Phẫu thuật cắt giảm siêu âm trong điều trị Basedow tại Bệnh viện nội tiết Nghệ An

PHẪU THUẬT CẮT GIẢM TUYẾN GIÁP BẰNG DAO SIÊU ÂM  TRONG ĐIỀU TRỊ BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

Nguyễn Thanh Hải, Dương Văn Tú*, Nguyễn Thị Hồng Thắm*

*Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

ABSTRACT

To assess the result of thyroidectomy by harmonic scalpel for treatment grave’s disease at Nghe An Hospital of endocrinology

Background: Basedow (Grave’s  disease) is an autoimmune disease with hypervasculisation of thyroid gland. Subjects and methods: cross-section study. From April, 2015 to May, 2016, 30 patients were undergone neartotal thyroidectomy by harmonic scalpel for treatment  Grave’s disease in surgery department, Nghe An Hospital of Endocrinology. Patients were evaluated postoperation afters 3 months, 6 months. Results: Incidence in women was higher than men ( 87% compared to 13%). Patients with tumor of II majority. The average tumor volume:36.96±8.9cm3.  . The average operating time:66.7±11.3 minnutes. The average blood loss:30.6±5.3 ml.After surgery three months: T3, FT4, TSH hormone concentration in blood: 3.3% hyperthyroidism , 76.7% euthyroid, 20% hypothyroidism. Six months after surgery : 86.7% euthyroid, 13.3%  hypothyroidism. Good result treatment was 93.3%

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thanh Hải

Ngày nhận bài: 6.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 19.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn khá phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng chưa có thống kê về bệnh Basedow, chỉ có những tài liệu tại các Bệnh viện được công bố. Tại Châu Âu tỷ lệ mắc bệnh hàng năm là 20/100.000 dân, tại Mỹ tỷ lệ khoảng 40/100.000 dân.Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, nhiều hơn nam giới từ 4-6 lần và hầu hết ở lứa tuổi từ 20-50 [1]. Có 3 phương pháp điều trị bệnh Basedow là điều trị nội khoa, điều trị xạ I131 và điều trị ngoại khoa.Mỗi phương pháp có những chỉ định phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.Trong phương pháp phẫu thuật, thì phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp thường được chỉ định trong bệnh Basedow và đem lại kết quả tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất. Sử dụng dao siêu âm trong phẫu thuật bệnh lý tuyến giáp nói chung hay bệnh Basedow nói riêng, hiện nay là phương pháp hiện đại, được sử dụng phổ biến, đặc biệt là giúp cho việc cầm máu trong mổ làm cho cuộc mổ ngắn hơn, đạt kết quả tốt hơn.

Tại Nghệ An từ trước tới nay chưa có báo cáo nào về kết quả điều trị Basedow bằng phương pháp cắt bỏ tuyến giáp bằng dao siêu âm. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Phẩu thuật cắt bỏ tuyến giáp bằng dao siêu âm trong điều trị Basedow tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An” với mục tiêu:

– Mô tả đặc điểm của các yếu tố liên quan đến phẩu thuật

– Đánh giá kết quả trong và sau phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp bằng dao siêu âm trong điều trị Basedow

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 . Đối tượng nghiên cứu:30 bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh Basedow vàcó chỉ định phẫu thuật cắt gần hoàn toàn  tuyến giáp tại khoa Ngoại bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Thời gian từ tháng 4/2015 đến 5/2016

2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:

– Bệnh nhân được chẩn đoán Basedow và có chỉ định phẫu thuật

2.2.1. Tiêu chuẩn loại trừ:

– Bệnh nhân bị các bệnh nội khoa không có chỉ định mổ như: Suy tim nặng, suy gan thận,  lao phổi cấp, bệnh hệ thống….

– Basedow có bướu độ IV, bướu nằm sau xương ức.

– Basedow bướu giáp có nhân.

– Basedow tái phát sau phẫu thuật.

– Basedow tăng cao men gan, giảm bạch cầu hạt.

– Basedow dị ứng kháng giáp tổng hợp.

– Basedow lồi mắt nặng (từ độ 4 trở lên).

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp nghiên cứu mô tả.

– Các bệnh nhân được theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ, trong mổ, ngay sau mổ, sau mổ 3 tháng và sau mổ
6 tháng. 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân phẫu thuật.

Biểu đồ 3.1.1: Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu

Tuổi nhỏ nhất17, tuổi lớn nhất 56. Độ tuổi hay gặp nhất 20-40 tuổi.

Biểu đồ 3.1.2: Phân bố giới tính của bệnh nhân nghiên cứu.

Tỷ lệ nữ giới chiếm đa số ( 87%) so với tỷ lệ nam giới ( 13%)

Bảng 3.1.3: Tỷ lệ độ lớn của bướu theo WHO 1979.

Tỷ lệ độ II gặp nhiều nhất (66.7%). Không gặp bệnh nhân có bướu cổ độ IA.Bướu cổ độ IB chiếm 16.7%.Bướu cổ độ III chiếm 16.6%.

Bảng 3.1.4: Thời gian mắc bệnh và điều trị.

Thời gian ngắn nhất 06 tháng , dài nhất 84 tháng

Bảng 3.1.6: Thể tích tuyến giáp trước mổtheo siêu âm.

Thể tích tuyến giáp trung bình 36,96±8.9 (nhỏ nhất 18cm3; lớn nhất 86 cm3.)

Bảng 3.1.7: Nồng độ Hormon trước mổ

Hormon đạt trạng thái bình giáp trước phẫu thuật. TSH thấp do feedback chậm.

3.2. Đánh giá hiệu quả phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp.

Bảng 3.2.1: Thời gian cuộc mổ

Thời gian mổ ngắn nhất là 45phút, dài nhất là 120 phút.Thời gian mổ trung bình 66.7±11.3 phút.

Bảng 3.2.2 : Lượng máu mất trong mổ

Lượng máu chảy ít nhất là 6ml , nhiều nhất là 150 ml.

Biểu đồ 3.2.3: Khối lượng tuyến giáp để lại trong mổ

Lượng tuyến giáp để lại ít nhất 3,4 g; nhiều nhất 6g

Bảng 3.2.4: Xét nghiệm Hormon 3 ngày sau mổ

Hormon sau mổ không thay đổi nhiều so với trước mổ, TSH feedback chậm theo sinh lý bình thường.

Bảng 3.2.5: Các biến chứng giai đoạn sớm sau mổ.

Chỉ có 02  trường hợp tê tay chân tạm thời, các biến chứng khác không có.

Bảng 3.2.6: Hormon sau mổ 3 tháng

Số bệnh nhân ổn định, bình giáp cao nhất 23 người (76,7%);   06 trường hợp suy giáp (trong đó  03 trường hợp uống ½ viên Thyroxin100mg, sau 6 tháng 02 trường hợp dừng uống T4 ; 03 trường hợp theo dõi tiếp); 01 trường hợp cường giáp nhẹ, theo dọi sau 3 tháng giảm dần dấu hiệu cường giáp trên CLS.

Bảng 3.2.7: Hormon sau 6 tháng mổ

Trường hợp cường giáp trở về bình thường, không cần sử dụng thuốc. 01 trường hợp suy giáp sau khi theo dõi chuyển uống ½ viên Thyroxin 100mcg

Bảng 3.2.8: Số ngày nằm viện.

Bệnh nhân nằm viện ít nhất 6 ngày, dài nhất 9 ngày.

IV. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân cắt gần hoàn toàn tuyến giáp bằng dao siêu âm điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 05/2015 đến tháng 04/2016 chúng tôi nhận thấy:

  1. Đặc điểm các yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật.

– Độ lớn của bướu : Tỷ lệ bướu cổ độ II chiếm tỷ lệ cao nhất 66.7%

– Thời gian mắc bệnh : Trung bình 53±8.49 tháng, ít nhất là 6 tháng, nhiều nhất là 84 tháng,

– Thể tích tuyến giáp trước mổ:Thể tích tuyến giáp trung bình 36,96±8.9 (nhỏ nhất 18cm3; lớn nhất 86 cm3).

  1. Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp trong điều trị bệnh Basedow.

–    Thời gian cuộc mổ: Trung bình66,7±11,3 phút ( 45-120 phút)

– Lượng máu mất trong cuộc mổ: Trung bình30,6±5,3ml (6-150ml)

– Khối lượng nhu mô giáp để lại: Trung bình 4,6±0,6g (3,4- 6g)

– Ngày nằm điều trị sau mổ: Trung bình 7,3±0,3 ngày (6-9 ngày)

– Tỷ lệ tai biến và biến chứng trong và sau mổ:

+ Không xảy ra tai biến nào trong mổ như: mất máu nhiều phải truyền máu, tổn thương thanh khí quản, tổn thương động tĩnh mạch cảnh…

+ Biến chứng sau mổ: Không gặp các biến chứng nặng sau mổ như suy hô hấp, chảy máu sau mổ, cơn tetani, cơn bão giáp, tử vong.

+ Sau phẩu thuật 06 tháng: Tỷ lệ bình giáp chiếm 86,7%;  Tỷ lệ suy tuyến giáp chiếm13,3%; Tỷ lệ cường giáp tạm thời không còn;

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giá bằng dao siêu âm trong điều trị Basedow tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu, 30 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp trong điều trị bệnh Basedow tại Khoa ngoại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 4/2015 đến tháng 5/2016. Đánh giá sau mổ 3 tháng, 6 tháng.

Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn ở nam ( 87% so với 13%). Bướu độ II chiếm đa số. Thể tích trung bình : 36.96±8.9cm3. Thời gian mổ trung bình :66.7±11.3 phút. Lượng máu mất trung bình :30.6±5.3 ml. Sau mổ 3 tháng : Nồng độ hormone T3, FT4, TSH trong máu : 3.3% cường giáp, 76.7% bình giáp, 20% suy giáp. Sau mổ 6 tháng : 86.7% bình giáp, 13.3 suy giáp . Kết quả điều trị tốt : 93.3%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2007), “ Bệnh học tuyến giáp”, Bệnh Grave-Basedow, Nhà xuất bản Y học, tr.111-120.
  2. Nguyễn Khánh Dư,“ Bệnh Basedow với phẫu thuật”, Nhà xuất bản Y học.
  3. Đặng Trần Duệ (1996), “ Bướu giáp lan tỏa nhiễm độc”, Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu Iod, Nhà sản xuất Y học, tr.452 – 469.
  4. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh, “ Kỹ thuật cắt bỏ gần hoàn toàn tuyến giáp điều trị bệnh Basedow : Những công trình nghiên cứu chuyên đề bệnh cường giáp, Basedow”, tr.69-74.
  5. Nguyễn Thy Khuê (2001), “ Siêu âm tuyến giáp trong chẩn đoán bệnh Basedow”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, ( Số 4), tr.122-124.
  6. Trần Ngọc Lương (2005), “ Kết quả ban đầu diều trị ngoại khoa bệnh Basedow tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương”, Tạp chí thông tin Y dược, (Số 8), tr.24-28.
  7. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Khánh Dư (2001), “Một số quan điểm về kỹ thuật phẫu tích tuyến giáp trong điều trị ngoại khoa bệnh Basedow”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, (2), tr. 71 – 77.
  8. Thái Hồng Quang, “ Bệnh Basedow”, Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, tr.111-158.
  9. Trần Ngọc Lương (2008), “ Cải tiến kỹ thuật cắt tuyến giáp để lại thành sau bằng dao điện trong phẫu thuật basedow”, Tạp chí Y học thực hành, (Số 6), tr.59-63.
  10. Lê Thế Trung, “ Điều trị ngoại khoa bệnh cường giáp, Basedow”, Những công trình nghiên cứu chuyên đề bệnh cường giáp, Basedow, tr.7-17.
  11. Ecksein A.K., Lax H., Losch C., Glowacka D., Plichlt M., Mann K Esser J., Morgentheler N.G (2007), ‘’ Patients with severe Grave’ opthalmopathy have a higher risk of relapsing hyperthyroidism and are unlike to remain in remission’’ Clin endocrinol (Oxf). Oct, 67(4), pp.607-12.
  12. Ellis H. Robert Graves: 1796-1852.Br J Hosp Med (Lond). 2006 Jun. 67(6):313. [Medline].
  13. Cruz AA, Akaishi PM, Vargas MA, de Paula SA. Association between thyroid autoimmune dysfunction and non-thyroid autoimmune diseases. Ophthal Plast Reconstr Surg. 2007 Mar-Apr. 23(2):104-8. [Medline].
  14. Jacobson EM, Tomer Y. The CD40, CTLA-4, thyroglobulin, TSH receptor, and PTPN22 gene quintet and its contribution to thyroid autoimmunity: back to the future. J Autoimmun. 2007 Mar-May. 28(2-3):85-98.
  15. Iwama S, Ikezaki A, Kikuoka N, et al. Association of HLA-DR, -DQ genotype and CTLA-4 gene polymorphism with Graves’ disease in Japanese children. Horm Res. 2005. 63(2):55-60.
  16. Chu X, Pan CM, Zhao SX, et al. A genome-wide association study identifies two new risk loci for Graves’ disease. Nat Genet. 2011 Aug 14. 43(9):897-901.
  17. Douglas RS, Afifiyan NF, Hwang CJ, et al. Increased generation of fibrocytes in thyroid-associated ophthalmopathy. J Clin Endocrinol Metab. 2010 Jan. 95(1):430-8.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …