THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG
BSCK2. Nguyễn Ngọc Thảo, TS.BS. Châu Mỹ Chi
DOI: 10.47122/vjde.2022.56.8
ABSTRACT
The situation of outline treatment management of type 2 diabetes patients at Central General Hospital Tien Giang
Background: Diabetes mellitus (DM) is increasing rapidly worldwide with economic and social burden. Good management, right treatment will reduce the complications of the disease. Objective: To evaluate the current situation of outpatient management of patients with type 2 diabetes at Tien Giang Central General Hospital in 2020-2021. Research Methods: A descriptive cross-sectional study with 434 outpatients with diabetes. Result: There are 91.5% of patients with type 2 diabetes treated for more than 1 year; 8.5% were newly diagnosed in 2020. Of the group of people with the disease for more than 1 year, 63.0% went to the hospital for full examination and treatment for 12 months; 94.9% of patients had chronic diseases or associated complications. Complications of hypertension (90.1%), ischemic heart disease (67.5%), eye complications (23.7%), renal complications (17.7%). The patient achieved the goal of fasting blood glucose < 7.2 mmol/l at 55.3%; HbA1C < 7% is 47.2%. Patients on polytherapy were 70.5%, only 29.5% with monotherapy. The rate of patients with type 2 diabetes treated with insulin was 54.6%. Conclusion: Most of the patients with type 2 diabetes had complications or had chronic diseases. Patients with renal complications are more difficult to control blood pressure.
Keyword: diabetes
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới với gánh nặng kinh tế và xã hội. Quản lý tốt, điều trị đúng sẽ giảm được các biến chứng của bệnh. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng quản lý điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2020- 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả với 434 bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú. Kết quả: Có 91,5% bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị trên 1 năm; 8,5% mới phát hiện bệnh trong năm 2020. Trong nhóm người mắc bệnh trên 1 năm, có 63,0% đến bệnh viện khám và điều trị đầy đủ 12 tháng; 94,9% người bệnh có bệnh mạn tính hoặc biến chứng đi kèm. Biến chứng tăng huyết áp (90,1%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (67,5%), biến chứng mắt (23,7%), biến chứng thận (17,7%). Bệnh nhân đạt được mục tiêu đường huyết lúc đói < 7.2 mmol/l là 55,3% ; HbA1C< 7% là 47,2%. Bệnh nhân điều trị đa trị là 70,5%, chỉ có 29,5% bằng đơn trị liệu. Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ típ 2 điều trị bằng insulin là 54,6%. Kết luận: Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đa phần đã có biến chứng hoặc có bệnh mạn tính. Bệnh nhân có biến chứng thận khó kiểm soát huyết áp hơn.
Từ khóa: Đái tháo đường
Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Thảo
Ngày nhận bài: 01/9/2022
Ngày phản biện khoa học: 1/10/2022
Ngày duyệt bài: 28/10/2022
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng gia tăng trên thế giới. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn cầu ước tính trong năm 2019 là 9,3% tương đương 463 triệu người, sẽ tăng thêm 10,2% tương đương 578 triệu người vào năm 2030 và 10,9% tương đương 700 triệu người vào năm 2045(4).
Tại Việt Nam, tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm tuổi 20- 79 là 5,7%, rối loạn dung nạp glucose là 8,2% và 53,4% bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đoán(4). Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, chỉ có 28.9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế.
Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và vấn đề cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Bệnh ĐTĐ gây nhiều biến chứng(BC), có đến 80% người bệnh ĐTĐ chết do BC tim mạch; bệnh mạch vành gấp 2-3 lần người không mắc ĐTĐ bệnh tai biến mạch máu não cao gấp 2-4 lần; 20% người ĐTĐ bị suy thận, 25% người ĐTĐ nằm viện do biến chứng bàn chân, hơn 50% phải đoạn chi, khoảng 25% người ĐTĐ mắc bệnh võng mạc khi phát hiện ĐTĐ, 8 năm sau đó tần suất này là 50%, và sau 20 năm có thể lên tới 100% (3). Mỗi năm ước tính 30.096 người tử vong do các nguyên nhân liên quan ĐTĐ(4).
Tại Tiền Giang để cải thiện chất lượng điềutrị, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ, việc tuân thủ điều trị là mục tiêu kiểm soát hiệu quả bệnh nhân ĐTĐ, cũng như phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Các vấn đề này muốn thực hiện tốt đều cần có sự quản lý theo dõi chặt chẽ trong công tác khám, chẩn đoán và điều trị người bệnh ĐTĐ.
Vậy kết quả quản lý điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ tại BVĐKTTTG được thực hiện như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, năm 2020- 2021”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mô tả thực trạng quản lý điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, năm 2020 – 2021.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Tiêu chuẩn lựa chọn: người bệnh được chẩn đoán bệnh đái tháo đường típ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang đồng ý tham gia nghiên cứu
- Có khả năng giao tiếp, đối thoại trực tiếp.
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, Bệnh nhân lú lẫn tuổi già, bệnh nhân tâm thần
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
3.2.1.Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2021
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức chọn mẫu ước lượng một tỷ lệ:
Áp dụng công thức ta có cỡ mẫu tổi thiểu cho nghiên cứu là 384,16 (làm tròn thành 385).
Ước lượng 10% dự phòng hồ sơ người bệnh không được cập nhật thông tin đầy đủ, không xét nghiệm (XN) máu tổng quát, người bệnh có kết quả bình thường sau XN tầm soát, người bệnh tử vong hoặc chỉ khám 1 lần duy nhất, chúng tôi tính cỡ mẫu là 385 + 39 = 424 mẫu, trên thực tế lấy 434 mẫu.
Phương pháp chọn mẫu:
Bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
3.4. Phương pháp thu thập số liệu:
Theo bộ câu hỏi xây dựng sẵn, mời người tham gia nghiên cứu tự điền vào bộ câu hỏi với sự hướng dẫn, sự giám sát của người nghiên cứu.
3.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu: Số liệu định lượng được tổng hợp, phân tích theo các công thức tính tỷ lệ %, xử lý theo
phần mềm SPSS 18.0
3.6. Y đức nghiên cứu: Người bệnh tự nguyện tham gia nghiên cứu, nghiên cứu không vi phạm đạo đức, không ảnh hưởng đến quá trình điều trị người bệnh.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thông tin chung về người bệnh điều trị ngoại trú ĐTĐ típ 2
Bảng 4.1. Thông tin chung về người bệnh
4.1. Kết quả quản lý điều trị người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
Bảng 4.2. Thời gian điều trị tại bệnh viện của người bệnh trong năm 2021
Bảng 4.3. Thông tin về quá trình điều trị của người bệnh tại bệnh viện
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ người bệnh đạt được mục tiêu điều trị về huyết áp
Bảng 4.4. Kiểm soát đường huyết lúc đói
Bảng 4.5. Kiểm soát HbA1C
Bảng 4.6. Kiểm soát Lipid máu
Bảng 4.7. Kiểm soát chức năng thận
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ loại đơn thuốc điều trị sử dụng cho bệnh nhân trong năm 2021
Bảng 4.8. Tỷ lệ người bệnh điều trị bằng insulin trong năm 2021
5. BÀN LUẬN
Trong tổng số 434 người bệnh, có 37 người bệnh mới được phát hiện, chiếm tỷ lệ 8,5%. Kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Minh Hiếu ( 7,7%) (6 ). Tỷ lệ này còn tăng thêm nếu chúng ta có kế hoạch tầm soát bệnh theo các yếu tố nguy cơ.
Có 91,0% người bệnh mắc ĐTĐ típ 2 trên 1 năm, trong đó, 63,0% điều trị đủ 12 tháng trong năm (mỗi tháng 1 lần), 37,0% điều trị không đủ 12 tháng, kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Mạnh là 81,36% ( 5 ).
Kết quả này cho thấy, vẫn còn một tỷ lệ nhất định bệnh nhân gián đoạn trong quá trình điều trị trong năm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có 94,9% có bệnh mạn tính hoặc biến chứng đi kèm, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (tỷ lệ 36,5%) (5).
Tỷ lệ bệnh nhân tái khám định kì đúng hẹn trong nghiên cứu của chúng tôi là 87,8%. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Hiếu tại Bệnh viện quận Thủ Đức với 55% (6).
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các xét nghiệm định kì như sau: 100% bệnh nhân được làm xét nghiệm đường huyết trong năm 2021, trong đó 44,2% được làm ít nhất 1 tháng/ lần (tương ứng ít nhất 12 lần/năm), kết quả này thấp hơn nghiên cứu củaVũ Minh Hiếu với 75,6%.
100% người bệnh được thực hiện xét nghiệm HbA1C, các chỉ số Lipid máu, các chỉ số xét nghiệm chức năng thận trong năm, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Hiếu.
Đối với xét nghiệm nước tiểu đạt 96,8%, chức năng gan đạt 95,2% người bệnh được thực hiện xét nghiệm.
Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Hiếu với 100%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 74% người bệnh được tầm soát bệnh võng mac ĐTĐ, cao hơn nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Hiếu với 27,7%.
Đối với nhóm người bệnh không có biến chứng thận, có 85,4% bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị về huyết áp.
Kết quả này cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Hiếu với 70,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thận đạt được mục tiêu điều trị về huyết áp lại thấp, chỉ có 22,1%.
Trong nghiên cứu chúng tôi dựa theo khuyến nghị ADA 2020 ( 1 ) thì HbA1C < 7% được coi là kiểm soát tốt đạt 47,2%; HbA1C từ 7% đến < 8% được coi là kiểm soát trung bình đạt 26,3% và HbA1C ≥ 8% được coi là kiểm soát kém chiếm 26.5%, cần thay đổi phương pháp điều trị.
Kết quả này thấp hơn so với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Mạnh với tỷ lệ kiểm soát HbA1C ở mức tốt đạt được 65,5%, mức chấp nhận được là 29,0% và mức kém là 5,5%(5).
Kết quả xét nghiệm HbA1C trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ kiểm soát tốt cao hơn trong nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Hiếu với 31,9% bệnh nhân có HbA1C kiểm soát tốt (6). Các chỉ số Lipid máu của người bệnh tại lần khám cuối cùng trong năm 2021 cho thấy đối với chỉ số Triglycerid, 46,8% người bệnh có chỉ số này ở mức < 1.7 mmol/l, đạt mục tiêu điều trị.
Đối với chỉ số Choles toàn phần, 72,4% người bệnh ở mức < 5.2 mmol/l, đạt mục tiêu điều trị. Đối với chỉ số HDL-C, 71,4% bệnh nhân ở mức ≥ 1.0 mmol/l, đạt mục tiêu điều trị.
Đối với chỉ số LDL-C, 58,3% người bệnh ở mức < 2.6 mmol/l, đạt mục tiêu điều trị ( 2 ). Kết quả này cao hơn kết quả trong nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Hiếu với tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị với các chỉ số lần lượt là Trig (36,5%), HDL-C (56,5%), LDL-C (23,7%) (6). Kết quả này cũng cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Mạnh với các chỉ số Lipid máu kiểm soát tốt là Trig (28,5%), Choles toàn phần (46,8%), HDL-C (27,5%), LDL-C (75,8%)(5).
Về xét nghiệm chức năng thận cho thấy, 93,3% chỉ số Creatinin ở mức bình thường (< 150 mmol/l), 6,7% có chỉ số Creatinin tăng (≥ 150 mmol/l).
Đối với chỉ số Urea, 74,7% người bệnh ở mức bình thường (2.5-7.5 mmol/l), 25,3% ở mức tăng cao (> 7.5 mmol/l) hai chỉ số này tăng trong suy thận.
Dựa vào chỉ số eGFR để phân loại suy thận, chỉ có 2.1% là bình thường; 17,1%; 52,5%; 21,9%; 3,5%; 3% lần lượt là suy thận giai đoạn I,II,III,IV,V kết hợp với các XN khác như huyết đồ, Ion đồ, các thuốc BN đang sử dụng để chúng ta cá thể hóa điều trị cho BN như dùng Insulin, thuốc tạo máu, thuốc tác động lên điện giải đồ như Kali…hướng dẫn sử dụng đạm trong khẩu phần ăn, ăn nhạt…
Trong số 434 người bệnh ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu, có 29,5% bệnh nhân điều trị bằng đơn thuốc đơn trị liệu, 70,5% bệnh nhân điều trị bằng đơn thuốc đa trị liệu.
Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Minh Hiếu với 24,9% bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc, 75,1% bệnh nhân sử dụng từ 2 loại thuốc trở lên (6).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ típ 2 điều trị bằng insulin là 54,6%, cao hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Hiếu là 28,7% (6) người bệnh sử dụng thuốc tiêm insulin.
6. KẾT LUẬN
Bệnh nhân ĐTĐ khi đến khám tại bệnh viện phần lớn lâu năm, có nhiều biến chứng. Việc quản lý điều trị, theo dõi người bệnh tốt sẽ góp phần làm chậm diễn tiến bệnh nặng hoăc ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh bệnh góp phần kéo dài tuổi thọ.
7. KHUYẾN NGHỊ
+ Cần xây dựng một quy trình thống nhất về các chỉ định cận lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ phù hợp từng đối tượng tại bệnh viện để theo dõi điều trị, phát hiện biến chứng nhằm có kế hoạch điều trị thích hợp.
+ Đào tạo liên tục sau đại học về nội tiết (chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ). Thường xuyên tập huấn cho điều dưỡng khoa khám về chăm sóc bệnh đái tháo đường. Duy trì hoạt động câu lạc bộ đái tháo đường giúp người bệnh nắm bắt thông tin, hiểu rõ về bệnh của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- American Diabetes Association. Standards of Medical Care in Diabetes –
- Bộ Y tế. Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2”.
- Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Nội tiết học đại cương. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học; 2007. 374-416 p.
- International Diabetes Federation. IDF diabetes atlas. 2019
- Nguyễn Văn Mạnh. Kết quả quản lý bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh: Đại học Thái Nguyên; 2015.
- Vũ Minh Hiếu. Thực trạng hoạt động quản lý người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại khoa Nội Tiết, bệnh viện quận Thủ Đức, thành phồ Hồ Chí Minh, năm 2018-2019. Hà Nội: Trường Đại học Y tế công cộng; 2020.