NHẬN XÉT MỘT SỐ TỔN THƯƠNG MẮT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN
Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thành Vinh, Hà T. Thu Hương
Bệnh viện Nội tiết Nghệ An.
ABSTRACT
Objectives: Determine the ratio and relationship of some eye lesions with some risk fators in patients with type 2 diabetes treatment at Nghe An Endorine Hospital. Subjects and Methods: A cross-sectional descriptive study included of 513 patients diagnosed with type 2 diabetes according to IDF – 2012[10]. The subjects were examined folow identify study record. Results: The average age of subjects was 62 ± 3,4 the ratio of male was 50,9, female was 49,1%. Cataract ratio was the highest (60,0%), next was vision loss (55,9%), other lesion (32,4%), and diabetic retinopathy (20,3%). The ratio of proliferative diabetic retinopathy was 12,5, non-proliferative diabetic retinopathy was 87,5%. The longer the duration of type 2 diabetes, the increased diabetic retinopathy, the cataract, the cataractvision loss (p<0,05).With HbA1c < 7%, the ratio of diabetic retinopathy was 15,3%; HbA1c < 7%, it was 23,1% (p<0,05).With dyslipidemia, the ratio of diabetic retinopathy was 24,8%, With no dyslipidemia, it was 8,5% (p<0,05), OR (95% CI) = 3,572. There was no correlation between age and diabetic retinopathy. Conclusion: The ratio of eye lesions is high and relative with the duration of type 2 diabetes, dyslipidemia. Poor glycemic control result increased eye lesions.Keywords: Type 2 diabetes mellitus,diabetic retinopathy, cataracts
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và mối liên quan một số tổn thương mắt với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại bệnh viện Nội tiết nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 513 bệnh nhân ĐTĐ Týp 2 theo tiêu chuẩn IDF 2012 [10]. Các bệnh nhân được khám theo bệnh án nghiên cứu đã thống nhất. Kết quả: Tuổi trung bình 62 ± 3,4 Tỷ lệ nam 50,9 %, nữ 49,1%. Đục thể thủy tinh chiếm tỷ lệ cao nhất (60,0%), giảm thị lực (55,9%), các tổn thương khác (32,4%),tổn thương võng mạc (20,3%). Trong tổn thương võng mạc thì tổn thương võng mạc tăng sinh(12,5%), tổn thương võng mạc không tăng sinh (87,5%). Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương võng mạc, đục thể thủy tinh, giảm thị lực càng tăng (p < 0,05). HbA1c < 7% tỷ lệ tổn thương võng mạc 15,3%, HbA1c ≥ 7% gặp 23,1% (p < 0,05).Có RLLP máu tổn thương võng mạc tăng gặp 24,8%, không có RLLP gặp 8,5% (p < 0,05), OR (95% CI) = 3,572. Không có mối liên quan tuổi và tổn thương võng mạc. Kết luận: Tổn thương mắt chiếm tỉ lệ cao có mối liên quan đến thời gian mắc bệnh, RLLP. Kiểm soát tốt đường huyết kém tổn thương mắt càng nhiều.
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, bệnh võng mạc đái tháo đường, đục thể thủy tinh
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thanh Hải
Ngày nhận bài: 1/10/2017
Ngày phản biện khoa học: 01/11/2017
Ngày duyệt bài: 07/11/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường “Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: (1) tăng glucose máu, (2) kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein, (3) bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch”[1].
Đái tháo đường là một bệnh tiến triển nhanh, âm thầm, khi phát hiện đã có nhiều biến chứng như: biến chứng tim mạch, thần kinh, thận, mắt…. Trong đó biến chứng mắt ở bệnh nhân ĐTĐ rất hay gặp đặc biệt là bệnh võng mạc ĐTĐ. Theo WHO bệnh võng mạc ĐTĐ chiếm từ 20% đến 40% người bị ĐTĐ. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ và kiểm soát đường huyết, lipid máu là yếu tố nguy cơ chủ yếu. ĐTĐ týp1 sau 5 năm có tỷ lệ tổn thương võng mạc là 25% , 60% sau 10 năm.
ĐTĐ týp 2 sau 5 năm là 40% có bệnh võng mạc do ĐTĐ và 2% bệnh võng mạc tăng sinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và gây mù lòa ở nhiều nước. Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ mù lòa gấp 20 – 30 lần so với người cùng tuổi và cùng giới. Tại VN cho tới nay cũng đã có nhiều nghiên cứu về biến chứng mắt ở bệnh nhân ĐTĐ và cho tỉ lệ mắc bệnh khác nhau như: Nguyễn Kim Lương nghiên cứu tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên cho thấy 60,59% bệnh nhân giảm thị lực, 52,94% đục thể thủy tinh, 22,94% bệnh võng mạc do ĐTĐ [2], Trần Minh Tiến (2006) có 37,3% bệnh VM do ĐTĐ. Tại Nghệ An có tỷ lệ bệnh ĐTĐ cao nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu xác định tỷ lệ và mối liên quan một số tổn thương mắt với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại bệnh viện Nội tiết nghệ An.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An.
Tiêu chuẩn chọn: Các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ Týp 2 theo tiêu chuẩn Tổ chứa đái tháo đường quốc tế IDF 2012 [10] đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không bị đái tháo đường, ĐTĐ týp 1, bệnh nhân nặng không đủ khả năng hợp tác để thăm khám, bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3. Các biến số nghiên cứu
Các biến số về thông tin chung của bệnh nhân ĐTĐ: tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, BMI, huyết áp, tổn thương mắt (tổn thương võng mac, đục thể thủy tinh, giảm thị lực, khác). Các yếu tố liên quan: nhóm tuổi (≤ 40, > 40 – 60, > 60), nồng độ glucose máu (phân thành nhóm kiểm soát đường máu tốt glucose máu ≤ 7,2 mmol/l và nhóm kiểm soát đường máu không tốt glucose máu > 7,2 mmol/l), HbA1C (phân thành nhóm kiểm soát tốt HbA1C < 7% và nhóm kiểm soát không tốt HbA1C ≥ 7%), thời gian mắc bệnh ĐTĐ (phân thành bốn nhóm < 5 năm, 5-10 năm và > 10 – 15 năm, >15), Rối loạn lipid (Có rối loạn, không rối loạn).
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu đã được thống nhất.
2.5. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo phần mềm thống kê y học SPSS 20.0, Excel 2016. Sử dụng các thuật toán: Tính tỉ lệ phần trăm, tính giá trị trung bình. Thống kê phân tích được thực hiện thông qua các test: Khi bình phương để so sánh các tỷ lệ. Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để khảo sát mối tương quan giữa các biến. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
Tổng số có 513 bệnh nhân ĐTĐ týp 2,tỷ lệ nam 50,9 %, nữ 49,1%. Tuổi trung bình 62 ± 3,4 . Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm 241 bệnh nhân chiếm 47%, 5 – 10 năm 171 bệnh nhân chiếm 33,4%, 10 – 15 năm 70 bệnh nhân chiếm 13,6%, trên 15 naem 31 bệnh nhân chiếm 6,0%. Có 189 bệnh nhân có nồng độ HbA1c < 7% chiếm tỷ lệ 36,8 % và 324 bệnh nhân có HbA1c ≥ 7% chiếm 62,2%, có RLLP 371 người chiếm 72,3%, không RLLP chiếm 27,7%.
3.2. Tỷ lệ các tốn thương mắt của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tổn thương mắt của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Số bệnh nhân bị đục thể thủy tinh chiếm tỷ lệ cao (60,0%), giảm thị lực (55,95%), tổn thương võng mạc (20,3%).
Bảng 3.2. Các giai đoạn bệnh võng mạc của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Bệnh võng mạc không tăng sinh chiếm (87,5%), tăng sinh chiếm (12,5%).
3.3. Một số yếu tố liên quan tới tốn thương mắt ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Mỗi liên quan giữa tổn thương mắt và nhóm tuổi
Nhận xét:
– Tỷ lệ tổn thương võng mạc cao nhất ở nhóm > 60 tuối (55,1%).
– Tỷ lệ bệnh nhân đục thể thủy tinh và giảm thị lực tăng dần theo nhóm tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05
Bảng 3.4. Mối liên quan tổn thương mắt với thời gian mắc bệnh
Nhận xét: Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài thì tỷ lệ tổn thương VM, đục thể thủy tinh , giảm thị lực đều tăng. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh võng mạc và thời gian mắc bệnh
Nhận xét: Thời gian mắc bệnh càng tăng thì tỷ lệ bệnh VM không tăng sinh càng tăng sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa tổn thương mắt và HbA1c
Nhận xét: Tỷ lệ tổn thương võng mạc, đục thể thủy tinh, giảm thị lực ở nhóm HbA1c ≥ 7% chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm HbA1c < 7%.khác biệt này có ý nghĩa thống kê p< 0,05.
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tổn thương mắt và glucose máu
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương võng mạc ở nhóm gluscose máu > 7,2mmol/L cao hơn. Nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa RLMM với tổn thương võng mạc
Nhận xét: Tỷ lệ tổn thương VM ở nhóm có rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm không có rối loạn lipid máu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Thi lực
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ giảm thị lực là 55,95%. ĐTĐ là nguyên nhân chính của giảm thị lực và mù lòa. Theo Francosie Rousselie, trong số những nguyên nhân gây mù khác thì bệnh ĐTĐ týp 2 là nguyên nhân gây mù đầu tiên ở các nước phát triển, gặp ở tất cả các lứa tuổi từ 20 – 60 tuổi. Trong 10.000 người mù mới thì 7% do bị ĐTĐ, trong đó 92% ở tuổi 50 và 44% trên 70 tuổi, tác giả cho rằng người bị ĐTĐ thì nguy cơ bị mù tăng gấp 11 lần so với người không bị ĐTĐ và nguy cơ đó tăng gấp 29 lần ở người bị bệnh võng mạc ĐTĐ [3].
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 55,95% bệnh nhân bị giảm thị lực, thị lực giảm có thể do kiểm soát đường máu không tốt, bệnh nhân phải chịu tăng đường máu kéo dài ảnh hướng nặng nề đến thị lực, do bị phù hoàng điểm và những vùng thiếu máu hoàng điểm nên vấn đề cân bằng glucose máu đặc biệt quan trọng. nghiên cứu của chúng tôi thấy khi HbA1c máu dưới 7% thì có 51,67% giảm thị lực, khi HbA1c lớn hơn 7% thì có đến 58,88% giảm thị lực. Kết quả này tương tự kết quả của các tác giá Phạm Thị Hồng Hoa [4], Đặng Văn Hòa [5]
Thời gian mắc bệnh càng dài, tuổi càng cao thì thị lực càng giảm thời gian trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh < 5 năm số bệnh nhân giảm thị lực là 45,64%, trên 15 năm có 83,87% giảm thị lực theo Phạm Thị Hồng Hoa [4], thời gian bị bệnh < 5 năm có 74,6%, trên 10 năm có 100% số bệnh nhân giảm thị lực. Theo Đặng Văn Hòa [5], thời gian mắc bệnh < 5 năm là 51, 68%, trên 16 năm có 80,0% bệnh nhân giảm thị lực.
Theo Francosie Rousselie [3] cho rằng nguy cơ dẫn đến mất thị lực có thể xẩy ra sau 30 năm bị ĐTĐ. Nếu so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hồng Hoa, Đặng Văn Hòa thì bệnh nhân ĐTĐ ở Việt Nam bị mất thị lực quá sớm, có thể do ở Việt Nam việc kiểm soát đường máu chưa tốt, bệnh nhân phải chịu đựng tăng đường máu thường xuyên và kéo dài.
4.2. Đục thể thủy tinh
Đục thủy tinh tinh thể là tổn thương mắt hay gặp, hiện tại người ta không thể phân biệt được đục thể thủy tinh do ĐTĐ với đục thể thủy tinh tuổi già với người không mắc ĐTĐ. Nhưng cũng thấy rằng khi bị ĐTĐ thì đục thể thủy tinh xẩy ra sớm hơn, nhanh hơn, hai mắt đục không đồng đều, mắt đục trước, mắt đục sau. Theo Leonard Gofe, có rất nhiều bằng chứng cho thấy những bệnh nhân ĐTĐ có nhiều nguy cơ xẩy ra những biến đổi thể thủy tinh do tuổi già và những biển đổi này thường gặp ở lứa tuổi trẻ hơn so với người không bị ĐTĐ, do sự tích lủy sorbitol trong thể thủy tinh kèm theo những biển đổi hydrat hóa sau đó là tăng glycosyl hóa protein trong thể thủy tinh của bệnh nhân ĐTĐ do tuổi già và những bệnh nhân ĐTĐ.
Richardd Richards phân tích nồng độ sorbitol, glucose, fructose của thể thủy tinh bệnh nhân ĐTĐ và không ĐTĐ, thấy ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nồng độ sorbitol, glucose, fructose đều tăng hơn nhóm bệnh nhân không ĐTĐ.
So với các nghiên cứu của nước ngoài: Jean – Antoine Bernard (1992) tỷ lệ đục thể thủy tinh 16%, M.Vingnanielli (1992 – 1996) là 14%, Card (1964) là 6,8% thì tỷ lệ đục thể thủy tinh trong các nghiên cứu của Việt Nam cao hơn: Lê Huy Hiệu (2001): là 22,8%; Thái Hồng Quang: [6] 17,5%; Phạm Thị Hồng Hoa (1999) [ 4]: 30%; Nguyễn Thị Kim Lương (2010) [ 2 ]: 52,94%. Tỷ lệ đục thể thủy tinh trong nghiên cưu của chúng tôi: 60,04%. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả ở Việt Nam cao hơn các nghiên cứu ở nước ngoài có thể do mức độ dân trí, hiểu biết về y học và quan tâm đến sức khỏe khác nhau, ở Việt Nam bênh nhân thường đi khám muôn, nhiều khi bệnh nhân mù mới đi khám bệnh, phát hiện đục thể thủy tinh thì đã phải phẩu thuật, làm xét nghiệm glucose máu thì đã tăng rất cao. Từ đó đặt vấn đề cho thầy thuốc lâm sàng cần phát hiện sớm bệnh ĐTĐ, có kế hoạch điều trị kịp thời nhằm hạn chế biến chứng, nhất là biến chứng mắt ở bệnh nhân ĐTĐ.
4.3. Tổn thương võng mạc
Trong các bệnh lý về mắt do ĐTĐ thì tổn thương võng mạc ĐTĐ là quan trọng nhất. Bệnh võng mạc ĐTĐ là tất cả những thay đổi ở võng mạc xẩy ra trong bệnh ĐTĐ. Các tổn thương có thể khác nhau từ xuất tiết, vi phình mạch đơn lẻ đến xuất huyết, vi phình mạch nhiều, dày các mạch tân tạo, xơ hóa và bong võng mạc.
Theo nhiều tác giả tỷ lệ bênh võng mạc ĐTĐ từ 25 – 90% thường gặp ở những bệnh nhân bị ĐTĐ đã nhiêu năm [7]. Theo Francoise Rousselie sau 15 năm tiến triển bệnh ĐTĐ gặp 40 – 60% đây là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở Mỹ, 85% bệnh nhân bị mù lòa là do bệnh võng mạc ĐTĐ. Theo Phạm Hồng Hoa 43% bệnh võng mạc ĐTĐ, bệnh võng mạc ĐTĐ, Nguyễn Thị Kim Lương là 22,94% [ 2 ].
Bệnh võng mạc ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là 20,3%. Tỷ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả Phạm Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Kim Lương.
Để lý giải kết quả này có thể do tỷ lệ bệnh nhân đục thể thủy tinh của chúng tôi cao hơn (60,0%),hai tác giả trên (30%) mà khi bị đục thể thủy tinh nhất là đục thể thủy tinh hoàn toàn sẽ không đánh giá được tổn thương võng mạc bằng soi đáy mắt, muốn phát hiện được tốn thương võng mạc ở bệnh nhân đục thể thủy tinh thì phải chụp mạch huỳnh quang, siêu âm mắt.
4.4. Thời gian mắc bệnh và tổn thương võng mạc
Các tác giả của nhiều nghiên cứu đều cho rằng, thời gian mắc bệnh càng dài thì tỷ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ càng cao. Sau 5 năm bị ĐTĐ sẽ xuất hiện bệnh võng mạc ĐTĐ, 5 đến 10 năm là 20 – 56% và 11 – 16 năm là 67 – 88%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngay khi thời gian mắc bệnh đã 5 năm thì tổn thương võng mạc ĐTĐ là 11,2% kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa 12%[ 4 ]. Khi thời gian mắc bệnh khoảng 10 năm nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ là 30% tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim lương là 29,27% [ 2]. Ở thời gian trên 15 năm, theo kết quả của nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh võng mạc là 54,83%, phù hợp với Nguyễn Hương Thanh 55,6%.
Qua nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả đều nhận thấy thời gian mắc bệnh càng dài thì tỷ lệ bệnh vong mạc ĐTĐ càng nhiều. Theo Phạm Hồng Hoa sau 10 năm là tổn thương võng mạc 100%. Sở dĩ có sự khác biệt này, là do ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng kỷ thuật chụp mạch huỳnh quang và siêu âm nhãn khoa nên phát hiện được hầu hết tổn thương ngay cả khi bệnh nhân bị đục thể thủy tinh
4.5. Kiểm soát HbA1c và tổn thương võng mạc
Trong nghiên cứu của chúng tôi tình trạng kiếm soát đường huyết của bệnh nhân ĐTĐ có tốn thương VM: tỷ lệ tổn thương võng mạc ở nhưng bệnh nhân kiểm soát glucose máu (HbA1c ≥ 7%) là 23,1%; (HbA1c < 7%) là 15,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Các nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của HbA1c trong bệnh ĐTĐ. Tỉ lệ HbA1c phản ảnh mức đường huyết trung bình của 3 tháng trước đó. So với nồng độ đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn thì HbA1c phán ánh trung thành hơn [ 8 ].
Theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã ghi nhận có mối liên quan giữa đường huyết với nguy cơ các biến chứng vi mạch và nếu kiểm soát tố đường huyết có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh lý võng mạc ĐTĐ.
Theo U.K.Prospective Diabetes Study (UKPDS) tăng cường kiểm soát đường máu sẽ làm giảm được nguy cơ tổn thương võng mạc và thần kinh (trích dẫn [ 2 ]).
Tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường giảm 25% ở bệnh nhân đái tháo đường được kiểm soát đường máu. Để đánh giá mức độ kiểm soát đường máu dựa vào chỉ số HbA1c. HbA1c tăng trong trường hợp tăng đường máu mạn tính liên quan đến tình trạng chuyển hóa và chỉ số này cho biết tình trạng kiểm soát đường máu trung bình trong thời gian 3 tháng. Theo nghiên cứu dịch tễ của UKPDS chỉ ra rằng có mối liên quan giữa nguy cơ tổn thương mạch máu võng mạc và tình trạng đường huyết cụ thể là giảm mỗi % HbA1c (ví dụ giảm HbA1c từ 8% xuống 7%) sẽ làm giảm 35% nguy cơ biến chứng mạch máu võng mạc.
4.6. Nồng độ glucose máu và tổn thương võng mạc
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy: Nồng độ glucose máu ≤ 7,2 mmol/L bệnh VM chiếm tỷ lệ 17,42%; glucose máu > 7,2 mmol/L là 21,79%, bệnh VM có xu hướng tăng lên khi nồng độ glucose máu cao, nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Các tác giá khác khi nghiên cứu cũng cho thấy két quả tương tự, nồng độ glucose máu ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tổn thương VM [ 9]. Tuy vậy, nồng độ glucose máu chỉ phán ánh nhất thời, chỉ khi tăng glucose máu liên tục, kéo dài mới có biến chứng mạn tính.
Hơn nữa kết quả xét nghiệm glucose máu trong nghiên cứu của chúng tôi được làm tại thời điểm khi bệnh nhân đi khám định kỳ; ở những bệnh nhân vào viện khi trước đó có đường máu tăng cao, hoặc có rối loạn thành phần lipid máu đã được điều trị. Cho nên, kết quả xét nghiệm glucose máu ở những đối tượng nghiên cứu không phán ánh đúng thực trạng kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ. Qua các công trình nghiên cứu, đa số tác giả thừa nhận rằng có mỗi liên quan giữa cân bằng glucose máu và bệnh VMĐTĐ, kiểm soát glucose máu kém bệnh VM tăng, điều này được thể hiện rõ ở hàm lượng HbA1c trong nghiên cứu của chúng tôi, khi bệnh nhân kiểm soat đường huyết kém thì bệnh VM ĐTĐ tăng cao sự khác biệt có ý nghĩa.
4.7 Rối loạn chuyển hóa lipid máu và tổn thương võng mạc.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có RLLP máu có tổn thương VM là 24,8% và không có RLLP máu là 8,45%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Người mắc ĐTĐ týp 2 có RLLP cao gấp 2 – 3 lần người không bị ĐTĐ. RLLP máu thường liên quan đến tình trạng đề kháng insulin, tăng insulin máu. Nghiên cứu UKPDS (trích dẫn [2]) thấy ở người ĐTĐ có tăng một trong các thành phần lipid máu như: Cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL- C ,VLDL – C và giản HDL – C là những yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ bệnh võng mạc đái tháo đường.
Nhưng cũng có một số nghiên cứu đưa ra đây chỉ là yếu tố khi kết hợp với tình trạng kiểm soát glucose máu không tốt, tăng glucose sẽ làm gia tăng nguy cơ tổn thương của mạch máu võng mạc.
Như vậy, với các nghiên cứu khác nhau thì tình trạng rối loạn mỡ máu có thể là yếu tố nguy cơ độc lập hay là yếu tố kết hợp cũng đều làm thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển cũng như mức độ của bệnh võng mạc đái tháo đường.
V. KẾT LUẬN
- Một số tổn thương mắt ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường gặp
– Đục thể thủy tinh chiếm tỷ lệ cao nhất 60,0%, tiếp đến là giảm thị lực 55,95%, bệnh võng mạc ĐTĐ 20,3% (Trong đó bệnh võng mạc tăng sinh 12,5%, không tăng sinh 87,5%).
- Một số yếu tố liên quan tới tốn thương mắt ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
– Bệnh nhân ĐTĐ ở nhóm tuổi trên 60 tổn thương mắt chiếm tỷ lệ cao nhất đục thể thủy tinh 76,1%, giảm thị lực 82,0%, tổn thương võng mạc 55,1 %.
– Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương võng mạc, đục thể thủy tinh, giảm thị lực càng tăng (p < 0,05).
– HbA1c < 7% tổn thương võng mạc là 15,3%, đục thể thủy tinh 54%, giảm thị lực 49,2% HbA1c ≥ 7% tổn thương võng mạc là 23,1%, đục thể thủy tinh 63,6%, giảm thị lực 59,9% . khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
– Có RLLP máu tỷ lệ tổn thương võng mạc 24,8%, không có RLLP 8,45%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế (2014), Bệnh đái tháo đường. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – Chuyển hóa, NXBYH – Hà Nội, tr 174-182. (64)
- Nguyễn Thị Kim Lương, đánh giá tốn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Tạp chí khoa học và công nghệ 81(05): 161 – 167.
- Francoise R (1992), Diabetic Mellitus týp2, Full text medicine Journal, Vol.2, No.7.
- Phạm Thị Hồng Hoa(1999), Nghiên cứu tổn thương mắt trong bệnh đái tháo đường, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ CKII, Trường Đại học Y Hà Nội
- Đặng Văn Hòa (2007), Bước đầu đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa.
- Thái Hồng Quang (1989), “Góp phần nghiên cứu biến chứng mạn tính trong bệnh ĐTĐ”, Tạp chí nội tiết và đái tháo đường, số 3-1999, tr.51 – 59.
- John W (2002), “Diabetes Complications from the diabetes eye care Sourcebook” Sevring on the Internet.
- Tạ Văn Bình (2007), những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, BXBYH-Hà Nội, tr 51.
- Hoàng Thị Thu Hà (1998), Nhận xét tổn thương võng mạc trong bệnh võng mạc đái tháo đường và kết quả bước đầu bằng điều trị bằng Lase Diode’, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
- INTERNATIONAL DIABETES FEDERATION, 2012 Clinical Guidelines Task Force Global Guideline for Type 2 Diabetes