Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và các yếu tố nguy cơ

RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

                                        Cao Trường Sinh, Nguyễn Thị Sang

Đại học Y khoa Vinh

ABSTRACT

Dyslipidemia in type 2 diabetic patients

and risk factors

Objectives: Determine the rate of dyslipidemia in type 2 diabetic patients and determine the correlation between blood lipids and factors such as age, gender, waist circumference, BMI, blood pressure, fasting plasma glucose level. Objects and methods: 82 type 2 diabetic patients treated at the 2017 annapolis medical journal hospital from March to June 2017. Averaged ages 65,78 ± 11,96, females is 54,9%, males is 45,1%. All of  patients were examined clinic, biochemistry (glucosemia, lipidemia). Results: The rate of dyslipidemia in type 2 diabetic patients was 82,9%. Hypercholesteremia was 40,24%, hypertriglyceridemia was 51,23%, decreased HDL – C was 36,59% and increased LDL – C was 45,12%. There was positive correlation between cholesterol level with fasting plasma glucose level with r = 0,254, the positive correlation between triglycerd level with fasting plasma glucose level with r = 0,310, the negative correlation between HDL – C with ages with r = – 0,291, the positive correlation between LDL – C with waist and systolic pressure with r is 0,250 and 0,251. Coclusion: The rate of dyslipidemia in type 2 diabetic patients was 82,9%. Hypercholesteremia was 40,24%, hypertriglyceridemia was 51,23%, decreased HDL – C was 36,59% and increased LDL – C was 45,12%. There was positive correlation between cholesterol level and triglycerd level with fasting plasma glucose level, the negative correlation between HDL – C with ages, the positive correlation between LDL – C with waist and systolic pressure.

TÓM TẮT

Mục tiêu: 1/. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. 2/. Xác định mối tương quan giữa lipid máu với các yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, vòng eo, BMI, huyết áp, glucose máu đói. Đối tượng và phương pháp: 82 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Gồm 37 năm, 45 nữ Độ tuổi trung bình là 65,78 ± 11,9. Tất cả được khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hoá (glucose máu, một số thông số lipid máu). Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 là 82,9%. Tăng cholesterol chiếm 40,24%, tăng triglyceride chiếm 51,23%, giảm HDL – C chiếm 36,59%, tăng LDL – C chiếm 45,12%. Có mối tương quan thuận giữa cholesterol máu với glucose máu đói với r = 0,254, mối tương quan thuận giữa triglycerid máu với glucose máu đói với r = 0,310, tương quan nghịch giữa HDL – C với tuổi của bệnh nhân với r = – 0,291, tương quan thuận giữa LDL – C với vòng eo và HATT với r lần lượt là 0,250 và 0,251. Kết luận: Có tăng lipid toàn phần, cholesterol toàn phần, giảm HDL-C và tăng LDL-C ở bẹnh nhân đái tháo đường týp 2. Có mối tương quan thuận giữa cholesterol và triglycerid máu với glucose máu đói; tương quan nghịch giữa HDL – C với tuổi của bệnh nhân; tương quan thuận giữa LDL – C với vòng eo và huyết áp tâm thu.

Chịu trách nhiệm chính: Cao Trường Sinh

Ngày nhận bài: 1/10/2017

Ngày phản biện khoa học: 01/11/2017

Ngày duyệt bài: 07/11/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển. Hiện nay bệnh đái tháo đường đang gia tăng trên toàn thế giới và đang là vấn nạn cho ngành y tế toàn cầu. Thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2015 số người bị đái tháo đường là 415 triệu người và 318 triệu người bị rối loạn dung nạp glucose máu, dự báo đến năm 2040 số người bị bệnh đái tháo đường là 642 triệu người trên toàn thế giới [1]. Chi phí cho bệnh đái tháo đường cũng theo đó mà tăng lên nhanh chóng. Có một sự tương quan chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu với các yếu tố nguy cơ trong bệnh đái tháo đường. Việc phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid máu có một ý nghĩa rất lớn trong việc dự phòng các biến chứng, kéo dài tuổi thọ ở bệnh nhân đái tháo đường, cải thiện cuộc sống, góp phần giảm gánh nặng, hao tổn của gia đình và xã hội. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã đề cập nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên, ở Nghệ An, do điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế, vì vậy người dân chưa có sự quan tâm nhiều đến sức khoẻ, việc tập luyện và đảm bảo chế độ ăn hợp lý còn chưa tốt, ngoài ra chưa chủ động khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh nên tỷ lệ đái tháo đường chưa được phát hiện còn nhiều và việc điều trị cũng chưa tuân thủ tốt nên tỷ lệ bệnh chưa được kiểm soát còn cao. Do đó các bệnh kèm theo cũng từ đó mà tăng lên đặc biệt là rối loạn lipid máu. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài trên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: 82 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của ADA – 2016 [2] và tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường typ 2 của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF) năm 2005 [3], các bệnh nhân bị đái tháo đường đang điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An; 37 nam, 45 nữ tuổi trung bình 65,78 ± 11,96.

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

– Dùng phương pháp mô tả cắt ngang.

– Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, làm xét nghiệm đường máu lúc đói, bilan lipid máu cũng như các xét nghiệm khác bằng máy sinh hóa tự động BECKMAN COULTER AU 640 do Mỹ sản xuất.

– Chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn ADA – 2016 và tiê chuẩn chẩn đoán đái tháo đường typ 2 theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF) năm 2005.

– Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo tiêu chuẩn của Hội tim mạch Việt Nam và Hiệp hội xơ vữa động mạch Châu Âu [4], [5].

Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 22.2 và excel.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

3.1. Rối loạn lipid máu.

Bảng  3.1: Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu.

Tỷ lệ tăng cholesterol máu toàn phần (TC) đơn thuần là 40,24%, tỷ lệ tăng triglyceride máu đơn thuần là 51,23%, tỷ lệ tăng hỗn hợp cả cholesterol toàn phần và triglyceride là 26,83%, giảm HDL – C là 36,59%, tăng LDL – C là 45,12%.

3.2. Tương quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, Vòng eo (VE), HATT, HATTr, Glucose máu đói

Bảng 3.2: Mối tương quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, vòng eo, HATT, HATTr, glucose máu đói.


Biểu đồ 1. Tương quan giữa cholesterol máu với glucose máu đói (r = 0,254, p < 0,05).

Biểu đồ 2. Tương quan giữa triglyceride máu với glucose máu đói (r = 0,310, p < 0,05).

Biểu đồ 3. Tương quan giữa HDL – C máu với tuổi (r = – 0,291, p < 0,05).\

Biểu đồ 4. Tương quan giữa LDL – C máu với vòng eo (r = 0,250, p < 0,05

Biểu đồ 5. Tương quan giữa LDL – C máu với HATT (r = 0,251, p < 0,05).

IV. BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.

ĐTĐ là một nguyên nhân gây rối loạn lipid máu, rối loạn này có liên quan đến thiếu insulin và kháng insulin, là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu trên 82 bệnh nhân ĐTĐ typ 2, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tăng cholesterol máu là 40,24%, triglycerid là 51,23%, LDL – C là 45,12% và giảm HDL – C là 36,59%. Theo nghiên cứu của Amit Kumar Dixit, Ranjit Dey [7] trên 150 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện Ayurvede, Ấn độ cho thấy tỷ lệ tăng cholesterol máu là 52,6%, tăng triglyceride máu là 63,3%, tăng LDL – C là 72,6%. Nghiên cứu của Mohamed Ahmida, Zuhair Gatis, Samir (2007 – 2009) [8] tiến hành trên 2 nhóm đối tượng: nhóm nghiên cứu gồm 350 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và nhóm chứng gồm 150 bệnh nhân không bị đái tháo đường cho thấy tỷ lệ tăng cholesterol máu, tăng triglyceride máu và tăng LDL – C ở nhóm nghiên cứu lần lượt là 41%, 56%, 57% cao hơn so với tỷ lệ tăng cholesterol máu, triglyceride máu và tăng LDL – C ở nhóm chứng (8%, 21%, 34%). Đào Thị Dừa [6] nghiên cứu 179 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ tăng cholesterol máu là 65,93%, tỷ lệ tăng triglyceride máu là 73,33%, giảm HDL – C là 48,89%, tăng LDL – C là 50,4%. Nghiên cứu của Trần Thị Đoàn (2012) [9] trên 160 bệnh nhân tiền đái tháo đường cho thấy tỷ lệ tăng cholesterol máu đơn thuần là 37,3%, tỷ lệ tăng triglyceride máu là 15,8%, tỷ lệ tăng hỗn hợp cả cholesterol và triglyceride máu là 19,6%.

4.2. Tương quan giữa nồng độ các thông số lipid máu với một số yếu tố: Glucose máu đói, tuổi, vòng eo, HATT.

Ở bệnh nhân đái tháo đường, sự kiểm soát glucose máu có liên quan đến sự rối loạn lipid máu, khi bệnh nhân được kiểm soát glucose máu tốt thì sự rối loạn lipid máu sẽ được cải thiện. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có sự tương quan thuận giữa cholesterol máu với glucose máu đói với r = 0,254, tương quan thuận giữa triglyceride máu với glucose máu đói với r = 0,310. Đào Thị Dừa [6] nghiên cứu 179 bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp cho thấy có mối tương quan thuận giữa cholesterol máu với glucose máu đói với r = 0,47, tương quan thuận giữa triglyceride máu với glucose máu đói với r = 0,57, tương quan thuận giữa LDL – C với glucose máu đói với r = 0,45, mối tương quan nghịch giữa HDL – C máu với glucose máu đói với r = – 0,46. Ta thấy nghiên cứu của Đào Thị Dừa có mối tương quan giữa các chỉ số lipid máu với glucose máu đói chặt chẽ hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể giải thích do nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu trong thời gian ngắn, lấy cỡ mẫu nhỏ nên chưa phản ánh được rõ nét về mối tương quan này. Như vậy mối tương quan giữa nồng độ triglyceride máu với glucose máu đói chặt chẽ hơn so với các thông số lipid khác. Tăng triglyceride máu là một đặc trưng của đái tháo đường không được kiểm soát glucose máu tốt. Ngoài ra ta còn thấy có sự tương quan nghịch giứa HDL – C với tuổi của bệnh nhân với r = – 0,291, như vậy tuổi càng cao thì HDL – C càng giảm. Tương quan thuận giữa LDL – C với vòng eo với r = 0,250 và tương quan thuận giữa LDL – C với HATT với r = 0,251.

V. KẾT LUẬN

Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2: 82,9%. Tỷ lệ tăng cholesterol chiếm 40,24%, tăng triglyceride chiếm 51,23%, giảm HDL – C chiếm 36,59%, tăng LDL – C chiếm 45,12%. Có sự tương  quan giữa nồng độ lipid máu nói chung và các thành phần cholesterol, triglicerid với giới, thừa cân, béo phì; với huyết áp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.  International Diabetes Federation (2015), The seventh edition of the IDF Diabetes Atlas, ISBN: 978 – 2 – 930229 – 81 – 2, p 7.
  2. American Diabetes Association (2016), Standards of medical care indiabetes, Diabetes Care, p 14.
  3. Trần Vĩnh Thuỷ (2007), Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bằng mediator tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Đại Học Thái Nguyên, tr 29 – 30.
  4. Phạm Mạnh Hùng (2006), “Rối loạn lipid máu”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 37.
  5. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng – bệnh đái tháo đường và tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội, tr 67 – 68.
  6. Đào Thị Dừa (2007 – 2009), Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp, Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 14 – số 2 – 2010: 424 – 428.
  7.  Amit Kumar Dixit, Ranjit Dey, Aela Suresh (2014), The prevalence of dyslipidemia in patients with diabetes mellitus of ayurveda Hospital, US National Library of Medicine National Institutes of Health, Doi: 10,1186/2251 – 6581 – 13 – 58, p 76 -79.
  8. Mohamed Ahmida, Zuhair Gatish, Samir (2007 – 2009), Dyslipidemia in type 2 Diabetes Mellitus Patients in Benghazi, Libya, International Journal of Biomedical and Advance Research, ISSN: 2229 – 3809.
  9. Trần Thị Đoàn (2012), Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tiền đái tháo đường, Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết – Đái tháo đường toàn quốc lần VI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …