Cuộc sống mỗi ngày của hơn 46 triệu người mắc đái tháo đường típ 1 trên toàn thế giới có khả năng sẽ trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
Các nghiên cứu từ đại học Copenhagen liên kết với công nghê sinh học của Gubra đã thành công phát triển một loại phân tử insulin mới, mà trong tương lai, sẽ đảm bảo cho các bệnh nhân mắc bệnh nhận được vừa đủ và đúng lượng insulin.
Insulin trên thị trường hiện này thì không có khả năng nhận dạng bệnh nhân thuộc típ 1 nên cần một lượng tác dụng nhỏ hay lớn từ insulin để có thể giảm mức đường huyết
“Đó là lý do chúng tôi đã bước thứ nhất phát triển một loại insulin có thể tự điều chỉnh liều lượng dựa trên mức độ đường huyết của bệnh nhân. Loại insulin kể trên có tiềm năng vô cùng lớn để cải thiện một cách đáng kể cuộc sống của những bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 1”, là lời giải thích của giáo sư Knud J. jensen, thuộc khoa hóa học đại học Copenhagen, là một trong những người đứng đằng sau nghiên cứu của loại insulin mới này.
Tác dụng trên chuột
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại insulin với các liên kết phân tử mà tự lắp ghép có thể cảm nhận được lượng đường huyết trong cơ thể. Như khi đường huyết cao, các phân tử bắt đầu hoạt động và tiết ra insulin. Và khi đường huyết hạ, thì lượng insulin tiết ra cũng ít hơn.
“Phân tử sẽ không ngừng tiết một lượng nhỏ insulin, nhưng đôi khi cũng tăng lên dựa vào nhu cầu của cơ thể” và Knud J. Jensen tiếp tục:
“Điều này sẽ cung cấp một phương pháp điều trị an toàn và dễ dàng hơn cho các bệnh nhân thuộc típ 1. Hiện nay, các bệnh nhân đều phải tiêm insulin nhiều lần mỗi ngày và kiểm tra đường huyết thường xuyên thông qua việc chích máu đầu ngón tay và đọc trên máy kiểm tra. Còn phương pháp mới này, cho phép một người tiêm loại insulin mới ít thường xuyên hơn một ngày và do dó nghĩ về đường huyết cũng không nhiều”.
Mặc dù loại insulin “tự động” mới này cho lợi ích lớn đối với việc điều trị đái tháo đường, vẫn cần một thời gian nữa trước khi cuộc cách mạng insulin này trở thành một phần không thể thiếu cho cuộc sống thường ngày của các bệnh nhân.
“Chúng tôi đã thử loại phân tử insulin này trên chuột và đã minh chứng cho hiệu quả của nó. Bước tiếp theo là phát triển phân tử này để hoạt động nhanh và chính xác hơn. Và cuối cùng, để thử nghiệm trên người — một quá trình có thể mất nhiều năm. Nhưng là điều chắc chắn xứng đáng để hy vọng,” là lời giải thích của giáo sư Jensen.
Một ý tưởng được gieo mầm tại Mỹ
Ý tưởng muốn tạo ra một loại insulin mà có thể tự điều chỉnh dựa trên nhu cầu của bệnh nhân đã nảy ra nhiều năm về trước, trong khi giáp sư Jensen còn tại Mỹ. Nơi một người bạn bị đái tháo đường típ 1 của ông có kể một câu chuyện:
“Người bạn là tác giả của tôi, Jan Sonnergaard có kể tôi nghe về một đôi mới cưới, một đêm nọ trong khi đang nhảy. Người chồng, thuộc type 1 đái tháo đường đã có cảm giác không được khỏe. Và rồi người vợ đã cho ông sử dụng insulin vì mong ổn định lại đường huyết của mình. Không may thay, insulin lại chính là lý do khiến người chồng tử vong. Và tôi muốn chắc rằng những bi kịch như vầy sẽ không phải lặp lại lần nữa,” và sau đó giáo sư kết luận:
“Việc khó khăn với đái tháo đường đó là insulin luôn chỉ có một cách hoạt động. Làm giảm đường huyết, ngay cả khi trong những trường hợp không cần đến. Đây chính là lý do chúng ta cần đến sự chính xác với phân tử mới của chúng tôi.”
Link bài viết: https://www.sciencedaily.com/releases/2020/12/201203122255.htm
Tài liệu tham khảo
Materials provided by University of Copenhagen.
Journal Reference:
- Knud J. Jensen, Karin Mannerstedt, Narendra Kumar MIshra, Ebbe Engholm, Morten Lundh, Charlotte Stahl Madsen, Philip J Pedersen, Priska Le-Huu, Søren L Pedersen, Nina Buch-Månson, Björn Borgström, Thomas Brimert, Lisbeth N Fink, Keld Fosgerau, Niels Vrang. An Aldehyde Responsive, Cleavable Linker for Glucose Responsive Insulins. Chemistry – A European Journal, 2020; DOI: 10.1002/chem.202004878
Người dịch: Quốc Dũng
Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi CLB Nội tiết trẻ trên DEMACVN.COM – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!