Nồng độ Homocystein huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp

NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

                                                                         PGS. Đỗ Trung Quân

Đại Học Y Hà Nội

ABSTRACT

Objectives: to assess plasmo homocystein in type 2 diabetic patients in outpatient department on demand, Bach Mai hospital. Subjects: 75 type 2 diabetic patients in outpatient department on demand, Bach mai hospital from 3/2015 to 6/2015. Methods: cross-sectional prospective study. Results: there were 75 patients in our study. The mean age was 55,69, in which the rate of male was 49,,3%, female was 50,7%. The average of plasma homocystein in type 2 diabetic patients with hypertension was higher than that in type 2 diabetic patients without hypertension (p < 0,05). The average of plasma homocystein in patients with grade II hypertension was higher than that in patients with grade I hypertension (14,59 ± 3,4 & 11,18 ± 2,1) (p< 0,05). Plasma homocystein in group of patients with well-controlled blood glucose was not different from that in group of patients with not well-controlled blood glucose.

Chịu trách nhiệm chính:Đỗ TrungQuân

Ngày nhận bài: 18.9.2016

Ngày phản biện khoa học: 4.10.2016

Ngày duyệt bài: 15.10.2016

I. TÓM TẮT

Mục tiêu: Nhận xét nồng độ homocystein máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai

Đối tượng nghiên cứu: 75 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khám và điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2015 đến tháng 6/2015

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu

Kết quả: Có 75 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình: 55,69, trong đó nam 37 người chiếm 49,3%, nữ 38 người chiếm 50,7%. Nồng độ Homocystein máu trung bình của nhóm Đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp cao hơn nhóm Đái tháo đường type 2 không tăng huyết áp  có ý nghĩa thống kê ở cả hai giới nam và nữ và chung cả 2 giới (p< 0,05); ở cả nhóm tuổi dưới 60 và trên 60 tuổi (p< 0,05). Nồng độ Hcy trung bình ở nhóm tăng huyết áp độ II là 14,59 ± 3,4  cao hơn ở nhóm tăng huyết áp độ I  là 11,18 ± 2,1 có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Nồng độ Hcy máu ở nhóm kiểm soát được đường máu và nhóm không kiểm soát được đường máu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

II. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa Glucid mạn tính khá phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng đặc biệt ở các nước đang phát triển như khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Trong số các bệnh nhân Đái Tháo Đường thì Đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ >90% [1], [2], [3]. Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới đời sống và tuổi thọ người bệnh. Các biến chứng này không những để lại di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đặc biệt là ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 do bệnh thường được phát hiện muộn. Trong những năm gần đây nhiều tác giả trong và ngoài nước đã chú ý đến yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện sớm các biến chứng trên bệnh nhân Đái tháo đường type 2, trong đó có nồng độ Homocystein máu là một acid amin xấu, được tạo thành từ quá trình khử nhóm Methyl của acid amin Methionin. Homocystein đang được nổi lên như là một yếu tố nguy cơ độc lập mới, sánh ngang với Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Béo phì, Rối loạn chuyển hóa lipid, Các yếu tố viêm…cho sự phát triển bệnh lý tim mạch hơn thập niên vừa qua. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:

Nhận xét nồng độ Homocystein máu ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 đến khám tại khoa khám bệnh yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA 2013).

– Đường huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) kèm theo các triệu chứng của tăng đường huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).

– Glucose máu huyết tương lúc đói (nhịn ăn > 8-14h) ≥ 7,0mmol/l (126mg/dl) trong hai buổi sáng khác nhau, định lượng ít nhất 2 lần.

– Glucose máu huyết tương sau 2h sau khi uống 75g glucose ≥ 11,1mmo/l (Nghiệm pháp tăng đường huyết).

– HbA1c (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng) ≥ 6,5%

Loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhân sau:

– Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch, thận, gan

– Đang có biến chứng cấp tính: hôn mê, nhiễm khuẩn cấp tính

– Đang điều trị bằng các thuốc vitamin B6, B12, folate

– Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu:

  • Thiết kế nghiên cứu: mô tả, cắt ngang
  • Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 3/2015 đến tháng 6/2015, tại khoa KCBTYC, bệnh viện Bạch Mai
  • Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện

Các đối tượng nghiên cứu được hỏi bệnh, khám lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất, được lấy máu xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c, định lượng homocystein…

IV. KẾT QUẢ

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

Bảng 1. Tuổi trung bình, tỷ lệ nam, nữ của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tuổi trung bình: 55,69. Nam37 người chiếm 49,3%; tuổi trung bình: 53,84. Nữ 38 người chiếm 50,7%; tuổi trung

bình: 7,5. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa hai giới nam và nữ (p>0,05).

Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo huyết áp

Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo huyết áp

4.2. Nồng độ Homocystein máu ở nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp

4.2.1. So sánh nồng độ Hcy máu ở nhóm đái tháo đường type 2 không tăng huyết áp và nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp:

Bảng 3. Bảng so sánh nồng độ Hcy máu ở nhóm đái tháo đường type 2 không tăng huyết áp và nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp theo giới.

Nhận xét: Từ bảng trên ta nhận thấy nồng độ Homocystein máu trung bình của nhóm Đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp cao hơn nhóm Đái tháo đường type 2 không tăng huyết áp  có ý nghĩa thống kê ở cả hai giới nam và nữ và chung cả 2 giới (p< 0,05).

Bảng 4. Bảng so sánh nồng độ Hcy máu ở nhóm đái tháo đường type 2 không tăng huyết áp và nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp theo tuổi.

Nhận xét: Từ bảng trên ta nhận thấy nồng độ Homocystein máu trung bình của nhóm Đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp cao hơn nhóm Đái tháo đường type 2 không tăng huyết áp có ý nghĩa thống kê ở cả nhóm tuổi ưới 60 và trên 60 tuổi (p< 0,05).

4.2.2. So sánh nồng độ Hcy máu ởnhóm đái tháo đường type 2 tăng huyết áp độI và nhóm tăng huyết áp độ II

Biểu đồ 2. So sánh nồng độ Hcy máu ở nhóm đái tháo đường type 2 tăng huyết áp độ I và độ II

Nhận xét:Qua biểu đồ trên ta thấy, nồng độ Hcy trung bình ở nhóm tăng huyết áp độ II là 14,59 ± 3,4  cao hơn ở nhóm tăng huyết áp độ I  là 11,18 ± 2,1 có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

4.2.3. Đánh giá nồng độ Hcy máu của nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp theo thời gian mắc bệnh

Biểu đồ 3. So sánh nồng dộ Hcy máu của nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp theo thời gian mắc bệnh

Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy nồng độ Hcy trung bình của nhóm:

– Thời gian mắc bệnh dưới 2 năm là 12,38 (µmol/l)

– Thời gian mắc bệnh 2-5 năm là 11,57 (µmol/l)

– Thời gian mắc bệnh 6-10 năm là 12,7 (µmol/l)

– Thời gian mắc bệnh trên 10 năm là 11,34 (µmol/l)

Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

4.2.4. Đánh giá nồng độ Hcy máu của nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp theo mức độ kiểm soát đường máu

Bảng 4. So sánh chỉ số Hcy máu của nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp theo HbA1c

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, nồng độ Hcy máu ở nhóm kiểm soát được đường máu và

nhóm  không kiểm soát được đường máu khác

biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

V. BÀN LUẬN

5.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

Có 75 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm 37 nam, chiếm 49,3% và 38 bệnh nhân nữ chiếm 50,7%. Kết quả này tương tự kết quả của một số tác giả: Dương Thị Tuyết [6] nữ 54,4%, nam 45,6%; Nguyễn Thị Lan Hương [7] nữ 48,7%, nam 51,3%.

Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là: 55,69 ± 8,5. Trong đó tuổi thấp nhất là 36 tuổi, cao nhất là  80 tuổi. Theo nghiên cứu tình hình chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam và một số nước Châu Á năm 1998, tuổi trung bình của bệnh nhân đái tháo đường type 2 ở Việt Nam là: 52,2 ± 23,1 (Tạ Văn Bình) [1].

5.2. Đánh giá nồng độ Homocystein máu:

5.2.1. So sánh nồng độ Hcy máu giữa nhóm đái tháo đường type 2 không tăng HA và có tăng HA và nồng độ Hcy ở các phân độ tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:Nồng độ Homocystein trung bình của nhóm không tăng huyết áp là: 7,71 ± 1,3; trong đó nam:

8,09 ± 1,5; nữ: 7,41 ± 1,2 (µmol/l). Nồng độ Homocystein trung bình của nhóm tăng huyết áp là: 12,17 ± 2,9; trong đó nam: 12,53 ± 3,1; nữ: 11,72 ± 2,7 (µmol/l)

Khi so sánh nồng độ Homocystein trung bình ở hai nhóm tăng huyết áp và không tăng huyết áp chúng tôi nhận thấy nồng độ Homocystein ở nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đái tháo đường type 2 không tăng huyết áp khi so sánh chung cũng như khi so sánh từng giới (p< 0,05). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương [5]: Nồng độ Homocystein trung bình của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp ở nam là 14,16 µmol/l và nữ là 11,01 µmol/l và đều cao hơn nhóm chứng với p< 0,05.

Nồng độ Homocystein trung bình ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp độ I là: 11,18 ± 2,1 (µmol/l). Nồng độ Homocystein trung bình ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp độ II là; 14,59 ± 3,4 (µmol/l). Khi so sánh ta thấy chúng tôi nhận thấy nồng độ Homocystein máu  trung bình ở nhóm tăng huyết áp độ II cao hơn nồng độ Hcy trung bình ở nhóm tăng huyết áp độ I có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương [5]: Nồng độ Homocystein trung bình trong huyết thanh bệnh nhân tăng huyết áp tăng dần theo các giai đoạn tăng huyết áp.

Trong số 38 bệnh nhân tăng huyết áp, thì 34 bệnh nhân (89,47%) có nồng độ tHcy trong máu lớn hơn 10,03(µmol/l), cao nhất là 22,6(µmol/l), thấp nhất là 6,3(µmol/l). Kết quả này cho thấy mối liên quan khá chặt giữa tăng huyết áp và nồng độ  Homocystein huyết thanh.Trong một nghiên cứu của Johan S, Lisa S, đã chỉ ra rằng cứ tăng 5 µmol/l tHcy thì huyết áp tối đa sẽ tăng 0,5mmHg ở nam và 0,7mmHg ở nữ và huyết áp tối thiểu sẽ tăng 0,7mmHg ở nam và 1,2mmHg ở nữ. Ở Việt Nam, nghiên cứu về nồng độ tHcy ở bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho thấy hàm lượng tHcy ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp cao hơn hẳn so với nhóm chứng và nồng độ tHcy này tăng dần theo mức độ tăng huyết áp, tỷ lệ bệnh nhân có tHcy cao hơn nhóm chứng cũng có xu hướng tăng dần lên theo các giai đoạn tăng huyết áp [5].

Nghiên cứu của Hoogeveen đã cho thấy tăng nồng độ Homocystein là một yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh lư tim mạch ở bệnh nhân Đái tháo đường hơn so với nhóm có đường máu bình thường hoặc thấp . Ngoài ra, Hoogeveen EK khi nghiên cứu sự tăng nồng độ Hcy với nguy cơ tử vong, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đã thu được kết quả: nồng độ Hcy máu tăng cao có mối liên quan với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 [4].

5.2.2. Đánh giá nồng độ Hcy máu của nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp theo mức độ kiểm soát đường máu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy: Nồng độ Homocystein máu trung bình của nhóm kiểm soát được đường máu là 11,4 ± 1,4; nồng độ Homocystein trung bình của nhóm không kiểm soát được đường máu là: 12,5 ± 3,5. Khi so sánh chúng tôi nhận thấy nồng độ Homocystein máu ở nhóm không kiểm soát được đường máu cao hơn nồng độ Homocystein máu ở nhóm kiểm soát được đường máu nhưng không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Kết quả này của chúng tôi giống với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Oanh Oanh: nồng độ Homocystein ở nhóm đái tháo đường kiểm soát được đường máu và không kiểm soát được đường máu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Theo ý kiến chúng tôi, điều này có thể do: chỉ số tHcy và HbA1c là hai yếu tố độc lập với nhau trong việc đánh giá tổn thương mạch máu ở bệnh nhân Đái tháo đường và do các đối tượng nghiên cứu trong nhóm bệnh nhân Đái tháo đường đang được điều trị nhằm kiểm soát được mức đường huyết, trong khi việc điều trị theo hướng làm giảm chi số Homocystein máu chưa được chú ý nhiều.

Passaro và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc kiểm soát chuyển hóa Homocystein ở 55 bệnh nhân đái tháo đường type 2 trong 3 năm đã công bố: nồng độ Homocystein máu giảm ở những bệnh nhân có HbA1c giảm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2007), Bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học, 38 – 266.
  2. Nguyễn Huy Cường (2003), Bệnh đái tháo đường – Những quan điểm hiện đại, NXB Y học, 19.
  3. Thái Hồng Quang (1989), Góp phần nghiên cứu biến chứng mạn tính trong bệnh đái tháo đường, Luận văn PTS khoa học Y Dược Hà Nội.
  4. Hoogeveen E.K, Kostense P.J, Jakobs C et al (2000), Hyperhomocysteine increase risk of death, espessialyn in typ 2 diabetes: 5-year follow-up of the Horn Study, Diabetes Care, 101(13), 1506-1511.
  5. Nguyễn Thị Hương (2006), Xác định nồng độ Homocystein trong huyết thanh bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y.
  6. Dương Thị Tuyết (2006), Nghiên cứu nồng độ Homocysteine máu và mối liên quan với một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại hoc Y Hà Nội.
  7. Nguyễn Thị Lan Hương (2006), Nghiên cứu tổn thương võng mạc mắt và nồng độ Homocystein máu ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
  8. Ebesunun MO, Agbedana EO, Taylor GOL, Oladapo OO. Plasma lipoprotein (a), homocysteine and other cardiovascular disease(CVD) risk factors in Nigerians with established CVD. Appl Physiol Nutr Metab. 2008; 33: 282-289.
  9. Soinio M, Marniemi J, Laakso M, Lehto S, Rönnemaa T. Elevated plasma homocysteine level is an independent predictor of coronary heart disease events in patients with type 2 diabetes mellitus. Ann Intern Med. 2004 Jan 20;140(2):94-100.
  10. World Health Organization Diabetes action now; 1-18. World Health Organization World 2006; data base on body mass index: Classification of BMI. available at http://www.who.int/diabetes.
  11. Stamler J, Vaccaro O, Neaton JD. Diabetes, other risk factors, and 12-yr Cardiovascular mortality for men screened in the Multiple Risk Factor Intervention Trial. Diabetes Care. 1993; 16: 434-444.
  12. McAnulty SR, McAnulty LS, Nieman DC, Morrow JD, Shooter LA, Holmes S, Heward C, Henson DA. Effect of alpha-tocopherol supplementation on plasma homocysteine and oxidative stress in highly trained athletes before and after exhaustive exercise. J Nutr Biochem. 2005 Sep;16(9):530-7.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …