Khảo sát khả năng tự tiêm Insulin và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TỰ TIÊM INSULIN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CAO TUỔI

1Nguyễn Thị Ngân, 2Nguyễn Xuân Thanh,

2,3Vũ Thị Thanh Huyền, 3Nguyễn Thị Thanh Hương

1Bệnh viện đa khoa Hà Đông, 2Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, 3Trường Đại học Y Hà Nội

SUMMARY

Introduction: Insulin self-injection plays an important role in controlling diabetes. Elderly diabetic patients have barriers to insulin self-injection. Objective: to evaluate the ability of self-inject insulin and related factors in elderly diabetic patients treated with insulin. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study included of 81 patients diagnosed type 2 diabetes according to ADA-2012 and the subjects had self-injected insulin more than 1 month. Results: The average age of subjects was 69.9 ± 6.4, the ratio of female/male was 1.53. The average duration of diabetes was 5.9 ± 12.9 years. The average duration of insulin self-injection was 3.9 ± 3.2 years. The proportion of patients with good self-injection, pretty good self-injection, poor self-injection was 33.3%; 46.9% và 19.8%, respectively. There was a relationship between insulin self-injection with duration of diabetes and cognitive function (p <0.05). There were no association between insulin self-injection with age, gende, education, duration of insulin self-injection, times of the insulin injection per day and HbA1C. Conclusion: Evaluation on ability of insulin self-injection in elderly diabetic patients should be conducted routinely in order to improve the efficiency of insulin therapy.

Keywords: Type 2 diabetes, insulin self-injection.

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Ngân

Ngày nhận bài: 18.9.2016

Ngày phản biện khoa học: 8.10.2016

Ngày duyệt bài: 15.10.2016

TÓM TẮT

Tổng quan: Khả năng tự tiêm Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có nhiều rào cản trong tự tiêm insulin. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng tự tiêm insulin và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi đang điều trị bằng insulin. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có đái tháo đường týp 2 được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) 2012 và đang tự tiêm Insulin từ 1 tháng trở lên. Kết quả: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,9 ± 6,4, tỷ lệ nữ/nam là 1,53. Thời gian mắc bệnh trung bình 12,9 ± 5,9 năm. Thời gian tự tiêm Insulin trung bình 3,9 ± 3,2 năm. Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng tự tiêm tốt, khá và kém lần lượt là 33,3%; 46,9% và 19,8%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng tự tiêm insulin với thời gian mắc bệnh đái tháo đường týp 2 và chức năng nhận thức (p < 0,05). Không có mối liên quan giữa khả năng tự tiêm insulin và tuổi, giới, trình độ học vấn, thời gian bệnh nhân tự tiêm insulin, số lần tiêm insulin trong ngày và HbA1C. Kết luận: Đánh giá khả năng tự tiêm Insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi nên được thực hiện thường quy nhằmđể nâng cao hiệu quả điều trị của insulin

Từ khóa:  Đái tháo đường týp 2 , khả năng tự tiêm Insulin.

I. ĐẶT VẤN ĐÊ

Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là bệnh thường gặp trên người cao tuổi và được xếp thứ sáu trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi [1]. Tại Việt Nam theo điều tra dịch tễ năm 2008 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp2 là 5,7% dân số[2].

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập thể lực và các thuốc viên hạ đường máu thì insulin đóng một vai tròquan trọng trong điều trị ĐTĐ [3]. Theo nghiên cứu của trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ CDC tỷ lệ bệnh nhân sử dụng insulin vào năm 2011 là 30,8% [4]. Tại Việt Nam, việc sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường còn gặp nhiều rào cản, đặc biệt trên người cao tuổi do người cao tuổi thường bị suy giảm khả năng nhận thức, giảm thị lực, thính lực, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tự tiêm Insulin. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Vân thực hiện trên 40 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chỉ có 27,3% bệnh nhân tự tiêm đúng kĩ thuật [5]. Do vậy cần đánh giá khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu các biến chứng của bệnh [6].

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tiêm insulin ở bệnh nhân ĐTĐ nói chung, tuy nhiên nghiên cứu về khả năng tự tiêm insulin trên đối tượng người cao tuổi đang sử dụng insulin còn khá khiêm tốn. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu đánh giá khả năng tự tiêm insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán Đái tháo đường týp 2 theo tiêu chuẩn của hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) 2012 [7] điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Lão khoa trung ương từ tháng 1/2016 đến tháng 8/2016.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) 2012 đang tự tiêm Insulin tại nhà từ 1 tháng trở lên, có khả năng trả lời câu hỏi phỏng vấn và hợp tác trong quá trình thăm khám.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có các biến chứng nặng cấp tính (suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,..), giảm thính lực, không có khả năng trả lời câu hỏi, không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Các biến số nghiên cứu: tuổi giới, thời gian mắc bệnh ĐTĐ týp 2 (<10 năm, 10 – 20 năm và >20 năm), trình độ học vấn (cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung cấp trở lên), thời gian tự tiêm Insulin (< 5 năm, 5-9 năm và ≥10 năm), số lần tiêm insulin mỗi ngày (1lần, 2 lần, 3 lần, 4 lần), HbA1C (<7,5; 7,5 – 8; > 8%), thực hiện trắc nghiệm tâm thần tối thiểu MMSE (Mini Mental State Examination). Điểm tối đa của trắc nghiệm MMSE là 30 điểm, chia 2 nhóm: ≥ 24 điểm là bình thường, < 24 điểm là suy giảm nhận thức.

Đánh giá khả năng tiêm insulin của bệnh nhân: Dụng cụ tiêm mẫu bao gồm bút tiêm insulin, kim tiêm kích thước 0,25 x 6mm, hộp vuông rỗng bằng nhựa trong suốt với bề mặt để tiêm là cao su, hộp đựng bông cồn. Kĩ thuật tự tiêm insulin được đánh giá bằng bảng đánh giá khả năng tự tiêm insulin bao gồm các bước chuẩn bị tiêm, kiểm tra bút trước khi tiêm, định liều tiêm, cách tiêm. Tổng điểm là 28, đánh giá theo ba mức: tốt (22 – 28 điểm), khá (18 – 21 điểm) và kém (dưới 18 điểm).

2.4.Xử lý số liệu:

Các số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0. Sử dụng các thuật toán: Xác định các tỷ lệ %, trị số trung bình, độ lệch chuẩn. So sánh sự khác biệt của các tỷ lệ % theo test khi bình phương với mức khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung

Tổng số có 81 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tham gia nghiên cứu, nữ gồm 49 người chiếm 60,5 % cao hơn nam 32 người chiếm 39,5%. Tỷ lệ nữ/nam là 1,53. Nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm 48,2%, nhóm tuổi từ 70 đến 79 chiếm 46,9%, có 4 bệnh nhân trên 80 tuổi chiếm 4,9%, tuổi trung bình là 69,9 ± 6,4tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ 10 – 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (55,5%), trong đó thời gian phát hiện bệnh lâu nhất là 30 năm, thời gian phát hiện bệnh ít nhất là một năm, thời gian phát hiện bệnh trung bình của các bệnh nhân là 12,9 ± 5,9 năm. HbA1C của các bệnh nhân dao động từ 5,3 đến 14, giá trị trung bình là 8,0 ± 1,67.

3.2. Phân loại khả năng tự tiêm Insulin của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi

Bảng 1: Khả năng tự tiêm Insulin của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi

Trong số 81 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, số bệnh nhân thực hiện kĩ thuật tự tiêm tốt và khá chiếm đa số (80,2%), trong đó tỷ lệ bệnh nhân tự tiêm insulin tốt chiếm 33,3%, khá chiếm 46,9%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là các bệnh nhân tự tiêm kém (19,8%).

3.3. Khả năng tự tiêm Insulin và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi

Bảng 2: Mối liên quan giữa khả năng tự tiêm Insulin và các yếu tố nhân trắc học

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy nhóm bệnh nhân tự tiêm tốt đa số ở nhóm tuổi < 70 tuổi (62,7%), không có sự khác biệt về khả năng tự tiêm giữa hai giới nam và nữ (p > 0,05).

Nhóm có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên có tỷ lệ khả năng tự tiêm tốt cao nhất (63%), sự khác biệt về khả năng tự tiêm insulin ở các trình độ học vấn khác nhau chưa thấy có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 2: Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh và khả năng tự tiêm Insulin

Trong các yếu tố như thời gian mắc bệnh ĐTĐ, thời gian điều trị insulin, số mũi tiêm insulin trong ngày và HbA1C thì chúng tôi nhận thấy chỉ có thời gian mắc bệnh đái tháo đường có mối liên quan với khả năng tự tiêm insulin trên người cao tuổi (p < 0,05). Đa số bệnh nhân khả năng tự tiêm insulin kém có HbA1C >8% (p > 0,05).

Bảng 3: Mối liên quan giữa chức năng nhận thức và khả năng tự tiêm Insulin

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa chức năng nhận thức và khả năng tự tiêm Insulin (p<0,01). Tất cả các bệnh nhân có khả năng tự tiêm kém đều có suy giảm nhận thức (100%).

IV. BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi của đối tượng nghiên cứu là 69,9 ± 6,4 tuổi. Nhóm tuổi 60 – 69 chiếm 48,1%, nhóm tuổi từ 80 tuổi là 4,9%, nhóm tuổi từ 70 – 79 chiếm 47%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương với tuổi của đối tượng nghiên cứu là 70,2 ± 6,7, nhóm tuổi 60 – 69 chiếm 49% [8].

Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi là 60,5%, cao hơn nam (39,5%). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Dương Thị Liên trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi [9]. Trình độ học vấn của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi đa số là từ trung cấp trở lên chiếm 61,8% kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Trần Thị Lệ Thanh số bệnh nhân từ trung cấp trở lên chỉ chiếm có 26% [10].

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có sai sót nhỏ khi tự tiêm (khả năng tự tiêm khá) chiếm tỷ lệ cao 46,9%. So sánh với nghiên cứu của Lee AT và cộng sự là 37,3%; bệnh nhân có kỹ năng tự tiêm tương đối tốt chiếm tỷ lệ 20% (thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi là 33,3%), bệnh nhân có nhiều sai sót khi tiêm trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm 19,8% trong khi nghiên cứu của Lee AT là 43,3 [10]. Có sự khác biệt này có lẽ do đối tượng của hai nghiên cứu khác nhau về trình độ học vấn, nhận thức, độ tuổi.

Có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân cao tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi (p < 0,05). Thời gian mắc bệnh càng lâu tỷ lệ tự tiêm có sai sót và kém nhiều hơn. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ đã được chứng minh là có liên quan đến suy giảm chức năng và khuyết tật ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh lâu có nguy cơ suy giảm chức năng cao hơn so với nhóm có thời gian mắc bệnh ngắn hơn [11_ENREF_13]. Thời gian bệnh nhân điều trị bằng insulin, số lần tiêm trong ngày và HbA1C trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với khả năng tự tiêm của bệnh nhân.

Trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) được giới thiệu bởi Folstein và cộng sự từ năm 1975 [12]. Trắc nghiệm giúp đánh giá được nhiều mặt nhận thức của bệnh nhân. Có mối liên quan chặt chẽ giữa suy giảm nhận thức và khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân. Kết quả này tương đồng với kết quả của Dương Thị Liên [9] với số bệnh nhân có điểm MMSE > 24 và MMSE < 24 lần lượt là 78,3% và 21,7% [9]. Kết quả của chúng tôi có khác biệt so với kết quả của Lee AT và cộng sự [13] khẳng định điểm số MMSE không có khả năng dự đoán khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân. Sự khác biệt này có thể do tác giả lấy mốc MMSE < 27 điểm để đánh giá khả năng bị suy giảm nhận thức trong khi nghiên cứu của chúng tôi là 24 điểm, điểm MMSE thấp hơn đồng nghĩa với việc tự tiêm insulin có thể gặp nhiều sai sót hơn.

V. KẾT LUẬN

Đánh giá khả năng tự tiêm insulin nên được thực hiện thường quy đối với người cao tuổi có đái tháo đường đang tự tiêm insulin nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh các biến chứng trong quá trình tiêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bernabei R, Venturiero V, Tarsitani P và cộng sự. (2000). “Thecomprehensive geriatric assessment: when, where, how.”, Crit Rev Oncol Hematol, 33, 45-56.
  2. Tạ Văn Bình (2008). “Dịch tễ học bệnh ĐTĐ, các YTNC và các vấn đề  liên quan đến quản lý bệnh  ĐTĐ tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn.”, NXB y học.
  3. Katie Weinger, Elizabeth Aet al (2014), “Diabetes Self-Care and the older adult” , West J Nurs Res 36(9): 1272-1298.
  4. CDC (2015). “Treating diabetes (insulin and oral medication use)”
  5. Nguyễn Thị Hoàng Vân (2014), “Khảo sát khả năng tự tiêm insulin ở người bệnh ĐTĐ typ 2 điều trị ngoại trú”, Kỉ yếu hội nghị khoa học BV tim mạch An Giang
  6. Harris MI et al(1998), “Prevalence ofdiabetes, impaired fasting glucose, and impaired glucose tolerance in U.S. adults. The Third National Health and Nutrition Examination Survey, 1988-1994″, Diabetes Care, 21(4)518-24.
  7. American Diabetes Association (2012),Standards of Medical Care in Diabetes care. Diabetes journals, 36.
  8. Nguyễn Thị Thu Hương (2013). “Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa
  9. Dương Thị Liên (2014).“Đánh giá khả năng tự tiêm insulin ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi bằng trắc nghiệm vẽ đồng hồ”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.
  10. Trần Thị Lệ Thanh (2006), “Nghiên cứu rối loạn nhận thức ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường typ 2 từ 60 tuổi trở lên”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …