THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI KHOA KHÁM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2022
Trần Thị Mười, Tạ Văn Trầm
Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang
DOI: 10.47122/VJDE.2023.60.8
ABSTRACT
Situation of management person with type 2 diabetes at the department of Tien Giang Central Hospital in 2022
Background: Diabetes is one of the common non-communicable diseases globally, one of the leading causes of death in the world and in Vietnam. People with diabetes, if detected late, hospitalized cases are often accompanied by serious complications. This is the cause, making the cost of treatment increase and become a burden not only for the patient, the patient’s family, but also for the immediate and longterm socio-economy. Research objective: Describe the current status of management of patients with type 2 diabetes at Tien Giang Central General Hospital in 2022. Research method: descriptive cross section. Results: Through the study of 214 people with type 2 diabetes, the age group of 51-70 accounted for the highest rate of 65%. Female 58.9%, male 41.1%; disease duration over 10 years accounted for the highest rate of 44%, with an associated complication 63.1%, Family history of diabetes was 55.1%; activity of monotherapy drug treatment is 25.8%, combined oral and injection is 29.4%; payment according to health insurance
rate is 51.9%, periodical management of postprandial blood glucose test is fully implemented at 95.3%, HbA1c is fully implemented periodically at 49.5%; Periodic re-examination is 81.8%. Conclusion: There is a relationship between drug adherence with HbA1c (with p= 0.002) and adherence with fasting blood glucose (with p= 0.001); disease duration with HbA1c (with p=0.017). And there was no relationship between disease duration and fasting blood sugar (with p=0.63).
Keywords: Diabetes management.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu, là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Người mắc bệnh ĐTĐ nếu phát hiện muộn, những trường hợp vào nằm viện thường kèm theo các biến chứng nặng nề.
Đây là nguyên nhân, làm cho chi phí chữa bệnh tăng cao và trở thành gánh nặng không chỉ cho cá nhân, gia đình người bệnh, mà còn cho nền kinh tế xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường
típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Kết quả: Qua nghiên cứu
214 người bệnh ĐTĐ típ 2 có nhóm tuổi từ 51-70 chiếm tỷ lệ cao nhất là 65%. Giới nữ 58.9%, nam 41.1%; thời gian mắc bệnh trên
10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 44%, có một biến chứng đi kèm là 63.1%, Tiền sử gia đình có mắc bệnh đái tháo đường là 55.1%; hoạt
động điều trị thuốc đơn trị liệu là 25.8%, phối hợp uống và tiêm là 29.4%; chi trả theo mức BHYT là 51.9%, Quản lý định kỳ xét
nghiệm đường huyết sau ăn thực hiện đầy đủ là 95.3%, HbA1c thực hiện đầy đủ theo định kỳ là 49.5%; tái khám định kỳ là 81.8%. Kết luận: Có mối liên quan giữa tuân thủ sử dụng thuốc với HbA1c (với p= 0.002) và tuân thủ dùng thuốc với đường huyết lúc đói (với p= 0.001); thời gian mắc bệnh với HbA1c (với p=0.017). Và không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với đường huyết lúc đói (với p=0.63).
Từ khóa: Quản lý bệnh đái tháo đường.
Tác giả liên hệ: Trần Thị Mười
Ngày nhận bài: 22/3/2023
Ngày phản biện khoa học: 23/3/2023
Ngày duyệt bài: 25/3/2023
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu, là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới và Việt Nam [5]. Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2021, trên
thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành (20 – 79 tuổi) hằng ngày đang phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường chính là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021. Theo IDF, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8
triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Hầu hết trong số này là đái tháo đường típ 2[43]. Theo các báo cáo dịch tễ
học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO:World Health Organization), Việt Nam là một trong các quốc gia có người mắc đái tháo đường
gia tăng nhanh về tỷ lệ. Ước tính trên cả nước có 7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường; chiếm khoảng 8% dân số [17].
ĐTĐ không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính, đặc biệt là các biến chứng trên hệ thần kinh và
mạch máu. Mỗi năm ước tính 30.096 người tử vong do các nguyên nhân liên quan ĐTĐ [42].
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ngày càng tăng không chỉ ở khu vực thành phố mà còn phát triển nhanh ở khu vực nông thôn. Người mắc bệnh ĐTĐ
được phát hiện muộn, những trường hợp vào nằm viện thường kèm theo các biến chứng nặng nề. Đây là nguyên nhân, làm cho chi phí chữa bệnh tăng cao và trở thành gánh nặng không chỉ cho cá nhân, gia đình người bệnh, mà còn cho nền kinh tế xã hội trước mắt cũng như lâu dài [26].
Việc quản lý điều trị ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện tuyến tỉnh là nhu cầu cần thiết và đáp ứng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, giảm chi phí đi lại cho người bệnh. Câu hỏi đặt ra là công tác quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang như thế nào? Cần có những giải pháp nào để cải thiện công tác quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2.
Để góp phần trả lời các câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường típ 2 tại
khoa khám Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý về người bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm
2022.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án, đơn thuốc của người bệnh đã được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 trên phần mềm quản lý khám bệnh. Người
bệnh ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoaị trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
3.1.2.Tiêu chí chọn vào
Người bệnh từ 20 tuổi trở lên được điều trị ngoại trú, tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang được chẩn đoán là đái tháo đường típ 2 và có sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, sổ sách, báo cáo về quản lý điều trị người bệnh ĐTĐ của phòng khám. Có khả
năng giao tiếp để trả lời phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.3. Tiêu chí loại ra
– Người bệnh không tỉnh táo, không đủ sức khỏe tham gia phỏng vấn.
– Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. Người bệnh chỉ khám và điều trị 1 lần.
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
– Thời gian nghiên cứu:
– Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2022.
– Địa điểm: Phòng khám Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
3.3.2. Dân số mục tiêu: Tất cả người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường khám, điều trị tai Bệnh viện Đa khoaTrung tâm Tiền Giang
3.3.3. Dân số chọn mẫu: Nhóm người bệnh ĐTĐ típ 2 đến khám điều trị tại Bệnh viện trên 6 tháng.
3.3.4. Cỡ mẫu: 214 mẫu chọn cỡ mẫu thuận tiện
3.4. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
3.5. Phương pháp thu thập số liệu
+ Công cụ thu thập số liệu: Theo bộ câu hỏi xây dựng sẵn, mời người tham gia nghiên cứu tự điền vào bộ câu hỏi với sự hướng dẫn,
sự giám sát của người nghiên cứu. Hồ sơ bệnh án người bệnh
+ Kỹ thật thu thập số liệu: phỏng vấn, quan sát, hồi cứu hồ sơ bệnh án, báo cáo.
Thu thập các thông tin cần thiết từ HSBA, toa thuốc trên phần mềm quản lý và trực tiếp tổng hợp số liệu thứ cấp.
3.6. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu sau khi được làm sạch mã hóa được nhập vào máy tính bằng phần mềm epidata 3.1, xử lý số liệu phần mềm STATA 20, kết quả được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ. Biến số độc lập là biến danh định và thứ tự dùng kiểm định ANOVA.
Dùng thống kê mô tả và thống kê phân tích. Nhận định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1 Thông tin chung về người bệnh
Bảng 4.1. Thông tin chung về người bệnh
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 tại khoa khám bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang, nghiên cứu 214 đối tượng qua phỏng
vấn trực tiếp và hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2. Tỷ lệ giới tính của người bệnh trong nghiên cứu
chênh lệch giữa nam và nữ, với nữ giới chiếm 58.9% và nam giới chiếm 41.1% tương đồng tác giả Nguyễn Ngọc Thảo (2021) với nam là 40.1% nữ là 59.9%, nghiên cứu này gần tương đồng với tác giả Nguyễn Trung Anh năm 2019 với nữ là 55.5%, nam là 44,5% và Đỗ Văn Doanh (2016). Nhóm tuổi cao nhất có tỷ lệ mắc cao nhất là 51 -70 tuổi chiếm tỷ lệ 65% thấp hơn tác giả Nguyễn Ngọc Thảo (2021).
Có 97.7% bệnh nhân quản lý có bảo hiểm y tế chỉ có 2.3% không bảo hiểm y tế, tương đồng tác giả Nguyễn Trung Anh và cộng sự (2019) có BHYT là 98%, không BHYT là 2%. Đa số những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính trong đó có ĐTĐ, đều tham gia bảo hiểm y tế, vì chỉ một lần khám chữa bệnh ngoại trú cũng bằng mệnh giá đóng bảo hiểm cả năm.
Nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 49.1% là mất sức lao động, buôn bán…, cán bộ viên chức, hưu trí là 18.2%, nông dân và
công nhân là 32.7%. Đa phần là người già và có điều kiện kinh tế bình thường.
4.2 Thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
Bảng 4.2 Đánh giá ban đầu, khám tầm soát và chẩn đoán người bệnh
Chỉ số huyết áp <140/90 mmHg là 97.7%, huyết áp ≥140/90 mmHg là 2.3%. Điều này cho thấy chất lượng điều trị huyết áp đối với
người bệnh ĐTĐ típ 2 ngoại trú tại bệnh biện rất tốt. Thời gian mắc bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 44%, 5-10 năm là 26.6% và < 5 năm là 29.4%. Biến chứng kèm theo từ 1 biến chứng 63.1%, 2-3 biến chứng là 21.5% và trên 3 biến chứng là 2.3%. không biến chứng là 13.1% .
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có 86,9% có biến chứng đi kèm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu tác tác giả Trịnh
Thanh Xuân (2021) là 21.3%, Nguyễn Văn Mạnh với tỷ lệ 36,5% người bệnh có biến chứng đi kèm. Trong nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy tỷ lệ một số loại biến chứng tim mạch (85,5%), biến chứng mắt (9.3%), biến chứng thận (11.2%), biến chứng thần kinh
(19.6%), biến chứng bàn chân (5.6%). Các biến chứng này có tỷ lệ cao hơn hoặc tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả
Trịnh Thanh Xuân biến chứng thận (38.2%), biến chứng mắt (11.9%), biến chứng bàn chân (3.9%), biến chứng thần kinh (19.7%). Vũ Minh Hiếu tại Bệnh viện quận Thủ Đức biến chứng tim mạch (35,6%), biến chứng mắt (5,6%), biến chứng thận (18,1%), biến chứng thần kinh (10,5%), biến chứng bàn chân (1,9%). Kết quả này cũng thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thảo biến chứng mắt (23,7%), biến chứng thận (17,7%), biến chứng bàn chân (1,6%). Tiền sử gia đình có mắc bệnh đái tháo đường chiếm 51.1% gần tương đồng tác giả Trịnh Thanh Xuân (2019). Người bệnh được phát hiện tiền đái tháo đường là 12.1% tỷ lệ này cao hơn cùa tác giả Nguyễn Ngọc Thảo là 8.5%.Tiền ĐTĐ còn được gọi là rối loạn dung nạp glucose hay rối loạn đường huyết lúc đói. Tiền ĐTĐ có thể kiểm soát được bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và lối sống tăng cường hoạt động thể lực, giúp làm giảm nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 .
Bảng 4.3. Tỷ lệ người bệnh đến khám được lập HSBA/sổ khám bệnh/đơn thuốc/ các kết quả cận lâm sàng.
Kết quả bảng bảng 4.3 cho thấy 100% người bệnh đến khám được lập HSBA/sổ khám bệnh/đơn thuốc, kết quả cận lân sàng.
Tuy nhiên thông tin người bệnh trên toa thuốc không ghi số điện thoại đầy đủ, email hay các thông tin khác của bệnh nhân để liên
hệ khi cần thiết. Một số hồ sơ bệnh án, toa thuốc không ghi cân nặng, chiều cao của bệnh nhân. Do vậy không có thông tin về chỉ số
BMI của người bệnh. Điều này cho thấy việc hoàn thiện các thông tin hành chính cơ bản trong bệnh án đã và đang chưa được thực hiện tốt. Đặc biệt, với đặc điểm tất cả hồ sơ bệnh án là hồ sơ bệnh án ngoại trú và bệnh viện không có hồ sơ bệnh án điện tử kết nối thông tin chăm sóc ngoại trú với chăm sóc nội trú thì việc cần thu thập và hoàn thiện đầy đủ tất cả thông tin là quan trọng và rất cần thiết.
Bảng 4.4 Hoạt động điều trị thuốc người bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ điều trị bằng đơn trị liệu là 28.5%, kết hợp hai thuốc là 42.1%, liệu pháp liệu pháp tiêm phối hợp 29.4%. Kết quả này thấp
hơn hoặc tương đồng kết quả Nguyễn Ngọc Thảo (2021) đơn trị liệu là 70.5%, đa trị liệu 29.5% và cao kết quả Nguyễn Trung Anh
(2019) liệu pháp phối hợp 5.0%. Về lý thuyết, số lần đến khám của mỗi bệnh nhân mỗi lần là 28 ngày, vì chính sách bảo hiểm y tế yêu cầu bệnh nhân ĐTĐ được quản lý phải đến cơ sở y tế hàng tháng và được cấp thuốc hàng tháng 97.2%. còn lại là 2.8% một số trường hợp bệnh nhân có chỉ số đường huyết cao cần phải theo dõi, do vậy bác sỹ thường hẹn tái khám ngắn hơn 28 ngày và
tiền đái tháo đường vẫn được quản lý nhưng tần xuất đến không phải là hàng tháng và họ không nhận thuốc.
Bảng 4.5 Quản lý định kỳ xét nghiệm kiểm tra của người bệnh ĐTĐ típ 2
Bảng 4.5 cho thấy định kỳ xét nghiệm đầy đủ đường huyết lúc đói đạt 95.3%, HbA1c là 41.1%, lipid máu là 36.5%, Créatinin, ure máu là 38.3 %, AST, ALT là 36.4%, siêu âm ổ bụng là 18.2%, khám mắt và chụp hình bệnh võng mạc đái tháo đường là 66.4%, X quang phổi 10.8%, đo ECG là 62%. Nếu theo quy định trong Hướng dẫn chuẩn đoán Đái tháo đường, ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT, ban hành ngày 30/12/2020, việc kiểm tra các chỉ số trên theo định thì không đạt. Có thể thấy rằng, các bác sỹ không phải lúc nào cũng tuân thủ hoặc luôn luôn không tuân thủ việc chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng theo quy định. Đây cũng là hạn chế của nghiên cứu chúng tôi khi chưa thể đưa ra con số cụ thể tỷ lệ % số lần không tuân thủ chỉ định xét nghiệm nói riêng và tuân thủ chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 nói chung. Nghiên cứu này có thể là bằng chứng khoa học cho thấy sự không tuân thủ ở bác sỹ là có và cần phải có những nghiên cứu can thiệp giải quyết vấn đề này.
Bảng 4.6 Kết quả xét nghiệm người bệnh ĐTĐ típ 2 đạt được
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát đường máu lúc đói đạt mục tiêu là 52.3%. Chỉ số HbA1c được coi là chỉ số “vàng” đánh giá mức độ ổn định đường huyết của người bệnh trong suốt khoảng thời gian từ 3 tháng . Duy trì chỉ số HbA1c dưới 7,0% giảm đáng kể tỉ lệ xuất hiện các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, mạch máu ngoại vi Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số HbA1c
đạt mục tiêu là 44.4%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Thanh Xuân và cộng sự
(2021) tại trung tâm Gia Lộc, Hải Dương tỳ lệ kiểm soát đường huyết lúc đói và HbA1c lần lượt là 73.6% và 64.9%. thấp hơn Dương
Thị Hương và cộng sự (2019) tại bệnh viện đa khoa quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát đường huyết và có chỉ số HbA1c đạt mục tiêu lần lượt là 58,2% và 55.6%. Kết quả này khả quan hơn kết quả nghiên cứu của tác giả của tác giả Vũ Minh Hiếu với 36,7%.
Bàng 4.7 Tuân thủ luyện tập, chế độ ăn và tái khám định kỳ
Tuân thủ chế độ ăn vấn đề rất quan trọng trong mục đích điều trị bệnh đái tháo đường, nhằm đảm bảo kiểm soát đường huyết tốt và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng cả số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn 88.8%, tuân thủ chế độ luyện tập 84.1% , kết quả này ghi nhận tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn, chế độ luyện tập cao hơn Đỗ Văn Doanh (2016) lần lượt là 58.1% và 66.7%; Nguyễn Trung Anh (2019) là 75%, 46.0% . Điều này chứng tỏ người bệnh giáo dục sức khỏe về chế độ ăn và chế độ luyện tập tương đối tốt. Tỷ lệ tái khám định kỳ là 81.8% thấp hơn kết quả của Nguyễn Trung Anh là 94%, cao hơn tác giả Trịnh Thanh Xuân là 70.8%.
Bảng 4.8 Kết quả đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân theo Morisky
Tuân thủ dùng thuốc điều trị được đánh giá theo công cụ Morisky với 8 câu hỏi kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thuốc tốt là 37.9%, trung bình 47.7%, kém là 14.4%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Chuyển (2022) là 36.6% và tương đồng kết quả nghiên cứu tại Viện Khoa học Y tế Rawal, Islamabad, Pakistan năm 2014 – 2015, tỷ lệ tuân thủ thuốc điều trị là 38,0%.
4.3 Các yếu tố liên quan đến điều trị ngoại trú bệnh đái tháo đường típ 2
Bảng 4.9 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với HbA1C, đường huyết lúc đói
Bảng 4.10 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với HbA1C, đường huyết lúc đói
– Kết quả kết quả phân tích đa biến phát hiện ở bảng 4.9 cho thấy có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ sử dụng thuốc với HbA1c (với p= 0.002) và đường huyết lúc đói (với p= 0.001)
– Kết quả bảng 4.10 , có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh và HbA1c (với p=0.017). Và không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với đường huyết lúc đói (với p=0.63).
5. KẾT LUẬN
– Qua kết quả 214 đối tượng nghiên cứu có nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 51-70 tuổi 62%, tỷ lệ nữ cao hơn nam là 58.9%.
97.7 người bệnh có BHYT, chỉ có 2.3% chi trả viện phí. Nhóm nghề chiếm tỷ lệ cao nhất 49.1% là (mất sức lao động, lao động tự do…)
– Thời gian mắc bệnh trên 10 năm là 44%, có một biến chứng với tỷ lệ 63.1%. kết hợp thuốc 2 loại thuốc điều trị 42.1%, hình thức
cấp phát miễn phí 47.2%, chi trả theo mức BHYT là 51.9%.
– Định kỳ xét nghiệm thực hiện đầy đủ đường huyết lúc đói đạt 95.3%, HbA1c là 49.5%, lipid máu 36.5%, Créatinin, ure máu là 38.3%, AST, ALT 36.4%. Xquang phổi 10.8%, siêu âm bụng 18.2%, soi đáy mắc và khám mắt là 66.4%. HbA1c đạt kết quả điều trị là 52.3%, đường huyết đói đạt kết quả điều trị là 44.4%. tuân thủ dùng thuốc đạt kết quả tốt là 37.9%, trung bình là 47.7% tuân thủ
luyện tập 84.1%, tuân thủ chế độ ăn là 81.8%.
– Có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ sử dụng thuốc với HbA1c (với p= 0.002) và đường huyết lúc đói (với p= 0.001). Có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh và HbA1c (với p=0.017).
6. KIẾN NGHỊ
Nhóm người được quản lý bệnh đái tháo đường týp 2 trung niên đến cao tuổi Do vậy công tác quản lý ĐTĐ típ 2 cho đối tượng này
cần phải được các ban ngành, đoàn thể đặc biệt quan tâm nhiều hơn. Cần bổ sung ghi đầy đủ hồ sơ trong toa thuốc bao gồm cân nặng và chiều cao để tính được chỉ số BMI, và số điện thoại liên lạc, cũng cần triển khai bệnh án điện tử để việc quản lý bệnh nhân được đầy đủ và có hệ thống hơn bệnh án giấy như hiện nay.
Các chị số xét nghiệm cận lâm sàng chưa thực hiện tốt theo quy định. Do đó cần nhắc nhở y bác sĩ tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế
đảm bảo mỗi bệnh nhân được kiểm soát tốt các xét nghiện cận trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế. Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị đái tháo đường típ 2”. 2020.
2. Dương Thị Tố Anh và cộng sự (2020) “Thực trạng tự quản lý đường huyết của người bệnh đái tháo đường Type II điều trị
ngoại trú tại Bệnh Viện A Thái Nguyên” Tạp chí khoa học điều dưỡng tập 3, số 5
3. Dương Thị Hương, Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Việt Hả và cộng sự, “Thực trạng quản lý bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều
trị tại ệnh viện a khoa Lê Chân, Hải Phòng năm 2019”, Tạp chí Y học dự phòng. 2021. 31 (1): p. 164 – 173
4. Đỗ Văn Doanh (2016). “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016”. Tạp chí khoa học điều dưỡng tập 2, số 2(2019).
5. IDF 2019, ADA 2019, Nội tiết và các bệnh chuyển hóa – Tạ Văn Bình.
6. Lê Chuyển (2022),“Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc theo thang điểm Morisky (MMAS-8) và hiệu quả tư vấn trên bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế”. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế – Số 1, tập 12
7. Nguyễn Ngọc Thảo (2021). “Kết quả quản lý điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường típ 2 tại phòng khám Nội Tiết, Bệnh
viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2020”. Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng.
8. Phan Hướng Dương (2011), “Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ tỉnh Kiên Giang năm 2004”, Tạp chí
Y học thực hành. 6(771), 28-31
9. Trịnh Thanh Xuân (2021),” Thực trạng quản lý bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Trung tâm y tế Gia Lộc, Hải Dương”, Tạp chí
Y học Việt Nam. Tập 515.
10. Vũ Minh Hiếu. Thực trạng hoạt động quản lý người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại khoa Nội Tiết, bệnh viện
quận Thủ Đức, thành phồ Hồ Chí Minh, năm 2018-2019. Hà Nội: Trường Đại học Y tế công cộng; 2020.
Tiếng Anh
11. International Diabetes Federation. IDF diabetes atlas. 2019
12. International Diabetes Federation. IDF diabetes atlas. 2021.