiếm 88,9%, triglycerid chiếm 79,5%, HDL-C chiếm 37,2%, LDL-C chiếm 55,1% [7]. Theo nghiên cứu của Mumtaz Ali Shaikh thì tỷ lệ rối loạn triglycerid là 60%, cholesterol  38%, HDL-C 20%, LDL-C chiếm 29% [3].

4. Tương quan giữa RLLP và ĐTĐ type 2

Bảng 5.Tương quan giữa đường máu lúc đói với triglycerid, cholesterol,HDL-C, LDL-C, BMI

Có sự tương quan thuận mức độ ít giữa nồng độ Glucose máu lúc đói với triglycerid(r = 0,124; p = 0,178), LDL-C (r =0,125, p = 0,201), HDL-C (r = 0,069, p = 0,271), Cholesterol (r = 0,312, p = 0,007), có sự tương quan nghịch mức độ ít giữa nồng độ Glucose máu lúc đói với chỉ số BMI (r = -0,143, p = 0,012).

KẾT LUẬN

– Tỷ lệ rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 74,3 %.

– Phân loại rối loạn lipid: triglycerid: 70,3%, cholesterol: 63%, HDL-C: 8%, LDLC: 18,7%.

– Có sự tương quan thuận mức độ ít giữa các chỉ số lipid máu với nồng độ Glucose máu lúc đói.

– Có sự tương quan nghịch mức độ ít giữa nồng độ Glucose máu với chỉ số BMI.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề:Rối loạn lipid máu là một tình trạng rất phổ biến, là một biểu hiện của hội chứng chuyển hoá, đặc biệt gặp nhiều ở bệnh nhân béo phì. Ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu rất thường gặp, rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và tăng nguy cơ tử vong

Mục tiêu nghiên cứu

– Xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

– Khảo sát mối tương quan giữa đường huyết lúc đói với các chỉ số lipid máu, chỉ số BMI.

Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả.

Kết quả:Độ tuổi trung bình là 67,87 ± 8,35, trong đó nhỏ nhất là 45 tuổi, lớn nhất là 86 tuổi, nữ chiếm tỷ lệ 65,7%, nam chiếm tỷ lệ 34,3%, rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 74,3%, tỷ lệ rối loạn triglycerid là 70,3%, cholesterol là 63%, HDL-C là 8%, LDL-C là 18,7%. Có sự tương quan thuận mức độ ít giữa nồng độ Glucose máu lúc đói với triglycerid (r = 0,124; p = 0,178), LDL-C (r =  0,125, p = 0,201 ), HDL-C (r = 0,069, p = 0,271), Cholesterol (r = 0,312, p = 0,007), có sự tương quan nghịch mức độ ít giữa nồng độ Glucose máu lúc đói với chỉ số BMI (r = -0,143, p = 0,012).

Kết luận:

– Tỷ lệ rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 74,3 %.

– Phân loại rối loạn lipid: triglycerid: 70,3%, cholesterol: 63%, HDL-C: 8%, LDLC: 18,7%.

– Có sự tương quan thuận mức độ ít giữa các chỉ số lipid máu với nồng độ Glucose máu lúc đói.

– Có sự tương quan nghịch mức độ ít giữa nồng độ Glucose máu với chỉ số BMI.

Từ khóa: đái tháo đường, rối loạn lipid máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lí nền tảng bệnh đái tháo đường – Tăng glucose máu,NXB Y học, tr.55, 707
  2. Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Thị Kim Thanh. Rối loạn lipoprotein ở người tăng huyết áp trên 60 tuổi. Tạp chí y học thực hành, 1990; 6: 26-28.
  3. Tô Văn Hải, Vũ Mai Hương (2009), “Tăng huyết áp và biến đổi điện tim ở người đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn”, Tạp chí nội khoa, tr 450-456.
  4. Nguyễn Đức Hoàng, Lê Đình Thao, Nguyễn Dung (2009), “Nghiên cứu tỉ lệ  đái tháo đường ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế “, Hội nghị khoa học nội khoa và xạ phẩu bằng tia gamma Trường đại học y dược huế, tr 313-318.
  5. Mumtaz Ali Shaik, Santosh Kumar, Rafi Ahmed Ghouri (2010), “Type 2 Diabetes Mellitus and Lipid Abnormalities”, Jlumhs 2010, Vol: 09 No.03. pp 145 – 147.
  6. Ngô Thanh Nguyên, Phan Huy Anh Vũ (2012), “Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2011”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, Huế, quyển 1, số 6, tr 195-199
  7. Trần Vĩnh Thủy (2007), “Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ2 bằng Mediator tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ y học.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của trẻ mắc tăng sản thượng thận bẩm sinh

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHỎE …